Cuộc Sống Làm Nông Của Tống Đàm

Chương 27: Vẫn Là Bố Thôi


“Bố ơi, khi nào thì người giao lưới đến vậy?”

“Chắc lát nữa thôi.”

Tống Đàm nhìn những cây sồi đang vươn cành đ.â.m chồi trên sườn đồi, định bụng sẽ vây hết khu rừng này lại, rồi trồng nấm mộc nhĩ và tuyết nhĩ bên trong.

Cô biết rằng mảnh rừng sồi này đã nhiều năm gia đình không chăm sóc, nên mỗi mùa thu hoạch chỉ còn biết trông vào thiên nhiên.

Hạt dẻ này muốn thu hoạch hiệu quả thì phải ghép cây, tỉa cành và bón phân, chứ chăm sóc cũng không dễ dàng.

Thôn Vân Kiều của họ quá hẻo lánh, hạt dẻ cũng chẳng phải loại nổi tiếng gì, giá thu mua mỗi năm chỉ được một, hai đồng, nhưng cũng đã cao hơn hẳn so với hồi cô còn nhỏ, chỉ được khoảng tám hào.

Nhưng vấn đề là, những thanh niên có thể kiếm tiền từ việc này ở trong làng, giờ đều đã rời quê đi thành phố rồi.

Những người lớn tuổi, như Tống Tam Thành bọn họ, bây giờ cũng chẳng còn làm nổi những công việc nặng nhọc như vậy nữa.

Thời gian không buông tha cho ai!

Ngay giữa sườn đồi còn có một cây sồi hoang dã cao ngang ba tầng lầu, cành lá tỏa bóng che cả ánh mặt trời, mọc ngay chính giữa triền dốc.

Đây là một cây cổ thụ tự nhiên, gia đình cô chưa từng chăm sóc, quả hạt dẻ chỉ lớn hơn quả bóng bàn một chút, nhân bên trong cũng chỉ cỡ ngón tay cái, nhưng ăn thì thơm ngon vô cùng.

Hồi đó ông nội cô, Tống Hữu Đức, cố ý để lại cây này.

Tống Đàm ngẩng đầu ngắm cây, tự dưng cảm thấy thèm chảy nước miếng. Cô nhớ lại những ngày đông quây quanh bếp lửa, lắng nghe tiếng “bốp” khi hạt dẻ nổ tung…

Hương thơm đậm đà, bùi bùi ngọt ngào.

Không do dự, cô bèn gom một chút linh khí cỡ hạt đậu nành, từ từ áp vào thân cây, cảm nhận rễ cây lan rộng dưới lòng đất, rồi mới lưu luyến thu ánh mắt lại.

“Cố mà lớn nhé! Tết này trông vào mày cả đấy!”

Tống Tam Thành đã đứng phía trước gọi cô: “Ra đây xem này, đóng cọc lưới ở đây có ổn không?”

Ở đây dùng lưới sắt thì quá đắt, nên họ dùng lưới dây thường. Hầu hết chỉ để nhắc nhở những ai có ý định “tiện tay mà lấy” rằng nơi này đã có chủ.

Dù sao thì “phòng người quân tử chứ không phòng được kẻ tiểu nhân,” các công trình ở nông thôn chủ yếu cũng chỉ đến vậy.

Tống Đàm tính toán trong đầu, rồi gật đầu đồng ý: “Được, để ở đây đi.”

Tống Tam Thành thấy cô làm bộ nghiêm túc, bật cười: “Con xem kìa, nhìn như biết thật ấy nhỉ!”

Tống Đàm cũng đùa lại: “Ai biết đâu được, nhỡ con có thiên phú thì sao? Nhưng cũng phải nhờ bố, bố mới cho con không gian để phát huy tài năng chứ!”

Tống Tam Thành quả nhiên bị dỗ đến phấn khởi: “Đúng rồi, hồi nhỏ bố còn cho con ngồi trên cổ mà!”

Nói xong, ông nhìn quanh, thấy không có ai, bèn hạ giọng nói: “Đàm Đàm à, dạo này con cũng kiếm được kha khá nhỉ?”

Giờ đã giữa tháng ba rồi, Tống Đàm bán rau dại được sáu lần, kiếm được hơn một vạn năm, cũng gần mua được nửa chiếc xe rồi.

Tống Đàm nhìn bố cười mỉm: “Đúng là có chút tiền, bố muốn làm gì vậy?”

Tống Tam Thành vui mừng ra mặt, nhưng có chút ngại ngần: “Thì… con thích ăn cá mà, bố định lúc nào mưa không làm gì thì đi câu cá. Con nhớ chú Ngô ở làng mình không? Ông ấy mới mua cần câu mới, hơn năm trăm đó!”

“Con thấy sao… mua cho bố một cái cũng được không? Mẹ có hỏi thì nói là tám mươi thôi.”

Ài, ông cũng chẳng còn sở thích nào khác, chỉ muốn câu cá thôi!

