Dì Liễu là người phiền phức nhất, bà khuyên bố mẹ tôi rằng cho con gái đi học chỉ là nuôi người cho nhà khác, chẳng đáng.
Có tiền thì nên dồn cho con trai.
Bố mẹ tôi lại d.a.o động, may mà tối đó bác lớn gọi điện, mắng bố mẹ tôi một trận, chuyện này mới được quyết định chắc chắn.
Sau khi nhà gặt xong lúa, bác gái gọi tôi lên huyện giúp việc.
Công ty bông vải đóng cửa, bà bị mua đứt năm công tác và nghỉ việc.
Thế là bà mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ gần chợ lớn, bán dầu, muối, gia vị. Vì vị trí tốt nên buôn bán rất chạy.
Tôi giúp bà trông coi cửa hàng.
Lúc mới đến, bà khá ghét tôi.
Bà chê tôi ăn mặc rách rưới, chê tôi có chấy, chê bố mẹ tôi không biết làm ăn.
Nhưng tôi tính nhẩm nhanh, lại siêng năng, còn giúp dạy em họ học, bà nhanh chóng chấp nhận tôi.
Mùa hè đó, tôi trải qua rất nhiều lần đầu tiên trong đời.
Lần đầu tiên ăn mì ly và kem ly, lần đầu tiên có nửa trái dưa hấu của riêng mình, lần đầu tiên được mặc quần áo mới tinh.
Lúc đó trời rất nóng, mỗi ngày đều có người nuôi tôm đến bán tôm càng.
Hai đồng một cân, con tôm rất to.
Bác gái mỗi lần mua mười đến hai mươi đồng, tôi ngồi trên ghế nhỏ, chà rửa cả buổi chiều.
Buổi tối, sau khi đóng cửa hàng, bác gái sẽ nấu tôm, cả gia đình ba người cùng tôi, đôi khi còn có vài người hàng xóm đến ăn ké.
Những đêm hè oi ả, gió thổi vào mặt nhưng vẫn nóng.
Bác cả thích uống bia cốc, khi vui ông còn rót cho tôi và em họ mỗi người nửa ly: “Nào, mấy đứa thử xem.”
Đôi lúc tôi nghĩ: “Giá mà mình là con gái của bác thì tốt biết bao.”
Mùa hè trôi qua rất nhanh, trước ngày khai giảng, bác gái đưa tôi một trăm đồng, bảo em họ dẫn tôi đi mua giày.
Khi đó, huyện nhỏ đã có các cửa hàng chính hãng của Xtep và Anta.
Nhưng sự nghèo khó và mặc cảm đã ăn sâu vào tôi, dù cầm tiền trong tay, tôi vẫn không dám bước vào.
Cuối cùng, tôi ra khu chợ ngầm mua một đôi giày thể thao màu xanh lá và trắng với giá 20 đồng.
Số tiền còn lại, tôi đưa trả bác gái.
Hôm sau, bố tôi đến.
Ông kéo tôi ra một góc, nhíu mày: “Con làm việc hơn một tháng rồi mà bà ấy không trả con đồng nào à?”
“Bác gái đã mua cho con quần áo, giày dép, còn cho con rất nhiều đồ ăn ngon.”
Bố tôi nhíu mày hơn: “Những thứ đó thì có ích gì, học phí của con còn thiếu một ngàn, bố không xoay được, con đi hỏi mượn bác gái đi.”
07
Khoảnh khắc đó, nỗi sợ hãi vô tận ập đến tôi.
Mặt tôi đỏ bừng, suýt bật khóc tại chỗ.
Lúc đó tôi mới mười lăm tuổi, sống ở nông thôn, chưa từng trải sự đời.
Tôi không biết phải nói gì với bác gái.
Tôi nhỏ nhẹ van xin bố đi, ông rít một hơi thuốc lào: “Bố cũng không muốn đi, vì bố có học đâu.”
“Con làm việc cho bà ấy, bà ấy nên trả con tiền.”
Chúng tôi tranh cãi mãi, cuối cùng bố đẩy tôi ra.
Môi tôi run lên, không thốt nổi một lời.
Bác gái nhìn tôi một cái, rồi đưa tôi mười đồng: “Con đi mua con cá chép về đây.”
Tôi như được đại xá, cầm tiền chạy đi.
Tôi chậm rãi mua cá về, nghe thấy bác gái đang tức giận trong nhà: “Chuyện thế này mà để một đứa trẻ nói ra, nghĩ sao mà làm vậy.”
“Nhà tôi có cậu em rể thế này đúng là xui xẻo tám đời…”
Bác gái thấy tôi, dừng lại và nói: “Dọn đồ đi, sắp khai giảng rồi, hôm nay về cùng bố con.”
Về đến nhà, mẹ hỏi bác gái hôm nay nấu món gì.
Nghe nói bác nấu cá cho bố tôi, mẹ tôi tỏ vẻ không hài lòng: “Có tiền mà keo kiệt, chẳng chịu nấu cho vài miếng bò.”
Tôi phản bác: “Không phải vậy đâu, món cá kho của bác rất ngon, nên mỗi khi đãi khách bác đều nấu món đó.”
Khi đó, tôi đã hiểu chút ít về tình đời, biết rằng tiền của bác gái cũng kiếm được vất vả, đâu phải tự nhiên mà có.
Mỗi năm, số tiền bác cho bố mẹ tôi vay để đóng học phí, cơ bản coi như là cho không.
Bố mẹ tôi nên cảm kích, chứ không phải oán ghét người giàu.
Mẹ tôi cười lạnh, như thể nhìn thấu suy nghĩ của tôi: “Con muốn làm con gái bà ấy à?”
“Để mẹ nói cho mà biết, trước khi sinh thằng Tiểu Vọng, bà ấy đã có hai đứa con, nhưng sau khi phát hiện là con gái, bà ấy không muốn mất việc, nên đã bỏ đi.”
“Dù sao mẹ cũng đã sinh ra con.”
Mẹ tôi lột trần sự thật tàn nhẫn của cuộc sống.
Bác cả, cô út và bác lớn ở thành phố, họ đều chỉ có một đứa con, và tất cả đều là con trai.
Nghĩ sâu hơn, thật khiến người ta rùng mình.