Bên Đây Mưa Bụi, Bên Kia Rực Rỡ

Chương 104


Uất Trì Thanh thở dài: Điện hạ tốt của ta, ngài gạt ta nhiều như thế, chẳng nói một lời thật nhưng cuối cùng vẫn bị Tống Mê Điệt kia tóm lấy đấy thôi? Việc sau này phải làm sao bây giờ?

Lúc dùng cơm, Lưu Trường Ương không rời quán rượu nhưng chỉ gọi chút nước quả rồi vừa ăn vừa dựa vào lan can nhìn đoàn người chằng chịt bên dưới. Tiếng người hò hét, những ngọn đèn dầu nối tiếp nhau. Ngẫu nhiên có cô nương thanh lâu đi qua đường và thoáng nhìn lên thấy một vị công tử trẻ tuổi tuấn tú thì lập tức vẫy khăn thêu với hắn, mắt đưa tình. Nhưng hắn chỉ yên lặng cười nhạt và không hề đáp lại.

Sau đó hắn chỉ tay về phía Tống Mê Điệt ở bên cạnh và không nói nhiều. Mãi tới khi lòng bàn tay nhiều thêm một viên đậu tằm đã được lột vỏ hắn mới bỏ hạt đậu vào miệng nhai nuốt.

“Hạt đậu ăn ngon thế à? Sao ngài ăn lắm thế” Tống Mê Điệt đã lột hơn nửa đĩa đậu tằm nên ngón tay mỏi nhừ, miệng cũng không nhịn được oán giận.

Rốt cuộc Lưu Trường Ương cũng quay đầu lại, ánh mắt nhìn nàng mang theo chút ôn hòa, “Lúc ta còn niên thiếu, phụ hoàng thường cải trang và mang ta tới quán rượu nơi dân gian. Chúng ta sẽ ngồi đó nửa ngày, rất vui. Khi ấy ta luôn

mong ngóng phụ hoàng ra khỏi cung, như thế ta có thể uống chút rượu, ăn mấy món đang thịnh hành, xem mấy món đồ chơi trong cung không có. Ta cảm thấy bên ngoài chỗ nào cũng tốt.”

Hắn nói xong lại uống một ngụm nước quả mới tiếp tục, “Nhưng phụ hoàng không phải ra ngoài tìm vui, ông ấy nói người làm quân vương phải xem con dân của mình sống thế nào. Con dân vui vẻ thì vua cũng vui, con dân ưu lo thì vua cũng sầu. Việc con dân vui vẻ là thứ triều thần thường nói, nhưng cái sầu của họ mà muốn truyền tới tai hoàng đế thì không dễ. Thế nên người làm vua cần tự mình lắng nghe.”

Tống Mê Điệt lại lột một viên đậu tằm đưa cho Lưu Trường Ương, “Tiên hoàng quả thực có trái tim nhân hậu.”

Lưu Trường Ương vân vê hạt đậu thật lâu vẫn chưa bỏ vào miệng. Lúc Tống Mê Điệt cho rằng hắn không muốn ăn hạt đậu kia thì lại nghe thấy hắn nói rất nhỏ,

“Chính sự nhân hậu đó đã hại ông ấy.”

Lòng Tống Mê Điệt bỗng siết lại, khó khăn lắm mới nén được xúc động. Nàng chần chừ một lát mới bình thản hỏi, “Nhân từ không phải chuyện tốt sao?”

Lưu Trường Ương nhẹ liếc Tống Mê Điệt một cái nhưng không trả lời. Ánh mắt hắn như nắng chiều dần ảm đạm. Đến cuối cùng hắn chỉ nói một câu cực kỳ vô sỉ, “Tống Mê Điệt, hạt đậu này thoạt nhìn có vẻ khổ sở, ngươi bóc hạt khác đi.”

Tống Mê Điệt đờ ra, một lát sau nàng mới chỉ vào non nửa đĩa đậu tằm còn lại và nói, “Ta thấy tất cả chúng nó đều khổ, thôi điện hạ đừng ăn nữa thì hơn.”

Lưu Trường Ương vui vẻ nhếch miệng định nói chuyện lại nghe thấy tiếng trẻ con vang lên non nớt. Đứa nhỏ đang hát khúc Giai Nhân của Lý Diên Niên:

“Nơi phương Bắc có mỹ nhân,

Đứng riêng, nhan sắc tuyệt trần như tiên. Thoáng nhìn thành đã ngã xiên,

Nhìn thêm lần nữa đảo điên nước nhà. Không màng thành ngã nước nghiêng

Chỉ e khó gặp người tiên hai lần.” (thivien.net)

Người đang ngâm nga khúc nhạc là một đứa nhỏ có búi tóc điểm xuyết những bông hoa, trên người là cái váy hoa trắng xanh, hai mắt ngây thơ, cử chỉ động tác đều có cốt cách của “mỹ nhân” nhưng nhìn sơ qua thì không lớn hơn Chử Ngọc bao nhiêu.

Sau khi nàng hát xong một khúc “Giai nhân” kia, có một người đàn ông trung niên cầm bát sứ đi tới từng bàn xin tiền thưởng.

