Biên Thành Lãng Tử

Chương 11: Bữa Ăn Sáng Cuối Cùng


Đêm dù dài thì đêm cũng phải tàn và ngày lên tiếp nối.

Phó Hồng Tuyết đang ăn cháo.

Diệp Khai bắt đầu nghi ngờ là Thúy Bình không trở lại. Chàng có nấn ná thêm cũng chẳng có ích gì. Và chàng đang xỏ giày.

Căn gác nhỏ chưa có động tịnh gì.

Công Tôn Đoạn đang gục đầu vào trong máng nước của tàu ngựa. Song cho dù y có dùng nước của cả một con sông thì cơn say cũng không giảm.

Tại cánh đồng hoang, gió vẫn lộng từng hồi, mùi máu tanh còn quyện theo gió nồng nặc.

Hoa Mãn Thiên và Vân Tại Thiên đã trở về nhà chuẩn bị đến gian đại sảnh dùng bữa sáng.

Trong khi đó Trầm Tam Nương cố thu hết can đảm, mạnh dạn bước qua ngưỡng cửa phòng của Vạn Mã Đường.

Thúy Bình thu mình ngồi bó gối trên chiếc ghế trong thư phòng. Nàng có vẻ vừa mệt mỏi vừa khiếp sợ.

Trầm Tam Nương bước vào. Cả hai trông thấy nhau, cùng giật mình kinh hãi.

Vạn Mã Đường lạnh lùng quan sát hai người.

Chợt lão thốt :

– Đương nhiên là hai người nhận ra nhau.

Trầm Tam Nương không chối, khẽ gật đầu.

Vạn Mã Đường tiếp :

– Hiện tại ta đã mang nàng về đây để cho ngươi khỏi phải vất vả đi tìm lúc nửa đêm nửa hôm.

Trầm Tam Nương phản ứng hết sức lạ lùng.

Mường tượng bà trầm tư, mường tượng bà không nghe Vạn Mã Đường nói gì.

Lâu lắm, bà mới quay mình lại, đối diện với Vạn Mã Đường, từ từ thốt :

– Đích xác là trong đêm tôi có đi ra ngoài.

Vạn Mã Đường thản nhiên :

– Ta biết.

Trầm Tam Nương tiếp :

– Người mà tôi muốn tìm không phải là Thúy Bình.

Vạn Mã Đường vẫn thản nhiên :

– Ta biết.

Lão đã ngồi xuống rồi. Thần sắc của lão rất bình thản, không ai biết trong tâm của lão có nhiềm vui hay nỗi hận.

Trầm Tam Nương nhìn lão, nhấn từng tiếng :

– Người mà tôi định tìm là Phó Hồng Tuyết.

Vạn Mã Đường ngồi nghe, bất động như tượng gỗ. Không biểu hiện một nét cảm xúc nào.

Aùnh mắt vẫn bình hoà, không kinh ngạc cũng không phẫn nộ, chừng như có vẻ đồng tình ít nhiều.

Trầm Tam Nương cũng bình tĩnh không kém. Bà tiếp :

– Tôi tìm hắn là vì tôi có cảm tưởng hắn là hung thủ sát hại số người đó.

Vạn Mã Đường lắc đầu :

– Không phải hắn.

Trầm Tam Nương cũng lắc đầu :

– Không phải hắn nhưng nếu không tra cứu rõ ràng thì tôi khó mà an tâm được.

Vạn Mã Đường thốt :

– Ta hiểu.

Trầm Tam Nương tiếp :

– Tôi có thể nhận xét qua thái độ của hắn đối với tôi. Nữ nhân luôn luôn có cảm giác rất nhạy. Nếu hắn hận ông thì thái độ của hắn đối với tôi sẽ khác.

Vạn Mã Đường gật đầu :

– Ta hiểu.

Trầm Tam Nương tiếp :

– Nhưng hắn đối với tôi rất khách khí, tôi đến thì hắn kinh ngạc, tôi đi thì hắn chẳng làm khó dễ gì.

Vạn Mã Đường đáp :

– Hắn là người quân tử.

Trầm Tam Nương tiếp :

– Rất tiếc là ông có người bằng hữu không quân tử chút nào.

Vạn Mã Đường điềm nhiên :

– A.

