Trường Bình Thành là một trường chuyên cấp 3, giáo viên được hưởng nhiều phúc lợi, cơ man là gia đình giáo viên đều sống trong ký túc xá giáo viên, có già có trẻ.
Bình thường mọi người gặp nhau cũng chào hỏi, thầy Triệu Hâm ở phòng cuối cùng trên tầng bốn, một căn hộ hai phòng ngủ một phòng khách.
Cạnh phòng gã là cô Mai, giáo viên dạy Hóa. Cô có một đứa con một tuổi, cha đứa bé là thủy thủ, một năm có đến chín tháng không ở đất liền, ông bà nội của đứa bé chưa nghỉ hưu nên ông bà ngoại đã về hưu đến giúp trông cháu.
Người lớn tuổi nhiệt tình, Triệu Hâm lại là giáo viên lâu năm của trường, hai ông bà cụ cảm thấy nhất định phải tạo mối quan hệ với Triệu Hâm, như vậy gã sẽ giúp đỡ con gái họ ở trường một tí.
Bình thường nhà có món ngon, hai ông bà cũng mang sang cho người ta một phần; mùa xuân đến họ hàng ở quê gửi lên rau măng xuân, họ cũng sơ chế xong rồi mang sang cho người ta một ít, mối quan hệ hàng xóm vô cùng tốt.
Cô giáo Mai nói nhiều lần: “Chúng con không cùng dạy một khối, chỉ là đồng nghiệp, bình thường còn không gặp mặt nhau, tội gì phải làm thân.”
Mẹ cô lại nói: “Bây còn nhỏ nên không hiểu, ân tình là phải thường tích lũy từ từ, làm thân với người ta. Bằng không nếu có chuyện thật cần nhờ vả người ta lại không có ai.”
Cô Mai: “Thời đại này có chuyện gì cần người khác giúp đỡ đâu? Đâu phải như thời của cha mẹ.”
“Người thế hệ tụi bây cứ vậy. Hồi cha mẹ còn trẻ cũng là vợ chồng công nhân viên, bận rộn tột cùng, toàn nhờ đồng nghiệp ở cùng đơn vị giúp đón con, bây quên rồi à?”
(P1)
Thời đó những đồng nghiệp sống cùng một tòa nhà có khác gì người một nhà.
Cô Mai nói không thông đành mặc kệ, may mà người kia cũng có chừng mực, không vì sự nhiệt thành của cha mẹ cô mà quan tâm cô quá mức.
Giữa hai đồng nghiệp ngang cấp cần gì phải quan tâm nhau? Quá thân thiết lại dễ rắc rối.
Nhưng thái độ của người kia đúng mực vô ngần, ở trường họ đối xử với nhau như người lạ.
Cô Mai có ấn tượng tốt về gã.
Ngày nào cha mẹ cô cũng bảo thầy Triệu biết cách sống tợn, ở nhà còn trồng hoa trồng cỏ, nuôi con cũng tốt, bình thường đứa cháu nhà họ kêu khóc một hai tiếng mà xưa nay thầy giáo Triệu không nói gì.
Thỉnh thoảng gặp nhau bên ngoài, thầy Triệu còn giúp bế cháu.
Người lớn tuổi thấy người khác thích cháu mình sẽ cho là chuyện tốt, bọn họ vui mừng lắm.
Mãi cho đến một ngày họ xem tin tức.
Hàng xóm của họ – thầy Triệu – có thể là kẻ sát nhân hàng loạt, cái phường chuyên giết trẻ em.
Trong lòng họ trải qua nhiều cảm xúc – Không thể nào, sao có thể, thầy Triệu không giống như vậy, trông thầy ấy đàng hoàng biết bao!
… Lỡ mà đúng thì phải làm sao?
