1
Chim vặn dây cót ngày thứ ba
♦
Sáu ngón và Bốn vú
Khi điện thoại reo, tôi đang nấu dở món spaghetti trong bếp, mồm huýt sáo theo bản overture Chim ác là ăn cắp của Rossini phát qua đài FM. Vừa nấu spaghetti vừa nghe bản nhạc này thì còn gì bằng.
Tôi muốn lờ cuộc gọi đi, không chỉ vì món spaghetti sắp chín mà còn bởi Claudio Abbado đang đưa dàn nhạc Giao hưởng Luân Đôn lên đến cao trào âm nhạc. Nhưng rốt cuộc tôi chịu thua. Nhỡ ai đó đang muốn gặp tôi về chuyện việc làm thì sao. Tôi vặn nhỏ bếp gas, đi ra phòng khách, nhắc ống nghe.
– Cho tôi xin mười phút, – giọng nữ ở đầu bên kia nói.
Tôi vốn có trí nhớ tốt về giọng người, nhưng giọng này tôi không quen.
– Xin lỗi? Chị muốn gặp ai?
– Dĩ nhiên là gặp anh. Tôi chỉ xin mười phút thôi, thế là đủ để chúng ta có thể hiểu nhau, – giọng cô ta trầm trầm, mềm mại, nhưng thật khó phân biệt.
– Hiểu nhau?
– Hiểu cảm xúc của nhau.
Tôi cúi xuống nhìn qua khe cửa bếp. Nồi spaghetti đang sôi sùng sục, Claudia Abbo vẫn đang điều khiển bản Chim ác là ăn cắp.
– Xin lỗi, chả là tôi đang nấu dở nồi spaghetti. Chị gọi lại sau được không?
– Spaghetti á? Ai lại đi nấu mì spaghetti lúc 10 rưỡi sáng kia chứ?
– Đấy không phải việc của cô, – tôi nói, hơi nổi cáu. – Tôi muốn ăn cái gì, ăn lúc nào là quyền của tôi.
– Thôi được, tôi sẽ gọi lại sau, – cô ta nói, giọng cô ta giờ khô khan, vô cảm. Thật lạ, một thay đổi nhỏ trong tâm trạng cũng có thể ảnh hưởng đến giọng nói người ta đến thế.
– Đợi một chút, – tôi nói trước khi cô ta gác máy. – Nếu có muốn chào hàng chào hiếc gì đó thì đừng gọi lại mất công. Tôi đang thất nghiệp nên không thể mua sắm gì đâu.
– Đừng lo, tôi biết.
– Cô biết? Cô biết cái gì?
– Rằng anh đang thất nghiệp. Tôi biết. Đi mà nấu cho xong món spaghetti quý giá của anh đi.
– Nhưng mà… Cô này! – nhưng cô ta đã cúp máy.
Tức anh ách mà không biết xả vào đâu, tôi nhìn trân trân một lúc cái ống nghe đang cầm trong tay rồi mới sực nhớ tới món spaghetti. Tôi xuống bếp, tắt gas rồi trút chỗ mì trong nồi ra cái chao cho ráo nước. Vì cuộc gọi vừa rồi mà món spaghetti hơi bị chín quá, nhưng cũng không đến nỗi chết ai. Tôi vừa ăn vừa ngẫm nghĩ.
Hiểu nhau? Hiểu cảm xúc của nhau trong vòng mười phút? Cô ta nói năng cái gì vậy? Có lẽ chỉ là gọi để chơi xỏ thôi. Hay là lại một chiêu tiếp thị bán hàng gì đó. Gì thì gì, chẳng liên quan đến tôi.
Ăn trưa xong, tôi lên phòng khách, ngồi trên sofa đọc cuốn sách mượn của thư viên, chốc chốc lại liếc nhìn điện thoại. Làm sao có thể hiểu nhau trong vòng mười phút cơ chứ? Hai con người có thể hiểu gì về nhau trong vòng mười phút? Thử nghĩ mà xem: cô ta dường như tin chắc một cách quái lạ vào cái mười phút ấy: chẳng phải đó là câu đầu tiên cô tá thốt ra đấy sao. Cứ như thể chín phút thì quá ít còn mười một phút lại quá nhiều. Chính xác từng phút một, cũng như nấu món spaghetti vừa chín tới.
