Vì vậy, một người đàn bà đầu thai từ một loài hoa, nhất địnhphải đẹp tới khuynh nước nghiêng thành. Khó có người đàn ông nào cầm lòng được khi đứng trươc một đóa thiên hương đó. Nhất là khi nàng đã để mắt xanh tới họ. Nàng tên là Hoa, chào đời ngay vào đầu mùa xuân khi muôn hoa đua nở. Hương sắc của nàng đã làm cho tất cả các trẻ sơ sinh khác trong bảo sanh viện trở nên tầm thường. Mọi người đã nhìn cha mẹ Hoa như ganh ghét với cặp vợ chồng tị nạn của một xứ nghèo khó, chiến tranh, lại có thể sinh hạ được một đứa con đẹp như thiên thần này.
Bởi vậy, ông cố Hoa lại càng quả quyết nàng chính là một loài hoa đầu thai. Một bông hoa duy nhất của gia đình họ Nguyễn. Vì sau đó, mẹ Hoa không sanh thêm một đứa con nào khác nữa. Ông cố rất thương Hoa, nhưng khi nàng vừa cắp sách tới trường, ê a vài ba mẫu tự. Người đã qua đời, và từ đó hình ảnh ông cũng từ từ mờ dần trong đầu óc non dại của nàng.
Năm mười sáu tuổi, ba của Hoa cũng qua đời, và nàng còn nhớ rất rõ mọi việc xẩy ra từ năm đó. Lúc ấy Hoa đang ở trong một trường nội trú của mấy bà nữ tu. Lúc này gia đình Hoa rất khá giả, cả cha mẹ nàng cùng chúi đầu vào công việc làm ăn. Cũng vì vậy, cha mẹ Hoa không muốn cho nàng ở nhà một mình, nên Hoa phải ở trong trường nội trú này tại San Francisco. Khi mẹ Hoa gọi điện thoại vô trường báo tin cha mất, Hoa vội vàng xin phép bà hiệu trưởng trở về nhà ngay chiều hôm đó để đự đám táng người cha thân yêu của mình.
Cái tin đau đớn bất ngờ này làm Hoa choáng váng. Chiếc xe Mercedes Benz đời mới nhất của cha nàng bị cán bẹp dí như tờ giấy. Người ta phải cắt xe ra từng ảnh để lôi từng bộ phận thân thể của ông ra.
Vì là người thành công lớn lao trong thương trường, nên tang lễ cha nàng có rất nhiều bạn bè có tên tuổi tới tham dự. Hơn thế nữa, hồi trước năm 75, cha nàng cũng là một người có thế lực trong chánh quyền, và ông cũng ở trong một chánh đảng nên những người tới dự tang lễ có nhiều khuôn mặt lớn trong cộng đồng tị nạn Việt Nam tại Mỹ.
Hoa phải rời đám bạn bè ở San Francisco, hấp tấp leo lên xe lửa trở về với mẹ nàng ở San Jose ngay. Vô tình trong chuyến đi này, Hoa lại gặp ông Luận. Ông là người bạn thân của cha nàng lúc còn sống. Phong cách oai nghi của ông đã hấp dẫn Hoa mãnh liệt và sau này không ngờ nàng lại say mê, thương yêu ông một cách thật mù quáng. Không biết có phải vì ảnh hưởng khi Hoa còn thơ ấu. Ông Luận thường tới nhà nâng niu bồng ẵm Hoa, dắt Hoa đi chơi, mua kẹo bánh cho Hoa ăn. Bây giờ những hình ảnh ấy biến thành tình yêu trai gái khi nàng vừa tới tuổi cặp kê.
Nhưng ngoài những điểm đó ra. Phải nói là ông ta cao lớn và thật phong độ, quả thật với dáng dấp này, ít có người đàn ông Việt Nam nào sánh được cái oai phong như ông Luận. Với nước da ngăm ngăm đen, thân thể cường tráng và những bắp thịt thậtrắn chắc. Ngày đưa cha Hoa ra nghĩa trang. Ông mặc một bộ vét mầu đen, áo sơ mi trắng, nổi bật trong đám quan khách. Cặp mắt của ông buồn thăm thẳm. Hoa chưa hề thấy một người đàn ông nào hấp dẫn như ông. Tuy mới mười sáu tuổi, nhưng bỗng nhiên nàng bị rơi vào sự thu hút của một mãnh lực thiên thần tình ái ngất ngư không tưởng.
