Binh Lâm Thiên Hạ

Chương 673-1: Kiềm chế Nam Dương (1)


Trong lòng Tào Tháo rối bời: “Chẳng lẽ Nam Dương xảy ra chuyện rồi?” Lão vội vàng la lớn:

– Cho vào bẩm báo!

Một tên thị vệ tiến vào, trình lên một lá thư cấp báo từ Nam Dương. Đây chính là lá thư của chủ tướng Tào Hồng gửi cho lão về việc cho thêm quân tiếp viện ở nơi này. Tào Tháo vừa mới mở thư thì trong lòng liền cảm thấy bất an, quả nhiên là quân đội của Tương Dương đã tiến công vào Nam Dương rồi, quân đội của Tào Hồng không thể ngăn chặn được, và đã thua hai trận liên tiếp, bây giờ đang cố thủ ở Uyển Thành, tình tình vô cùng nguy cấp.

Tin này khiến lão ta cảm thấy vô cùng bực tức, chiến sự tây tuyến bất lợi, bên tuyến Tương Dương lại vừa xảy ra chuyện. Tào Tháo chắp tay sau lưng đi đi lại lại trong thư phòng. Chuyện của Nam Dương lão không thể không cứu, lão lo là lo nếu quân cứu viện của lão chưa đến nơi mà Uyển Thành đã thất thủ rồi. Còn về phần lá thư mà lão vừa nhận được, từ Nam Dương tới được tay lão ít nhất cũng phải là ba ngày rồi.

Suy đi tính lại, Tào Tháo quyết định dùng kỵ binh cứu viện, ngay lập tức lão hạ lệnh:

– Cho Tào Thuần tới gặp ta.

Một lúc sau thấy Tào Thuần vội vàng tiến vào thư phòng và khom người hành lễ:

– Tham kiến Thừa tướng.

Tào Thuần là tộc đệ của Tào Tháo, năm nay hơn 40 tuổi, thân hình cao lớn, vạm vỡ, văn võ song toàn, vui buồ không hiện ra mặt, đặc biệt là rất giỏi về việc thống lĩnh kỵ binh, là chủ tướng của tài ba, mưu lược. Mặt khác y còn là một con người khá khiêm tốn, trước giờ chưa bao giờ muốn thể hiện bản thân nên mới được Tào Tháo trọng dụng, sự tin tưởng mà Tào Tháo dành cho y thậm chí còn cao hơn cả Tào Nhân và Tào Hồng.

Tào Tháo quay đầu lại nói với y:

– Tình hình của Nam Dương đang vô cùng nguy cấp, Tào Hồng thì lại tác chiến bất lợi, để thua liên tiếp hai trận, bây giờ đang cố thủ ở Uyển Thành, ta sợ là hắn không thể duy trì được nữa, ta lệnh cho ngươi dẫn đầu 5 nghìn kỵ binh, gấp rút bất kể ngày đêm đến ứng cứu Nam Dương.

– Tuân lệnh!

Tào Thuần khom người hành lễ:

– Ty chức lập tức xuất phát.

– Đi đi, bên ngoài đang có tuyết rơi, quân sĩ cần được chăm lo nhiều hơn, ngươi nhớ phải để ý đó.

Tào Thuần gật đầu rồi mau mải bước đi, đến lúc này đây Tào Tháo mới thoáng thở phào nhẹ nhõm, có Tào Thuần đi cứu viện, phần nào giúp lão yên tâm hơn. Đúng lúc này, Tào Tháo chợt nhớ đến Tuân Úc, y hiện giờ đang ở bên ngoài Uyển Thành, nếu như y bị bắt làm tù binh của quân Hán, có khi nào sẽ trở thành Giả Hủ thứ hai.

