“Bông, dắt em lại đây, cả nhà cùng chụp cái ảnh kỉ niệm nào!”
Tôi dắt Quỳnh chạy về phía trước, nơi có bố và mẹ tôi đang đứng, phía sau là khu vườn bạt ngàn hoa hướng dương. Thế rồi tôi chạy vội, vấp chân ngã nhào ra đất, mọi thứ chỉ dừng ở đó. Tôi chậm rãi mở mắt ra, phía trước mặt là trần nhà màu trắng với cái quạt xanh xanh đang quay. Có ai đó nhào đến lắm tay tôi:
“Lý, mày tỉnh rồi, cuối cùng cũng chịu tỉnh rồi! Bác sĩ, bác sĩ ơi…!”
Tôi đang ở đâu? Ở đây đây? Tôi vừa nghe thấy giọng nói của mẹ. Đầu tôi đau nhói, toàn thân trở nên vô cùng nặng nề. Tôi cố gắng liếc sang bên cạnh, muốn nói thật nhiều mà miệng chỉ ú ớ hé được một chữ:
“Mẹ!”
Mẹ tôi sụt sùi khóc:
“Con ơi sao mày dại thế? Bố mày say rượu như vậy thì mày phải biết chạy lên phòng khóa cửa lại chứ, cứ đứng cãi lại thì sao nó không đánh cho!”
Tôi rưng rưng nước mắt, mẹ không hiểu tôi, không hiểu cho tôi. Nếu bây giờ có thể nói được, tôi sẽ nói, vì ông ta xúc phạm đến mẹ, vì ông ta lôi ngoại tôi vào chửi bới, vì ông ta đánh tôi, bởi tôi phát hiện ông ta có người tình bên ngoài:
“Không…phải..tại…con…!”
Tôi cố dặn ra từng chữ một, nhưng miệng tôi đau nhói, cứ hé ra là xót đến tột cùng. Tôi thành ra như vậy là vì sao? Vì cái gì?
Do tôi cãi láo?
Do tôi bênh mẹ?
Do tôi chửi con giáp thứ 13 kia?
Tôi khóc trong đau đớn.
Một gia đình êm ấm, đầy đủ, một gia đình tràn ngập tiếng cười trong bữa cơm nhỏ. Nó vốn đi vào quá khứ, vốn đã tan tành theo mây khói rồi. Giông tố kéo đến vào năm tôi học lớp 1, bố tôi vừa kết thúc học tại chức, xin vào làm cán bộ, công tác tại phường mà gia đình tôi đang thường chú.
Cũng vì vậy, gia đình tôi ngày một khá giả và…hạnh phúc cũng ngày một lụi tàn. Những trận cãi vã kéo dài suốt 12 năm trời, mỗi tháng hai bữa, một năm, nhiều đến không xuể. Tôi, em tôi là nạn nhân của cuộc cãi vã nong trời nổ đất ấy. Hệ quả sau mỗi trận đòn, là khuôn mặt sưng vù, môi rách, má hằn lên những đoạn mạch máu bị vỡ….
“Mẹ ơi…!”
Tôi khàn khàn gọi:
“Cho con theo mẹ với!”
Mẹ tôi đau xót nhìn tôi, gật đầu đồng ý. Tôi an lòng nhắm mắt vào ngủ. Bên tai thoang thoảng tiếng trách cứ của bác sĩ:
“Tôi cũng thật chẳng hiểu gia đình chị. Tại sao lại để con bé bị đánh ra nông nỗi như vậy. Thế này là bạo lực gia đình đấy…Trời ạ! May sao con bé được thằng cháu tôi đưa vào kịp lúc, không thì hôm nay chị chỉ còn nước đến nhận xác nó về thôi!”
“Thằng bé đi vội quá, tôi không kịp cảm ơn nó!”
Mẹ tôi nó:
“Có dịp, tôi sẽ trả ơn!”
“Ơn huệ gì. Thôi, chị và cháu nghỉ ngơi đi, tôi đi thăm khám nữa!”
Tôi nhập viện được hai ngày, tình hình sức khỏe cũng đã ổn hơn, má bớt sưng, môi bớt tều, chỉ có điều, trán tôi vẫn vô cùng đau nhức. Ở mãi trong phòng bệnh, cũng ngột ngạt vô cùng.