Sáng hôm đưa cha Hoa tới nơi an nghỉ cuối cùng xong, có một số bạn bè theo về tận nhà để chia sẻ những bất hạnh, không ai ngờ đã đổ xuống gia đình nàng như vậy. Trong đó lại có ông Luận, nhưng ông không tới liền khi đám tang vừa chấm dứt, mãi tới chiều tối mới lái xe tới. Lần này ông ta mặc một bộ đồ veste mầu trắng. Dáng điệu của ông Luận càng thêm hào hoa phong nhã, cặp mắt của ông 16ng lánh phản chiếu ánh đèn trông thật oai phong.
Hoa lén nhìn ông ta suốt buởi nói chuyện với mẹ. Có lẽ từ ngày tới tuổi dậy thì, Hoa chưa hề thích một người đàn ông khác phái nào như thế. Vì sinh ra và lớn lên tại Mỹ, lứa tuổi những đứa như Hoa trưởng thành rất sớm, ngay trong trườnghọc, đã có nhiều bạn trai ve vẫn tán tỉnh nàng. Nhưng Hoa chưa hề rung động bởi những thằng con trai khác màu da, trông lấc cấc, ngờ nghệch tới ngu độn.
Có phải là định mệnh, Hoa đã gặp ông Luận trong hoàn cảnh cô đơn và buồn tủi này. Nàng nhìn ông mộtcách chăm chú và có cảm tưởng nhưông là một người gần gủi và thân thiết nhất trong gia đình mình, khác hẳn với những người trong đám quan khách tới phân ưu như cho có lệ.
Sau bữa cơm tối, mọi người đều ra vườn sau uống trà. Hoa nghe thấy ông Luận nói với mẹ nàng:
– Cúc này, từ nay trở ‘đi, em phải cố gắng chấn tỉnh để đối phó với cuộc sống sau này.
Mắt mẹ Hoa tràn dầy cảm kích. Có lẽ không phải mộtí mình Hoa mà cả mẹ nàng cũng đang cảm thấy ông Luận là người gần gủi nhất của gia đình lúc này.
Hoa lững thững vòng qua hông nhà, một mình lặng lẽ tới cây thông già, ngồi xuống chiếc ghế xích đu dưới gốc cây Chiếc ghếnày là vật nàng thích nhất trong thời thơ ấu. Hoa nhớ lại những buổi chiều ra ngồi đây chơi với mẹ và ba. Ngước mặt lên nhìn những tàng cây tăm tối âm u, ánh trăng không đủ sáng lọt qua những chùm lá thông dầy đặc. Hoa nhìn về phía biệt thự, trong lòng thấy xót xa bồi hồi. Gia đình Hoa chỉ có ba người. Sau khi nàng phải vào nội trú, gia đình chỉ còn có ba má. Cả hai người suốt ngày bận bịu với những thương vụ của công ty, nhưng sau này mẹ Hoa đuối sức nên không còn tiếp tay với ba được nữa, và bà ở nhà nghỉ ngơi. Hoa biết, lúc này hơn bao giờ hết, mẹ Hoa lại thấy cô đơn và nhớ nàng rất nhiều. Bây giờ cha Hoa lại lìa đời, còn lại hai mẹ con trong căn nhà to lớn này lại càng thêm vắng vẻ và buồn tủi hơn nữa. Nếu Hoa trở về trường học, không biết mẹ Hoa phải sống trong căn nhà này một mình như thế nào?
Đang lúc Hoa suy nghĩ miên man, giọng nói của ông Luận ở sau lưng hỏi tới.
– Sao, cháu không thấy buồn ư?
Hoa từ từ quay lại, ông Luận đã đứng sau nàng từ hồi nào mà Hoa không hay. Tự nhiên tim Hoa đập mạnh, hình dáng khôi ngô và oai phong của ông làm nàng hồi hộp, chính Hoa cũng không hiểu tại sao lại có hiện tượng này.
