Ba người tìm một tửu lâu gần đó, bao một gian phòng.
Ai nấy yên vị xong, Hồ Trí Nhân rút một phong thư ra đưa cho Tạ Trường Yến.
Chuyến này Tạ Trường Yến giả vờ rơi xuống nước nhiễm bệnh, nhờ Hồ Trí Nhân sắp xếp người giả dạng mình ở lại trên thuyền để thu hút sự chú ý của hung thủ trốn trong bóng tối, còn nàng và Mạnh Bất Ly ngồi xe ngựa về kinh.
Do loại xe ngựa cỡ to này thường qua lại ven bờ kênh đào nên nàng trà trộn bên trong không dễ bị phát hiện.
Thế Hồ Trí Nhân vốn dĩ đang ở Tân Châu yểm trợ giúp nàng sao lại xuất hiện ở đây vào lúc này?
Nhìn thấy bức thư đó Tạ Trường Yến hiểu ngay.
Trên thư viết bốn chữ “Thân gửi Trường Yến” rồng bay phượng múa, người viết không ai khác là đệ nhất danh gia thư pháp đương thời Tạ Hoài Dung.
“Ngày thứ ba sau khi muội đi, Tạ gia chủ đến nói muốn gặp muội, đón muội về nhà.
Ông ấy là bá phụ của muội, không ai dám ngăn cản, kết quả…!lộ tẩy rồi…” Hồ Trí Nhân áy náy, “Vả lại không biết tin tức ông ấy đến Tân Châu truyền ra ngoài thế nào mà thân sĩ giới danh lưu địa phương lũ lượt kéo nhau đến xin bái kiến…!Tóm lại cuối cùng ai cũng biết Tạ gia chủ đến tìm cháu gái mà cháu gái đã không còn ở trên thuyền.”
“Đây là sai sót của ta, đáng lẽ ta nên nghĩ đến sớm hơn.” Tạ Trường Yến nhìn nét chữ quen thuộc kia.
Tạ Hoài Dung dạy dỗ nàng nửa năm, nhiều lời hay ý đẹp của ông ấy đến nay vẫn có ý nghĩa đối với Tạ Trường Yến.
Sau chuyện từ hôn, Tạ Hoài Dung từng viết thư trách Trịnh thị dung túng con gái làm bừa, bảo họ mau chóng về nhà.
Ngôn từ tuy nghiêm khắc nhưng kèm theo lá thư còn có mười lá vàng.
Vào những ngày tháng đầu chưa có nguồn thu nhập, mười lá vàng đó thật là cứu khổ cứu nạn.
Sau đó, quyển một Triều Hải Mộ Ngô Lục xuất bản, Tạ Tri Vi gửi thư đến nói cha rất thích quyển sách này, đặt trên đầu giường thường xuyên lật xem, không còn nhắc đến chuyện bảo họ về nhà nữa.
Vậy nên nàng cứ yên tâm tiếp tục du ngoạn, nếu tiện thì nghe ngóng luôn tung tích của nhị ca Tạ Tri Hạnh càng tốt.
Nói đến cũng lạ, cùng du ngoạn bên ngoài nhưng Tạ Trường Yến chưa bao giờ đụng mặt Tạ Tri Hạnh.
Người này y như mất tích rồi vậy, ngoại trừ dịp tết mỗi năm viết một phong thư về nhà báo bình an thì chẳng ai biết y đang ở đâu, làm gì.
Tiếp đó nữa thì là bức thư này.
Tạ Trường Yến mở bìa thư lấy bức thư bên trong ra, hiếm có dịp Tạ Hoài Dung không viết thể Thảo thư, chữ viết bên trên rất ngay ngắn.
“Nghe tin đệ muội gặp nạn, không may qua đời, tuy con đã cập kê nhưng vẫn còn nhỏ, nên quay về nhà để dễ bề che mưa chắn gió…!Một đời ta tầm thường, trước không có bản lĩnh chấn hưng gia môn, sau không thể bảo vệ người trong tộc bình an, lấy làm hổ thẹn…!Nguyện dùng những năm tháng gần đất xa trời còn lại, lấy mình làm gương, chọn người xứng đôi vừa lứa với con, để tận trách người cha…”
Tạ Trường Yến đọc xong, lẳng lặng gấp thư lại bỏ vào trong tay áo.
Ngũ bá bá thật nhân từ…!Một gương mặt nghiêm khắc như thế, một trái tim ấm áp như thế
Thế nhưng, cuối cùng nàng vẫn phải phụ lòng ông ấy…
“Nếu có hồi âm ta có thể chuyển giúp.” Hồ Trí Nhân nói.
Tạ Trường Yến ngẫm nghĩ rồi nhờ tiểu nhị lấy giúp một tờ giấy, sau đó nàng xếp thành hình một chú chim, đưa cho hắn: “Vậy thì phiền Hồ huynh đưa vật này đến Ẩn Châu.”
