Chương 24: Thảo luận phân chia lợi ích
Buổi họp gia đình đã cho Kiệt một hậu phương tương đối chắc chắn, giờ là lúc tiến ra chiến trường. Hai dòng họ Đào và Đỗ, một bên là đại địa chủ một bên là thương gia buôn bán nhiều đời, ai trong hai phe kia cũng có cách làm Hoàng Anh Kiệt vừa kiếm tiền cho họ tới ho ra máu lại vừa phải cảm ơn rối rít. Nhưng có cả họ Hoàng, nội ngoại, dâu rể hỗ trợ ( dù còn một số ở xa chưa kịp về, những người đồng ý hợp lực chỉ là những người ở lại làng), Kiệt có sức để đàm phán. Nếu như bá hộ Đào vẫn tới, thì người đại diện họ Đỗ hôm nay tới đàm phán với Kiệt là Đỗ Bá Xuyên- con trai của Đỗ Trường Đại, anh vợ của cụ đồ Nguyễn Minh Ký. Trước hai con người này, dù Kiệt có thông minh tuyệt đỉnh cũng khó tự tin chế ngự được họ, nên hôm qua sau khi nói chuyện với mọi người, Kiệt cũng nói chuyện riêng với mẹ và anh trai, nhờ họ giúp đỡ, nhất là mẹ cậu. Văn Nguyệt Nga là người có học thức và kỹ năng kinh doanh do học nhiều từ chồng trước.
– Chào ông bá hộ Đào và ông trưởng họ Đỗ!- Kiệt nhìn hai vị đứng đầu hai dòng họ Đào và Đỗ, hai đối tác cũng như hai đối thủ của thương vụ này. Mẹ cậu cũng đáp lễ
– Nhóc Kiệt, lần này làm giỏi vô cùng, một cái máy tuốt lúa mà hái được tiền nhiều ra phết.
– Nhưng kể cả có kiếm nhiều thế nào, cũng nên nhớ dạy giỗ bọn nhóc nhà ta nữa nhé.- Đỗ Bá Xuyên nói đùa.
– Ông bạn nói vậy có phải chê ta quá mải kiếm tiền mà quên việc học tụi nhỏ.- Bá hộ Đào cười lớn đáp lại.
– Cháu cũng đâu muốn mọi thứ chậm trễ, có điều công việc nhiều quá đi thôi. Các bác cứ nghĩ thử xem, công tác thí nghiệm thử nghiệm sản phẩm cũng không thể lơ là, nếu bỏ sót dù chỉ là một lỗi nhỏ thôi, cũng có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho cái máy. Nhưng việc quản lý công tác bán hàng cũng rất cần nhân lực. Cháu cũng hơi mệt mỏi nên phải nghỉ ngơi nhiều.- Kiệt than thở
– Vậy nên bọn ta mới tới đây để bàn bạc chuyện này. Theo ý của bọn ta, công việc quản lý công tác bán hàng nên để bọn ta lo, cháu chuyên tâm về vụ sản xuất là hơn.
– Cái này cháu hoàn toàn đồng ý, bởi “thuật nghiệp hữu chuyên công” (*), ai cũng có sở trường riêng, việc buôn bán cháu vốn không rành lắm, người nhà cháu cũng không làm việc này nhiều, nên nhờ hai bác xem giúp vậy. Có điều, tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát, lời lãi thế nào, ta cứ nói rõ luôn hôm nay nhé.
– Chẳng lẽ cháu còn sợ rằng bọn ta ăn quỵt ư?
– Sợ thì không sợ, vì công nghệ cháu có trong tay, không có các bác thì cháu tìm người khác, nhưng như thế thì mất đi hòa khí, thậm chí dẫn tới mất đoàn kết, phá hoại lẫn nhau.
– Kiệt!- Mẹ cậu chợt ngăn cậu nói tiếp- Xưa nay chuyện hợp tác luôn là cách để các bên cùng có lợi, và đòi hỏi người tình ta nguyện, nên đe dọa không bao giờ là cách làm đúng đắn. Con tuy có tài năng, nhưng đừng quên rằng thứ con chế tạo quá dễ làm nhái, chỉ có sự giúp đỡ của các bác ấy mới giúp con phát triển bền vững.