Trầm Tam Nương nghiến răng, mắt đỏ lên, bỗng mở tung áo ra.

Thân hình bày lồ lộ.

Tuy bà hơn ba mươi tuổi nhưng thân thể vẫn còn non như gái dậy thì.

Đủ biết cái thuật bảo dưỡng nhan sắc của bà rất tinh vi.

Có mấy vết sưng, bầm tím nơi làn da trắng mịn ở ngực và hông.

Thúy Bình kinh hãi kêu lên.

Trầm Tam Nương bật khóc.

Rung rung giọng, bà hỏi qua nức nở :

– Ông biết ai chưa ? Ông biết ai đánh tôi chưa ?

Vạn Mã Đường phẫn nộ, song lão cố dấu sự phẫn nộ đó, trầm giọng đáp :

– Ta không muốn biết.

Ý tứ của lão thì Trầm Tam Nương thừa hiểu. Lão nói không muốn biết là lão đã biết rồi.

Trầm Tam Nương không nói thêm gì nữa, khép chiếc áo lại, buồn thảm tiếp:

– Ông không muốn biết là phải đó. Bất quá tôi muốn cho ông hiểu rằng vì ông, tôi có thể làm bất cứ việc gì.

Niềm phẫn nộ trong ánh mắt của Vạn Mã Đường biến thành niềm thống khổ. Lâu lắm, lão mới thở dài thốt:

– Mấy năm qua, đích xác là ngươi đã làm rất nhiều việc cho ta, ngươi chịu cơ cực

vì ta.

Trầm Tam Nương thổn thức. Bất thình lình bà quỳ xuống, tựa đầu lên gối lão, khóc to…

Vạn Mã Đường vuốt nhẹ mái tóc của bà, đưa mắt nhìn xa xôi qua khung cửa sổ.

Gió sớm thổi nhẹ qua cánh đồng cỏ. Cỏ xanh oằn oại như ngàn lượn sóng nô đùa đuổi bắt nhau. Rồi thái dương lên, nhả vàng le lói với những hạt sương mai.

Trong đó, từng đàn ngựa tràn qua lướt lại.

Vạn Mã Đường thở dài, dịu giọng thốt:

– Nơi đây là một vùng hoang lạnh. Nếu không có ngươi thì chẳng bao giờ ta chỉnh trang nó có cái vẻ hoa lệ như ngày nay. Chẳng ai biết được ngươi giúp ích cho ta quan trọng như thế nào.

Trầm Tam Nương còn khóc tỉ tê đáp:

– Chỉ cần ông biết cho tôi thôi. Ông biết cho là đủ cho tôi vui rồi,

Vạn Mã Đường tiếp:

– Đương nhiên là biết chứ. Ngươi giúp ta biến vùng đất hoang này thành một khuôn viên mỹ lệ. Cho nên bảo ta bỏ mất nó thì ta làm sao chịu nỗi sự thống khổ, dày vò.

Trầm Tam Nương chợt ngẩng đầu lên, kêu thất thanh:

– Ông… ông nói gì?

Vạn Mã Đường không nhìn bà, cứ từ từ tiếp:

– Ta đang nói về một sự bí mật.

Trầm Tam Nương hỏi:

– Bí mật gì?

Vạn Mã Đường đáp:

– Bí mật của ngươi.

Trầm Tam Nương kêu lên:

– Tôi có bí mật gì chứ?

Niềm thống khổ thâm trầm hiện trong ánh mắt của Vạn Mã Đường, lão gằn từng tiếng:

– Từ ngày đầu tiên ngươi vào đây thì ta đã biết ngươi là ai rồi.

Trầm Tam Nương run người mãnh liệt.

Mường tượng có đôi tay vô hình đang bóp nghẹt yết hầu bà.

Thân hình run nhưng hơi thở như ngừng, người hết run là tim hầu như ngừng đập.

Bà lùi lại từng bước từng bước. Bà sợ hãi cực độ.

Vạn Mã Đường tiếp:

– Ngươi không phải họ Trầm. Ngươi mang họ Hoa.

Câu nói đó như quả chùy giáng xuống đầu Trầm Tam Nương.

Đang đứng, bà ngã xuống.