Hồ Trí Nhân nhìn chú chim, hiểu ra ý nàng, trong lòng có chút ủ ê.
Nếu Tạ Trường Yến đồng ý với Tạ Hoài Dung, ngoan ngoãn về nhà, hắn đến dạm ngõ có lẽ sẽ thành công.
Nhưng rõ ràng Tạ Trường Yến vẫn muốn tiếp tục bay lượn.
Hắn nói: “Ta có một thỉnh cầu nhưng hơi ngại mở lời.”
Tạ Trường Yến mỉm cười: “Giữa huynh và ta còn gì mà ngại nữa, huynh cứ nói đi.”
“Có thể tặng bìa thư đó cho ta không?” Hồ Trí Nhân chỉ bìa thư đề “Thân gửi Tạ Trường Yến” trên bàn, “Thật không dám giấu, ta ngưỡng mộ chữ của Tam Tài tiên sinh đã lâu…”
Tạ Trường Yến cười ha ha, đưa phong thư cho hắn: “Thế ta bèn mượn hoa dâng Phật vì một nụ cười của Hồ huynh vậy.”
“Đa tạ đa tạ!” Hồ Trí Nhân nâng niu phong thư, lấy khăn gói lại rồi cất vào trong ngực áo.
Nhìn hắn cẩn thận từng li từng tí như thế, Tạ Trường Yến mỉm cười.
“À phải rồi, hành tung của muội đã bại lộ, nếu hung thủ đuổi đến đây…” Hồ Trí Nhân lo lắng.
Tạ Trường Yến thản nhiên nói: “Ta đã nghĩ qua vấn đề này rồi, trốn không phải cách, chỉ có lôi kẻ đứng đằng sau ra mới thật sự an toàn.” Lúc trước, nàng không biết nguyên nhân thế nào, chỉ có thể lui vào trong tối để yên thân.
Nay, biết được chân tướng từ chỗ Chương Hoa, biết mình còn vướng mắc với Như Ý Môn, vậy nên nàng phải hoá bị động thành chủ động.
Nàng đi đến bên cửa sổ, hé mở một ít, nhìn xuống chỗ nào đó giữa đám người, nhếch môi cười: “Xem ra, đã đến rồi…”
Trong các sạp hàng rao bán phía dưới có một người trung niên mập mạp, cố gắng vác thân tre cắm đầy kẹo hồ lô, thỉnh thoảng lắc lắc cái trống trong tay.
Tạ Trường Yến vẫy tay gọi Mạnh Bất Ly: “Huynh qua đây xem có quen mặt không?”
Mạnh Bất Ly bước đến nhìn một hồi, nét mặt hoang mang.
“Cân nặng của người này từ một trăm hai mươi cân tăng lên một trăm bảy mươi nhưng lúc bán đồ vẫn không tập trung như thế…”
“À!!” Mạnh Bất Ly nhớ ra, là tên bán quýt theo dõi họ trong ngày sinh thần của Yên vương! Có một dạo, vì tìm người Tạ Trường Yến còn vẽ cả chân dung của gã.
Tên này đã gặp chuyện gì? Từ cây sào tre biến thành lu nước thế này!
“Béo lên nhiều vậy mà muội cũng nhận ra à?” Hồ Trí Nhân ngạc nhiên.
“Dù hình thể thay đổi nhưng mắt gã vẫn là bên phải to hơn bên trái, dái tai dày, tóc thưa, cằm bóng loáng…!Quan trọng nhất là chiều cao không thay đổi, vẫn năm tấc năm phân.” Tạ Trường Yến mỉm cười nói.
Ánh mắt Hồ Trí Nhân lấp lánh, cảm khái nói: “Năng lực quan sát của muội…!đúng là thiên phú dị bẩm…”
Tạ Trường Yến không nán lại lâu, nàng tạm biệt Hồ Trí Nhân rồi ngồi xe về cung.
Mạnh Bất Ly hỏi: “Không bắt?”
“Bắt dạng lâu la thế này vô ích thôi.
Đợi sau khi vào cung, ta sẽ tự vào điện, huynh tìm cơ hội theo dõi gã, xem gã về đâu, gặp ai.
Chớ đánh rắn động cỏ.”
“Vâng.”
Thế là Tạ Trường Yến hồi cung, sau khi vào cửa cung Mạnh Bất Ly rời đi, nàng tự đánh xe về điện Lăng Quang, giữa đường trông thấy một người, mắt nàng sáng lên, dùng roi ngựa chặn người đó lại: “Như Ý công công, lại gặp nhau rồi.”
Như Ý đang ôm một đống tơ lụa, bực bội lườm nàng: “Cuối cùng cũng chịu về rồi, hại ta suýt chút nữa là đi về công cốc, nè, cho ngươi đó!”
Tạ Trường Yến cầm tơ lụa lên nhìn nhìn, cười nói: “Chà, cống phẩm của Nghi quốc à.