Chiều hôm ấy, ngoại tôi từ Hải Phòng lên thăm tôi, có đem cho tôi một ít đặc sản quê lên. Tôi mừng lắm. Ngoại tôi nói, khi nào khỏi, theo ngoại về quê, ở đây làm gì cho cực. Tôi gật đầu ngậm ngùi. Tôi nhớ nơi ấy lắm, nhớ bạn bè, nhớ cậu mợ lắm. Giá như gia đình tôi đừng định cư trên đất Hà thành này, thì cuộc đời tôi không dính vết đen lớn đến vậy.
Tôi đi vòng một lượt, mới phát hiện, đây là một bệnh viện tư. Điều đáng kinh ngạc ở đây, bệnh viện tư này vô cùng lớn, tuy không bằng bệnh viện trung ương, nhưng cũng là tương đối. Bệnh nhân thăm khám ở đây khá nhiều, có lẽ chất lượng cũng không tồi. Tôi kéo theo cây truyền nước bên cạnh, đi lạc lên đến sân thượng, định bụng ra ngoài đó hóng mát, thật chẳng ngờ…
“Đánh nó cho tao!”
Rồi hàng loạt tiếng đấm, đá, rồi thì tiếng kim loại va vào nhau, nghe vừa chát chúa, vừa buốt đến tận xương tủy. Theo đó là tiếng chửi rủa, hô hào:
“Đánh mạnh lên! Hôm nay, phải cho nó liệt ở đây. Cho thằng chú nó cấp cứu cả một thể.”
Nghe thôi đã đủ biết, thành phần này toàn những bọn chẳng tốt đẹp gì. Tôi nghĩ bụng, phắn đi cho nước nó trong. Vừa quay lưng lại, có tiếng hét hốt hoảng vọng đến:
“Anh Ngọc, nó vỡ đầu rồi, có đánh nữa không?”
“Tao nói rồi!”
Có tiếng gằn giọng:
“Đánh cho nó liệt tại chỗ cũng không sao!”
Tôi nhất thời thấy xót xót. Kẻ bị đánh, có lẽ cũng đau không kém tôi. Nếu tôi bỏ mặc hắn không giúp, hắn sẽ giống như tôi, trong cái đêm kinh hoàng ấy. Thôi, cứu một mạng người còn hơn xây bảy tòa tháp. Tôi nhìn xung quanh, phát hiện có bình xịt cứu hỏa gác tại góc cửa, mới hít thật sâu nhấc nó lên. Tôi tự nhủ:
“Đồng Thiên Lý, cố lên!”
Trong chớp mắt, tôi đạp cửa lao ra ngoài, đem vòi xịt cứu hỏa, xịt tung bọt trắng lên, vừa xịt, tôi vừa hét lớn:
“Chết đi, cái lũ thực vật chỉ biết đánh người!”
Cả đám được một phen hốt hoảng, nhao nhao cả lên…
“Anh Ngọc, chuyện gì đảng xả ra thế?”
Thằng cầm đầu lạc trong đám khói trắng, cũng hoảng loạn không kém. Hắn buông miệng chửi tục. Nào thì “con mẹ nó”, nào thì phụ khoa văng tung tóe. Thật…đúng là, tôi lên cơn điên cũng không văng tục bừa bãi như hắn.
Trong lúc khói còn chưa tan, tôi chạm phải thứ gì đó ấm ấm, đưa tay lên, phát hiện ra đó là máu, biết ngay kẻ dưới chân tôi là nạn nhân của đám kia, là người tôi cần cứu. Tôi túm lấy người hắn, lôi đi thật nhanh, chạy cấp tốc về phía cửa sân thượng.
Có thằng du côn trong đám đó, phát hiện ra chúng tôi, bèn chạy tới chặn cửa. Tôi chẳng ngại dương bình cứu hóa lên, muốn tẩn cho hắn một trận, nào ngờ bình nặng quá, không nhấc lên nổi. Trong lúc hoang mang, chợt, có đôi tay, nâng tay tôi lên cao, rồi thay tôi ghè chiếc bình về phía trước. Tên kia trong chốc lát, án binh bất động. Tôi cũng án binh bất động.
