Cuộc Sống Làm Nông Của Tống Đàm

Chương 12: Chuyện làng


Cuối tháng Hai, đầu tháng Ba, là lúc người dân quê tranh thủ được chút thời gian nhàn rỗi hiếm hoi trong năm.

Tết đã qua, con cái dắt díu nhau đi hết, đàn chim én trên xà nhà vẫn chưa quay về, đất đai thì bỏ hoang ngày càng nhiều, sắc vàng úa và nâu xám bao phủ gần hết các thửa ruộng.

Chỉ có dãy núi xanh xa xa vẫn giữ được màu sắc xanh tươi, còn trong làng thì bao trùm một không khí trầm lắng và tĩnh mịch.

Nhưng hôm nay, ở mảnh ruộng bên rừng tre nhà ông Tống lại náo nhiệt hẳn lên.

“Tống Tam Thành, năm nay nhà ông ăn nên làm ra hay sao mà định khai phá hết chỗ đất này à?”

“Đúng đó, ông Tống, định trồng gì mà dọn hết thế? Trước còn có mấy cây chè ở đây mà, cũng bỏ luôn à?”

Mọi người đều là được ông Tống Tam Thành gọi đến phụ giúp dọn ruộng.

Góc ruộng có chiếc máy cày đang nổ vang ầm ầm, nhưng trước khi cày, họ phải dọn hết cỏ dại, cây dại ở ruộng. Không thì máy cày dễ bị mắc kẹt.

May mà người đông, vừa làm vừa trò chuyện rôm rả, công việc cũng chạy nhanh. Đằng trước dọn xong một phần là đằng sau máy cày liền chạy tới cày xới hai lần, phối hợp rất nhịp nhàng.

Những người đến giúp đều cùng tuổi với ông Tống Tam Thành.

Ở tuổi này, muốn đi làm xa, mấy nhà máy cũng không nhận nữa.

Những công việc lao động nặng nhọc thì có thể nới lỏng yêu cầu tuổi tác, nhưng chủ thuê thường ngại rủi ro.

Thêm vào đó, ở độ tuổi bốn mươi, năm mươi, người nào mà chẳng có chút bệnh tật vì lao động vất vả từ trẻ… Giờ họ đành bám trụ lại làng, khi thì bận, khi thì rảnh, cố không làm gánh nặng cho con cái.

Thế nên, khi ông Tống Tam Thành bảo cần người làm, trả một trăm rưỡi một ngày, dù công việc không dễ, mọi người đều vui vẻ đến giúp.

Lớn tuổi rồi, cũng chỉ mong có chút không khí vui vẻ mà thôi.

Ông Tống Tam Thành thở dài: “Chè thì không đáng bao nhiêu, trên sườn đồi còn cả đám chè lớn kìa. Chỗ này tôi cũng bỏ bê mấy năm rồi… giữ lại làm gì?”

Cũng đúng thật.

Chỗ này chẳng phải vùng trồng chè nổi tiếng gì, chỉ là chè bình thường ở núi thôi. Chè sao lên bán, có năm mươi tệ một cân, để nhà uống thì thơm, chứ chẳng mấy ai bỏ tiền ra mua.

Mấy cây chè trong ruộng là trồng bừa lúc trước, không muốn nhìn thấy đất trống trơ trọi mà thôi…

Nhưng giờ già rồi!

Những việc đồng áng nặng nhọc không làm nổi nữa, họ đành chấp nhận vậy.

“Vậy ông dọn ruộng, dọn đồi định trồng gì đấy?”

Người hỏi là bà hàng xóm Lý Bảo Ni.

Ông Tống Tam Thành ngập ngừng một chút, không biết trả lời thế nào.

Nói sao đây?

Nói con gái mình bỏ việc, tính về quê làm nông à?

Thời buổi này mấy người trẻ biết trồng trọt đâu, nói ra không khéo lại bị cả làng cười vào mặt!

Thế là ông đành nói qua loa: “Không có gì đâu, con bé nhà tôi làm việc mệt mỏi, sức khỏe xuống cấp hẳn. Tôi bảo nó ở nhà giúp việc đồng áng, vừa nghỉ ngơi chừng một hai năm rồi hãy đi làm lại.”

Cũng hợp lý thật.

Nhà ai con cái chẳng đang bươn chải ngoài kia?

Bà Lý Bảo Ni thở dài: “Phải đấy, con gái tôi Tết về mặt mày vàng vọt hẳn, hỏi ra thì mới biết toàn phải làm đến một, hai giờ sáng. Lương lậu chẳng được bao nhiêu, cả năm tích cóp chẳng được mấy.”

Con gái bà Lý làm ở chuỗi cửa hàng quần áo. Khéo ăn nói, nên giờ làm được chức quản lý nhỏ, nhưng phải làm thêm giờ đến khuya, đi công tác mở cửa hàng, cũng mệt mỏi lắm.

Mà mấy năm nay kinh tế khó khăn, lương chẳng thấy tăng, còn phải lo không biết có bị sa thải không…

Nói đến con cái, nhà nào cũng có chuyện khó nói.

Ông Chu Mao Trụ xa xa cũng thở dài: “Con trai tôi lần trước bảo hai vợ chồng tôi lên thành phố ở với chúng nó, tiện thể trông cháu – mà ớt ở siêu thị ngoài đó giá hơn mười tệ một cân! Ăn sao nổi?”