– Nãy giờ, chú đứng nhìn cháu thực lâu.
Cặp mắt lóng lánh của ông nhìn thẳng vàọ Hoa làm nàng hơi luống cuống, ông tiếp:
– Hình như cháu không có vê gì là đau thương cả.
Thì ra ông đã để ý tới Hoa, cũng như nàng đã âm thầm để ý tới ông. Nhưng tại sao Hoa đã không biết được điều này sớm hơn. Hoa nhìn ông yếu ớt trả lời:
– Chú cho rằng cháu phải òa lên khóc nức mở cả ngày mới gọi là đau buồn hay sao?
Ông Luận có vẻ ngạc nhiên trước câu trả lời của Hoa.
– Cháu đã mười sáu tuổi rồi phải không?
– Vâng.
– Chú thấy hình như cách nói chuyện của cháu không giống như một đứa con gái mười sáu chút nào.
– Chú nói vậy có nghĩa là…
Ông Luận mỉm cười.
– Có lẽ cháu sinh ra và lớn lên ở Mỹ nên trưởng thành mau hơn những đứa trẻ sinh sống ở Việ’t Nam.
Hoa nhìn ông ta một cách bồi hồi, bây giờ ông đã đứng sát cạnh nàng. Nhưng Hoa lại thích ông phải cách xa nàng hơn thế này, vì như vậy Hoa mới có thể lén lút, thoải mái ngắm nhìn ông được. Có lẽ ông ta có vẻ hấp dẫn hơn khi nhìn từ đằng xa lại.
– Hình như lâu lắm rồi cháu không gặp chú, chú có tới nhà cháu chơi thường nữa hay không?
– Có chứ, tại hồi này cháu sống trong nội trú nên chúng mình không gặp nhau. Hơn nữa, chú cũng bôn ba buôn bán như cha cháu, nên nhiều khi cháu về thăm nhà mà chú lại phải đi xa nên không gặp. Nhưng không sao, bây giờ chúng mình có dịp gặp lại nhau rồi.
Nói xọng ông đưa tay ra bắt tay Hoa nhưmột người lớn. Nàng mê mẩn với nụ cười và cái bắt tay của ông. Vì từ xưa tới nay, khi gặp những người bằng tuổi ông, Hoa chỉ được phép cúi đầu chào, vì biết mình còn bé. Cái bắt tay của ông ngày hôm nay tự nhiên làm Hoa cảm thấy mình đã trưởng thành. Nàng đã trở thành một thiếu nữ thực sự rồi. Khi chú tới thăm gia đình cháu, má cháu thường nhắc
tới cháu hoài.
– Má cháu nhắc tới cháu về cái gì hả chú?
Ông Luận vừa cười vừa nói:
– Hình như má cháu nói: cháu là một bông hoa đầu thai gì đó.
Tự nhiên Hoa thấy bực mình vì không hiểu tại sao mẹ nàng lại nói chuyện này với ông Luận. Mặt Hoa sịu lại.
Ông vẫn nói tiếp:
– Ngay cả ông cố của cháu cũng nói là người con gái đẹp nào cũng phải do một loài hoa đầu thai thành người.
Nói xong ông ta nhìn Hoa đăm đăm làm thân thể nàng nóng bừng lên. Thì ra mẹ Hoa đã kể hết mọi chuyện của nàng cho ông ta nghe rồi.
Cháu không hiểu vì sao ông cố lại nói ra chuyện khôi hài như thế.
– Chú không thấy khôi hài chút nào, bởi vì chú chưa hề thấy một người con gái nào đẹp như cháu.