Vụ án giết người liên hoàn này từng là ác mộng của tất cả những ai có con nhỏ. Tuy rằng sau đó không còn xảy ra vụ án nào nữa nhưng mỗi khi có trẻ em mất tích, phản ứng đầu tiên của mọi người vẫn là gặp phải tên sát nhân hàng loạt này.
Năm đó hai ông bà cụ đang chăm sóc cô giáo Mai, bấy giờ cô Mai đã là học
sinh tiểu học. Ban đầu họ không còn đi đón cô Mai nữa từ khi con lên lớp ba, kết quả tới khi thấy được tin tức họ lại bắt đầu đi xếp hàng đón con mỗi ngày.
Giữa các đồng nghiệp sẽ lập một nhóm chat, ai bận quá thì người khác sẽ giúp đỡ đón con, thi thoảng nếu không đón được con mà rồi cũng không liên lạc được với người đồng nghiệp khi họ đã đi đón ắt ai nấy đều sợ chết khiếp.
(P2)
Đó là thời điểm kế hoạch hóa gia đình được thực hiện nghiêm ngặt nhất trong thành phố, mỗi gia đình chỉ có một đứa con, đồng thời đó cũng là thời đại bọn buôn người hoành hành. Ấy vậy mà tên sát nhân này đã cướp hết sự chú ý của mọi người.
Hắn không chỉ giết trẻ em mà còn gửi đồ vật cho gia đình nạn nhân.
Có thể mường tượng được nỗi sợ hãi mà tên sát nhân hàng loạt này gieo rắc cho mọi người.
Và rất có thể gã chính là hàng xóm của họ, người hàng xóm đã qua nhà họ bế cháu!
Hiện tại hai ông bà như sống lại trong cơn ác mộng, ngay hôm đó đã kiểm tra kỹ lưỡng đứa cháu một lần.
Khi cô Mai về nhà, hai ông bà đã bàn bạc việc chuyển khỏi ký túc xá trường.
“Bây giờ xung quanh trường khó thuê nhà dữ lắm, những căn nhà trống đã bị các bậc phụ huynh khác thuê hết rồi. Đi xa quá thì con đi làm không tiện.”
“Xa một chút thì xa một chút, an toàn là quan trọng nhất.”
Lúc này mới chỉ là giai đoạn đầu, mới chỉ có bài đăng trên mạng về chuyện luân hồi chuyển kiếp. Cô giáo Mai tin vào khoa học, thật sự không nghĩ rằng thầy Triệu là hung thủ.
Song đây là một cơ hội tốt.
Cô Mai nói: “Con đã nói với hai người bao nhiêu lần hãy giữ khoảng cách với những người xa lạ này mà cha mẹ đâu có nghe. Giờ lo rồi chứ, sau này tuyệt đối đừng để người khác bế con bé nữa, ai biết người ta là người ra sao.”
Ngày hôm sau thầy Triệu biến mất, không thấy gã làm mẹ cô Mai thở phào: “Mặc dù không đúng lẽ co cam nhưng ít ra chúng ta cũng an toàn.”
Cô giáo Mai dở khóc dở cười.
Lại qua một thời gian sau, thầy Triệu một lần nữa xuất hiện trên bản tin bị gia đình nạn nhân năm đó bắt giữ.
Mẹ cô Mai: “Chắc chắn thầy Triệu là hung thủ đấy. Không phải trên tin tức nói cô này là người duy nhất nhìn thấy hung thủ à? Làm mẹ thì không thể nhầm lẫn được người đã giết con mình.”
Cô Mai vẫn cảm thấy thiếu bằng chứng như cũ.
Một cách nhanh chóng, các giáo viên trong trường bắt đầu truyền tay nhau một tài liệu trong đó ghi lại những cách mà thầy Triệu thao túng cảm xúc của giáo viên cũng như kích động mâu thuẫn giữa thầy và trò qua những năm này.
Cô Mai càng đọc càng thấy hãi hùng, cô bắt đầu cảm thấy có khi thầy Triệu có vấn đề về tâm lý thật.