– Làm nhái thì cuối cùng vẫn là làm nhái, con không nghĩ họ có thể phát triển được đâu. Như cái máy bơm đó, cả làng đều biết, nhưng ai phát triển được nó lên cấp độ như con chứ.
Hai người kia khẽ liếc mắt nhìn nhau, họ biết Hoàng Anh Kiệt nói không sai, họ không có khả năng như Kiệt về chế tạo máy móc, đám thợ họ biết có thể chế lại những cái máy của Kiệt rất nhanh, nhưng họ không có khả năng cải tiến chúng, thậm chí thiếu đi nhu cầu cải tiến chúng như Kiệt. Vì thế, khi còn buôn bán nhỏ, nếu Kiệt không nghe lời, họ chỉ cần cho người làm nhái, bán phá giá, Kiệt nhất định lỗ tới phải bỏ cuộc, song một khi ra thị trường lớn, những kẻ giàu hơn họ cũng sẽ áp dụng đòn tương tự là thuê thợ về làm nhái, bán phá giá. Nước chảy xuống chỗ trũng thấp, con người tìm đến nơi cao, việc tiến ra những thị trường lớn là nhu cầu tất yếu, và khi đó để duy trì lợi ích, họ cần có sự tận tâm, giống cái cách Kiệt đã từng làm với đống máy bơm làm cho bá hộ Đào ngày trước.
– Ý hai người muốn chia sẻ lợi nhuận thế nào đây?
– Cháu không phải kẻ tham lam vô độ, ý của cháu đơn giản thôi: làm được bao nhiêu thì hưởng từng ấy. Vì thế, ta phải phân công cụ thể công việc ra.
– Theo ta thấy, công việc mà ta tham dự có sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ. Khâu vận chuyển và tiêu thụ thì bọn ta chia nhau, cháu lo phân đoạn sản xuất, vậy là chia 3 phần đều nhau.
– Không thể thế được, nói về tiêu thụ, họ Đỗ có nhiều người đi buôn bán nhỏ ở xa, họ có thể giới thiệu được lượng khách hàng lớn, điều này không bàn cãi, nhưng khâu vận chuyển, bọn ta vẫn tham gia đều đấy chứ. Vậy chia ba là thế nào?
– Tôi còn cho vay tiền cho việc chế tạo, và sau này nếu cần sẽ cho thêm người hỗ trợ việc chế tạo.
– Cháu nghĩ rằng cãi nhau nữa không phải cách, mà phải có lập luận cụ thể, chứng cứ rõ ràng. Trước tiên, là phải làm rõ những công đoạn mọi người có thể tham gia, đảm nhận, đúng không? Ai làm công việc nào thì trả tiền cho công việc ấy. Dễ vậy thôi.
– Đúng thế! Họ Đào bọn ta có thể lo nhân lực…
– Họ Đỗ sẽ chịu phần vận …
– Nào nào nào. Để cháu nói trước, vì cháu làm mấy cái máy này từ đầu tới cuối, ít nhất là cho tới lúc này, đúng không.
Hai người kia miễn cưỡng đồng ý, đồng thời cũng hơi hồi hộp mong đợi, xem Hoàng Anh Kiệt liệu ngoài kỹ thuật tốt còn có thể làm họ hài lòng trong việc chia chác hay là không. Nếu Kiệt không thể, họ tuy sẽ mất thời gian hơn, nhưng cũng đỡ lo, chứ Kiệt biết làm ra tiền, lại biết chia chác thậm chí biết điều hành, quản lý công việc lẫn ngoại giao thì chẳng mấy họ Hoàng sẽ lại nổi lên. Đó sẽ lại là một đối thủ.
Lần này, không phải Kiệt nói, mà là mẹ cậu nói. Bà lôi ra một tờ giấy, trong đó viết đầy đủ các khoản chi mà hôm qua Kiệt, Minh và bà ấy đã thảo luận.