Hoa ngẩn ngơ vì lời tán tụng của ông Luận. Nàng không ngờ một người đàn ông đã đứng tuổi như thế mà cũng thầm kín ái mộ nàng nhưvậy. Hoa muốn tắt thở vì say mê. Nàng chợt nhớ người ta thường nói ái tình là duyên nợ. Khi ấy, ông Luận đã ngồi xuống bên cạnh Hoa trên chiếc ghế gỗ trong vườn. Hoa nhìn lên khuôn mặt nghiêng nghiên của ông. Cái mũi cao và dài, đẹp nhưhình ảnh những bức tượng thần linh La Mã thuở xa xưa. Tựnhiên Hoa có ý nghĩ không muốn trở về trường học ở San Francisco nữa, nàng muốn ở luôn nhà để được gần gủi người đàn ông này.
Hình như ông Luận cũng đang nhìn nàng chăm chú:
– Khi hạ huyệt ba cháu. Má cháu khóc nức nở, còn cháu không có một giọt lệ nào. Tại sao vậy.
Hoa nhìn thẳng vào mắt ông, hỏi:
– Chú nghĩ rằng nước mắt quả là quan trọng như vậy khi người ta đau buồn hay sao?
– Đúng, người đau thương không hẳn phải cần rơi lệ.
– Nhưng chú nhận thấy cháu có vẻ cứng cỏi khác với những người con gái thông thường.
– Hình như chú thấy lạ khi nhìn thấy cháu không rơi nước mắt ư?
Ông Luận mỉm cười.
– Đàn ông không rơi nươc mắt là điều thông thường. Nhưng người con gái thì…
Hoa hơi hất mặt lên thực bướng bỉnh, nói:
– Vậy ư
Rồi nàng mỉm cươi thật dễ thương:
– Chú có thấy bông hoa nào rơi lệ không. Chú quên rồi ư, cháu là một loài hoa đầu thai lên làm người cơ mà. Những đóa thiên hương này làm sao có thể lại phải rơi nước mắt cơ chứ.
Ông Luận nhìn Hoa sửng sốt, xong’phá lên cười thật sảng khoái. Đây là lần đầu tiên Hoa thấy nụ cười tươi thắm nhưvậy nở trên môi ông Luận. Tự nhiên nàng ngẩn ngơ và có cảm nghĩ không bao giờ muốn rời ông ta nửa bước. Một ý nghĩthoáng qua thực nhanhtrong đầu Hoa. Giá nàng được ôm ghì lấy ông, hôn lên cặp môi kia thì sung sướng biết chừng nào. Có lẽ Hoa đã si mê ông mấtrồi. Nàng cảm thấy rơi vào luới tình thực dễ aàng và êm ái.
*
* *
An nhìn thấy thực rõ chiếc xe trước mặt, nhưng không còn kịp nữa, mặc dù chàng cố gắng nghiến răng đạp thắng tới cong người mà chiếc xe vẫn lao tới vì tốc độ quá nhanh và con đường chơn trượt vì trời đang mưa lớn. Tai hại hơn nữa, chiếc xe chở hàng đang chạy phía sau cũng không thể nào thấng kịp. An nghe một tiếng đụng kinh hồn và thấy mình bắn ra khỗi chiếc xe Mercedes Benz nhỏ nhắn của mình, tung mình lên thật cao và rơi xuống mặt đường ngay đường xe bên cạnh. Chàng hốt hoảng vùng dậy định chạy, nhưng không kịp nữa. Một chiếc xe đâm vô An và chạy lướt qua thân thể chàng một cách kinh khủng.
An rú lên, đưa hai tay ôm lấy đầu, không dámnhìn chiếc xe đang lướt qua. Nhưng sao lạ lùng, hình nhưcó một phép lạ An không cảm thấy đau đớn gì và nhìn theo chiếc xe vừa chạy xuyên qua mình, phóng nhanh tới phía trước. Chàng còn đang ngơ ngác thì chiếc xe kế tiếp chạy tới, An lại hoảng hết, hai tay ôm lấy đầu, la lên:
– Ngừng lại, trời ơi, đừng có cán tôi… Bộ mấy người đui cả rồi hay sao?