Mẹ cô lại một lần nữa đề nghị: “Chúng ta phải chuyển nhà.” (P3)
Cô Mai bắt đầu lưỡng lự.
Ba cô Mai mở lời: “Bây giờ khác xưa rồi, khắp nơi đều có camera, hơn nữa mọi người đều cho rằng cậu ta là hung thủ, cậu ta cũng không dám giết người nữa đâu.”
Mẹ cô Mai nói ngay: “Ông không hiểu rồi. Chính vì mọi người đều cho rằng cậu ta là hung thủ giết người nên mới nguy hiểm. Ông nghĩ xem, nếu cậu ta ra ngoài, người khác hoặc là để ý cậu ta hoặc là chửi bới cậu ta, chắc chắn trong lòng cậu ta sẽ nổi giận, cơn lửa giận này sẽ trút vào đâu? Giả mà lúc đó con nhóc nhà mình khóc một tiếng, cậu ta nghe thấy rồi nghĩ ôi kiểu gì mọi người cho rằng tôi là kẻ giết người rồi vậy thì hoặc không làm còn đã làm thì làm cho xong…”
Cô Mai vội vàng ngắt lời: “Được rồi được rồi, mẹ, mẹ nói mà tim con đập thình thịch. Vậy bây giờ tính sao?”
“Chuyển ra ngoài ở, dù xa một chút cũng được, lúc đó để cha lái xe đưa bây đi làm buổi sáng.”
“Vậy để con đi tìm nhà.”
Ban đầu, cô giáo Mai nghĩ rằng thầy Triệu không dám xuống tay, có điều những lời mẹ nói cũng có lý. Mỗi khi có lớp tự học cô luôn nhớ đến chuyện này.
Thầy giáo Triệu chắc chắn đang gặp áp lực lớn cùng cực, lỡ có chuyện xảy ra đến lúc đó cô vừa về nhà, mẹ cô, con gái cô, cha cô…
Không được không được! Không thể như vậy, phải tìm cách chuyển đi.
Cô bắt đầu tìm nhà sau giờ học. Đúng như cô nghĩ, xung quanh trường không còn nhà cho thuê. Cam đoan chuyện thầy giáo của trường Trung học Bình Thành là sát nhân điên cuồng biến thái bị tuồn ra lần này sẽ khiến một số phụ huynh không yên lòng, muốn đến đây thuê nhà để tiện trông con.
Có một đồng nghiệp đến hỏi: “Cô Mai, cô ở cạnh nhà thầy Triệu phải không?” “Sao thế?”
Nghe câu hỏi này, tim cô như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực. Có chuyện gì xảy ra rồi sao? Thậm chí cô đã hình dung ra cảnh các đồng nghiệp đọc được tin tức thầy Triệu giết cả gia đình hàng xóm trên điện thoại…
“Chúng ta cùng nhau đề nghị nhà trường chuyển nhà cho thầy Triệu đi.” “Hả?”
Một đồng nghiệp trẻ khác thốt lên: “Làm vậy không ổn đâu nhỉ? Cảnh sát đã đến trường điều tra rồi mà, họ cũng chưa bắt thầy Triệu đâu.”
(P4)
Có người phụ họa: “Mấy anh chị đừng hoang mang bởi những tin tức trên mạng. Bây giờ mạng xã hội toàn vàng thau lẫn lộn, chỉ muốn chi phối cảm xúc từ đó lừa mọi người để câu vieω thôi. Chưa chắc thầy Triệu đã là hung thủ.”
Ai cũng biết có khả năng đó.
Nhưng khi bản thân thật sự rơi vào hoàn cảnh này thì lại là chuyện khác. “Anh chỉ sống một mình, nói chung ban ngày ở trường thì đương nhiên không
sợ rồi. Nhưng giả dụ anh có con nhỏ thì anh thử nghĩ xem.” Người đồng nghiệp vừa đưa ra đề xuất phản bác lại.