Tôi không đọc được nữa, bèn bỏ đấy đi là áo sơ mi. Tôi luôn luôn đi là quần áo mỗi khi trong lòng bứt rứt bực bõ. Một thói quen có từ lâu. Tôi chia việc là áo thành muời hai công đoạn. Đầu tiên là cổ cồn (mặt ngoài), cuối cùng là măng sét tay trái. Trật tự này bất di bất dịch, tôi vừa là vừa đếm ngược từng công đoạn. Nếu không thì sẽ rối tung lên cả.
Tôi là ba chiếc sơ mi, kiểm tra xem còn chỗ nghăn nào không rồi treo lên mắc áo. Sau khi tắt bàn là rồi cất vào tủ cùng cái giá là quần áo, đầu tôi thấy minh mẫn hẳn ra.
Tôi quay xuống bếp định rót một cốc nước thì điện thoại lại reo. Tôi chần chừ một giây rồi quyết định trả lời. Nếu cũng lại người đàn bà kia, tôi sẽ bảo là đang bận là quần áo rối cúp máy.
Lần này là Kumiko. Đồng hồ chỉ 11 rưỡi.
– Anh thế nào? – nàng hỏi.
– Ổn cả, – tôi đáp, nhẹ cả người khi nghe giọng vợ.
– Anh đang làm gì đấy?
– Mới là quần áo xong.
– Có chuyện gì vậy? – giọng nàng nhuốm chút căng thẳng. Nàng biết, thường chỉ trong tâm trạng thế nào đó tôi mới đi là quần áo thôi.
– Có gì đâu. Anh là mấy cái áo sơ mi thôi mà. – Tôi ngồi xuống, chuyển ống nghe từ tay trái sang tay phải. – Em gọi có chuyện gì?
– Anh có biết làm thơ không? – nàng hỏi.
– Thơ!?
Thơ ấy à? Nàng có ý gì vậy… thơ ư?
– Em có người quen ở một tạp chí chuyên đăng truyện cho các thiếu nữ. Họ đang tìm một người chuyên lựa chọn và chỉnh lý các bài thơ do độc giả gửi tới. Nhưng trước hết người đó hàng tháng phải viết một bài thơ ngắn. Lương họ trả à viêc thì nhàn. Với lại chỉ làm bán thời gian thôi. Nhưng họ có thể giao thêm một ít việc biên tập nêu người đó…
– Việc nhàn ư? – tôi cắt ngang. – Đợi đã. Anh tìm là tìm việc trong ngành luật, chứ không phải thơ với thẩn.
– Em cứ tưởng anh từng viết lách hồi còn đi học cơ mà.
– Ừ thì viết cho báo tường: thi đấu bóng đá đội nào thắng, hay thầy dạy lý ngã cầu thang nằm viện – đại loại thế. Nhưng thơ thì không. Anh không biết làm thơ.
– Hẳn rồi, nhưng em không nói chuyện thơ thứ thiệt, mà chỉ là ba thứ nhăng nhít ấy cô nữ sinh thôi. Có ai bắt thơ của anh phải đi vào văn học sử đâu. Nhắm mắt anh cũng làm được. Anh không hiểu à?
– Nghe đây: anh không biết làm thơ, nhắm hay mở mắt cũng vậy thôi. Anh chưa bao giờ làm thơ và sẽ không làm đâu.
– Thì thôi, – Kumiko nói, giọng buồn buồn. – Nhưng tìm việc làm trong ngành luật khó lắm.
– Anh biết. Chính vì vậy anh mới phải đi gõ đến ngần ấy cửa. Tuần này chắc sẽ có thư trả lời. Nếu không được, anh sẽ tính cách khác.