Lúc đi tới bên cạnh họ, Lưu Trường Ương lập tức móc một xâu tiền đồng bỏ hết vào bát.

Người đàn ông kia lập tức sáng mắt và liên tục khom người cảm tạ sau đó quay người gọi đứa nhỏ kia tới rồi kéo cánh tay ý bảo nàng cũng hành lễ với Lưu Trường Ương.

Đứa nhỏ lập tức hành lễ, lúc đứng dậy nhìn thấy đồ ăn trên bàn lại không nhịn được nuốt nước miếng một cái sau đó liếm liếm đôi môi khô khốc.

“Ngồi xuống cùng ăn chút đồ lót dạ đi,” Lưu Trường Ương cười cười và nhìn cha con hai người, “Nếu không làm gì có sức mà hát?”

“Sao chúng ta có thể không biết xấu hổ……”

Người đàn ông kia vội vàng từ chối nhưng Tống Mê Điệt lại nhanh tay kéo đứa nhỏ ngồi xuống ghế, “Công tử nhà chúng ta không thiếu tiền, mau tới nếm thử nước quả này, là nước dưa đó, vừa thơm lại giải khát.”

Lưu Trường Ương liếc Tống Mê Điệt một cái và gật đầu với người đàn ông,

“Ngồi đi, một người lớn như ông có thể chịu được, nhưng đứa nhỏ đói thì làm sao chịu nổi.”

Cha con hai người không thể từ chối thì đành cung kính ngồi xuống ăn điểm tâm, uống nước quả. Người cha còn giữ kẽ còn đứa con gái lại vui vẻ ăn uống, lời cũng nói nhiều hơn.

“Đậu tằm này đúng là thơm, lại giòn ngon miệng. Tỷ tỷ, để ta lột cho ngài ăn.” Tống Mê Điệt há mồm đón lấy, tay xoa đầu đứa nhỏ khen, “Ngoan quá.”

“Trông tỷ tỷ không giống dân bản xứ,” đứa nhỏ nhìn chằm chằm Tống Mê Điệt một lúc lâu mới nói tiếp, “Chúng ta cũng không phải người ở đây, à không đúng, chúng ta thậm chí còn không phải con dân Đại Yến.”

“Các ngươi từ đâu tới đây?” Lưu Trường Ương nghe thấy thế thì tò mò.

“Thương Nam,” đứa nhỏ vừa nhai đậu tằm vừa nói nên hơi mơ hồ, “Nghe nói sắp có chiến tranh nên cha mang theo ta chạy trốn tới đây.”

Thương Nam là một vương quốc nhỏ ở phía nam Đại Yến. Nơi ấy diện tích nhỏ, dân thưa thớt nhưng khí hậu tốt, người dân chất phác. Tộc Cao thị là vương tộc của Thương Nam và luôn kính cẩn tôn trọng Đại yến. Tuy không phải chư hầu nhưng mỗi năm bọn họ đều cử sứ thần tới thắt chặt quan hệ. Hai bên cứ thế

chung sống hòa bình đã trăm năm.

Lưu Trường Ương biết nguyên nhân Viêm Khánh đế muốn tiến công Thương Nam. Hoàng đế mới đăng cơ sẽ phải làm vài việc, một là đại xá thiên hạ, hai là tạo uy tín. Đại xá là đối nội, dùng uy thì phải đối ngoại. Thương Nam tuy kính cẩn nghe lời nhưng từ cổ chí kim chưa từng là chư hầu của Đại Yến. Mà nói tới sức chiến đấu thì đó lại là nơi có năng lực quân sự yếu nhất.

Không giơ đao với nó thì với ai?

“Thương Nam cách Tây Chiếu xa như thế, hai người các ngươi hẳn phải đi hai ba tháng đúng không?” Tống Mê Điệt thấy đứa nhỏ gầy ốm thì đẩy đẩy đĩa đồ ăn về phía con bé.

“Cũng may mọi thứ đều thuận lợi,” đứa nhỏ cười cười rồi chun mũi và vừa cắn đồ ăn vừa nói, “Nhưng ta không hiểu vì sao cha lại phải mang ta ngàn dặm xa xôi tới đây. Nếu sắp đánh nhau thì chúng ta vẫn có Hư Sơn tiên sinh cơ mà? Có ông ấy ở đó thì trận này sao mà đánh được? Tiên sinh chắc chắn sẽ nghĩ cách

cứu Thương Nam.”

Người cha hừ một tiếng, “Ông già đó hiện tại già lắm rồi, tự bản thân mình còn chưa chắc cứu được thì sao cứu được dân chúng Thương Nam?”

Đứa nhỏ nuốt đồ ăn và nói, “Nhưng Hư Sơn tiên sinh có đệ tử mà. Là Quá Sơn Phong, tiên sinh đã truyền thụ kiến thức mình học được cả đời cho nàng vì thế nàng nhất định sẽ tìm được cách cứu Thương Nam.”

Lưu Trường Ương đặt cái chén trong tay xuống bàn, phát ra một tiếng động nho nhỏ: “Ngươi nói tới Hư Sơn, chẳng lẽ đó chính là Tô Mục, người mang ấn của tứ quốc để hợp sức chống lại Yến ư?”