Ai cũng biết có khả năng thầy Triệu bị oan, ngặt nỗi tin đồn trên mạng ngày
càng lan rộng, đối với họ mà nói thì càng nguy hiểm. Ví dù thầy ấy không phải là hung thủ mà bị oan ức như vậy âu tâm lý sẽ có vấn đề. Đến lúc đó nếu có ai xung đột một ít với thầy ấy trong ký túc xá, có khi thầy ấy dứt khoát chấp nhận thân phận tội phạm giết người trong cơn điên tiết.
Còn nếu thầy ấy thật sự là hung thủ lại thấy mọi người đều tỏ tường thì không còn gì để che giấu nữa, cứ vậy giết thêm vài người cho đúng bản chất…
Thấy cô Mai tức giận, hai người giáo viên đành chịu thua: “Tôi chỉ nói thế thôi.”
Cô Mai không do dự nữa, tham gia vào nhóm của họ.
Cô sống ngay cạnh nhà thầy Triệu khéo sao trong nhà có con nhỏ. Một khi có chuyện bất trắc… cô không dám nghĩ đến.
Người đồng nghiệp đưa ra đề xuất nói: “Chúng ta không đuổi anh ấy đi mà là thương lượng với nhà trường sắp xếp nhà khác cho anh ấy. Đến lúc đó có thể cùng nhau chịu tiền thuê nhà cho thầy Triệu.”
Cô Mai ngạc nhiên hỏi: “Các thầy cô giáo khác có đồng ý không?”
“Mọi người đều đồng ý rồi, những ai muốn tham gia thì đóng góp 500 tệ, đủ để thuê nhà cho thầy Triệu ở ngoài một năm, tương đương với việc chúng ta trả 500 đồng cho phí bảo vệ hằng năm.”
Năm trăm tệ là đủ?
Cô Mai ngạc nhiên: “Nhiều người như vậy?”
“Có những người khác trong khu dân cư cũng nghĩ y vậy.” Khu dân cư này không chỉ có mỗi giáo viên của trường Trung học Bình Thành.
(P5)
Tình huống của cô Mai cũng là tình huống của nhiều người khác trong khu nhà. Không một ai muốn lúc lên tiết chợt nhớ đến việc người già và trẻ con trong nhà đang sống chung một không gian với một tên sát nhân điên cuồng, rồi lại đánh cược không biết gã có bất thình lình mất kiểm soát hay chăng.
Mọi người không muốn gây hấn người ta tới cùng cực, họ không phải là những người trên mạng. Thầy Triệu không thể giết người qua mạng được nhưng lại có thể tìm tới số nhà để giết người.
Thành thử họ nghĩ ra cách nhờ nhà trường đứng ra thương lượng, còn mình thì không ra mặt.
– —
Buổi sáng Triệu Hâm ra ngoài mua thức ăn, trên đường có không ít ánh mắt nhìn mình và gã đã quen. Chủ quán bán đồ ăn vẫn chào hỏi gã như trước đây.
“Thầy Triệu, thầy mua thức ăn à?” “Đúng rồi, tới mua đồ ăn đây.” “Thầy khỏe lại chưa?”
“Cảm ơn, tôi đã khỏe hơn nhiều.”
Nhưng nỗi sợ hãi trong mắt ông ta, đặc biệt là hành động kêu đứa con nhà mình đi vào trong đã tố cáo nỗi táng đởm của bản thân.
Thầy Triệu không nói gì thêm, bây giờ gã nói gì cũng vô ích.
Gã vào tới chỗ thang máy, chẳng mấy chốc thang máy từ tầng âm một đi lên, bên trong có ba người.
Đó là bà lão hàng xóm của thầy Triệu, bà cụ đang bế đứa cháu trai còn cô cháu gái thì không muốn bị bế, cứ muốn tự tuột xuống để tự đi.