– Thôi được, cứ cho là vậy. À, hôm nay thứ mấy?
Tôi nghĩ một chút rồi đáp: – Thứ Ba.
– Vậy anh chạy ra ngân hàng trả tiền gas và điện thoại nhé?
– Ừ, đằng nào anh cũng phải ra ngoài mua đồ ăn tối.
– Anh định làm món gì?
– Anh chưa biết. Đến cửa hàng rồi sẽ tính.
Nàng ngừng một chút. – Anh nghĩ kĩ đi, – nàng nói, giọng trở nên nghiêm trang.- Anh chẳng việc gì phải hối hả tìm việc làm như vậy đâu.
Câu nói đó khiến tôi hoàn toàn bất ngờ. “Tạo sao?”, tôi hỏi. Phải chăng toàn thể phụ nữ trên thế giới đã chọn chính ngày hôm nay để làm tôi ngạc nhiên qua điện thoại?
– Sớm muộn gì trợ cấp thất nghiệp của anh cũng sẽ cạn. Anh không thể ngồi không mãi được.
– Đúng thế, nhưng em vừa được tăng lương, thi thoảng có việc làm thêm, lại còn tiền tiết kiệm của chúng mình nữa, nếu biết dè xẻn thì vẫn sống được. thật ra có gì là nước sôi lửa bỏng đâu. Hay anh không thích ở nhà làm nội trợ như thế này? Sống như vậy anh bứt rứt khó chịu lắm à?
– Anh không biết, – tôi đáp rất chân thành. Quả thực là tôi không biết.
– Thôi, anh cứ từ từ suy nghĩ, – nàng nói. – À, thế con mèo đã về chưa?
Con mèo. cả buổi sáng nay tôi không hề nghĩ tới con mèo.
– Không, – tôi nói. – Chưa về.
– Anh thử tìm quanh khu hàng xóm xem Nó đi cả tuần nay rồi.
Tôi ừ hử, chẳng ra đồngý cũng chẳng ra không rồi chuyển ống nghe sang tay trái. Nàng nói tiếp:
– Em tin chắc là nó lảng vãng chỗ căn nhà không người ở đằng cuối ngõ ấy. Căn nhà mà trước sân có cái tượng chim ấy. Em vẫn hay thấy nó ở đó mà.
– Cái ngõ? Em tới cái ngõ ấy từ hồi nào vậy? Em chưa hề nói gì về…
– Thôi nào ! Em phải chạy đi đây. Nhiều việc phải làm quá. Đừng quên chuyện con mèo đấy.
Nàng cúp máy. Tôi lại nhìn chằm chằm cái ống nghe. Rồi tôi đặt lại lên giá đỡ.
Tôi tự hỏi điều gì đã dẫn Kumiko đến cái ngõ ấy. Từ chỗ nhà chúng tôi, muốn đến cái ngõ ấy thì phải trèo qua bức tường bê tông. Mà có mất công trèo đi nữa thì tới đó cũng chẳng để làm gì.
Tôi xuống bếp uống một cốc nước, rồi đi ra hàng hiên để xem đĩa thức ăn èo. Mớ cá sardin không có ma nào động tới từ tối qua. Không, con mèo không về. Tối đứng đó nhìn ra khu vườn nhỏ của vợ chồng tôi đẫm trong ánh nắng đầu hè. Đây chẳng phải là loại vườn có khả năng an ủi về tinh thần khi ta nhìn ngắm nó. Mặt trời chỉ len tới được đây trong một khoảng thời gian ít ỏi mỗi ngày, nên mặt đất luôn đen và ẩm, và toàn bộ cây cối gọi là có ở trong vườn vẻn vẹn chỉ là mấy bụi tú cầu lầm lụi trong một góc, mà tôi thì chẳng ưa hoa tú cầu. Gần đấy có một rặng cây nhỏ, đứng ở đó ta có thể nghe tiếng kêu như bằng kim khí của một con chim, nghe như nó đang vặn dây cót đồng hồ vậy. Chúng tôi gọi nó là con chim vặn dây cót. Cái tên do Kumiko đặt. Chúng tôi chẳng biết đúngra con chim đó tên gì, hình thù nó ra sao, nhưng điều đó chẳng làm con chim vặn dây cót bận tâm. Ngày nào cũng vậy, nó đến đậu trên rặng cây nhà hàng xóm để lên dây cho cái thế giới nhỏ bé tĩnh lặng của chúng tôi.