Chiếc xe ấy vẫn không ngừng lại, và cũng như chiếc xe trước, lướt qua thân thể chàng với một vận tốc kinh hồn. An loạng choạng và kinh ngạc, vì không hiểu sao lại có hiện tượng lạ lùng này. Bây giờ thì tất cả xe cộ đều dừng lại, rồn cục trên xa lộ, rồi xe cảnh sát, chữa lửa, cứu thương chạy tới tấp. Mọi người như hoảng hốt trong cơn mưa tầm ã. An chạy lại bên chiếc xe Mercedes Benz của chàng. Chiếc xe dẹp dí vì bị chiếc xe đằng sau húc tới. Cả phần sau xe của An nằm lọt lỏn vô gần xe phía trước.
An nhìn chiếc xe đau xót la lên:
– Trời ơi… còn gì là chiếc xe Mercedes của tôi nữa..
Bỗng chàng chú ý tới một người bị kẹt trong xe. Lính chữa lửa đang cưa cửa xe để lôi người đó ra. An bàng hoàng nhìn thực kỹ. Không lý người đó lại chính là chàng hay sao. Dù cho máu me cùng mình, chân tay gẫy Da, lồng ngực dẹp lét ruột gan, phèo phổi lòi ra và mặt mũi người đó sưng phù bể nát, An cũng nhận ra ngay đó chính là mình.Như vậy là thế nào đây? Cái xác trên tay lái xe chàng không phải là An thì còn ai vào đó nữa. Như vậy thì bây giờ chàng là ai? Cái thân thể đang đứng nhìn mọi người trên xa lộ này ai đây?
An tiến tới vạch áo cái xác ra, tính lôi chiếc bóp để trong túi áo coi giấy tờ của người chết cho chắc ăn. Bỗng chàng sững sờ vì bàn tay An như sương khói, không thếnào nắm được mép áo của xác chết nọ nữa. Cả bàn tay An xuyên qua cái thân thể đó như đi vào chân không.
Ngay lúc đó, một người lính chữa lửa đụng vào mình chàng. An tính nhẩy qua một bên né tránh, nhưng lạ lùng thay, cái thân thể anh ta lại đi xuyên qua cả thân hình An. Bỗng An nhớ lại vừa rồi, cả hai chiếc xe cùng chạy lướt qua mình chàng mà không cảm thấy có sự va chạm nào. Không lý bây giờ thân thể An như một cụm khói hay một đám mây. An vội vàng chạy lại một chiếc xe đang đậu gần đó, soi mặtvô kính chiếu hậu bean hông xe. Chiếc kính trong veo không một hình ảnh nào hiện lên trênđó. Nhữngchuyện ma quỉ từ trước tới giờ chợt thoáng qua đầu óc làm An kinh hoảng. Chàng đã hiểu rõ sự thực phũ phàng như thế nào rồi. An thét lên:
– Trời ơi! Không lý tôi chết rồi hay sao. Hồn tôi đã lìa khỏi xác à ?
Chàng ngước mặt nhìn hai vợ chồng ngồi trong xe, họ đang nói với nhau chuyện gì.An không nghe rõ. Chàng đưa tay đấm mạnh vô cửa kính xe muốn gây tiếng động cho họ chú ý tới chàng, nhưng không ngờ, bàn tay chàng lọt luôn vô trong xe như đi vào một đám mây. Thân thể An cũng mất thăng bằng lao luôn vô trong xe, nằm đè lên cả hai người đó. An vội vàng lách’qua một bên. Nhưng lạ lùng thay, hình như cả hai người cùng không biết sự có mặt của chàng bên cạnh họ. Người đàn ông quay sang cô vợ nói:
– Em coi kìa, người ta phải cắt cửa xe, lôi thằng cha ấy ra, coi ghê gớm quá đi…
Người đàn bà ôm lấy mặt la lên:
– Trời ơi, em không dám nhìn đâu.
Cô ta ôm lấy chồng, dấu mặt sau vai anh ta. Anh chồng cười hề hề, níu lấy đầu vợ, kéo ra, hôn lên môi nàng. Bàn tay anh ta cũng luồn qua vạt áo chị nọ mò mẫm. An la lên:
– Trời ơi, mấy người làm cái gì tự nhiên quá vậy nè.