Thấy thầy Triệu bên ngoài thang máy, bà cụ giật nảy mình, đoạn ôm đứa cháu đi ra ngoài.
Thầy Triệu nói: “Đây là tầng một.”
Bà lão nói: “Tôi… tôi chỉ đến tầng một thôi.”
Thầy Triệu bước vào, nút bên trong tại tầng ba lóe lên, còn cái người bình thường đi chậm rãi ung dung giờ lại ôm đứa trẻ bỏ chạy.
Đợi đến khi cửa thang máy đóng lại lần nữa, từ tấm gương trên cửa thang máy, gã nhìn thấy hình ảnh phản chiếu dữ tợn của mình.
Về đến nhà, gã nhận được tin nhắn từ nhà trường. Nội dung rất dài.
(P6)
Gã lướt tới cuối cùng, sau chót hiểu được ý đồ của họ.
Ký túc xá nhà trường thiếu phòng, trường học sắn sàng trả thêm tiền để gã đi thuê nhà ở ngoài.
Thuê nhà ở ngoài?
Với tình hình hiện tại, gã đi đâu thuê được nhà? Ra ngoài ở làm sao? Khuôn mặt gã sầm sì, cửa nhà mở ra, con trai gã đến.
Con trai gã bước vào. “Ba, sáng nay ăn gì?”
“Mẹ vừa gọi điện cho con, bảo bà ấy sẽ đi học lớp y học cổ truyền ở Hàng Châu, trong thời gian ngắn sẽ không về nhà.”
“Đó là cái cớ thôi, bà ấy vẫn như vậy mà, một khi có ít chuyện gì là bỏ chạy,” “Trước giờ chưa từng gặp cái dạng làm mẹ thế này…”
Triệu Tĩnh Chính vẫn tiếp tục lải nhải, giọng điệu oán trách sực khắp căn phòng, khiến không khí trở nên ngột ngạt, làm người căm ghét vô cớ.
Ánh mắt của Triệu Hâm dừng lại trên con dao phay đặt phía bên kia. Vào đúng tình huống này Triệu Hâm nhận được tin nhắn của Đào Phong.
Người ở đầu dây bên kia dùng giọng điệu tỏ ra biết rõ mọi chuyện, nói những lời nọ.
Những ác ý mà Triệu Hâm không biết trút vào đâu được gói gọn trong những câu chữ bình thường nhất, đoạn thuận theo đường điện thoại gửi sang cho người bên kia.
“Gặp mặt nói chuyện đi.”
“Bệnh viện Nhân dân Bình Thành, 10 giờ sáng, gặp ở quầy lễ tân.” Gã hẹn gặp tại bệnh viện vì ngày mai gã phải đi cắt chỉ và tái khám.
Ngày hôm sau, sau khi cắt chỉ rồi tái khám xong, Triệu Hâm đến sảnh chính bệnh viện.
Bệnh viện cơ man là người, có lẽ mọi người đến đây đều có những chuyện quan trọng hơn nên chẳng ai màng tới gã.
Rất nhanh, một chàng trai trẻ đi tới bên cạnh gã.
Đối phương đội mũ lưỡi trai, đeo khẩu trang, che chắn kín mít.
“Tôi là người đã nhắn tin cho ông.” Hắn sán đến cạnh Triệu Hâm, nói nhỏ. “Cậu không tự giới thiệu à?”
Đào Phong tư lự một thoáng rồi quyết định nói thật tên mình nhằm thể hiện thành ý: “Đào Phong.”
“Nếu cậu dùng tên giả, tôi sẽ đi ngay.” (P7)
“Tôi nói thật.” Đào Phong cảm thấy may mắn vì mình đã không nói dối.
“Lên xe tôi nói chuyện.” Triệu Hâm đề nghị.
Đào Phong không dám, hắn bảo: “Nói ở đây đi, mọi người không nghe được chúng ta nói gì.”
