Hồng Bàng Lập Quốc Ký Rewrite

Chương 21: Hai bên cùng thắng


Quyển I: Khởi nghĩa Hồng Bàng

Chương 21: Hai bên cùng thắng

Lời đề nghị của Hoàng Anh Kiệt với ông đồ Ký làm ông rất phân vân. Cuộc đời ông, chưa bao giờ ông phải làm việc dưới trướng một đứa nhóc như Hoàng Anh Kiệt. Cho dù Kiệt thực sự tài giỏi cỡ nào đi nữa, thì ông cũng thấy rất kỳ khi phải làm việc dưới trướng một đứa nhóc 7 tuổi. Ngẫm một hồi cũng chưa thể ngã ngũ, ông đồ Ký đi tới gặp mặt bố vợ của ông, đồng thời là trưởng họ Đỗ, Đỗ Trường Đại.

– Anh ngu quá rồi, giời ạ! Một cơ hội tốt như thế mà còn phân vân nỗi gì?

– Nhưng thưa bố, thằng nhóc Hoàng Anh Kiệt năm nay mới 8 tuổi.

– Anh sợ cả làng này chê mày vì đi sau đít đứa trẻ con mà mày thực sự không bằng hay sao? Nhục vì thua đứa trẻ con là đúng, nhưng anh không phải không có cơ hội gì cả?

– Xin bố dạy cho.

– Anh rể đầu đất của tôi ơi, Hoàng Anh Kiệt là một thằng nhóc, hiện tại nó đang được người ta tâng bốc nên nó đi dạy người ta, nhưng nó là một thằng nhóc, làm sao giống như anh vốn là một ông thầy đồ. Tôi đồ là nó giờ đã chán ngán.

– Ý bố là con sẽ được thay thế nhóc Hoàng Anh Kiệt.

– Tôi hỏi anh, anh đã bao giờ đi gặt lúa, đóng mộc, làm nhà,… tốt hay chưa.

– Thưa, con nghề chính là dạy học, những thứ khác thật sự con không đủ tài để làm mọi thứ. Sức người có hạn thưa bố.

– Đến anh còn thấy thế, thì một thằng nhóc làm sao có thể làm bao nhiêu là việc được. Không lâu nữa nó sẽ truyền dạy anh để anh có thể thay nó làm, đây là cơ hội lớn lắm đó anh biết không. Anh học được những thứ đó, rồi đem dạy cho dân làng thì anh được tiền tài danh vọng, anh đem về dạy cho bọn trẻ thì họ ta được nhờ.

– Dạ vâng. Cảm ơn dạy của bố.

Vậy là ông đồ Ký đã về làm cho Hoàng Anh Kiệt sau khi được bố vợ tư vấn. Kiệt được sự trợ giúp của ông đồ, bắt đầu rảnh tay hơn trước. Những việc như dạy lớp vỡ lòng, dạy chữ, dạy toán cơ bản, kiểm tra,… Kiệt giao hết cho ông đồ, còn cậu chuyên tâm làm giáo án, chuyên tâm dạy dỗ bọn cấp cao.

Hai ngày sau, ông đồ Ký đồng ý vào làm trợ giảng cho Kiệt. Kiệt không keo kiệt, giới thiệu ông ta với đám học trò, đồng thời truyền dạy khẩn cấp một vài kỹ năng cần thiết để đảm bảo sự vận hành của lớp học. Sau chừng vài ngày chuẩn bị, Kiệt cho phép ông đứng lớp một vài ngày với sự giám sát của cậu, rồi dần dần để ông đồ này tự dạy. Kiệt chỉ tiếp thu ý kiến phản hồi từ học sinh, sau đó điều chỉnh. Với cách làm này, Kiệt đã có thêm thời gian rảnh rỗi rất nhiều so với mấy ngày trước, và nhờ vậy có thể để tâm hơn tới vấn đề khoa học.

Kể từ đó, Hoàng Anh Kiệt không dạy về văn và toán nữa, do có ông đồ Ký hỗ trợ rất nhiều qua việc đứng lớp vỡ lòng và kiêm nhiệm việc kiểm tra các bài kiểm tra đầu: chính tả, văn, toán đơn giản,… cậu ta trình bày về một số vấn đề khoa học. Gọi là khoa học cho nó vui, chứ thực ra thì cũng chỉ là mấy kiến thức dành cho học sinh tiểu học, bởi chúng nó dễ hiểu mà cũng dễ chứng minh.