Hơn nữa, nếu như Tuân Úc đồng ý bày mưu tính kế thì Tào Hồng sẽ không phải chịu cảnh thua liên tiếp hai trận, điều này đã chứng minh được rằng Tuân Úc hoàn toàn không đếm xỉa đến chuyện này, không màng Nam Dương sống chết ra sao. Nghĩ đến đây trong lòng Tào Tháo chợt phát ra sát khí, nhưng lão cũng biết rằng Tào Hồng vào Tuân Úc là thân gia, Tào Hồng tuyệt đối sẽ không giết Tuân Úc, cứ cho là lão dùng chim bồ câu gửi thư ra lệnh cho Tào Hồng thì gã cũng sẽ không dám động thủ, xem ra lão nhất định phải giáp mặt hạ lệnh rồi.

Tào Tháo trầm tư một lát, lấy ra một tấm kim bài, đưa cho một tên thị vệ tâm phúc và nói:

– Ngươi hãy cầm tấm kim bài này của ta lập tức tiến đến Uyển Thành, nói cho Tào Hồng biết, bất luận hắn dùng cách gì đi chăng nữa thì cũng phải khiến cho Tuân Úc tự sát, nếu như Tào Hồng dám kháng lệnh, thì bảo hắn mang đầu về gặp ta.

Tên thị vệ nhận tấm kim bài, hành lễ rồi từ từ lui xuống, sau đó thì cũng vội vội vàng vàng hướng về Nam Dương. Lúc này đây, Tào Tháo đang đứng bên cửa sổ ngắm tuyết rơi, một lúc lâu sau, lão mới lạnh lùng lầm bầm vài câu:

– Văn Nhược, đây là ngươi đang ép ta, đừng trách ta vô tình!

Thế cục của Nam Dương thực sự là vô cùng nguy cấp, Lưu Cảnh vì kiềm chế quân đội của Tào Tháo ở Quan Trung nên đã mệnh lệnh Văn Sính tiến công Nam Dương, còn Văn Sính thì lệnh cho Thái Tiến dẫn 5 nghìn quân cố thủ ở Tương Dương, mặt khác ông lại mời Cam Ninh dẫn 3 nghìn thủy binh phong tỏa Hán Thủy.

Còn ông thì thống lĩnh 2 vạn quân bắc tiến hội hợp với quân đội của Bàng Đức ở Tân Dã, sau đó ông lại lệnh cho Bàng Đức làm tiên phong, dẫn đầu 5 nghìn quân khởi hành trước còn mình thì đích thân chỉ huy 2 vạn quân Bắc thượng theo sau.

Bàng Đức đã không phụ sự kỳ vọng của Văn Sính, ở huyện Dục Dương y đã đánh bại 5 nghìn quân của Yến Minh – bộ tướng của Tào Hồng, chiếm được Dục Dương, quân Hán lại lấy Dục Dương làm căn cứ. Văn Sính và Bàng Đức sau đó lại hợp quân Bắc thượng. Hai bọn họ sau đó lại cùng liên thủ đánh bại 1 vạn 5 nghìn quân chủ lực của Tào Hồng ở Uyển Thành. Về phía Tào Hồng sau khi liên tiếp bị thua hai trận thì đã lui về cố thủ ở Uyển Thành, trong tay chỉ còn lại chưa đến 8 nghìn quân nên gã lo sợ không giữ được Uyển Thành, vội vã cầu cứu Tào Tháo.

Tại Uyển Thành, 2 vạn 5 nghìn quân Hán đã giằng co với quân của Tào Tháo ba ngày ở trên thành, sau đó quân Hán đã lui về đóng quân ở phía đông bờ Dục Thủy kiên nhẫn đợi vũ khí công thành được đưa tới. Buổi chiều hôm nay đội tàu chiến của quân Hán cuối cùng đã đem đến cho đại bản doanh của quân Hán 5 trăm chiếc thang công thành và những vũ khí công thành khác.

Văn Sính đứng ở bờ bên này chăm chú quan sát quân sĩ vận chuyển những chiếc thanhg xuống thuyền. Trận chiến sắp tới đây, ông đã đợi quá lâu rồi nói cách khác ông đã nhẫn nại đợi ngày hôm nay lâu lắm rồi.

