Bốc Toán Tử - Mạn Châu Xa Hoa

Chương 13


Ngày Lữ Đạo Vi quy thuận ta, hắn đã nhắc đến dị tượng Thái Bạch tinh và lời tiên tri “nữ chủ hưng thịnh” đã lan truyền trong kinh thành.  

Ta bảo hắn nghĩ cách giữ chuyện này lại ở Khâm Thiên Giám, không để tâu lên phụ hoàng.  

Lữ Đạo Vi tò mò:  

“Chuyện này không khó, nhưng hạ quan cũng không bịt được miệng thế gian, sớm muộn gì cũng đến tai bệ hạ.”  

Ta rót cho hắn một chén trà:  

“Ta muốn chính người khác truyền đến tai phụ hoàng.”  

Ta đã để Lưu Dung Dự tìm người thích hợp, rỉ tai Đại hoàng huynh, khiến hắn lợi dụng lời tiên tri Thái Bạch tinh để khiến phụ hoàng nghi kỵ ta.  

Đại hoàng huynh được nhà họ Lưu, đặc biệt là Lưu Dung Dự bảo hộ, đường đi quá thuận lợi. Hắn đâu còn muốn tự mình suy tính, hao tâm tổn sức để mưu lược lòng người? Hễ bị kích động, hắn sẽ vội vàng ra tay với ta.  

Lữ Đạo Vi cầm chén trà, định uống lại dừng, cười khổ:  

“Trà của công chúa, hạ quan thật không dám uống nữa.”  

Ta bật cười, tự rót một chén, uống trước:  

“Ta xưa nay dùng người không nghi kỵ, đại nhân giờ có thể yên tâm.”  

Lữ Đạo Vi cũng cười, uống cạn chén trà:  

“Vậy khi bệ hạ hỏi đến, hạ quan chỉ đành giả ngây giả dại một lần.”  

Ta lắc đầu:  

“Không cần.”  

Dùng ngón tay chấm trà, ta viết ra một chữ “Lưu”:  

“Đại nhân có thể dùng chữ này để ứng phó.”  

Lữ Đạo Vi thu lại nụ cười:  

“Công chúa, hạ quan đúng là người nhà họ Lữ ở Đông Hải. Khi nói về thiên mệnh, ta nhiều nhất có thể giả vờ không biết, chứ không thể tùy tiện đổ lỗi cho người khác.”  

Ta nghiêm túc đáp:  

“Yên tâm, chữ “Lưu” cũng có thể chỉ ta.”  

Ánh mắt Lữ Đạo Vi khẽ động, nhìn thẳng vào nốt ruồi đỏ giữa chân mày ta:  

“Công chúa có thể để hạ quan xem bát tự thực sự không?”  

Ta đồng ý yêu cầu của hắn.  

Lữ Đạo Vi chấm trà, nhanh chóng tính toán trên bàn.  

Sau một lúc lâu, hắn thở dài một hơi:  

“Thì ra là vậy. Hạ quan đã hiểu.”  

Sau khi nội thị thân tín của phụ hoàng từ Diêu Hoa cung mang về toàn bộ chữ viết của cung nhân, chuyện Thái Bạch tinh ứng với ai cuối cùng không còn nghi ngờ.  

Phụ hoàng không muốn nghe Đại hoàng huynh nói thêm về việc ta “câu kết với Khâm Thiên Giám hãm hại Lưu Thục phi”, liền lập tức sai người áp giải hắn về cung, giam lỏng.  

“Lớn từng này rồi mà vẫn còn nóng nảy như vậy! Thật không gánh nổi trọng trách!”  

Lưu Thục phi cũng nhanh chóng bị tước bỏ phong hào và đẩy vào lãnh cung.  

Nghe tin này, ta chỉ bẻ một đóa Mạn Châu Sa Hoa đỏ rực như máu, cài lên mái tóc mai.  

Phụ hoàng quả nhiên vẫn còn cố kỵ.  

Nhà họ Lưu bám rễ sâu trong triều đình, ngay cả một kẻ tàn bạo như ông cũng không dám dễ dàng g.i.ế.c Lưu Thục phi.  

Nhưng không sao, nỗi cố kỵ của đế vương cũng giống như một thanh kiếm hai lưỡi.  

Hôm nay nó cứu được mạng họ, nhưng ngày mai, cũng có thể là thứ đoạt đi mạng họ.  

Sau khi Đại hoàng huynh bị nói là “không gánh nổi trọng trách”, nhà họ Lưu lại đưa một cô con gái khác vào cung.  

Thiếu nữ trẻ trung xinh đẹp, nhanh chóng được phụ hoàng sủng ái. Chỉ trong mấy tháng ngắn ngủi, nàng đã được thăng ba cấp, trở thành Lưu Chiêu nghi.  

Cùng lúc đó, phụ hoàng lạnh nhạt với Lưu Dung Dự, rất lâu không triệu hắn đến đánh cờ.  

Lưu Dung Dự vẫn điềm nhiên như thường, mỗi ngày đều đến Hồng Văn quán giảng dạy, dù học trò của hắn giờ chỉ còn mỗi mình ta.  

Thế nhưng, từ đêm Thất Tịch trở đi, Lưu Dung Dự không còn gọi ta là “Tiểu Lưu Nhi” nữa. Dù không có ai khác, hắn cũng chỉ xa cách và kính cẩn gọi ta là “Tam công chúa”.  

Hắn càng dạy dỗ ta tận tâm hơn, như đang dạy một đế vương thực thụ, rằng: “Đạo làm vua, trước tiên phải nghĩ đến dân.”  

Vãn Thu lo ta buồn, nhưng ta cười bảo nàng không cần lo:  

“Muốn đội vương miện, phải chịu được sức nặng của nó.”  

Đây là con đường định sẵn sự cô độc.  

Vì không còn Lưu Dung Dự làm bạn cờ, phụ hoàng dần trở nên buồn chán, thường triệu ta đến Càn Thanh cung trò chuyện.  

Nhưng đa phần, ông chỉ hỏi vài câu qua loa rồi ngồi thẫn thờ nhìn ta. Có lúc nhìn lâu, ông lại gọi ta là “A Châu”.  

Ta chỉ mỉm cười nhìn phụ hoàng, không đáp lại cũng không phủ nhận.  

Bởi bức chân dung mẫu phi mà ông lấy đi vào ngày sinh thần của ta, chính là thứ ta và Vãn Thu đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho ông.  

Vãn Thu đã trộn vào màu vẽ một loại hoa thơm đặc biệt của Nam Cương.  

Khi phụ hoàng thưởng thức bức họa, hương thơm nhè nhẹ từ tranh sẽ len lỏi vào khứu giác của ông. Lâu dần, nó sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc, khiến ông dễ dàng hoài niệm và sinh ra ảo giác.  

Ta âm thầm quan sát trạng thái của phụ hoàng, những ngày đếm ngược nhanh chóng bị xáo trộn bởi một quốc thư đến từ Bắc Yến.  

Lão Yến vương băng hà, thái tử Bắc Yến kế vị. Không lâu sau, đoàn sứ thần sẽ đến thăm Đại Lương để thương thảo ký kết hiệp ước đồng minh mới.  

Nhà họ Lưu vận động ở triều đình, thuyết phục phụ hoàng dỡ bỏ lệnh cấm túc của Đại hoàng huynh và tiếp tục giao cho hắn phụ trách tiếp đãi sứ thần Bắc Yến.  


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.

 Bình luận