Bướm Trắng

Chương 36


Tôi dẫn Jusus vào quán ăn Reco Bob’s Barbecue Heaven. Nó ăn hết hai đĩa sườn nướng. Tôi cho nó vô trong khu giải trí Santa Monica chơi trò quay số, cưỡi ngựa gỗ quay vòng vòng. Nó được một bữa chơi thỏa thích.

Tay cầm lon bia tôi chưa muốn uống , Juses thích món kẹo Camel, nó chỉ thích được dịp đi chơi thoải mái. Ánh sáng đèn pha chói chang trong khu giải trí khiến tôi va nó cảm thấy khó chịu.

Sáng nó có thói quen chậm chạp dù sao nó ngủ giường riêng. Tôi nhìn nó lên bước đi học, ra ngoài đường nó gặp hai đứa bạn gái. Trước đây, tôi chưa thấy nó đi học với bạn.

Bữa nay bà Garrnet có nhà.

“Hai ngàn đôla?” Bà nói như mắc nghẹn.

“Con bé đòi giá đó. Trước hết phải coi cuốn nhật ký, cuốn album đầy đủ hình Cyndi va Robin với đứa con gái”.

Tôi không quan tâm chuyện sinh đứa con da đen. Nhiều khi con da đen lúc mới đẻ thấy nó trắng, lớn lên thì mới biết. Tôi cứ mặc kệ chuyện màu da để họ lo không nên xía vô. Một đứa con da đen với tôi chẳng là gì cả.

“Tôi không biết chuyện này để hỏi lại ông chồng tôi”

“OK, tối nay tôi sẽ gọi lại. Nếu ông nhà đồng ý bao lâu bà nhận được tiền?”.

“Chưa biết chắc ông có đồng ý hay không”.

“Nếu ông chịu thì sao?”.

Bà ngập ngừng mới nói ra: “Chờ đến ngày mốt xem sao:

Ngay bữa đó, tôi lo dọn dẹp nhà cửa, quăng hết mọi thứ của Regina ra ngoài, chỉ còn mấy bộ quần áo, mấy món trang sức rẻ tiền, mấy thứ lặt vặt. Đồ chơi, chăn đắp con bé Edna tôi cột lại một bó, chất bên trong phòng khách, trùm mềm kỹ lưỡng.

Đến trưa tôi đọc cuốn “Linh hồn đồng loại da đen” của tác giả W.E.B. Du Bois, cuốn sách mà mấy năm trước Jackson Blue có kể cho tôi nghe qua.

Jesus đi học về ba giờ rưỡi chiều, tôi chơi với nó cho tới sáu giờ. Bữa ăn tối có món thịt heo lát, khoai tây nhừ chiên hành, măng tây. Món tráng miệng dành cho tôi và Jesus là cây kẹo. Tôi nhờ nó rửa bát dĩa.

Đúng tám giờ điện thoại reo.

“Alô”

“Thưa ông Rawlins. Vợ tôi cho hay ông đã tìm thấy được đứa cháu”.

“Nghe vậy thôi, thưa ông, tôi còn chưa rõ. Con bé kia đang giữ tấm hình ảnh cô con gái ông và đứa cháu”.

“Tên con bé đó là gì, nó còn đòi hỏi gì hơn, Robin”.

“Là bạn của Robin, tên cô nàng là Sylvia”.

“Sylvia gì?”.

“Dù ông có tìm trong danh bạ điện thoại cũng không thấy đâu, ông Garnett”.

“Bride, Sylvia Bride”, tôi nói.

“Ồ tôi chưa hề nghe cái tên này. Ông cho hay con bé đòi tới hai ngàn đôla?”.

“Cô nàng ra giá vậy”.

“Một cái giá cao mà chúng tôi chưa thấy gì làm bằng chứng?”.

“Ông nghe đây, ông sẽ gọi lại cho cô nàng kia hẹn địa điểm giao hàng. Coi xong nếu đúng là cháu gái ông chừng đó ông trả giá. Ông chưa vội mang tiền theo, giao cho luật sư giữ. Nếu ông đồng ý tôi gọi nàng ngay, hẹn bốn giờ chiều tại địa điểm trước nhà sách thành phố. OK?”.

“Tôi có nghe nói cuốn nhật ký?”.

“Dạ. Con gái ông kể lại nhiều chuyện về đứa cháu Feather. Cô nàng Sylvia nói nhờ cuốn nhật ký để lại mới biết ai là cháu ông”.