Từ đầu năm Kiến An trở đi, ông luôn đợi cái ngày hôm nay, Nam Dương vốn là vùng đất thuộc sự kiểm soát của Kinh Châu, là vùng đất do Văn Sính cai quản, nhưng kể từ khi Lưu Biểu đem nó phân chia cho Trương Tú thì Nam Dương đã bị chia cắt với Kinh Châu từ ngày đó tới giờ. Từ ngày đó đến bây giờ quân đội của Kinh Châu mới có cơ hội một lần nữa đặt chân lên mảnh đất này, chính điều này đã khiến cho Văn Sính cảm thấy vô cùng phấn khởi.

Đúng lúc đó thì Bàng Thống bước đến bên cạnh ông và cười nói:

– Tướng quân cho là Tào Tháo sẽ phái quân đến cứu Nam Dương à?

Văn Sính gật gật đầu:

– Nam Dương chính là cửa ngõ bắc thượng Trung Nguyên và tiến vào Quan Trung, đây là một nơi có vị trí chiến lược quan trọng Tào Tháo nhất định sẽ đem quân tới ứng cứu. Hơn nữa lão sẽ ra lệnh cho đội quân tiếp viện đến đây trong thời gian sớm nhất có thể, tránh để Uyển Thành rơi vào tay của chúng ta.

– Ý của Đô đốc là Kỵ binh sao?

– Nếu ta là Tào Tháo, ta nhất định sẽ phái kỵ binh, hơn nữa không phải Tào Tháo cũng đang thống lĩnh 2 vạn Hổ Báo kỵ binh đi Quan Trung hay sao? Hẳn là đội kỵ binh này sẽ từ Võ Quan đạo trực tiếp đánh tới đây.

Bàng Đức đồng ý phán đoán của Văn Sính:

– Đô đốc nói rất đúng, chỉ có kỵ binh đi Võ Quan đạo mới có thể đến đây một cách nhanh nhất, nếu như hành quân bất kể ngày đêm thì chậm nhất là sáng mai sẽ đến giết quận Nam Dương.

– Thời gian của chúng ta cũng không còn nhiều, muộn nhất là sáng sớm ngày mai chúng ta phải chiếm được Uyển Thành nếu không thì sẽ bị kỵ binh của Tào Tháo tiêu diệt, chúng ta sẽ lại thất bại một lần nữa.

Văn Sính chăm chú nhìn về phía Uyển Thành, hai bàn tay từ từ nắm chặt lại.

Bỗng dưng, Bàng Đức ở đâu xuất hiện, rồi vui vẻ chắp tay hành lễ:

– Tôn Tử nói, công thành thì phải chọn người, lần công thành này cũng không ngoại lệ, ta đây có một diệu kế nhất định có thể giúp ngài chiếm được Uyển Thành.

Uyển Thành là thành lớn nhất của Nam Dương, cũng là thành cửa ngõ của Kinh Châu, thành trì rộng lớn, cao lớn và kiên cố, hơn nữa sông bảo vệ thành và sông Dục Thủy thông với nhau, rộng hơn 10 trượng, cho dù là dùng ván gỗ e rằng cũng khó để bắc qua được, thông thường chỉ có cách là dùng bùn đất để lấp bằng sông bảo vệ thành thì mới có thể qua được, giống như năm đó khi Tào Tháo công phá Uyển Thành, mười mấy vạn đại quân trong một đêm mới có thể lấp đầy con sông này.

Nhưng quân Hán lại không có khả năng áp dụng cách này. Thứ nhất quân lính không đủ, thứ hai thời gian không có, đối với quân đội của Kinh Châu mà nói, họ chỉ có thể dùng một cách khác để vượt sông. Khi đêm xuống bọn họ sẽ âm thầm lặng lẽ lái từng con thuyền vào con sông bảo vệ thành, những chiếc thuyền này sẽ đặt song song với nhau để tạo thành một chiếc cầu nổi tạm thời.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.

 Bình luận