“Trông trẻ con, sáng phải đưa đến trường, chiều đón về rồi lại đưa đi học thêm, mà chỗ học lại chẳng gần nhau. Xe buýt làm tôi hoa cả mắt, trong nhà thì suốt ngày bật điều hòa, có như nhà mình đốt củi ấm cúng đâu.”

“Tôi ở được một tuần là không chịu nổi, đành tự về trước.”

Còn bà vợ thì thương cháu, ở lại giúp đỡ chu đáo lắm.

Vụ trồng trọt này có thành hay không thì chưa biết, nhưng lý do ông Tống Tam Thành đưa ra xem ra rất hợp lý:

“Con bé nhà tôi cũng bảo, mấy năm nay ăn uống chẳng còn ngon như trước. Tôi nghĩ, giờ nó đã ở nhà rồi, trồng ít rau, trồng ít lúa cho nó ăn cho ngon.”

Nghe vậy ai cũng vui vẻ cả.

“Tống Tam Thành, giờ trong làng ông là người nhiều đất trồng nhất đấy, thành địa chủ rồi – lúa nhà ông đến vụ thu hoạch là tôi khỏi mua gạo, sang mua của ông luôn.”

“Đúng đúng, tôi cũng vậy, gạo ngoài chợ nhìn trắng thế, toàn là gạo xay xát kỹ, chẳng còn chất gì, mà giá mấy tệ một cân, lại chẳng thơm như gạo mình trồng ngy xưa.”

Ông Tống Tam Thành cười: “Nhà tôi có mỗi hai thửa ruộng, không đủ cho nhà mình nữa, chẳng bán đâu.”

Ai nấy đều là dân quê, nghe thế thì không chịu: “Hai thửa ruộng cũng phải được mấy mẫu, ông định cả năm ăn vài nghìn cân gạo chắc?”

Ông Tống Tam Thành cũng bật cười: “Thì thế nào được? Giống lúa này ngon nhưng sản lượng ít, chỉ tầm nghìn cân một mẫu thôi. Ngàn cân còn lại bảy trăm cân gạo, cũng chỉ đủ cho ba người ăn một năm.”

“Rồi thì ông bà già, bà con cô bác… nhà nào chẳng cần chia một ít?”

“Nhiêu đó cũng chỉ đủ cho nhà ăn thôi.”

Ở quê là vậy, tình làng nghĩa xóm không thể thiếu, hàng xóm bà con có chuyện thì chia nhau chút đỉnh, không cần nhiều nhưng vẫn phải có.

Mọi người tính đi tính lại, thấy cũng không nhiều thật, nhưng kiểu gì cũng còn dư: “Không được, năm nay tôi nhất định phải ăn gạo nhà ông, không thì lúc cấy lúa tôi không sang giúp đâu!”

Mọi người đồng tình ủng hộ.

Ý là giúp cấy lúa thì không cần tính tiền.

Ông Tống Tam Thành vội từ chối: “Chỉ hai thửa ruộng, tự tôi cấy cũng chỉ mất hai ngày… Được rồi, được rồi, đợi đến lúc gặt lúa, các ông các bà đến giúp, tôi đãi cơm gạo đầy đủ luôn!”

Cả nhóm cười đùa vui vẻ, dọn dẹp xong một mảnh ruộng, chuẩn bị chuyển qua chỗ khác, có người mới nhớ ra:

“Vậy ông dọn mấy chục mẫu đất thế này, trồng vài mẫu lúa, còn lại để làm gì?”

Ông Tống Tam Thành cũng không giấu: “Trồng rau chứ còn gì nữa.”

“Tôi tính không phun thuốc, rồi chở lên thành phố bán, chắc cũng không lỗ đâu.”

Nghe thì thấy cũng không lời lãi gì nhiều.

Không phun thuốc thì cỏ với sâu đầy ra, hai vợ chồng còn chưa làm kịp, cũng nhọc sức lắm chứ.

Vả lại đường ở đây đi lại không dễ, xe buýt về làng một ngày có một chuyến, đi về tốn 40 tệ…

Rau thì phải bón phân, phải bỏ công chăm sóc, mà ngoài chợ có bao nhiêu tiểu thương là từ vùng quê gần thành phố, gần hơn họ nhiều, cạnh tranh cũng lớn…

Tính đi tính lại, toàn là việc cực nhọc cả.

Dù vậy, nghĩ lại thì thấy cũng ổn:

 “Cũng được đấy, nhà ông Tống có người trông coi, chứ giờ tuổi này đi làm chẳng ai nhận, tự trồng rau ăn cũng tốt.”

“Đến lúc đó tôi ra ruộng ông mua rau tận nơi nhé!”

Trong làng trồng trọt thường chỉ có ít loại cây, và nhiều nhà thu hoạch cùng thời điểm, nên cũng phải mua thêm rau ở chợ.

Ngoài ra, giờ đây bán heo thì được, tự g.i.ế.t heo ăn cũng được, nhưng g.i.ế.t bán thì vi phạm pháp luật.

Kế hoạch của Tống Đàm là trồng lúa, dưa hấu, nhiều loại rau, trên núi có cây sồi… sẽ nuôi ong nữa, vì mật hoa cải không thể bỏ lỡ! Còn rất nhiều rau dại nữa.

Nuôi heo, nuôi chó, gà vịt, cả cá tôm, bông s.ú.n.g nữa.

 


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.

 Bình luận