Mỗi tội trên thực tế, thông qua quan sát của mình, Lý Tầm cam đoan thầy Triệu có liên quan đến mạng người 100%. Lý Tầm nhạy cảm tợn trước những chuyện như vậy.
Mẹ cô đang phụ phách vụ án giết người liên hoàn, cô sẽ điều tra xem chuyện gì đã xảy ra với những học sinh.
Với hai vụ án này, chỉ cần tìm được một bằng chứng sắt, cô có thể tìm cách giải cứu mẹ mình.
Bấy giờ cô hãy còn chưa biết mẹ mình thuộc một nhóm tội phạm; cả cô Trương và bà lão hàng xóm coi cô như cháu gái, lúc này cũng đang tham gia vào vụ bắt cóc cố ý gây thương tích, cũng đang tìm tòi.
Triệu Tĩnh Chính là một điểm đột phá không tệ.
Khi nhận được tin nhắn, Triệu Tĩnh Chính hơi ngạc nhiên.
Học sinh từng được cha của anh dạy gặp chuyện không may ư?
Từ nhỏ đến lớn anh ta theo chân cha sống cùng nhau trong ký túc xá của giáo viên trường, vì vậy anh ta rõ như lòng bàn tay mọi chuyện xảy ra trong ấy.
“Trường học có nhiều vụ việc chủ yếu là tự tử, còn có mấy cái nữa là tai nạn. Tuy nhiên họ không phải học sinh của ba tôi, không liên quan đến ba tôi, chưa bao giờ thấy phụ huynh học sinh đến gây rắc rối.”
Anh ta không nói dối, thi thoảng phụ huynh học sinh đến gặp cha anh ta thường là để tặng quà, có điều xưa nay cha anh ta không bao giờ nhận những món quà đắt tiền thay vào đó chỉ nhận một số đặc sản địa phương.
(P1)
Lý Tầm cũng tự mình tìm kiếm thông tin về các vụ tử vong của học sinh trường Bình Thành trên mạng. Đối với những vụ tử vong của trẻ vị thành niên xảy ra tại trường học, thông tin trên mạng thường chỉ đưa tin vắn tắt không có nội dung chi tiết.
Trên mạng có thể tìm thấy 13 vụ án tử vong của học sinh.
Đặc biệt 7 vụ tự tử, 5 vụ không phải tự tử, 1 vụ đột tử khi tắm, 1 vụ dị ứng nặng và 3 vụ cùng nhau đi bơi ở hồ bên ngoài trường.
Tuy nhiên mạng internet chỉ phổ biến trong khoảng 10 năm gần đây, nếu muốn tìm hiểu về những vụ việc trước đó thì phải nhờ đến doanh nhân kia.
Người đó không ngừng điều tra hung thủ, đoan chắc đã tích lũy ra một mạng lưới quan hệ rộng lớn trong quá trình này.
Lý Tầm giỏi tận dụng nguồn lực của người khác lắm.
Đúng như dự đoán, vừa khi tan học lúc chiều cô đã nhận được một danh sách chi tiết về các vụ tử vong phi tự nhiên của học sinh trường Bình Thành từ năm 2000.
Người đồng đội này khá đáng tin cậy, mặc dù cô nói là thầy giáo của họ nhưng đối phương không bỏ sót bất kỳ chi tiết nào, có lẽ đã tổng hợp tất cả những thông tin này lại.
Đoán chừng bên người ta cũng có vài người đang nghiên cứu. Nhìn vào tư liệu trên điện thoại khiến mắt cô cay xè.
Lý Tầm mang về nhà và in hết ra.
May mà nhà cô có máy in, có chăng số trang hơi nhiều với 220 trang và đó là trong tình huống cô đã thu nhỏ chữ lại.
Không biết họ tìm được những thông tin này từ đâu, tư liệu bao gồm thông tin cơ bản của các học sinh tử vong phi tự nhiên, lớp học, giáo viên và một số chuyện về học sinh.
Lý Tầm trực tiếp tìm kiếm các vụ án xảy ra từ năm 2007 đến 2008.
Đối phương sắp xếp tài liệu vẹn toàn tuy nhiên cũng lộn xộn vô cùng, không xếp theo thứ tự thời gian. Lý Tầm phải mất một lúc mới tìm thấy hai vụ án.