Tống Đàm thấy lòng chua xót – gia đình tằn tiện là vì chị em cô đấy thôi?

Nhưng nói đến cần câu…

Tống Đàm ngỏ ý với bố: “Bố ơi, nếu bố bỏ thuốc lá, một năm tiết kiệm được một, hai ngàn, đến lúc đó con thêm vào hai ngàn nữa, mình mua cần bốn ngàn nhé!”

Tống Tam Thành: …

Ông im lặng một lát rồi nói: “Con không hiểu đâu, người thực sự biết câu cá, chẳng quan trọng cần câu. Cái cần hiện tại bố dùng cũng thấy vừa tay rồi.”

Rõ là giữa cần câu và thuốc lá, t.h.u.ố.c lá thắng thế!

Muốn bố bỏ thuốc trong một chốc một lát cũng không dễ.

Tống Đàm nghĩ một chút, rồi lấy điện thoại ra: “Thôi, nhưng bố cũng vất vả rồi, chẳng phải là một cái cần câu thôi sao? Chỉ cần bán vài mớ rau thôi mà! Bố thích kiểu nào thì cứ chọn đi!”

Xa xa, tiếng xe đã dần đến gần – người giao lưới đến rồi.

Về đến nhà, Ngô Lan vẫn còn ở chỗ cha chồng Tống Hữu Đức để gieo nấm giống, đáng ra đã chuẩn bị xong từ sớm rồi, nhưng vì gỗ vừa c.h.ặ.t độ ẩm quá cao nên phải phơi thêm vài ngày, giờ mới bắt đầu khoan lỗ.

Sau đó chính thức gieo giống.

Tống Tam Thành cũng nở nụ cười: “Toàn người cùng thế hệ với ông bà con cả, hàng ngày nói chuyện phiếm với ông bà con, tinh thần của họ tốt hơn nhiều lắm.”

“Người lớn tuổi trong làng mình đều đến cả, chỉ có hai người là bố không mời – hai người đó bình thường chẳng ai chịu nổi.”

Tống Đàm cũng biết là ai.

Một người nổi tiếng là không biết điều, ngay cả con ruột cũng bó tay.

Một người khác thì đến để ăn trộm bí mà dám đầu độc vật nuôi nhà người ta (dù chưa thành).

Nói chung, loại người như thế ở đâu cũng có, chỉ có cách tránh xa thôi.

Tống Tam Thành cũng ngán ngẩm, bèn chuyển qua chuyện khác:

“Nhưng mà Đàm Đàm này, lúc đầu mình không nói chuyện tiền nong gì – người lớn tuổi rồi, mà nếu nhắc đến tiền, nhỡ bị cảm hay ngã, gia đình họ lại bảo thuê mướn thì phải bồi thường, lúc đó khó nói lắm.”

Đừng tưởng làng xóm mà đơn giản, người không biết lý lẽ cũng không ít.

Thế nên gọi bà Vương Lệ Phân lên tiếng một cái, ai thích thì đến, có ăn có uống, lại có người trò chuyện bầu bạn, với những người lớn tuổi cô đơn thì đã quá vui rồi.

Chưa kể bố cô còn bảo, khi xong việc, mỗi người được hai khúc t.hịt nữa, ai nấy lại càng hăng hái hơn.

Nhưng Tống Tam Thành vốn cẩn thận, giờ lại nói với Tống Đàm:

“Nhưng bố nghĩ, nếu nhà mình trồng nhiều đồ thế, Đàm Đàm con lại không cho phun thuốc, vậy chẳng phải là rau sạch sao? Giá cả chắc chắn sẽ cao phải không?”

Chắc chắn rồi.

Hiện tại, rau dại của Tống Đàm đã cố định ở mức 20 tệ một cân, mục đích là để xây dựng thương hiệu giá cao.

Tống Tam Thành quanh năm ở trong làng, suy nghĩ lại chu đáo:

“Bố nghĩ, nếu mấy thứ đó chỉ nhà mình có, nhỡ người ta tiện tay ngắt vài thứ, mình cũng không tiện nói gì đúng không?”

Ở quê là vậy, có cái hay mà cũng có cái dở.

“Dù không ngắt, nhưng nếu người trong làng đến mua. Đắt thì người ta bảo mình không tình cảm, mà rẻ thì cũng không hợp lý – hay là thế này, xong việc mình mỗi người tặng một khúc mộc nhĩ, một khúc tuyết nhĩ.”

“Đàm Đàm, con thấy sao?”

Tống Đàm thực sự không ngờ đến điểm này – tu sĩ trồng trọt thường có trận pháp hoặc kết giới, đâu ai nghĩ đến việc người khác lấy đồ của mình đâu chứ!

Bây giờ cô gật đầu lia lịa, giơ ngón cái với Tống Tam Thành:

“Bố, vẫn bố là số một thôi!”

Tống Tam Thành đắc ý cười rạng rỡ: “Chứ sao nữa! Bố ăn muối còn nhiều hơn con

 ăn gạo đấy chứ!”

 


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.

 Bình luận