Kìa, dân chúng chen vai đứng kín hai bên đường.
Kìa, đám nha dịch gióng trống khua chiêng đi trước mở đường.
Kìa đám quan quân hùng hổ chặn đuôi, gươm tuốt trần, đạn đã lên nòng. Lính Đức lại càng căng thẳng, vì Tám Chu đêm qua cướp ngục, mưu toan đánh tráo phạm nhân. Tui một mực không nghe, sẵn sàng chịu hành hình, nếu không, lúc này tui đã ở một nơi ma không biết quỉ không hay, chỉ còn mỗi Uùt Sơn trên cỗ xe này. Tám Chu ơi, Tôn Bính đã phụ lòng các vị, khiến anh em hồn xuống suối vàng, đầu treo giữa chợ, chỉ mỗi tên tuổi thì trên bảng Phong thần của Miêu Xoang.
Miêu Xoang. “Đàn hương hình. Tôn Bính du nhai”
Bàn tay Tám Chu như chiếc gọng kìm xiết chặt họng tui, mắt nảy đom đóm, tai ù đặc, con ngươi lồi ra, huyệt thái dương giật giật… tui hiểu, thân này sắp đi tong! Không, không thể chết như thế này, chết trong tay Tám Chu thì uổng quá! Tui sống là anh hùng, chết phải cứng cỏi. Anh Tám, Tôn Bính hiểu ý anh. Anh sợ thi triển đàn hương hình, anh sợ khi thụ hình tui kêu cha khóc mẹ, anh sợ tui khi ấy, chết chẳng chết cho, sống không sống đặng! Anh bóp cổ cho tui chết, để âm mưu của người Đức không thành. Tám Chu, anh bỏ tay ra, bóp chết tui cầm bằng bóp chết danh tiết tui. Anh chẳng biết, tui phất cờ chống Đức mới thành công một nửa, nếu như tui nửa đường bỏ dở, chẳng hóa ra đầu voi đuôi chuột, có thủy vô chung! Tui ước mong ruổi ngựa hát Miêu Xoang, phải sống huy hoàng, chết phải chết bi tráng! Tui những muốn oai phong trên đài cao năm trượng, để bà con hương thân thức tỉnh, để giặc Tây bạt vía kinh hồn! Lúc nguy khó tui ló cái khôn: hai tay móc mắt, đầu gối thúc bụng Tám Chu. Tui thấy có gì âm ấm vương trên mặt. Tám Chu rã rời tay, cổ tui được giải phóng!
Dưới ánh trăng, tui thấy rất nhiều quan binh đứng xung quanh tui và Tám Chu. Mặt chúng nặng trịch y hệt bong bóng lợn. có mấy cái mặt – bong – bóng lợn cúi xuống, tay tui bị tóm, người bị xách lên theo. Mắt tui đã trở lại bình thường, tui trông thấy chủ Cái bang Tám Chu, bạn nối khố của tui, người lật nghiêng run như cái sàng đang sàng gạo. Trên đầu anh chảy ra một chất màu lam, mùi tanh nồng. Lúc này tui mới hiểu vì sao anh buông tui ra: không phải do tui phản kháng, mà anh bị bắn một phát đạn vào đầu.
Một tốp lính tiền hô hậu ủng kèm tui đi, qua Nghi môn, qua lầu Giới Thạch, dừng lại ở Nguyệt đài trước sảnh đường. Ngẩng đầu lên, tui thấy sảng đường, mênh mông, đèn đuốc sáng trưng. Đèn lồng ghi rõ chức danh Viên Thế Khải, treo chính giữa mái hiên, đèn lồng của sảng đường Cao Mật dạt sang hai bên. Bọn lính kèm tui vào trong sảnh, bắt tui quì trên phiến đá xưng tội. Tui lồm cồm đứng dậy, chân run người lảo đảo. Một tên lính đá khoeo chân tui, tui bất chợt ngã lăn ra đất, tui cho hai chân ra phía trước, tui ngồi chứ không chịu quì!
Tui ngồi yên vị rồi, ngước mắt nhìn lên, thấy Viên Thế Khải mặt tròn vành vạnh, bóng như bôi mỡ, thấy Caclôt mặt ngựa vẻ khắc khổ. Tri huyện Tiền Đinh đứng một bên, khom lưng quị gối, trông vừa đáng thương vừa đáng buồn. Tui nghe Viên Thế Khải hỏi:
– Kẻ xấu dưới kia, khai rõ họ tên.