(P2)
Một là một nam sinh nhảy lầu.
Hai là một nữ sinh bị dị ứng thức ăn nghiêm trọng dẫn đến tử vong.
Vụ đầu tiên là do áp lực học tập quá lớn cộng thêm việc không hòa nhập được với môi trường học đường, tài liệu phủ nhận việc học sinh bị bạo lực học đường.
Vụ thứ hai được xác định do bạo lực học đường, nữ sinh bị dị ứng dâu tây, những người khác nói cô làm quá ai lại dị ứng dâu tây, họ ép cô ăn một bát dâu tây, cô phản ứng quá mạnh, những kẻ trêu chọc táng đởm nên bay biến.
Hai học sinh này cùng lớp nhưng không có thầy Triệu trong danh sách giáo viên chủ nhiệm.
Lý Tầm nhíu mày, chẳng lẽ cô tính nhầm? Hay là không có chuyện gì xảy ra trong hai năm đó khiến tên biến thái này dừng tay?
Mặc dù không nói rõ nhưng cô tin đối phương chính là tên sát nhân liên hoàn năm đó.
Lý Tầm chỉ có thể bắt đầu xem xét lại các vụ án từ đầu. Áp lực học tập của học sinh rất lớn đặc biệt là ở những trường trọng điểm như vậy. Học từ sáng đến tối đối với học sinh mà nói là lao động trí óc cường độ cao; cộng thêm việc không thể tránh khỏi các mối quan hệ xã hội với bạn bè, với các thành viên trong gia đình, thật sự có thể khiến nhiều học sinh kiệt sức.
Lý Tầm vừa xem vừa cảm thấy đau lòng, vì thời gian có hạn nên cô tập trung vào việc xem xét các giáo viên chủ nhiệm.
Sau một giờ, cô nhận thấy một quy luật…
Hầu hết các học sinh này đều xuất thân từ nông thôn, chủ yếu là nữ. Cô cảm
thấy một nỗi khó chịu không tên, tỷ lệ đậu đại học của trường Trung học Bình Thành cao khôn cùng, là dạng hễ vào trường này thì sau đó tệ lắm cũng vào được một trường đại học tốt.
Vì đâu lại chọn cách bỏ cuộc? Ngã xuống trước bình minh.
Còn một vấn đề nữa là không có bất kỳ ai trong số này là học sinh của thầy Triệu.
Điều này lại càng kỳ lạ.
Trong suốt 25 năm, ông ta chưa từng dạy một học sinh nào bị suy sụp tinh thần ư?
Có trùng hợp đến vậy không? (P3)
Để kiểm chứng điều này, Lý Tầm lập một bảng danh sách tất cả các giáo viên đã dạy tại trường Bình Thành trên 15 năm, bắt đầu thống kê những trường hợp mà họ gặp phải.
Với thời gian dạy trên 15 năm cộng với quy định một giáo viên ở trường Bình Thành phải dạy 3 lớp, hầu hết các giáo viên đều kinh qua ít nhất hai trường hợp học sinh tử vong phi tự nhiên.
Lý Tầm dời tầm mắt chú ý đến giáo viên với số lượng là 2, cô Tôn, chỉ có hai học sinh của bà ấy gặp phải trường hợp tử vong phi tự nhiên. Sở dĩ Lý Tầm để ý đến bà ấy vì chính bà ấy là giáo viên chủ nhiệm của nam sinh nhảy lầu và nữ sinh bị dị ứng trước đó.
Thời gian của bà ấy trùng khớp với khoảng thời gian kẻ giết người hàng loạt ngừng tay.
Cô đánh dấu đặc biệt vào thông tin của người này.
Đột nhiên Lý Tầm nhận ra thật chất chuyện của các học sinh và vụ án giết người hàng loạt có cùng một logic cơ bản.
Thầy Triệu đã làm đâu ra đấy nhằm chứng minh mình không liên quan, như vậy không bề gì tập trung vào ông ta.
Nhưng ông ta đã làm như thế nào?
Thầy Triệu là một người xảo quyệt tợn, càng về sau càng khó phát hiện ra sơ hở, có khi điểm đột phá nằm ở những sự việc xảy ra trước đó.