Thế là bây giờ tôi phải đi lùng mèo. Xưa nay tôi vẫn yêu mèo. Riêng con này tôi càng yêu hơn. Nhưng mèo có lối sống riêng của chúng. Chúng không đần độn. Nếu một con mèo thôi sống ở nơi ta ở, thế nghĩa là nó đã quyết định chuyển đi nơi khác. Nếu mệt và đói bụng, nó sẽ trở về. Dù vậy nhưng, rốt cuộc, để Kumiko vui lòng, tôi sẽ phải đi tìm conmèo của vợ chống tôi. Tôi chẳng có việc gì hay hơn để làm.
° ° °
Tôi nghỉ việc từ hồi đầu tháng Tư – tôi vốn làm việc ở công ty luật này đã lâu, kể từ khi tốt nghiệp. Tôi thôi việc chẳng phải vì lý do gì đặc biệt. Đơn giản là tôi không ưa công việc. Chẳng có gì lý thú, nhưng lương bổng khá, đồng nghiệp thì thân thiện.
Chả cần phải sĩ làm gì, vai trò của tôi ở công ty là anh loong toong chạy giấy. Tôi làm việc đó rất cừ. Có thể nói, tôi thực sự có tài trong việc thi hành những sự vụ thực tiễn. Tôi học hỏi nhanh, làm gì cũng hiệu quả, không bao giờ ta thán và là người thực tế. Chính vì vậy mà khi tôi thông báo sẽ thôi việc, vị cổ đông chính của công ty (đây là một công ty luật kiểu cha con, ông này là cha) thậm chí còn đề nghị tăng lương cho tôi chút đỉnh.
Nhưng tôi vẫn thôi. Chẳng phải là để thực hiện một hoài bão hay dự tính gì đặc biệt. Chẳng hạn, việc tôi ghét nhất trên đời chính là đóng cửa học bài chuẩn bị cho kì thi luật sư. Tôi biết chắc như đinh đóng cột rằng tôi không muốn làm thầy cãi. Nhưng tôi cũng biết mình không muốn cứ chôn chân một chỗ làm mãi công việc đã làm bấy nay. Đằng nào cũng thôi việc thì thôi ngay bây giờ cho xong. Nếu còn nấn ná chỗ cũ, ắt tôi sẽ làm ở đó suốt đời. Dù gì tôi cũng đã ba mươi tuổi.
Trong lúc ăn tối tôi đã bảo Kumiko rằng tôi đang tính chuyện thôi việc. Nàng chỉ trả lời: “Em hiểu”. Tôi không biết ý nàng là nàng hiểu cái gì, nhưng hồi lâu sau nàng chẳng nói gì thêm.
Tôi cũng yên lặng, cho đến khi nàng tiếp: “Nếu anh đã muốn nghỉ việc thì cứ nghỉ. Đây là cuộc đời anh, anh muốn sống thế nào thì cứ sống như thế ấy”. Nói xong, nàng bắt đầu chăm chú dùng đũa tách xương cá để riêng ra mép đĩa.