– Ha ha ha ha ha – Tui cười rũ, nói – Viên đại nhân đúng là quí nhân mắt lợn luộc, tui đi không đổi họ, ngồi không đổi tên, tui đây là đài đầu lĩnh ba quân chống Đức, vốn tên Tôn Bính, giờ đội tên đại thánh Nhạc Vũ Mục, đang chịu cực hình trong đình Phong Ba.
– Đèn lồng tiến lại gần! – Viên Thế Khải quát to.
Mấy chiếc đèn lồng giơ ra trước mặt tui.
– Tri huyện Tiền, sao thế này? – Viên Thế Khải lạnh lùng hỏi.
Tiền Đinh vội vã tiến lên, hất vạt phủi tay áo, quì xuống thưa:
– Bẩm đại nhân, ti chức vừa đích thân kiểm tra phạm nhân, Tôn Bính xiềng tay chân ở cột đá dành cho phỉ.
– Vậy tên này là ai?
Quan huyện đứng lên đi tối trước mặt tui ngắm nghía. Tui thấy mắt ông ta chớp chớp như lửa ma trơi.
Tui vươn cằm ra, nói:
– Tiền đại nhân hãy nhìn cho kỹ, ông biết rõ cái cằm của tui. Năm xưa tui có một bộ râu đẹp, nhúng trong nước thẳng như sợi thép. Râu tui đã bị chính tay ông vặt! Còn răng cửa của tui bị Caclôt đạp gãy bằng báng súng, đúng chưa?
– Ngươi là Tôn Bính, vậy Tôn Bính trong ngục là người nào? Chẳng lẽ ngươi có phép nhân thân? – Tiền Đinh hỏi.
– Tui không có phép phân thân, mà các vị mắt thong manh!
– Các trại các trạm hết sức cảnh giác, đóng chặt cổng chính, sục sạo không sót các xó xỉnh, bọn giặc bất kể còn sống hay đã chết, đưa hết về đây cho ta! – Viên Thế Khải ra lệnh cho bộ hạ lão, bọn đầu mục lớn nhỏ dạ ran. – Còn ông huyện Cao Mật, hãy đến phòng giam tử tù đưa cái tên Tôn Bính về đây, để ta xem thằng nào giả thằng nào thật!
Chỉ lát sau, xác của bốn người hành khất và xác một con khỉ, đã được kéo về sảnh đường. Nói bốn cái xác là không đúng hẳn vì Tám Chu vẫn chưa chết hẳn, cổ họng đang òng ọc, bọt máu đùn trên mép. Tui ngồi cách Tám Chu chỉ ba thước, mắt Tám Chu vẫn còn nhìn được. ánh mắt Tám Chu xuyên suốt trái tim tui: anh Tám ơi anh Tám, chúng ta đã hai mươi năm bè bạn! Nhớ năm xưa gánh hát tui về diễn Miêu Xoang, anh kéo tui về miếu Bà Cô uống ba chung rượu. Anh là người mê hát Miêu Xoang, kịch bản dài đến mấy cũng thuộc lòng. Anh có giọng vịt đực, nhại tiếng mèo kêu thật tuyệt! Anh hát điệu làn thảm, giọng ngân dài mênh mông. Oâi người anh em, nhớ chuyện xưa mà lòng thổn thức, lời ca không muốn mà trào luôn! Tui đang định cất lời ca thì bên ngoài ầm ầm huyên náo.
Cùng với tiếng xích sắt loảng xỏang kéo trên mặt đất, một đoàn nha dịch áp giải Uùt Sơn vào sảnh đường. tui trông thấy Uùt Sơn, áo dài trắng rách bươm, chân xiềng, tay xích, máu me bê bết, môi rách, miệng khuyết ba cái răng, ánh mắt dữ dằn… Nhất cử nhất động, nhất chiêu nhất thức của Uùt Sơn đều giống tui, chỉ mỗi răng là gãy hơn một chiếc. Tui bất giác giật mình, thật lòng khâm phục Tám Chu tinh vi. Nếu không dôi ra một chiếc răng cửa, thì ngay cả mẹ tui cũng nhận không ra.
– Bẩm đại nhân, ti chức đã giải Tôn Bính về đây – Quan huyện nói.
Tui trông thấy Viên Thế Khải và Caclôt trợn tròn mắt.
Uùt Sơn đứng ngạo nghễ, trên môi nở nụ cười mê hồn.
– Tên phạm to gan! Sao không quì xuống! – Viên Thế Khải cầm miếng “kinh đường mộc” đập đánh chát xuống bàn, nghiêm giọng quát.
– Ta đường đường Nguyên soái Đại tống, trên quì lạy trời đất, dưới quì lạy cha mẹ, sao tui lại quì trước bọn phiên bang, bọn chó hoang! – Uùt Sơn nhại giọng tui, trả lời đĩnh đạc.