– Đây là cái hộp, đây là một viên than củi cháy còn đỏ lửa, đây nén hương. Tao thả cả hai vào hộp, cho một vách ngăn giữa. Bây giờ tao từ từ lấy cái thứ vách lên một chút. Nhìn kỹ nhé. Thấy gì chưa.

– Khói không bay lên trên mà lại luồn xuống dưới.- Bắc hồ hởi nói, nó không chút ngần ngại thể hiện sự ngốc nghếch không đáng yêu chút nào của mình. Nhưng Kiệt cần nó tiếp tục thế, nên không những không phê bình mà lắm khi phải tìm cách khen khéo cu cậu

– Theo bọn mày là vì sao?- Kiệt hỏi lại

– Cái này thì chịu.- Lần này là đồng thanh luôn

– Nghe này, khi núng nóng hay tăng nhiệt độ cho bất kỳ thứ gì, thì vật ấy sẽ có sự nở ra về thể tích, trọng lượng riêng giảm. Ở đây, thứ ta nung nóng là không khí, không khí bị nung nóng sẽ nở ra, giảm trọng lượng riêng, từ đó trở nên nhẹ hơn, nhẹ hơn thì nó sẽ bay lên trên. Quá trình nó bay lên trên tạo nên khoảng trống ở dưới, thì không khí ở bên hương sẽ tràn sang, như kiểu mày múc bớt nước ở một chỗ ruộng thì nước chỗ khác chảy vào đó. Cái hiện tượng này ta gọi là đối lưu,. Thấy cái khe hở chưa, không khí bị hút ở đó, mà khói hương thì đang hòa vào không khí, nên cũng bị hút theo.

– À.- Một vài thì tỏ ra hiểu, một số thì đăm chiêu, nhưng không phải là đặc cán mai. Thôi thì cũng chưa nên đi sâu vào làm gì. Kiệt nghĩ vậy rồi lấy thêm vài ví dụ cho bọn nó biết thêm.

– Điều này ta cũng giải thích câu ca dao: “ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì giâm”. Cánh con chuồn chuồn nó mỏng, hễ không khí nhẹ thì nó dễ bay, mà không khí nặng thì nó khó bay.

– Vì sao trời sắp mưa không khí lại nặng, trời nắng không khí lại nhẹ, có ai đun chúng nó đâu.

– Mặt trời đun nó đấy, không ai thấy khi nắng thì nóng, khi mưa thì hơi man mát sao.

– Nhưng những lúc sắp mưa mùa hè chả oi chết mẹ. Nóng nực vô cùng.- Đỗ Bá Tuần đột nhiên vặn hỏi

– Oi không phải nóng, oi là mình không thoát được mồ hôi ra, chứ nhiệt độ nó không cao. Không tin hôm nào trời chuẩn bị mưa mà ôi, ta thử làm bài kiểm tra xem nhiệt độ hôm ấy thế nào không.- Kiệt cũng chả nao núng, gì chứ mấy câu này đừng hòng làm cậu ta sợ.

– Có cách nào đo nhiệt độ hả?- Tuần cũng chưa chịu thôi

– Đến hôm ấy là biết à.

– Nhưng mà cũng khó đấy.- Đột nhiên, Anh Minh nói xen vào

– Làm sao?- Kiệt ngạc nhiên nhìn ông anh.

– Mưa sớm nhất cũng là lúc gặt xong, khéo lúc ấy nhiều việc lại quên.

– Thế thì ghi lại, quên à. Bây giờ có con chữ rồi, ghi lại là khỏi sợ quên.

– Ừ nhỉ!- Cả bọn cười xòa

– Mà nói đến việc gặt, năm nay lúa được ra phết ấy chứ.- Được gợi chuyện, Lộc chợt nói đầy vẻ tự hào. Mấy cánh đồng bạt ngàn lúa chín của nhà cậu ta đang sắp

– Ừ, năm nay có cái máy của Hoàng Anh Kiệt, bơm nước dễ dàng, mà lúa thì cần nhiều nước mà.

– Tháo nước cũng dễ nữa!- Một thằng nhóc nhà họ Đỗ cũng bổ sung. Việc tháo nước tránh úng là một phát kiến của dân làng, đó là khi trời mưa to, nước trong ruộng quá nhiều, không hiểu ai đã nghĩ tới việc dùng máy bơm để thử bơm nước đi, quả nhiên là được. Cũng phải công nhận rằng về trí tuệ thì người thời này không quá kém- vì bộ não con người gần như không phát triển lên nữa. Thứ duy nhất khiến Kiệt hơn họ- là do cậu được học tập tất cả kiến thức tích lũy của con người qua hàng trăm, ngàn năm mà thôi.