Kumiko kiếm được khá nhiều tiền bằng nhề biên tập ộttạp chí chuyên về thực phẩm dưỡng sinh, thỉnh thoảng nàng còn nhận vẽ minh hoạ cho bạn bè ở các tap chí khác, nhờ vậy còn kiếm thêm một khoản thu nhập đáng kể nữa. (Nàng học khoa thiết kế ổ trường cao đẳng và từng mơ ước làm hoạ sỹ minh họa tự do). Ngoài ra, nếu nghỉ việc, tôi vẫn được nhận tiền trong một thời gian từ quỹ trợ cấp thất nghiệp. Thế nghĩa là dù tôi ở nhà làm nội trợ, hai vợ chồng vẫn đủ tiền cho đồ ăn thức uống, giặt ủi và những chi phí khác, và cuộc sống của chúng tôi vẫn chẳng thay đổi là mấy.
Thế là tôi nghỉ việc.
° ° °
Tôi đang cất thức ăn vào tủ lạnh thì điện thoại reo. Lần này tiếng chuông có vẻ nóng nảy, riết róng. Tôi vừa mới mở một gói nhỏ đựng đậu phụ, thế là phải cẩn thận đặt lên bàn nhà bếp sao cho nó khỏi chảy nước, rồi đi lên phòng khách nhấc điện thoại
– Giờ thì anh ăn xong món spaghetti rồi chứ, – người đàn bà nói.
– Ăn rồi. Nhưng giờ tôi phải đi tìm con mèo.
– Chuyện ấy để mườiphút nữa cũng chẳng sao. Không phải như nấu món spaghetti.
Vì lý do nào đó tôi không cắt ngang cuộc gọi được. Có gì đó trong giọng cô ta buộc tôi phải chú ý.
– Thôi được, nhưng không quá mười phút đâu đấy.
– Giờ thì chúngta sẽ có thể hiểu nhau, – cô ta nói khẽ nhưng có vẻ quả quyết. Tôi có thể cảm thấy cô ta đang ngồi thoải mái xuống ghế bành, bắt tréo hai chân.
– Để xem, – tôi nói. – Trong vòng mười phút thì cô hiểu được gì nào?
– Mười phút có thể là dài hơn anh tưởng đấy, – cô ta nói.
– Có chắc là cô biết tôi không?
– Dĩ nhiên là chắc. Chúng ta đã gặp nhau hàng trăm lần rồi.
– Ở đâu? Hồi nào?
– Một lúc nào đó, một nơi nào đó, – cô ta nói. – Nhưng nếu em giải thích rõ thì mười phút không đủ đâu. Quan trọng là thời gian ta có lúc này đây. Hiện tại. Anh đồng ý không?
– Có thể. Nhưng tôi muốn có bằng chứng là cô có biết tôi.
– Bằng chứng gì kia?
– Tôi bao nhiêu tuổi chẳng hạn?
– Ba mươi, – cô ta trả lời ngay. – Ba mươi tuổi hai tháng. Được chưa?
Tôi cứng họng. Hiển nhiên là cô ta biết tôi, nhưng tôi không tài nào nhớ ra giọng cô ta.
– Giờ tới lượt anh, – cô ta nói, giọng mơn trớn. – Cố hình dung ra em đi. Từ giọng nói của em. Hình dung xem em thế nào. Em bao nhiêu tuổi. Em đang ở đâu. Em ăn mặc ra sao. Nào, anh nói đi chứ?
– Tôi biết gì đâu mà nói.
– Thôi nào, cố lên đi, – cô ta nói.
Tôi nhìn đồng hồ. Nãy giờ mới có một phút năm giây trôi qua. – Tôi chẳng biết gì đâu, – tôi lặp lại.
– Thế để em giúp anh nhé, – cô ta nói. – Em đang nằm trên giường. Em vừa mới tắm xong, người em chẳng mặc gì hết.
Hừ, được lắm. Lại cái trò sex qua điện thoại đây.
– Hay anh thích em mặc trên người một thứ gì đó? Một cái gì có đăng ten. Hay tất dài chẳng hạn. Anh có thích vậy hơn không?