Tôi lặng thin một hồi.

“Sao hả?”.

“Tôi chưa thể nói ra ngay vì rất có thể đứa con gái ông là nạn nhân của cùng một tên cuồng sát?”.

“Cho tới giờ này con tôi đã chết, chưa tìm ra thủ phạm”.

“Ở quanh xóm tôi đổ xô nhau đi tìm, có mấy người nhìn thấy dấu vết nám trên người con bé”.

“Với tôi điều đó không ăn thua gì, ông Rawlins, tất cả đã được dàn dựng khéo léo”.

“Ngay cái hôm cô bé bị giết chết, nó còn đi chơi với bạn bè. Theo lời Sylvia, có kẻ lạ mặt đưa tiền cho nàng. Cuốn nhật ký này sẽ cho thấy ai là thủ phạm?”.

“Lạy chúa tôi”, Garnett nói.

Tôi lỡ lời khiến ông nói ra “Tôi cho là ông lầm rồi, tôi mong là… Dù gì ta cũng phải đến ngay điểm hẹn xem cô nàng kia giao hàng”.

“Ông chắc có đi không?”.

“Chắc chứ, tôi nói thiệt”.

“Thế thì hay lắm. Tôi gọi ngay cho cô nàng kia hẹn ngày giờ, có gì thay đổi tôi sẽ cho biết sau, ông nghe rõ chưa?”.

Ông thở ra một hơi dài nói “OK”.

• •

Thấy Sylvia không được vui, tôi dặn nàng không cần phải ẵm đứa trẻ theo, chỉ cần đem theo tập album và cuốn nhật ký. Điểm hẹn an toàn là trước nhà sách nơi công cộng.

Jesus tối lo ngủ sớm, sáng nó tới trường xong là tôi thức dậy.

Giờ trưa, tôi đang ở sau vườn nghe tiếng Quinten Naylor và Roland Hobbes đậu xe trước nhà, xuống xe bước ngang hàng tên nào cũng nhìn tôi một cách dửng dưng.

“Ezekiel Rawlins …” Roland Hobbes lên tiếng trước.

“Khoan đã, cho tôi gọi máy rồi các ông muốn làm gì làm. Vợ tôi đã bỏ đi, con tôi câm, cho tôi báo hàng xóm biết trước khi các ông dẫn giải tôi đi”, tôi nói.

Hobbes nhìn qua Naylor chờ lệnh, bọn chúng lặng thinh. Naylor nãy giờ im lặng, giờ gã mới gật đầu, Hobbes theo tôi vào bàn điện thoại.

“Ô kìa, Flower lên tiếng, giọng nàng nghe chùng xuống nghe ảm đảm như tiếng mưa nhiệt đới Nam Mỹ, như nhìn thấy đám đông bông huệ trắng trên cành cây khô queo. Tôi còn phải nghe cả tiếng trẻ con khóc sau lưng nàng, những đứa trẻ là anh em với Jesus trước khi nó về ở với tôi.

Tôi dặn nàng nhắn cho Primo chồng nàng đến giúp tôi, tôi đang bị giam. Nàng thở dài thông cảm làm theo ý tôi, nghe được vậy tôi mừng rơn vì trên đời này còn có một thằng bạn.

Tôi gác máy Roland Hobbes nói ngay: “Ezekiel Rawlins ông đã bị bắt!”.

• •

Bọn chúng không thèm nói với tôi một tiếng, tra còng vô tay đưa thẳng tới bót cảnh sát.

Tôi bị giam trong xà lim ngồi một chỗ cho tới sáng. Xà lim không ra xà lim, còn tệ hơn cái kho chất hàng. Ở giữa bày một cái ghế, một bóng đèn dính luôn trên trần, không trổ cửa sổ, không chấn song, bên trong mờ mờ. Bọn chúng tước hết gói thuốc lá, tôi cảm thấy bức rức trong người.

Tôi nhìn qua khe hở trên cánh cửa sắt, lâu lâu có bóng người che lại chắc có ai đứng bên ngoài rình dòm vô trong.

Hai tên cớm mặc đồng phục áp giải tôi ra trước phiên tòa, tôi được gặp mặt ngài luật sư tòa chỉ định đứng trước hàng ghế chủ tọa, không nhìn thấy bảng tên, ông ta không thèm bắt tay tôi.