Cả hai người vẫn coi An nhưkhông có mặt trong xe họ. Chị vợ đã nhướn người lên hưởng ứng bàn tay chồng một cách thích thú. Có lẽ ngoài trời mưa tầm tã, nhất là trên xa lộ kẹt xe này không biết bao giờ mới giải tỏa được, nên họ chỉ còn biết làm tình cho thời gian trôi qua. An không còn chịu nổi cảnh ái ân hung bạo ấy nữa. Chàng nắm chốt khóa tính mở cửa xe, nhưng một lần nữa, An lại sững sờ vì bàn tay mình bất lực, không nắm được bất cứ một vật thể nào nữa. Khi chàng chụp một vật gì thì y nhưrằng, vật đó xuyên qua bàn tay chàng. Bây giờ chàng đã định rõ được thân thể mình chỉ là một màn khói đông tụ. Mặc dù cho An vẫn còn trí phán đoán của sự thông minh hàng ngày, nhưng hàng động lại bị hạn chế bởi sự xuyên thủng của mọi vật khi đụng chạm vào người chàng.
Bây giờ mới phải làm sao ra khỏi cái xe quái ác này.Cặp vợ chồng trên xe đã dính quẹo vào nhau. Họ vặn vẹo, rên rỉ làm An càng cuống lên. Cặp giò trắng muốt của cô vợ đã phơi lồ lộ vì anh chồng kéo hẳn chiếc váy của cô ta lên tới tận bụng. An bực bội đá mạnh vô cửa xe. Bỗng chân chàng lọt thỏn ra ngoài xa lộ. Chàng nhớ lại lúc chui vô xe. Như vậy có nghĩa là chàng có thể đi xuyên qua mọi vật ở thể đặc, cũng như mọi vật thể có thể đi ngang qua thân thể chàng. An thử trắc nghiệm lại, chàng từ từ nhướn mình ra ngoài và cứ thế An chui ra khỏi chiếc xe. Mừng rỡ, chàng vội chạy lại bên cái xác của mình, hỏi anh lính chữa lửa:
– Các ông định đem xác tôi đi đâu đây?
Anh chàng lính chữa lửa vẫn điềm nhiên gói ghém cái xác chàng lại, không nói năng gì. An sợ vì trời mưa lớn quá anh ta không nghe mình nói gì nên cố nói lớn hơn:
– Anh ơi, anh định mang cái xác tôi đi đâu đây?
Anh chàng lính chữa lửa bỗng quay qua nói với người y tá của chiếc xe cứu thương:
– Thôi, nhiệm vụ tụi tôi tới đây là xong rồi đó nghe cha. Bây giờ tới phiên các anh đó. Đem thằng cha này về xào nấu gì thì làm đi.
Nói xong, anh ta vác đồ nghề, quay ra sau, đi về phía chiếc xe chữa lửa. An thấy mình như không có mặt ở đây thì phải. Mọi người đã không nhìn thấy chàng, không nghe thấy chàng nói và cũng không đụng chạm được vào thân thể chàng nữa. Như thế có nghĩa là họ đã cắt đứt hẳn mọi sự liên lạc với An. Chàng đang sống ở một thế giới khác, một thế giới hoàn toàn biệt lập với những ‘người mà trước tai nạn xe cộ này chàng là một phần tử sinh hoạt như họ.
Cái thế giới lạ lùng này bây giờ hiện diện ngay trong. cuộc sống của chàng, nhưng lại hoàn toàn cách biệt.