Lý Tầm không tin tưởng Triệu Tĩnh Chính, chắc chắn đã có nhiều chuyện xảy ra khi anh ta còn nhỏ; đối với trẻ con, mọi chuyện phát sinh đều là lẽ đương nhiên và không đáng chú ý.
Lý Tầm bảo Triệu Tĩnh Chính hỏi mẹ mình còn cô thì đi hỏi cô Tôn trong trường.
Cô nào tỏ trực giác của mình có đúng hay chăng song cô cảm thấy mình đã nắm bắt được thông tin quan trọng nhất.
– —
Cô Tôn Ngưng là một giáo viên đã dạy ở trường 20 năm. Trường Trung học Bình Thành là trường cấp ba tốt nhất của thành phố, bây giờ muốn vào dạy ở đây phải có bằng tiến sĩ mà còn phải là tiến sĩ của một trường đại học khá tốt.
Bà vào nghề dạy học khá thong thả, thậm chí bằng cử nhân của bà không phải sư phạm mà đến khi học thạc sĩ mới chuyển sang ngành sư phạm. Bà bắt đầu dạy học từ năm 27 tuổi và đến trường cấp 3 Bình Thành vào năm 2007, hiện tại bà đã 50 tuổi.
Năm bà vào trường Bình Thành rất đặc biệt, đó là thời điểm vụ án giết người hàng loạt Bóng Bay Đỏ gây chấn động nhất.
Lúc đó bà cũng theo dõi vụ án, mỗi tội nói thầy Triệu đồng nghiệp của bà là thủ phạm thì bà không cách gì tin nổi.
Tuy nhiên về nhà rồi bà lại đi tìm kiếm bằng chứng cho thấy thầy Triệu có thể là thủ phạm, mỗi lần tìm kiếm bà đều hãi hùng khiếp vía.
(P4)
Theo lý thuyết, thầy Triệu là người không một ai nói xấu. Khi bà mới vào nghề chính bà cũng nghĩ như vậy. Song sau đó có một chuyện xảy ra khiến bà âm thầm tránh xa người đàn ông này và cố ý không để cho các giáo viên khác dạy lớp do mình chủ nhiệm tiếp xúc với ông ta.
Chuyện đó xảy ra khi bà mới vào nghề.
Giống như nhiều giáo viên khác vô tình dấn thân vào nghề dạy học, bà đã làm gia sư một thời gian khi còn đại học. Bấy giờ bà thích làm giáo viên thêm
chuyện chuyên ngành của bà là tiếng Anh nên bà nghĩ chuyển sang làm giáo viên dạy tiếng Anh cũng khá tốt.
Tôn Ngưng có một điểm khác biệt là vô cùng có trách nhiệm. Bà mang một cái nhìn riêng về nghề giáo, cho rằng một khi mình được gọi là giáo viên thì phải có trách nhiệm hướng dẫn học sinh đi đúng đường ngay cả khi bị học sinh hiểu lầm lúc này.
Thành ra bà bắt đầu có mâu thuẫn với học sinh. Không hiểu cơn cớ nào học sinh nghĩ bà quản lý họ vì muốn làm nhà trường hài lòng. Tụi nó còn nói sau lưng rằng ban đầu bà không đủ tư cách để dạy ở trường này, nói bà nghiêm khắc vô cùng ở trường cũ, bắt học sinh phải liều mạng để bà có được thành tích, do vậy bà mới có cơ hội đến trường này dạy.
Xung đột giữa giáo viên và học sinh, trong hầu hết các trường hợp, không phải do học sinh nhận ra lầm lỡ mà do chính giáo viên nhận ra.
Một ngày nào đó giáo viên sẽ nhận ra mình chỉ có thể giúp đỡ những người có duyên.
Mỗi tội Tôn Ngưng chưa đến giai đoạn đó. Bà biện minh cho những đứa trẻ này, cho nên bà vẫn ở trong giai đoạn mình là Chúa cứu thế.
Học sinh của trường cấp 3 Bình Thành đều là những học sinh xuất sắc từ các trường cấp hai, nhiều em thi đậu vào từ các trường trung học cơ sở thị trấn. Hơn non nửa trong số họ là trẻ em sống xa gia đình, điều này có nghĩa là chúng phải cạnh tranh với các bạn ở thành phố trong một môi trường giáo dục kém phát triển hơn và không có sự hỗ trợ của cha mẹ.