– Thế nào cũng được, mặc cô. Cô muốn làm gì thì làm, – tôi nói. – Thích thì mang vài thứ trên người. Còn muốn trần truồng thì cứ việc. Xin lỗi, nhưng tôi không quan tâm đến những trò chơi qua điện thoại kiểu này. Tôi có quá nhiều thứ phải…
– Mười phút thôi, – cô ta nói. – Dành cho em mười phút thì anh có chết đâu nào, phải không? Chỉ cần trả lời vài câu hỏi của em thôi. Anh muốn em trần truồng hay mang vài thứ trên người? Em có nhiều thứ để mang lắm. Quần ren màu đen này…
– Thôi thì trần truồng đi.
– Được rồi. Anh muốn em trần truồng.
– Ừ, trần truồng.
Bốn phút rồi.
– Lông mu em vẫn còn ướt, – cô ta nói. – em sấy chưa kỹ lắm. Ôi, người em ướt quá chừng! Vừa ấm vừa ẩm ướt. Lại còn mềm nữa. Mềm thật là mềm, đen nhay nháy. Sờ em thử xem.
– Nào nào, tôi xin lỗi, nhưng mà…
– Xuống dưới cũng vậy. Xuống nữa. Dưới ấy thật là ấm, như là bơ ấy. Ấm quá chừng! Ôi ôi ôi. Lại còn chân em nữa. Anh thử nghĩ xem em đang ở trong tư thế nào nào? Đầu gối phải nhấc lên, chân trái dạng sang bên vừa đủ. Như hai cái kim đồng hồ lúc chỉ mười giờ năm phút vậy.
Từ giọng nói cô ta, tôi hiểu rằng cô ta không nói phét. Cô ta quả thật đang giạng chân ra như lúc kim đồng hồ chỉ mười giờ năm phút, âm hộ cô ta ấm áp và ẩm ướt.
– Sờ thử hai vành môi xem, – cô ta nói. – Châ-ậ-m-m thôi. Giờ thì vạch ra. Thế. Chậm thôi, thật chậm. Hãy để những ngón tay anh mơn trớn chúng. Ôi, thật châ-ậm-m-m. Giờ lấy tay kia sò vú phải của em đi. Đùa với nó. Mân mê nó. Lên trên nữa. Giờ bóp nhẹ núm vú đi. Lần nữa. Lần nữa. Lần nữa. Em sắp ra rồi đây.
Không nói một lời, tôi cúp ống nghe. Duỗi nguời trên ghế sopha, tôi nhìn đồng hồ và thở một hơi dài. Cuộc nói chuyện kéo dài gần sáu phút.
Mười phút sau điện thoại lại reo, nhưng tôi không đụng tới ống nghe. Chuông reo mười lăm lần. Khi nó ngừng reo, một nỗi im lặng sâu thẳm, lạnh lẽo trùm xuống căn phòng.
° ° °
Ngay trước 2 giờ chiều, tôi trèo qua bức tường bê tông để sang bên cái ngõ, đúng hơn là chỗ mà chúng tôi gọi là cái ngõ. Thật ra nó chẳng phải là “ngõ” theo đúng nghĩa; hẳn là chẳng có từ nào thích hợp để gọi nó cả. Nó không phải là “đường”, không phải “lối đi”, cũng chẳng ra cái “ngõ”. Dù “đường” hay “ngõ” thì cũng phải có lối vào và lối ra, phải dẫn ta tới một chỗ nào đó nếu ta đi theo nó. Nhưng cái “ngõ” này chẳng có lối vào cũng chẳng có lối ra. Cũng không thể gọi là “ngõ cụt”, vì ít ra ngõ cụt cũng còn có lối vào. Còn cái ngõ này thì cả hai đầu đều cụt. Người dân xung quanh cứ gọi là “ngõ” cho tiện. Nó dài khoảng trăm mét, len lỏi giữa những khoảnh sân sau của các căn nhà dọc hai bên. Bề ngang nó chỉ tròm trèm một mét, ở vài chỗ thậm chí phải lách người qua mới qua được giữa những hàng rào thòi ra giữa lối đi hoặc phải tránh những đống đồ phế thải.