Chú em Uùt Sơn có thể coi như hạt giống kịch Miêu Xoang. Năm xưa, theo lời Tám Chu, tui đến miếu Bà Cô dạy hát cho đám ăn mày, đa số phải bỏ cuộc, riêng Uùt Sơn học một biết mười, thoáng qua đã hiểu. Tui dạy chú hát vở “Hồng môn yếu”, vở “Đuổi bắt Hàn Tín”, chú hát tròn vành rõ chữ, như có duyên thầm với Miêu Xoang! Tui định đưa chú về gánh hát, nhưng lão Tám Chu giữ chú lại làm Chưởng môn khi Tám Chu qui tiên…
– Chú em, đừng làm chuyện vô ích! – Tui chắp tay chào chú.
– Chú em, đừng làm chuyện vô ích! – Chú chắp tay, xích kêu loảng xoảng, nhắc y xì lời tui, chào tui
Oâi hoang đường, sảnh đường công diễn Mĩ hầu vương!
– Tên tử tù, quì xuống trả lời! – Viên Thế Khải giọng oai vệ.
– Tui đây, trúc trước gió, gãy không lùôn cúi; ngọc trong núi, đá nát vàng phai!
– Quì xuống!
– Muốn giết cứ việc giết, muốn quì thì đừng hòng!
– Bắt nó quì! – Viên Thế Khải giận tím mặt.
Đám sai nha như beo như sói ùa tới, lôi lôi kéo kéo, ấn Uùt Sơn quì xuống, nhưng chúng vừa buông tay, Uùt Sơn bắt chước tui, chuyển ngay sang tư thế ngồi duỗi chân, song song với tui. Tui nghiến răng, chú cũng nghiến răng. Tui trợn mắt, chú cũng trợn mắt. Tui nói: Uùt Sơn, thằng khốn! Chú cũng chửi: Uùt Sơn, thằng khốn! Hai chúng tui nhất cử nhất động như nhau, tự nhiên Viên Thế Khải cũng phải bật cười. Ông ta cười hì hì, Caclôt ngồi bên cạnh cũng nhệch miệng cười ngớ ngẩn.
– Bản phủ làm quan lâu năm, chuyện gì cũng đã từng thấy, nhưng chưa bao giờ chứng kiến tranh nhau làm tử tù! – Viên Thế Khải vừa cười vừa nói – Ông huyện Cao Mật, ông đọc nhiều hiểu rộng, học vấn uyên bác, ông giải thích ta nghe xem nào?
– Ti chức hiểu biết nông cạn, mong đại nhân chỉ bảo – Tiền Đinh cung kính đáp.
– Ông phân biệt giúp bản quan, ai là Tôn Bính?
Tiền Đinh đi đến trước mặt tui, hết nhìn tui lại nhìn Uùt Sơn, nét mặt tỏ ra do dự không dứt thoát. Tui biết, viên tri huyện này khôn như rận, thoáng qua đã phân biệt được thật giả, vì sao ông ta trù trừ? Chẳng lẽ ông ta muốn thằng ăn mày chịu hình phạt đàn hương?
– Bẩm đại nhân, ti chức không tinh, quả thực không phân biệt được.
– Ông nhìn kỹ lại lần nữa.
Quan huyện nhìn kỹ hồi lâu, lắc đầu:
– Bẩm đại nhân, vẫn không sao phân biệt được.
– Ông nhìn miệng chúng.
– Miệng chúng đều gãy răng cửa.
– Có khác gì nhau không?
– Một khuyết ba răng, một khuyết hai răng.
– Tôn Bính khuyết mấy răng?
– Ti chức không nhớ.
– Thằng khốn Caclôt dùng báng súng đập gãy ba răng cửa của ta – Uùt Sơn mau miệng nói trước.
– Không phải, Caclôt đập gãy của ta hai răng – Tui lớn tiếng cải chính.
– Ông huyện Cao Mật, ông phải nhớ Caclôt đập gãy mấy răng chứ?
– Bẩm đại nhân, ti chức thực tình không nhớ.
– Nói vậy có nghĩa là ông không phân biệt được Tôn Bính thật Tôn Bính giả! Ông là quan địa mà còn không phân biệt được, vậy không cần phân biệt nữa – Viên Thế Khải xua tay – Đưa chúng về phòng giam tử tù, ngày mai thi hành án cho cả hai. Ông huyện Cao Mật, đêm nay ông đích thân canh gác hai bên tử tù này, nếu để sai sót, ta cứ ông mà hỏi.