Cho ta sao? Cảm ơn nhé.
Cơ mà, ta còn muốn một thứ nữa, có được không?”
Như Ý nhíu mày, vẻ mặt “sao ngươi phiền quá vậy”, nói: “Còn muốn gì nữa?”
“Ta muốn…” Tạ Trường Yến nói nhỏ vào tai hắn.
Hoàng hôn buông xuống, lúc Chương Hoa bước vào điện Lăng Quang thì thấy Tạ Trường Yến đang bày thức ăn, Như Ý thấy chàng đến thì tung tăng chạy ra đón: “Bệ hạ! Chính tay Tạ Trường Yến làm mấy món ngon học được lúc đi du ngoạn, bệ hạ ngài phải nể mặt ăn nhiều chút đó!”
Chương Hoa hơi ngạc nhiên nhìn Tạ Trường Yến.
Năm đó, lúc chàng dẫn nàng lên nhà trúc ở rừng Vạn Dục ăn canh thịt cừu nàng vẫn là khuê nữ mười ngón tay không dính nước mùa xuân, thế mà bây giờ có thể đích thân xuống bếp nấu ăn rồi.
Tạ Trường Yến cười nói: “Mời bệ hạ nếm thử.”
Chương Hoa ngồi xuống, nhìn bốn món trên bàn.
Món thứ nhất là thịt nguội thái mỏng, không biết là thịt gì, trắng trắng mềm mềm, một đĩa nhỏ trông tầm thường không có gì lạ.
Chương Hoa đang định nhấc đũa thì Tạ Trường Yến nói: “Món này xin nhờ Như Ý công công nếm trước một miếng.”
Như Ý giật mình rồi đi qua ăn thử.
Mới bỏ vào miệng, mắt hắn tròn xoe, nhai một hồi rồi mới nuốt xuống, vẻ mặt rất phức tạp nói: “Này là cái gì vậy? Mùi vị, mùi vị…!thật không biết nói sao!”
“Như Ý công công ăn rồi, xem ra an toàn.
Bệ hạ mời.” Tạ Trường Yến đưa đũa cho Chương Hoa.
“Khoan, ngươi có ý gì hả?” Như Ý đang thấy lạ thì Chương Hoa gấp một miếng thịt, ăn xong đầu mày chàng hơi nhíu lại: “Đây là…!cá thu.”
“Á? Đó không phải con cá có độc sao?!” Mặt Như Ý trắng bệch, vội vã móc cổ họng.
“Phải.
Tháng ba là thời điểm cá thu đẹp nhất mà cũng độc nhất.
Món này là gan cá hoà giữa độc nhất và tươi nhất, hấp rồi thái mỏng.
Bệ hạ cảm thấy thế nào?”
Như Ý móc họng một hồi mà chẳng thấy có gì không ổn nên bình tĩnh lại, nhìn sang đĩa thịt cá cắt lát lại nổi ý muốn nếm lần nữa.
Chương Hoa nhai từ từ rồi mới nuốt, nói: “Tựa như xe chiến lăn qua lưỡi họng dễ như trở bàn tay.”
Tạ Trường Yến vỗ tay nói: “Đúng vậy.
Lần đầu tiên ăn ta cũng có cảm giác như vậy, tại sao trên đời lại có món kỳ diệu đến thế? May nhờ kênh đào Ngọc Tân nên bây giờ ở Ngọc Kinh cũng có thể mua được loại cá này.”
Chương Hoa nhìn sang món thứ hai, vẫn là cá nhưng vị lạ lạ, như thối như không.
Như Ý bịt mũi nói: “Món thì độc món thì thối, Tạ Trường Yến ngươi làm đồ ăn gì lạ thế.”
“Ngự trù nấu nhiều món thịnh soạn, ta không làm lạ chút thì sao dám dâng lên cho bệ hạ?” Tạ Trường Yến bắt đầu giới thiệu món thứ hai, “Đây là cá mè, thường dùng để hấp.
Nhưng trong lần ta ngang qua Huy Sơn, thấy người vùng đó có một cách ướp rất đặc biệt.
Tuy rằng mùi vị hơi lạ nhưng ăn vào rất ngon.
Chắc hẳn bệ hạ chưa bao giờ thử qua cách nấu này, mời…”
Chương Hoa nếm một miếng, cảm thấy tươi thơm xương mềm, thịt giòn không giống với cá mè thường ăn.
Chàng khen: “Ngon!”
Món thứ ba là canh.
Trong tô nước trong có lắng một viên tròn tròn màu trắng hình dáng như trăng tròn, bên cạnh điểm xuyết một nhánh rau xanh.
Màu sắc thanh nhã trông rất thích mắt.
Chương Hoa uống một ngụm canh, không khỏi nhướn mày: “Canh gà?” Nhưng thoạt nhìn chỉ là tô nước bình thường..