Sảnh bệnh viện vốn đã đông đúc rổn rảng, hai người nói chuyện ở góc khuất đúng là khó lòng nghe lén nổi.
Triệu Hâm không phản đối, gã lấy ra một vật nhỏ lớn chừng lòng bàn tay, Đào Phong không biết đó là gì, sau khi Triệu Phong mở ra thì nó vang lên tiếng.
“Tắt hết những thiết bị ghi âm trên người cậu đi.”
Đào Phong có phần lúng túng, tắt đi một chiếc điện thoại đã bật chế độ ghi âm được giấu trên người.
“Đây là sự chân thành của cậu à?”
Đào Phong: “Đây là lỗi của tôi, tôi xin lỗi. Nhưng tôi chỉ muốn có thêm một lớp bảo vệ, sẽ không phát tán lên trên mạng đâu.”
Triệu Hâm không hài lòng với hắn, quay người định rời đi.
Đào Phong chuẩn bị đầy đủ bèn mau chóng đuổi theo, thì thầm: “Ông đã đồng ý đi ra thì chắc chắn là đã động lòng trước những lời tôi nói. Tình hình hiện tại của ông đang hỏng bét và tôi cũng vậy. Chỉ cần ông nói địa chỉ cho tôi, đến chừng đó tôi sẽ giúp ông làm sáng tỏ mọi chuyện, ông sẽ có thể thoát khỏi tình huống hiện tại.”
Triệu Hâm dừng lại: “Giúp tôi làm sáng tỏ? Làm sáng tỏ cách gì? Cậu cũng là người đã đầu thai, cậu cũng mơ được hung thủ ư? Vậy họ sẽ hỏi hình dạng tên kia trông thế nào? Cậu có thể vẽ ra?”
Đào Phong lập tức đáp: “Nếu không làm sáng tỏ được thì tôi sẽ đưa cho ông một số tiền lớn đủ để ông đi ra nước ngoài bắt đầu lại cuộc sống. Ông cũng có thể có thể chăm sóc tốt nhất vết thương trên tay.”
Triệu Hâm cảm thấy cái thằng này coi ai cũng ngu: “Cậu đang nói rằng tới lúc đó cậu mạo hiểm trước việc bị mọi người phát hiện giữa hai chúng ta có những giao dịch tài chính chỉ để giúp tôi ra nước ngoài làm lại cuộc đời?”
(P8)
“Tại sao tôi phải tin cậu muốn dấn thân mạo hiểm thế này? Đến lúc ấy cậu có thể bỏ mặc tôi, thậm chí còn có khả năng tiện thể nói mình mơ thấy tôi là hung thủ.”
Đào Phong mới nhận ra mình phải thể hiện đủ sự chân thành, để đối phương tin tưởng mình, hợp tác với mình.
Hắn quá gấp gáp đến nỗi giờ đây trong đầu có ý định kể cho đối phương nghe về chuyện gia đình mình. Đây tuyệt đối là một điểm yếu cực lớn, ví dù nói ra âu đối phương có thể sẽ tin mình hơn, tuy nhiên gã cũng có thể sẽ xoay đầu nói ra ngay chuyện này.
Không được.
Không thể nói.
Triệu Hâm nhìn thấy sự khó xử của Đào Phong, gã không biết đối phương đang gặp phải cảnh khốn cùng gì. Tuy nhiên theo phán đoán của gã thì những rắc rối của những người trẻ tuổi như vậy thường chỉ là chút chuyện phiền thoái thông thường của người trẻ, có lớn cũng không lớn bao nhiêu.
Lại muốn dùng cách này để thoát khỏi cảnh khốn khó? Gã vô cùng sắn lòng giúp đỡ đối phương một phen.
“Nếu cậu muốn hợp tác với tôi cậu phải thể hiện sự chân thành hoàn toàn của mình, để tôi tin cậu sẽ không phản bội tôi trong tương lai.”