– Theo như các bác nói là công việc gồm 3 bộ phận chính là sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ, nên ta nói theo cách này để ta dễ hình dung. Phân đoạn đầu tiên: sản xuất. Để sản xuất ra một cái máy, ta phải nhập nguyên liệu, sau đó chế tạo các bộ phận, rồi lắp ráp, sau đó chạy thử. Chỉ khi chạy thử xong mà không có lỗi thì mới coi như xong quá trình sản xuất. Trong quá trình này, có vài thứ yêu cầu đến tiền bạc: tiền mua nguyên liệu, tiền thuê mặt bằng chứa nguyên liệu, tiền thuê mặt bằng làm việc, tiền công chế tạo, tiền công lắp ráp, tiền công cho người giám sát, kiểm tra quá trình làm việc, tiền trả cho kiểm tra chất lượng.
– Sao nhiều thế!
– Tính ra càng chi tiết, càng dễ tìm chỗ sai nếu có người định làm trò ám muội.
– Nhưng ví dụ như tiền cái gì mà mặt bằng làm việc là gì?
– Bác không thể ngồi giữa ruộng mà làm máy được đâu, mà mua nguyên vật liệu về cũng cần nơi che nắng che mưa, vậy muốn có nơi đó hoặc phải thuê, hoặc phải xây, thế không cần tiền à.
– Bọn ta có mấy cái chỗ có thể làm được, sao không tận dụng…
– Tận dụng được thì là tốt, nhưng cứ trả tiền sòng phẳng, tránh sau này đôi co.
– Thế còn tiền trả cho giám sát?
– Người làm công luôn muốn càng phải làm ít việc mà tiền nhận được nhiều, vậy phải có người kiểm tra xem họ có lãn công, làm ẩu, đi muộn về sớm,…
– Tiền cho kiểm tra kỹ thuật thì bác hiểu, nhưng không lẽ cháu không thể…
– Không, tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát, hơn nữa nếu sau này làm nhiều, làm sao cháu có thể làm mãi được, phải thuê người khác đúng không? Nên ta cứ xác định trước dần là vừa. Các bác hỏi xong chưa ạ, giờ là tiền của khâu vận chuyển: tiền công cho người vận chuyển, tiền thuê xe hoặc thuyền hoặc bất kỳ phương tiện vận chuyển nào, tiền bốc dỡ.
– Khâu này bọn ta không dị nghị.- Đỗ Bá Xuyên nói
– Khâu bán: tiền thuê người bán hàng, tiền thuê chỗ bán hàng, tiền bôi trơn, tiền thuế cửa hàng, tiền bảo hành và hậu mãi.
– Tiền bôi trơn với tiền bảo hành hậu mãi. Bôi trơn là thế nào? Bảo hành và hậu mãi là gì?
– Các bác làm thế nào để có thể bán được hàng?
– Đi gặp mấy ông bá hộ các làng khác!
– Thông qua mấy thằng cháu chuyên đi bán dạo.
– Ví dụ như bác Đào đi, bác đi gặp mấy ông bá hộ làng khác, nếu bác vồ vập giới thiệu cái máy thì cũng được, nhưng mà nếu bác ấy mời họ đi ăn, kể chuyện sao đó rồi nói về chuyện đồng ruộng, việc bác ấy thu hoạch được tốt thế nào, rồi thu hoạch tuy nhiều nhưng việc cũng nhẹ đi nhờ có một cái máy tuốt lúa. Câu chuyện cứ dẫn dắt như thế sẽ tự nhiên hơn đúng không ạ.
– Đúng ha.
– Vậy tiền để bác ấy tổ chức những bữa ăn như thế gọi là tiền bôi trơn.
– Đúng đó.
– Còn như nhà họ Đỗ, nhiều người đi buôn nhiều nơi, ta nhờ họ rỉ tai với những người mà họ cho là có tiềm năng đúng không, nếu ta thưởng tiền cho họ dựa trên số khách hàng họ kiếm về cho ta, vậy cũng tốt hơn đúng không.