Đó là thời cụ kị của hắn. Thời ấy nước Yến vẫn gọi là Yến nhưng chỉ là một trong năm quốc gia tại Trung Nguyên. (Hãy đọc truyện này tại trang runghophach.com) Qua mấy thế hệ quân chủ chịu chăm lo việc nước nên Yến

quốc ngày càng thịnh vượng. Quân vương của Yến quốc khi ấy là Chiêu Vương Lưu Tỷ đã có dã tâm thâu tóm các nước khác.

Nhưng khi Lưu Tỷ sẵn sàng ra trận và đang kêu gọi đóng góp của cả nước thì một người tên là Hư Sơn lại đột nhiên chui ra.

Nói đột nhiên chui ra không phải là bất kính với ông ấy mà vì người đó thực sự xuất hiện quá đột ngột. Ông ấy như bong bóng lặng lẽ nổi lên và quấy đục cả cái hồ.

Không người nào biết Hư Sơn từ đâu tới, thậm chí cái tên ấy còn chẳng có trong danh sách các vị trí thức học giả của các nước.

Nhưng Hư Sơn lại suýt nữa phá tan dã tâm của Lưu Tỷ.

Ông ấy thuyết phục các nước và được Văn Công thưởng thức, sau đó tới Tống Quốc và đưa ra chiến lược hợp lực kháng Yến. Cuối cùng ông ấy cũng tập hợp được lực lượng liên minh mang theo ấn của bốn nước khiến Yến không dám xuất binh tới Đồng Quan trong 10 năm.

Nhưng sau này……

Lưu Trường Ương ngẩng đầu, ngón út nhẹ gõ gõ trên mặt bàn, “Chẳng phải Hư Sơn tiên sinh đã chết ở Tề quốc rồi à? Thế nên mới có chuyện Yến thống nhất thiên hạ, sao ông ấy lại xuất hiện ở Thương Nam?”

Người đàn ông kia lắc đầu, “Ông ấy không chết. Tuy lần ám sát đó suýt giết chết ông ấy nhưng cuối cùng tiên sinh vẫn sống sót và chạy được tới Thương

Nam và ẩn cư trong một sơn cốc. Nhưng từ đó tiên sinh không màng thế sự nữa, sự tồn vong của các nước không khiến ông ấy quan tâm nữa. Lần này, nếu không phải Thương Nam gặp nguy còn ông ấy muốn báo đáp ân tình của núi non nơi ấy thì hẳn cũng sẽ chẳng ra tay.”

“Ông ấy phải 150, không, phải là 167 tuổi rồi đúng không?” Tống Mê Điệt bẻ đầu ngón tay đếm, “Thế không phải thành tiên rồi à?”

Lưu Trường Ương không để ý tới nàng mà tiếp tục hỏi người đàn ông kia, “Ngươi mới vừa nói ông ấy có một đệ tử gọi là ‘Quá Sơn Phong’ ư?”

Người kia cười hề hề, “Công tử, thật ra mấy lời này cũng chưa chắc đã là thật. Bởi vì đó chỉ là tin đồn chúng ta nghe được. Bản thân chúng ta ở Thương Nam cũng chưa bao giờ gặp Hư Sơn tiên sinh, càng đừng nói tới đệ tử của ông ấy,” người đàn ông cười cười và chớp chớp mắt, “Đó là một cô nương trẻ tuổi. Một người như thế thì có thể có bản lĩnh gì? Chẳng lẽ nàng ấy sẽ ngăn cản được vạn quân của Đại Yến chắc?”

“Cô nương trẻ tuổi?” Con gái ông ấy hứ một tiếng, đáy mắt lộ khinh thường,

“Con cũng còn nhỏ đây này, nhưng đâu phải cô nương trẻ tuổi nào cũng có thể trở thành Quá Sơn Phong’? Trong Hoàng Tuyền cốc ở Thương Nam có Quá Sơn

Phong và nàng ấy cũng không phải người bình thường mà là kẻ đã đánh bại Độc Ngũ Bộ để trở thành đệ tử duy nhất của Hư Sơn tiên sinh.”

“Độc Ngũ Bộ ư?” Tống Mê Điệt nhét một hạt đậu tằm vào miệng và nhai nuốt sau đó hỏi, “Tên này nghe sợ thế?

“Hắn giỏi Ngũ Độc,” ánh mắt đứa nhỏ bỗng sinh ra chút sợ hãi, “Đó là một tên cướp sắc chuyên giết người không chớp mắt lại có võ công cực cao vì thế ai

cũng sợ hắn.”

Nàng chỉ vào đầu mình và tiếp tục nói, “Nghe nói hắn vốn là quý công tử nhà giàu nhưng cha phạm tội khiến cả nhà bị chém đầu. Tuy hắn chạy được nhưng mắt thấy đàn ông trong nhà đầu lìa khỏi xác, phụ nữ trong nhà bị binh lính làm nhục và giết hại thế nên từ đây tính tình hắn thay đổi thật lớn.”


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.

 Bình luận