Trước đây tụi nó chưa từng đến thành phố, trong môi trường quen thuộc tụi nó chỉ cần vùi đầu chăm chỉ làm là được.
Hơn chín mươi phần trăm mấy đứa trẻ này ở nội trú tại trường Trung học Bình Thành.
Vì vậy nhiều nữ sinh rơi vào giai đoạn hoang mang bản thân, còn các nam sinh thì nghiện game, đêm đêm trốn ra ngoài chơi game.
(P5)
Ban đêm bà không ngủ đi ra ngoài bắt những học sinh chơi game để rồi còn bị đám học sinh gọi là mụ điên sau lưng.
Khi ấy bà cảm thấy giáo viên chắc chắn là công việc ít phù hợp nhất trên thế
giới đối với mình.
Cũng hên là thầy Triệu đã vươn tay giúp đỡ bà. Ông ta giúp bà quản lý những học sinh nghịch ngợm. Bấy giờ bà nóng tính tợn còn thầy Triệu thì quá đỗi dịu dàng, luôn khuyên nhủ cả đôi bên.
Về sau một học sinh trong lớp bà đã nhảy lầu tự tử. Phụ huynh của em ấy đã kéo thi thể đến trường đòi bà phải đền mạng vì học sinh này để lại thư tuyệt mệnh nói bị bà ép buộc.
Hầu như tất cả mọi người đều nói bà đã ép học sinh tới chết.
Bà suy sụp, bị đình chỉ công tác hai tháng và tiếp sau này không được làm chủ nhiệm lớp nữa.
Từ đó bà dần dà khắc phục những vấn đề của mình, không còn rập khuôn. Lắm lúc bà chỉ mong học sinh có thể trải qua ba năm học một cách bình yên là được.
Cũng từ đó bà chậm rãi nhận ra thầy Triệu rất đáng sợ.
Nguyên nhân là vào một ngày tại văn phòng giáo viên, một giáo viên mới khác đang nổi giận vì học sinh chép bài của nhau.
Lúc đầu người giáo viên này chỉ đơn thuần mắng chửi.
Thầy Triệu đột ngột khuyên nhủ: “Có gì to tát đâu, thôi đi thôi đi, chỉ là bài tập thôi mà, có đánh nhau gây gổ gì đâu.”
Người giáo viên kia nghe vậy thì nổi đóa, vừa đánh học sinh vừa mắng chửi học sinh vì tội đánh nhau.
Tôn Ngưng nhạy cảm vô cùng, bấy giờ bà cảm thấy có gì không ổn.
Bà bắt đầu hồi tưởng lại những lần mình bị người khác dẫn dắt, hồi nhớ vụ việc học sinh nhảy lầu, bà bắt đầu cảm thấy mọi chuyện dường như đều do thầy Triệu dàn dựng.
Tuy nhiên bà cũng nghĩ mình đang quá căng thẳng, vì muốn dời đi cảm giác tội lỗi quá lớn nên mới có những ảo giác như vậy.
(P6)
Thành ra bà chưa bao giờ kể cho ai nghe, bà tránh xa thầy Triệu theo bản năng. Từ từ bà cũng trở thành một giáo viên kỳ cựu, xử lý các vấn đề của học sinh
thật linh hoạt.
Khi có đồng nghiệp mới vào trường với tâm trạng lo lắng, bà giúp đỡ họ vượt qua giai đoạn đầu đầy bỡ ngỡ cũng như tận lực không để họ tiếp xúc với thầy Triệu.
Trong lòng bà nghĩ có lẽ mình đang cố tình nghĩ xấu về thầy Triệu vì mang tâm lý không muốn chịu trách nhiệm.
Giờ đây bà gần 50 tuổi, đã lâu lắm rồi chẳng ai nhắc đến chuyện bà hại chết học sinh trước mặt bà nữa.
Chuyện đó đã qua thật lâu.
Mãi cho đến khi bà nhận được một tin nhắn từ một người lạ.
“Xin chào cô Tôn Ngưng, em muốn hỏi cô một điều, liệu Lý Hào có phải bị thầy Triệu hại chết không.”