– Nhưng mà công việc sẽ nhiều lắm đó.- La Khang than thở. – Thử nghĩ xem, năm nay lúa tốt như thế, có khi mình lại phải đi đập lúa nhỉ.

– Đập lúa là làm gì cơ?

– Trời ơi, đại ca. Anh có đúng là con nhà nông không vậy. Dùng néo để

– À, quên mất.- Kiệt quên mất rằng thời này chưa có máy tuốt lúa, người ta dùng néo kẹp lúa rồi đập cho hạt rơi ra. Tất nhiên cậu đã nhìn nhiều khi còn bé, nhưng do hiểu đang làm gì nên cậu không hỏi tên hành động này, thành ra nghe đọc cái tên thì thấy lạ.- Nhưng bình thường thì đâu có dùng tới tụi mình?

– Năm nay nhờ có anh, được mùa lớn. Nhưng đi đôi với nó là lượng công việc cũng nhiều lên mà. Đã thế trời mưa nắng thất thường, không đập ra thóc nhanh mà phơi là khốn nạn chứ chẳng đùa được. Năm nay mệt mỏi đây

– Thế à?- Kiệt ngẫm một hồi rồi nghĩ tới hiệu ứng cánh bướm. Xã hội co người vận hành phức tạp, đan xen chồng chéo, sự biến động dù nhỏ bé của bất kỳ yếu tố nào cũng sẽ gây ra những biến đổi của nhiều thứ khác, biến những chủ ý tốt thành xấu nếu không chú ý. Giống như lần này, mặc dù chủ ý của Kiệt chỉ là giúp mọi người bớt nặng nhọc trong việc tưới tiêu nhưng cũng làm tăng lượng công việc lên nữa ở vụ thu hoạch. Và rồi cũng sẽ nhiều lần khác nữa, nếu Kiệt không chuẩn bị trước gì mà cứ tung ra những phát minh gì đó, liệu có thể gây hại không.

– Sao thầy Kiệt lại thất vọng thế, dù công việc nặng nhọc, nhưng thu hoạch tốt như thế này chính là niềm vui của người nông dân đó.- Linh vỗ vai Kiệt nói

– Đúng thế. Vụ mùa bội thu thì sẽ cần nhiều người đi làm thuê, như thế em cũng kiếm được nhiều mà.- Quảng tán đồng.

– Nếu chú thấy tội cho mọi người, thay vì ở đây tự trách thì hãy làm ra thứ gì có thể tuốt lúa nhanh hơn đi.- Hoàng Anh Minh thì nói giỡn cho Kiệt vui.

– Đúng ha, máy tuốt lúa!- Hoàng Anh Kiệt nghe ông anh nói

– Có thứ đó nữa hả?

– Thứ mà không cần quá nhiều sức người để làm thì gọi là máy, còn tuốt lúa là vì nó tuốt thóc khỏi cây lúa đó thôi.

Thứ đồ mới mẻ mà Kiệt nói tới không khỏi khiến đám học trò tò mò, còn Kiệt thì tự trách bản thân tại sao không nghĩ tới thứ này sớm hơn, vì một thứ máy như vậy rõ ràng là cực kỳ bán chạy trong một xã hội có kinh tế nông nghiệp làm chủ. Xong nghĩ lại, thì đây rõ ràng là do cái hiệu ứng cánh bướm mà chính cậu ta ra sau khi chế cái máy bơm nước sức gió.

Thử xâu chuỗi mọi việc lại nhé: Ban đầu, do năng suất lúa không quá cao, công việc cũng không quá nhiều, Kiệt không cần để ý tới những việc như đập lúa lấy thóc, nên dù cậu có biết cách làm thì cũng chả có ý muốn làm. Sau khi Kiệt chế cái máy bơm, năng suất lúa gạo tăng, thì những việc như đập lúa sẽ trở nên quá tải, cần huy động cả đám nhóc. Và khi đó, thông tin về việc cần có một cái máy có công dụng lấy thóc khỏi lúa sẽ không bao giờ xuất hiện trước mặt Kiệt.

Nhưng may mắn nhất phải kể tới việc Nguyễn Minh Ký đã đi sang giúp Kiệt. Nếu như vẫn như trước đây, chạy giáo án tối ngày, có khi Kiệt không thể ngồi và giao lưu với đám nhóc này được, mà chỉ đơn thuần là một bên nói, một bên ghi chép.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.

 Bình luận