Về cái ngõ này, ông cậu tôi, người cho vợ chồng tôi thuê căn nhà này với giá gần như cho không, bảo rằng xưa kia nó cũng có đầu vào đầu ra, từng đóng vai trò kiểu như một lối đi tắt giữa hai con phố. Nhưng với sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng vào giữa thập kỷ 1950, hàng dãy nhà mọc lên trên các lô đất trống dọc hai bên ngõ, ép nó lại cho tới khi chỉ còn là một lối đi hẹp. Dân tình không thích kẻ lạ đến gần nhà và sân của mình, thế nên chẳng bao lâu một trong hai đầu ngõ bị người ta ngăn lại, đúng hơn là che lại bằng một hàng rào xộc xệch. Một người đia phương quyết định nới rộng khoảng sân của mình, thế là xây luôn một bức tường bê tông bít kín đầu ngõ. Như để đáp trả, một hàng rào dây thép gai được dựng ở đầu bên kia, ngay lũ chó cũng không qua lọt. Hàng xóm chẳng ai kêu ca gì, bởi có ai dùng cái ngõ này làm lối đi đâu, thậm chí họ còn hài lòng là khác, bởi nhờ bức tường rào này họ lại có thêm một lớp bảo vệ trước những phường bất hảo. Kết quả là cái ngõ chỉ còn như một kênh đào bị bỏ hoang, không ai dùng tới, có chăng chỉ là một vùng đệm giữa hai dãy nhà, thế thôi. Lũ nhện chăng mạng dày đặc trong những lùm cây mọc um tùm.
Cớ sao Kumiko hay lui tới một nơi như vậy? Bản thân tôi chỉ mới đi trên cái “ngõ” này không quá hai lần, Kumiko thì sợ nhện nhất trần đời. Nhưng thôi, quỷ tha ma bắt – nếu Kumiko đã bảo tôi ra ngõ kiếm con mèo thì tôi cần phải ra ngõ kiếm con mèo. Chuyện gì sẽ tới hẵng nghĩ sau. Đi ra ngoài thế này vẫn tốt chán so với ngồi nhà chờ điện thoại reo.
Ánh nắng chói đầu hè rọi qua bóng những cành cây trải rộng trên đầu, vẽ những đốm tròn lỗ chỗ xuống bề mặt ngõ. Không có ngọn gió nào lay động cành lá, những bóng cây trông như những vết ố mà số trời đã định là sẽ in lên mặt đường này vĩnh viễn. Dường như không thứ tiếng động nào lọt được đến nơi này. Hầu như tôi có thể nghe những ngọn cỏ phập phồng trong ánh nắng. Vài đám mây nhỏ trôi qua bầu trời, bóng của chúng rõ rệt, sắc nét, như những đám mây trong tranh khắc thời trung cổ. Tôi cảm nhận mọi thứ một cách rõ ràng đáng sợ đến nỗi chính thân thể tôi bỗng như trở nên mơ hồ, vô hạn, tuôn chảy và… nóng bỏng.
Tôi mặc áo thun, quần mỏng bằng vải bông, mang giày tennis, nhưng khi đi dưới ánh nắng hè, tôi cảm thấy một lớp mồ hôi mỏng đọng dần dưới hai cánh tay và trên hõm ngực. Chiếc áo thun và quần sợi bông này lâu nay bị nhét trong cái hộp lèn chặt quần áo mùa hè, tôi chỉ mới lấy ra mặc sáng nay, nên mùi băng phiến hăng hắc xộc vào trong lỗ mũi tôi.
Những căn nhà dọc hai bên ngõ chia làm hai loại khác hẳn nhau: những căn nhà cũ và những căn nhà mới xây. Những căn nhà mới thì nhỏ hơn, sân cũng nhỏ hơn. Những chiếc sào phơi quần áo trong sân thường thò hẳn ra ngoài ngõ, khiến nhiều lúc tôi phải len lỏi giữa những bức màn chắn bằng khăn mặt, khăn trải giường, đồ lót. Bên kia vài bức tường hậu vẳng ra tiếng ti vi, tiếng nước dội toa lét, thoang thoảng mùi nấu cà ri.