– Ti chức xin tận tâm tận sức… – Quan huyện cúi rạp nhận lệnh. Tui thấy ông ta mồ hôi đầm đìa, vẻ thư thái ung dung trước đây mất biến.
– Giở trò đánh tráo, chắc chắn có nội ứng tiếp tay – Viên Thế Khải biết rõ chân tơ kẽ tóc – Bắt ngay Điển Sử giám trại, ngục tốt canh giữ tử tù, đợi sáng mai tra hỏi.
Không đợi quân lính đến bắt, Điển Sử đã treo cổ tự vẫn. Bọn sai nha kéo xác ông như kéo một con chó chết về lối dũng đạo bên ngoài Nghi môn, cùng với thi thể Tám Chu, Tiểu Thất. Khi bọn lính sấp ngửa lôi tui về khám tử tù, tui trông thấy bọn đao phủ đang cắt đầu họ theo lệnh của ai đó. Lòng tui quặn đau, lửa giận sục sôi. Tui nghĩ có lẽ tui sai khi không nghe lời Tám Chu, thay hình đổi dạng để Viên Thế Khải và Caclôt vồ hụt. Tui nghĩ có lẽ tui sai khi không nghe lời Tám Chu, thay hình đổi dạng để Viên Thế Khải và Caclôt vồ hụt. Tui đã hủy họai mấy mạng người vì muốn mình công đức viên mãn, thiên cổ lưu danh. Thôi thôi thôi, khoát tay gạt bỏ chuyện phiền não, đêm trường cố thức đến ngày mai!
Quan huyện chỉ huy bọn sai nha xích tui và Uùt Sơn vào cột xích phỉ.
Trong khám đốt ba cây nến đại, ngoài cửa treo ngọn đèn lồng. Tri huyện cho bê một chiếc ghế đến, ngồi canh bên cửa, qua lỗ cửa sổ bằng miệng hát, tui thấy sau lưng ông ta có đến bảy tám sai nha, phía sau sai nha là một đám lính dõng. Nhà bếp đã bước dập lửa, nhưng mùi khét vẫn còn nồng nặc.
Thanh la báo canh tư gõ.
Tiếng gà gáy lác đác, ánh đèn lồng đã nhạt, nến trong kkhám đã cháy quá nửa. Tui thấy viên tri huyện đầu gục xuống ngực, rũ rượi như cây mạ bị sương muối, không ra sống cũng chẳng ra chết. Tui biết tình cảnh ông này không tốt đẹp gì! Giữ được đầu thì mất mũ ô sa! Tiền Đinh ơi, còn đâu vẻ tự hào hoa thanh nhã mỗi khi ông uống rượu ngâm thơ? Sự điên khùng của ông khi đọ râu với tui đi đâu cả rồi? Ông huyện ơi ông huyện, oan gia gặp nhau, ngày mai ta cùng chết, coi như hết oan cừu!
Uùt Sơn, Uùt Sơn, chú cũng là đồ đệ của tui. Chú hủy dung nhan vì trung nghĩa, sử xnh sẽ ghi tạc ngàn thu! Cơn cớ gì chú mím miệng hòai, nhất quyết nhận mình là Tôn Bính? Tui biết, chú khai thật thì cũng không thoát chết, nhưng chém đầu, chết sướng hơn xiên cả bằng cọc đàn hương!
– Hiền đệ, sao em làm vậy? – Tui hỏi nhỏ.
– Sư phụ – Chú khẽ trả lời – Nếu như chết một vô danh tiểu tốt, thì chẳng hóa ghè oan mấy răng cửa!
– Chú tưởng xiên chả từ trôn lên miệng thú vị lắm sao?
– Sư phụ, dân ăn mày từ nhỏ đã phải tự hành hạ mình. Bài học vỡ lòng ông Tám Chu dạy đồ đệ là nằm trên dao. Trên đời chỉ có chuyện ăn mày hưởng phúc không trọn vẹn, làm gì có chuyện ăn mày không chịu nổi hành hạ? Đồ đệ khuyên sư phụ không nên nhận mình là Tôn Bính để chúng dành cho sư phụ cái chết khoan khoái, còn nhục hình để cho đồ đệ.
– Chú đã quyết tâm, anh em mình hãy cùng vượt ải. Chết ra chết, cho chúng mở mắt mà nhìn, cho chúng biết gan người Cao Mật!
– Sư phụ, lúc nữa trời mới sáng. Sư phụ tranh thủ kể cho đồ đệ nghe lịch sử Miêu Xoang – Uùt Sơn đề nghị.
– Được, đồ đệ thân yêu của tui. Tục ngữ có câu: “Con người sắp chết thường hướng thiện”, tui kể ngọn nguồn để chú nghe.