Vạn Mã Đường tiếp:

– Người vợ thứ của Bạch Thiên Vũ là Hoa Bạch Phụng. Hoa Bạch Phụng là thơ thơ của ngươi.

Trầm Tam Nương hét lên:

– Làm sao ông biết được?

Vạn Mã Đường thở dài:

– Có thể là ngươi không tin. Nhưng sự thật thì như thế này. Trước khi ngươi vào đây thì ta đã thấy ngươi rồi. Ta thấy thơ muội ngươi và Bạch Thiên Vũ cùng hội hiệp với nhau tại một chỗ. Lúc đó ngươi hãy còn nhỏ và thơ thơ ngươi thì đã thọ thai. Thọ thai với Bạch Thiên Vũ.

Trầm Tam Nương sửng người như người gỗ.

Vạn Mã Đường tiếp:

– Sau khi Bạch Thiên Vũ chết đi, ta có tìm thơ muội ngươi. Nhưng thơ thơ ngươi ẩn tránh trận phương trời nào, ta tìm không ra. Còn ngươi thì… không ai ngờ ngươi lại lần mò đến địa phương này.

Trầm Tam Nương lại lùi dần, lùi dần. Cuối cùng rơi phịch lên chiếc ghế.

Bà giương mắt nhìn Vạn Mã Đường.

Con người đó.

Bảy năm rồi, cứ mỗi tháng độ mười lần là bà phải ăn nằm với lão, phải chịu đựng cả những cái không ai có thể chịu đựng quá một lần như sự mân mó suồng sả, ê chề, như mùi hôi chua tanh gần như thúi của lão.

Bà có cảm tưởng là mình ăn nằm với một ngựa. Một con ngựa già.

Bà chịu đựng như vậy bảy năm qua rồi để chực chờ gặt hái một kết quả.

Nhưng bây giờ thì cảm thấy như công trình bỏ trôi theo dòng nước.

Từ bảy năm trước cho đến bây giờ, bà là một món đồ chơi của người ta.

Thế mà bà đinh ninh là mình cao tay ấn.

Vạn Mã Đường hỏi:

– Ta sớm biết ngươi là ai song ta câm lặng cho đến ngày nay. Ngươi có biết tại sao không?

Trầm Tam Nương lắc đầu.

Vạn Mã Đường giải thích:

– Chỉ vì ta ưa thích ngươi. Ta cần mẫu người của ngươi ở bên cạnh ta.

Trầm Tam Nương mỉm cười:

– Huống chi ông khỏi phải đi tìm đâu cho nhọc, chính tôi cam tâm tình nguyện dẫn xác đến cho ôn hưởng thụ.

Bà cười, giọng cười đau hơn tiếng khóc.

Bỗng bà buồn nôn. Bà cố gắng dằn lòng khỏi mửa một cách chán chường.

Càng tỏ ra ghê tởm con người trước mặt là càng xác nhận cái bại của mình.

Vạn Mã Đường tiếp:

– Ngoài ra ta còn biết sự liên hệ giữa ngươi và Thúy Bình. Ta nhờ các ngươi mà bắt được nhiều tin tức. Ta không ngăn trở hay phá hoại sự liên lạc giữa hai người là vì ta cần lợi dụng hai người trong nhiều việc. Thú thật, hai người đã giúp ích ta rất nhiều. Đáng tiếc là thơ thơ của ngươi rrất thông minh, khéo giữ tung tích, mãi đến ngày nay ta vẫn chưa truy ra.

Trầm Tam Nương thốt:

– Sở dĩ thế mà thơ thơ tôi mới còn sống sót được.

Vạn Mã Đường hỏi:

– Thế còn caon trai của bà ta?

Trầm Tam Nương đáp:

– Cũng sống luôn

Vạn Mã Đường mỉm cười:

– Và có lẽ hiện tại cũng có mặt ở địa phương này?

Trầm Tam Nương hỏi:

– Oâng đoán được chăng?

Vạn Mã Đường hỏi lại: – Diệp Khai hay Phó Hồng Tuyết?

Trầm Tam Nương lắc đầu: – Hỏi mà chơi vậy thôi chứ ông làm gì đoán nổi.