Những căn nhà cũ thì ngược lại, hầu như không có dấu hiệu sự sống. Chúng được ngăn cách bằng những bụi cây và hàng dậu ngay hàng thẳng lối, xen giữa là những mảnh vườn tỉa tót công phu.
Một cây thông Giáng sinh già nua, nâu xỉn, khô héo đứng trong góc một khu vườn. Một khu vườn khác đã hóa thành bãi rác để người ta vứt bỏ bất cứ món đồ chơi nào của con người, rõ ràng là nơi vứt bỏ hàng mấy thế hệ tuổi thơ. Nào chiếc xe đạp ba bánh, vòng gỗ, kiếm nhựa, bóng ca su, nào những con rùa đồ chơi, những chiếc mũ bóng chày bé xíu. Một khu vườn có một khoảnh chơi bằng bóng rổ, một vườn khác nữa có những cái ghế xinh xẻo xếp quanh chiếc bàn bằng gốm. Bụi đóng dày trên những chiếc ghế vốn dĩ màu trắng, hình như chẳng ma nào đụng tới nhiều tháng, thậm chí nhiều năm rồi. Mặt bàn phủ đầy những cánh hoa mộc lan tím bị mưa dập vùi tan nát.
Tôi thấy rõ một căn phòng khách qua một cánh cửa ngoài bằng nhôm. Phòng khách gồm một bộ sofa và ghế bành bằng da, một cái tivi lớn, một tủ buýp phê (trên đó có một bể nuôi cá nhiệt đới và hai món chiến lợi phẩm gì đó), một cây đèn đứng để trang trí. Căn phòng trông như bối cảnh ột vở kịch truyền hình. Một cái cũi chó to đùng chiếm lĩnh phần lớn diện tích một khu vườn khác, những chẳng có con chó nào, cửa nhà thì mở toang. Tấm lưới cửa cũi chó bị vênh ra ngoài, như thể ai đó đã tựa vào đó liên tục hàng mấy tháng trời.
Căn nhà không người ở mà Kumiko nói với tôi nằm ngay sau khoảnh sân có cái chuồng chó kếch xù kia. Chỉ cần liếc qua cũng biết căn nhà này không có người ở đã khá lâu rồi. Đó là một căn nhà hai tầng trông cũng mới, nhưng mấy cánh cửa chớp bằng gỗ trông lại quá ư cũ kỹ, chấn song bên ngoài các cửa sổ trên tầng hai phủ đầy gỉ sét. Căn nhà có một khu vườn nhỏ xinh xinh, trong đó hiển nhiên là có bức tượng chim. Tượng đặt trên một cái bệ cao ngang ngực, xung quanh cỏ dại um tùm. Đầu mút những nhánh xiêm gai vàng 1 gần như bén tới chân chim. Con chim – tôi chịu không đoán nổi giống chim gì – giang rộng cánh như thể muốn thoát khỏi chốn khó ưa này càng nhanh càng tốt. Ngoài con chim ra chẳng còn vật trang trí nào khác trong khu vườn. Dăm chiếc ghế nhựa không biết tự đời thuở nào đứng chỏng chơ ở vách tường, cạnh đó là một bụi đỗ quyên phô những đóa hoa đỏ tươi, màu sắc có vẻ là lạ, không thực. Còn lại toàn là cỏ dại.
Tôi tựa vào hàng rào mắt cáo ngang ngực, ngắm khu vườn một hồi lâu. Chốn này hẳn là thiên đường cho lũ mèo, nhưng chẳng thấy mèo đâu cả. Điểm xuyết vào khung cảnh chỉ có tiếng kêu đều đều của một con bồ câu đơn độc vắt vẻo trên chiếc ăngten truyền hình. Bóng của con chim đá đổ lên mặt cỏ dưới chân bệ tượng, bị cắt làm hai mảnh.