Đào Phong bắt đầu xoắn xuýt, giờ phút này hắn cam đoan mình sẽ không phản bội đối phương, khốn nỗi hắn lại không muốn tiết lộ chuyện gia đình.
Điều Triệu Hâm muốn không phải dạng điểm yếu này.
“Vậy ông nói xem tôi phải làm gì?” Đào Phong dứt khoát tặng cho đối phương quyền chủ động.
Triệu Hâm đang chờ chính hắn thốt ra câu ấy.
Gã trả lời: “Chỉ cần cậu giúp tôi giết một người, mọi chuyện sẽ được giải quyết.”
Gã nói những lời đó mà không hề hạ thấp giọng, xung quanh còn cơ man là người.
Đào Phong mở to mắt, không thể tin nổi. Hắn không tự giác chọn làm kẻ xấu huống chi là giết người.
“Đừng giỡn nữa!” Đào Phong mau chóng nhìn quanh quất, sợ bị người khác nghe thấy. Hên sao những người khác đều bận rộn với việc riêng của mình, tạp âm trong sảnh lớn cũng khá lớn, thành ra không ai để ý đến lời nói của họ.
“Tôi đang giúp cậu đấy. Nếu tôi cho cậu biết địa điểm, cậu sẽ biết bí mật của tôi. Bây giờ cậu không bỏ ra nổi điểm yếu ngang hàng để trao đổi với tôi, nếu cậu muốn tôi giúp bản thân suy nghĩ, tất cả những gì tôi có thể nghĩ đến là: cậu đi giết một người, đưa bằng chứng cho tôi, như vậy cả hai chúng ta đều có điểm yếu của nhau, ai nấy đều bình an vô sự.”
(P9)
Đào Phong sững sờ vài giây, người này đang nói thật ư? Giết… giết người?
Hắn hoàn hồn lại, lắp bắp: “Không… không được, giả dụ ông không biết địa điểm thì tôi tổn thất lớn.”
Hết thảy đều căn cứ vào giả thiết thầy Triệu là kẻ sát nhân hàng loạt, giả mà gã không phải thì sao?
“Nếu cậu muốn hợp tác với tôi, cậu phải tin tưởng tôi.” Thầy Triệu lặp lại một lần, “Sau đó, cậu đi giết một người. Tôi sẽ cho cậu biết địa điểm.”
Đào Phong không buồn hợp tác nữa, hắn không dám đánh cược. Hắn có thể tìm biện pháp khác.
Hắn quay người định đi, thầy Triệu gọi với lại.
“Thật sự không cân nhắc nữa ư? Nếu cậu biết được địa điểm, cậu muốn đầu thai thành ai là thành người đó. Suy cho cùng tất cả các nạn nhân đều ở cùng một nơi.”
Gã nhấn mạnh từ tất cả. Đào Phong trừng to mắt.
Đúng rồi! Đúng rồi! Kẻ thủ ác biết chắc mình đã giết bao nhiêu người cũng như đã chôn xác ở đâu!
Ông ra thật sự là hung thủ!
Đào Phong lại nhìn đối phương, trong đám đông, người này vẫn đang cười nói với hắn như thể hai người bọn họ nói chuyện bình thường tại bệnh viện.
Hắn đã quan sát người này trong khoảng thời gian thật lâu, trong cuộc sống hàng ngày ông ta chỉ là một người bình thường. Chính ý nghĩ như vậy đâm khiến hắn quên đi sự nguy hiểm.
Một nỗi sợ hãi tột cùng từ tận sâu trong linh hồn bắt đầu từ lòng bàn chân vọt thẳng lên đỉnh đầu, đâm tới mức cả da đầu hắn tê rần.
Hiện tại hắn mới nhận ra rõ ràng dưới lớp vỏ bọc bình thường ấy là một con quỷ sát nhân đã cướp đi sinh mạng của bảy… sáu người.