Vạn Mã Đường cười nhẹ: – Ngươi nói hay không nói cũng chẳng có quan hệ gì, bởi cuối cùng rồi ta cũng

biết.

Trầm Tam Nương mỉa mai:

– Đã vậy thì ông còn hỏi làm chi?

Vạn Mã Đường bỗng thở dài, tiếp:

– Thực ra cho đến phút giây này, ta chưa muốn phanh khui sự bí mật của ngươi, bởi ta không muốn sớm cắt đứt liên hệ của ta và ngươi.

Trầm Tam Nương thốt:

– Nhưng rất tiếc hiện tại đã đến lúc không thể không phanh khui.

Vạn Mã Đường gật đầu:

– Đúng vậy.

Trầm Tam Nương hỏi:

– Tại sao?

Vạn Mã Đường đáp:

– Chỉ vì sự thể không còn kéo dài được nữa.

Trầm Tam Nương cau mày:

– Mười mấy năm mà còn nhẫn nại được, sao lại không thể kéo dài thêm đôi ngày?

Vạn Mã Đường lộ vẻ trầm trọng:

– Ta có con trai, con gái, ta có mấy trăm huynh đệ. Ta không thể lấy mắt nhìn họ chết dần chết mòn.

Trầm Tam Nương hỏi:

– Đêm qua có bao nhiêu người tiếp nối bỏ mạng nữa đó?

Vạn Mã Đường đáp:

– Nhiều. Nhưng đủ lắm rồi. không thể phung phí sinh mạng con người thêm nữa.

Trầm Tam Nương hỏi:

– Oâng cho rằng ai là hung thủ? Diệp Khai hay Phó Hồng Tuyết?

Vạn Mã Đường lộ vẻ căm hờn:

– Chẳng cần biết hung thủ là ai. Nhưng ta bảo chứng với ngươi là hung thủ sẽ không thoát khỏi tay ta.

Trầm Tam Nương hỏi:

– Giết người thì phải đền tội, phải vậy không?

Vạn Mã Đường đáp:

– Đúng vậy.

Trầm Tam Nương cười lạnh:

– Còn ông?

Vạn Mã Đường sợ hãi. Vẻ khủng khiếp hiện ra nơi mắt lão.

Lão đứng lên quay mặt nhìn ra cánh đồng, không muốn cho Trầm Tam Nương và Thúy Bình nhìn thấy biểu hiện đó.

Tiếng chuông đồng lanh lãnh vang lên.

Vạn Mã Đường thở dài, lẩm nhẩm:

– Nhanh. Nhanh quá. Lại một ngày qua rồi. Ngày mới bắt đầu. Bữa sáng đang chờ

ta.

Trầm Tam Nương hỏi:

– Hôm nay mà ông có thể nuốt trôi được cái gì sao?

Vạn Mã Đường đáp:

– Ăn được hay không thì không cần. Điều cần là sự có mặt. Quy củ do ta đặt ra thì bằng mọi giá ta không thể phá hoại. Ta là người thứ nhất phải bảo trì nó.

Lão không nhìn Trầm Tam Nương, thốt xong, lão quay mình bước ra cửa.

Trầm Tam Nương chợt bảo:

– Oâng chờ một chút.

Vạn Mã Đường đứng lại chờ.

Trầm Tam Nương hỏi:

– Oâng bỏ đi như thế à?

Vạn Mã Đường điềm nhiên:

– Bỏ đi như vậy không được sao?

Trầm Tam Nương hỏi:

– Oâng chuẩn bị xử trí tôi cách nào?

Vạn Mã Đường đáp:

– Không có cách nào cả.

Trầm Tam Nương trầm giọng:

– Tôi không hiểu ý tứ của ông.

Vạn Mã Đường lắc đầu:

– Ta không có ý tứ chi hết.

Trầm Tam Nương hỏi:

– Oâng đã khám phá ra bí mật của tôi. Thế tại sao ông không giết tôi?

Vạn Mã Đường cười nhẹ:

– Khám phá bí mật là một việc, giết ngươi là một việc khác.

Trầm Tam Nương hừ một tiếng:

– Tôi có thể…

Vạn Mã Đường chận lời:

– Ta biết ngươi không thể lưu lại nơi này một phút giây nào nữa.