Hắn không nắm tay tôi kéo đi, như tôi làm với hắn. Hắn túm cổ áo của tôi, lôi đi, nhanh đến nỗi, tưởng chừng như cúc áo sắp bung đến nơi rồi ấy. Cho đến khi không còn ai đuổi theo phía sau, tôi mới gạt phăng tay người trước mặt ra:
“Đủ rồi đấy!”
Hắn khá bất ngờ bởi hành động của tôi, xong cũng cười nhạt xoay lưng rời đi. Trời ạ! Ở đâu ra cái kiểu người không biết lí lẽ như vậy chứ. Tôi hét lớn:
“Tôi cứu mạng anh đấy! Đến một lời cảm ơn cũng không có à.”
Hắn không thèm quay người lại, để tôi xem mặt mũi, tướng tá ra sao, buông thõng một câu cộc lốc mà nói láo là…tôi chẳng hiểu cái mẹ gì cả.
Hắn nói:
“Cô nợ tôi một mạng! Vừa rồi cô cứu tôi, coi như trả xong.”
“Này! Anh đứng lại cho tôi.”
Tôi gào lớn, muốn đuổi theo để hỏi cho công bằng, nào ngờ, chân vấp phải ống quần, ngã nhào xuống đất. Đau thấy bu. Mất mặt, mất mặt quá. Khi tôi ngước, mắt lên và bắt gặp nụ cười mỉa của hắn. Qúa đáng, quá đáng mà.
Tôi nằm viện khoảng hai tuần, sức khỏe ổn định rồi, mẹ tôi đưa tôi về nhà giọn đồ đạc. Taxi đậu ở cổng, tôi chùn chân không muốn bước vào. Nỗi ám ảnh đêm mưa hôm ấy ùa về cùng tiếng chửi bới dọa nạt, tiếng thủy tinh vỡ…cả thảy khiến tôi rùng mình một chập. Tôi nắm chặt tay áo, hít một hơi thật sâu…không sao, không sao. Ổn thôi, ổn thôi. Tôi nhẫn chuông của liên tiếp ba hồi, cuối cùng, có người chạy ra mở.
“Bà Lý đấy hả?”
Tôi thở phù một cái. Thật may, em tôi hôm nay ở nhà. Quỳnh thấy tôi, vội vàng mở cửa, nó biết tôi đang lo lắng điều gì, bèn vội nói:
“Bố không có ở nhà đâu. Ông ấy đi câu cá rồi!”
Cũng thảnh thơi quá nhỉ. Tôi cười mỉa trong lòng:
“Tao theo mẹ về nhà ngoại. Mày có về không?”
Quỳnh định nói có nhưng rồi nó im lặng, lắc đầu:
“Tôi đi thì ai ở nhà trông nhà. Nhỡ ông ấy dẫn con bé kia về thì sao?”
Tôi gật gù. Cũng phải, cũng phải. Tôi biết, Quỳnh nó muốn theo mẹ con tôi đi lắm chứ. Nhưng nó còn việc học và còn phải đi làm thêm kiếm tiền nuôi thân nó chứ. Tôi nhớ lại hai tháng trước, người bố ấy dõng dạc tuyên bố, không lo tiền học cho nó. Quỳnh cứng rắn vô cùng. Nó cũng giống như tôi, cực kì, cực kì căm phẫn bố. Nó từng vừa khóc, vừa nói với tôi:
“Đấy không phải bố tôi. Bố tôi không như vậy!”
Nỗi đau mà Quỳnh trải qua, còn kinh khủng gấp vạn lần tôi. Quỳnh từng bị đuổi ra khỏi nhà, phải sống nhờ trong nhà trọ của người chị họ đang học trên đây. Vì thiếu tiền đóng học, nó làm ngày làm đêm, đến độ một ngày chỉ có 4 tiếng để ngủ. Ngày đi học, đến tối đi làm hùng hục đến 2 giờ đêm mới được về. Có những lúc nó đi làm về, chưa kịp tắm rửa, đã nằm nhoài ra giường ngủ thiếp đi. Tôi là người chị bất tài, vô dụng nhất. Nếu không vướng chuyện ôn thi đại học, có lẽ, tôi sẽ bớt gánh nặng giúp Quỳnh.
“Mẹ đâu?”