– Được.
– Tiền bôi trơn là ý đó.
– Còn tiền bảo hành và hậu mãi.
– Máy sau khi được mua, ta phải đưa tới tận nơi, hướng dẫn họ cách lắp ráp, vận hành, hướng dẫn họ những lỗi có thể xảy ra và nếu như có lỗi- mà lỗi thuộc về ta: như khi vận chuyển không tốt dẫn đến hỏng hóc, cất chứa không tốt dẫn đến mối mọt, ta sẽ đến sửa miễn phí.
– Trời ơi, thế thì thực tốn kém. Không hề tốn kém tí nào, chắc các bác đã thấy qua con máy rồi mà, nó tháo lắp dễ dàng, tháo ra từng bộ phận thì có thể xếp gọn nên vận chuyển dễ, lắp cũng dễ, cần thì cất gọn một chỗ cũng được, nên những lỗi kia ít khi xảy ra, trừ phi là cố ý. Thế nhưng khi ta nói hết những thứ đó ra, thì ai nghe cũng thấy là ta làm quá tốt, quá lo cho họ, là ta gây được ấn tượng mạnh với họ rồi phải không.
Nghe phân tích một hồi, hai người đàn ông trưởng thành đầu óc xoay xoay luôn, không phải họ không hiểu, mà họ quá choáng váng trước những gì mà Văn Nguyệt Nga trình bày. May mà người nói là Văn Nguyệt Nga- người mà theo họ biết rằng cũng đã từng đi đây đi đó, chứ nếu mà là Hoàng Anh Kiệt- một thằng nhóc chưa đi qua lũy tre làng nói ra thì họ sốc lắm đây. Nhưng Văn Nguyệt Nga không vội dừng lại.
– Ngoài khoản chi tiêu trên, ta còn một khoản nữa, tiền cho quá trình chuẩn bị tiền sản xuất.
– Quá trình gì cơ.
– Quá trình chuẩn bị tiền sản xuất, tức là quá trình chuẩn bị công việc trước khi bắt tay vào làm. Trước hết là tiền trả cho ý tưởng, Kiệt nó nghĩ ra cái máy này, nó đem ra dùng chung, vậy các vị phải trả tiền cho việc nó đem ý tưởng ấy ra chứ. Lại như khi thử nghiệm máy, các bác chắc cũng thấy cháu Kiệt đã làm gì trước khi cho ra đời một cái máy chứ: tính toán, chế tạo thử, kiểm tra, và có khi phải làm lại nếu không đạt yêu cầu. Công sức này có phải trả không. Sau đó còn phải nói công đào tạo thợ và nhân viên bán hàng. Cuối cùng là tiền trả cho kế toán trưởng- do tôi đảm trách
– Họ Hoàng như vậy là định ăn đơn ăn kép rồi!- Bá hộ Đào cắt lời.
– Ăn đơn ăn kép ở đâu vậy ông bá hộ? Ba phân khúc trên họ Hoàng gần như không thể chen chân vào rồi. Chúng tôi nhà nghèo, không bằng hai nhà, công nhân thì họ Đào hô một cái mấy chú thợ mộc về làm mấy hồi, vận tải hay mặt bằng, hai họ đều có đủ phương tiện và nhà, vậy chúng tôi chỉ hơn được ở cái đầu, biết tổ chức, biết ăn nói hơn, biết kiểm tra, đảm bảo mọi thứ trơn tru. Mà khi đó, nếu chỉ có hai nhà Đào- Đỗ kiếm được tiền, nhà chúng tôi vẫn nghèo như cũ, có phải là thiệt không.
Hai người kia cùng nhìn nhau một hồi, rồi đề nghị nghe chi tiết hơn nữa về những qúa trình chuẩn bị tiền sản xuất, sau đó về nghĩ trong một vài ngày. Cuối cùng, hai họ Đào và Đỗ chấp nhận những kiến nghị của họ Hoàng về việc phân chia lợi nhuận.