Ngài luật sư cùng với ông thư ký bước tới bên bàn chủ tọa trao đổi với quan tòa. Số phận tôi được quyết định trong vòng mấy giây, ngài luật sư trở lại vị trí chỗ tôi đứng.

Ngài luật sư tóc bạc, thấp người hai tai vểnh. Tuổi độ trung niên, hao hao gầy, tướng người xấu mặc áo bỏ ngoài quá lưng quần.

“Thế này là thế nào?”, tôi hỏi ngài.

Ông quơ đại mớ giấy tờ bỏ đi. Quan tòa phán một câu. “Vụ kế tiếp” y như một màn kịch, nhân viên tòa án đẩy tôi đi chỗ khác.

Tôi níu áo ông lại.

“Cho tôi nói chuyện với người thân”, tôi nài nỉ.

“Ông còn thắc mắc điều gì, ông Rawlins?”, ngài luật sư tôi không biết tên hỏi.

“Sao lôi tôi vào đây làm gì, giờ tôi phải chịu gì đây?”.

“Ông can tội tống tiền, ông Rawlins, nếu không đóng đủ số tiền hai mươi lăm ngàn đôla ông sẽ chịu ngồi tù”.

Ngài luật sư bỏ đi, tôi bị giải vào căn phòng nhìn thấy đã có bốn tên vô trước nằm ngủ. Nửa tiếng sau, ba nhân viên tòa án tới lôi đầu dậy.

Cả bọn tôi bị tống vào chiếc xe buýt, trên xe bốn phía giăng kẽm gai bít kín ô cửa sổ, một tấm vách ngăn cách chỗ tài xế lái xe, anh chàng không lo bởi mấy tên tù bị còng vô then cài dưới chỗ ngồi.

Chúng tôi được dẫn giải tới khu nhà ở ngoại ô thành phố.

Khu nhà không phải làm nơi giam người, đây là nơi lò làm bánh mứt hay sản xuất vòng ổ bi gì đó. Vách tường xây thêm một lớp bê tông cốt thép.

Nhà giam giữ tù là một căn phòng rộng rãi bằng nửa sân bóng đá, xây một nhà lồng thép nằm ngang chính giữa như sở thú, chia ra độ khoảng năm mươi chỗ nhốt. Gần phân nửa lô đang giam giữ tù.

Mỗi ngăn giam một người, bên trong được trang bị một sạp gỗ làm giường nằm, hai xô đựng nước, một để uống, một để vệ sinh cá nhân.

Tôi mua được gói thuốc lá của một tên cai tù giá năm đô la khéo giấu trước lúc bị giải đi. Chờ mấy tay cai tù ra đi không bị xét hỏi tôi lấy ra một điếu châm hút.

Tôi còn nhớ mãi cái mùi thơm của điếu thuốc.

Bởi gặp lúc vận rủi nên tôi còn nhớ mãi cái cảm giác đê mê ngây ngất.

Một cuộc trao đổi ngắn giữa tù mới cũ. Tôi gợi chuyện một tay giam phòng kế bên: “Nhà tù kiểu gì lạ vậy?”

“Chỗ tạm giam” lão da trắng nói. “Sắp xây thêm nhà tù mới ở đây không đủ chỗ giam”

Tôi cho lão một điếu, châm thuốc lão hút.

“Cám ơn!”, lão nói.

Chợt tên lính gác ra lệnh im lặng.

Chuyện này kể ra chắc có người không tin nổi, ở nước Mỹ tù nhân phải biết rõ mình mắc tội gì, được gọi điện thoại về nhà, được chọn người biện hộ.

Tôi còn nhớ đã học quyển này chỉ dành riêng cho bọn da trắng, bọn tôi da màu làm gì được chiếu cố. Lâu dần tôi mới hiểu ra tất cả rồi phải chôn sâu dưới nấm mồ vô danh. Ban đầu cần làm dân sống trong một nước xã hội chủ nghĩa để bị ám sát, chuyện này nên hỏi JT Saunders.

Bọn cớm có thể xông vô nhà ngay bữa nay, lôi cổ bạn ra khỏi giường, đánh đập cho rụng hết răng rồi giam vô một xó cả tháng.

Tôi biết hết nhưng bỏ ngoài tai, ngã lưng xuống chiếc sạp thưởng thức mùi vị điếu thuốc lá.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.

 Bình luận