Trầm Tam Nương trố mắt:

– Oâng cho tôi đi?

Vạn Mã Đường lại cười:

– Tại sao ta không thể cho ngươi đi? Chẳng lẽ ta còn có thể giết ngươi?

Trầm Tam Nương nhìn lão, ánh mắt ẩn ước có vẻ vừa kinh hãi vừa kỳ quái.

Cho đến bây giờ bà vẫn chưa hiểu con người đối diện.

Vĩnh viễn bà không hiểu con người đó.

Sau bảy năm chung sống, bà phát hiện ra mình chưa hiểu mảy may con người mình theo đuổi.

Bà cau mày hỏi:

– Oâng đã chuẩn bị cho tôi đi thì tại sao ông lại nói ra cho tôi nghe là ông hiểu sự bí mật của tôi?

Vạn Mã Đường lại cười:

– Có lẽ ta muốn cho ngươi biết là ta không ngu

Trầm Tam Nương cắm môi rồi thốt:

– Cũng có lẽ ông không muốn tôi ở lại đây nữa.

Vạn Mã Đường gật đầu:

– Cứ cho như vậy đi, cũng chẳng sao.

Lão không nói gì nữa, đầu không quay, chân cứ bước.

Lão bước chậm, chân dẫm nặng.

Tâm tình của lão cũng chẳng nhẹ gì.

Lão đi rồi, Trầm Tam Nương tự hỏi:

– Tại sao lão không giết ta? Chẳng lẽ lão thật tâm yêu ta, đối tốt với ta?

Bà không dám nghĩ sâu hơn.

Càng nghĩ sâu thì bà càng đau nhiều.

Con người đó, bà cho rằng bà bị lão lừa, lão đùa cợt. Con người đó lại muốn tha bà trong lúc mà bất cứ ai ở vào trường hợp lão cũng phải giết bà.

Như vậy trong hai người, ai lừa ai, ai đùa cợt ai?

Bảy năm qua, vô luận lão hà hiếp, ngược đãi bà cách nào, nếu có đi nữa thì sự tình hôm nay xóa bỏ hết mọi ấn tượng xấu để thay vào một ấn tượng sáng chói, huy hoàng.

Trong hai người, ai phụ ai?

Dù bà vào đây với mục đích nào đi nữa thì bà vẫn là một con người, bà vẫn có một quả tim.

Con tim của bà còn đập thì tự nhiên bà phải beí6t đau.

Thúy Bình đứng lên, bước đến cạnh bà, dịu giọng hỏi;

– Người ta đã cho mình đi thì tại sao mình chưa đi?

Trầm Tam Nương thở dài:

– Đi thì tự nhiên là phải đi rồi. Bất quá ta nghĩ là… đáng lẽ ta không nên đến đây. Bảy năm về trước đáng lẽ ta không nên đến Biên Thành…

Vạn Mã Đường từ từ ngồi xuống.

Chiếc bàn dài quá, đủ chỗ cho hơn ba trăm người ngồi.

Mỗi hôm, vào buổi sáng, hơn ba trăm người ngồi quanh chiếc bàn đó. Ai có chỗ nấy, vắng mặt thì bỏ trống, không ai ngồi vào chỗ của người khác.

Chiếc bàn dài quá, dài như con đường đưa Mã Không Quần từ chỗ bùn đất tối tăm đến nơi cao sang xán lạn.

Con đường được trải bằng xác huynh đệ, bằng máu và mồ hôi của huynh đệ.

Con đường đưa tất cả đến cảnh vàng son của ngày nay, rồi từ ngày nay, nó sẽ đưa tất cả đến đâu nữa.

Trở về chốn bùn đất tối tăm của hai mươi năm về trước ư?

Dù sao thì con đường đi tới đã bắt đầu có chông gai rồi.

Vạn Mã Đường bất giác khẽ thở dài.

Ai ai cũng có mặt. Công Tôn Đoạn đến sau cùng với dáng rả rời vì cơn say vẫn còn.

Y không dám nhìn Vạn Mã Đường. Lão ta cũng không nhìn y. Y hiểu trong hiện cảnh, con người quan trọng như y không nên để cho mình quá say. Nếu chết được thì y chết ngay cho nhẹ niềm hối hận


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.

 Bình luận