Quỳnh hỏi, tôi chỉ ra chiếc taxi đang đỗ phía xa:
“Mẹ đang nghe điện thoại. Lát mẹ vào!”
Tôi thở dài thườn thượt:
“Mẹ mấy hôm nay vướng bận chuyện giấy phép kinh doanh nhà hàng, tóc bạc đi quá nửa!”
“Mấy hôm nay bà ở với mẹ à? Sao tôi đến nhà tìm mà không thấy?”
Tôi cười đầy châm biếm, rồi chỉ lên vết thương đã tháo chỉ:
“Tao nằm trong viện!”
“Đến mức đi viện sao?”
“Nếu không có người đi đường mang tao vào viện, có lẽ hôm nay tao quy tiên rồi!”
“Càng ngày càng quá đáng!”
Quỳnh nhìn lên miếng băng gạt trên trán tôi. Nó chạm vào:
“Đau không?”
Tôi gạt tay nó ra, cười ha ha:
“Đau thì làm gì được. Tao phải sống tốt cho ông ấy sáng mắt ra!”
Nửa canh giờ trôi qua, về cơ bản, tôi đã giọn xong những thứ cần thiết. Sách vở các môn tổ hợp ôn thi của tôi, một ít đồ dùng cá nhân và vài bộ quần áo. Khoác ba lô lên vai, tôi nhìn lại căn phòng đã theo tôi từ bé đến lớn. những kỉ niệm đẹp nhất, ở đây. Những nỗi ám ảnh kinh hoàng, cũng từ đây mà đi ra. Tôi tiến lại bức tường trước mặt, nơi mà bốn chiếc huy chương, vàng, bạc, đồng, đều được treo ở đấy. Tôi cười khổ. Tôi biết võ mà, tôi biết đấm và đá mà, tất thảy những gì có thể phòng thân, Karate đều dạy cho tôi hết, mà tại sao tôi lại để cho ông ấy đánh đến độ như chó làm thịt? Phải rồi! Đạo làm con không cho phép tôi làm điều ấy.
Nhìn lại mọi thứ, tôi không hề muốn phải rời xa nơi này chút nào. nếu bây giờ có thứ gì đó tác động, tôi sẽ không đi, sẽ không đi nữa. Thế nhưng, khi nhìn vết kính vỡ còn đọng lại vệt máu đỏ đã khô thành vệt đen, bất giác, tôi đưa tay lên chạm vào vết thương trên trán.
Không, nếu tôi còn muốn lành lặn để thi đại học, tôi phải đi, nhất định phải đi. Tôi không cho phép bản thân mình phải chịu bất cứ một đau đớn, một tổn thương nào khác. Tôi mà ở lại đây, sẽ không có ai bảo vệ cho tôi, khỏi những trận đòn roi vô cớ của con sâu rượu. Tôi hờ hững nhìn vết kính vỡ, rồi đi qua nó. Tôi đi, tôi sẽ đi. Thi xong rồi, tôi sẽ tự làm chủ được bản thân, tôi cũng sẽ làm những gì tốt nhất cho bản thân tôi, cho em tôi. Quỳnh còn ở nhà, chính vì vậy tôi không thể cứ đi mãi như thế được. Nếu tôi đi, em tôi sẽ là nạn nhân tiếp theo.
Nói lời tạm biệt với đứa em ruột thịt, mà lòng tôi không nỡ. Tôi nhìn nơi mình sinh ra và lớn lên lần cuối, rồi kéo vali, rời khỏi đó.
Dàn nho vẫn cứ xanh mướt, che chở cho những trùm quả xanh mơn mởn như viên ngọc bích, lấp ló dưới ánh nắng chiều gay gắt.
Thành đô hôm ấy, trời đổ nắng gắt, nhuộm vàng cả lòng thành phố. Tôi cùng mẹ ngồi trên chuyến xe cao tốc, về lại Hải Phòng. Xe khởi hành, để lại phía sau những làn khói đen kịt như cuộc đời tăm tối của tôi về nơi đây. Lòng tôi tuy chưa thể quên những vết nhơ đen ngòm ấy, nhưng phần nào cũng đã nguôi ngoai, yên bình. Trốn tránh quá khứ, không phải chuyện hay. Dẫu cho bản thân tôi biết, không sớm thì muộn, cũng phải đối mặt với nó.