Người y tá vừa đẩy chiếc băng ca chở xác An lên xe cứu thương. An vội vã chạy theo. Chàng muốn biết người ta sẽ làm gì với cái xác của chàng. Tự nhiên An nghĩ tới vợ con. Bây giờ Cúc và Hoa ở đâu. Giờ này có lẽ Cúc đang chờ chàng về ăn cơm. Còn Hoa chắc chắn là đang phải học bài trong phòng tại trường nội trú ở San Francisco rồi. Kỷ luật của các loại trường học này rất khó khăn, cũng vì thế
mà chàng đã gửi đứa con gái duy nhất của gia đình ở đó ăn học. An đã nhìn thấy cảnhcon cái củabạnbè hư hỏng không biết là bao nhiêu. Cái xã hội có sự tự do quá trớn như ở đất nước Hoa Kỳ này, không thể nào hợp với sự giáo dục và nếp sống khắc khổ của những người di dân nhưchàng được. Nới tay quá thì con hư, xiết lại như phong tục tập quán của người Việt thì luật pháp ở đây không cho phép. Cũng vì vậy chàng cảm thấy bất lực, nên chỉ còn cách nhờ chính những người bản xứ này dạy dỗ đứa con gái cưng duy nhất của mình. Từ trước tới nay, ngay từ khi còn ở Việt Nam, An đã tin tưởng vào sự dạy dỗ của các trường học của các nhà tu hành. Họ có một cách giáo dục lớp trẻ tuyệt hảo để trở nên những người hữu dụng trong xã hội. Chỉ có điều nơi đây học phí rất cao, nhưag với khả năng của An bây giờ chàng không phải lo lắng gì điều đó. Hơn nữa, cũng chỉ có một đứa con duy nhất thì cũng có thể cáng đáng được, và cuối năm, tiền học phí đó còn có thể trừ vào tiền thuế chút ít nữa nên cũng chẳng ăn thua gì.
An theo người y tá chui vô xe cứu thương, chàng ngồi ngay bên cạnh cái xác của mình. Thân thể của An sau tai nạn xe đã nát bấy. Đầu cổ, chân tay máu me đầm đìa. Bây giờ máu đã đọng lại khắp nơi trông thực gớm ghiếc. Khi xe ngừng lại, An lại lẽo đẽo theo sau những người y tá đẩy xác chàng vào mộtcănphòng. Họ khênh xác chàng đặt lên một cái bàn, lấy khăn gói kín lại rồi đi ra. An thấy nơi này lạnh lùng và rờn rợn. Chàng thấy ở lại đây cũng chẳng ích lợi gì nên chậm chạp đi ra ngoài. Có lẽ An phải về nhà coi vợ chàng đã biết gì về tai nạn này chưa. Nhưng chàng vừa đi ra khỏi cửa, định tìm phương tiện nào về nhà cho nhanh thì đã thấy vợ chàng đang tất tưởi chạy vô cổng nhà thương. An buột miệng kêu lên:
– Cúc Cúc, anh đây nè.
Cúc vẫn cắmđầu đi nhưchạy, mặtnàng nhợt nhạt không còn một hột máu. Cái tin động trời này làm tâm thần nàng hoảng hốt nên vội vã lái xe tới nhà thương ngay. Người ta đưa nàng xuống nhà xác coi mặt chồng rồi làm giấy tờ cho Cúc lo đám táng. Nàng như người mất hồn. Mọi công việc hình như tất cả nhân viên ở đây lo lắng và chu toàn cho nàng llết. Cúc chỉ còn biết gật đầu, lắc đầu và ký tên. Nếu lúc này nàng biết có hồn An đang đi bên cạnh Cúc chắc nàng cũng không tới nỗi nào như bây giờ. Nhưag khổ nỗi, An bây giờ chỉ như một cụm khói, một cái bóng lẽo đẽo theo bên cạnh nàng mà không giúp đỡ gì được Cúc cả.
Nỗi khổ tâm của An còn ngàn lần hơn Cúc, chàng như người điên dại, nhẩy múa, la hét, thủ thỉ, sô đẩy. Nhưng dù cho chàng có làm gì thì làm, không ai ở chung quanh và cả Cúc nữa cũng không biết sự có mặt của chàng. Cuối cùng rồi An cũng mệt mỏi, chàng chỉ còn biết dương mắt nhìn những người chung quanh sinh động mà chàng chỉ là một cái bóng bên lề cuộc sống của mọi người.
Cứ như vậy, An đứng nhìn bạn bè, người thân, lo lắng cho ngày tang lễ của chàng. Những khuôn mặt bạn bè, người thân ủ rũ làm chàng cũng phải ứa lệ. Con gái An cũng đã trở về, nó đỡ hơn vợ chàng nhiều, không khóc lóc thảm thiết như mẹ nó. Nhưng nét khổ sở buồn tủi hằn rõ trên nước da trắng nõn con gái ấy của Hoa.