Lẳng Lơ Tao Nhã

Chương 1: Nại hà thiên


– Thiếu gia! Có thể không cần đọc chữ nhỏ, chỉ cần đọc chữ to có được không?

Giữa mùa hè nóng bức, cánh cửa sổ thư phòng đóng chặt khiến cho cả căn phòng như một cái lồng hấp. Trên cửa sổ còn có cả một cái rèm che ngăn ánh sáng từ bên ngoài lọt vào. Vì vậy mà giữa ban ngày nhưng trong thư phòng lại chẳng khác nào ban đêm. Trên một cái bàn sách bằng gỗ lim có đặt một ngọn đèn dầu vừa đủ chiếu sáng quyển Xuân Thu kinh truyện tập giải trong tay của đứa hầu nhỏ.

– Không được. Trước tiên đọc một câu chữ to rồi sau đó đọc chữ nhỏ bên dưới chữ to đó. Không được đọc hàm hồ phải đọc rõ ràng rành mạch.

Trên cái bàn bằng gỗ lim có đặt một tấm bình phong chia nó ra thành hai phần. Đứa hầu nhỏ và cây đèn ở một bên còn vị thiếu gia thì ở trong bóng tối

Đứa hầu nhỏ Vũ Lăng chừng mười ba, mười bốn tuổi có chút thanh tú đang nhăn nhó nhìn quyển sách trên tay mà kêu khổ:

– Có nhiều chữ nhỏ quá. Thiếu gia! Cổ họng của con khô rồi, chỉ sợ không đọc được.

– Chẳng phải đã pha trà Tang Cúc hạnh nhân rồi hay sao? Đọc đi, không được lười biếng. Hôm nay phải đọc cho xong cuốn này, ta sẽ thưởng bạc cho ngươi. Sau này, mỗi ngày một quyển. Bộ Xuân Thu kinh truyện tập giải có tổng cộng ba mươi cuốn, độc xong hết ngươi sẽ được thưởng ba tiền. – Vị thiếu gia ngồi sau bức bình phong liền lấy tiền ra để dụ.

Đứa hầu nhỏ Vũ Lăng không từ chối được đành phải uống hai hớp trà rồi sau đó lấy tay lau mồ hôi mà đọc tiếp. Vừa mới đọc được bốn, năm tờ nó đã cảm thấy miệng kho rát, mồ hôi trên trán nhỏ cả xuống tra giấy khiến cho trang giấy bị ướt cả một khoảng rộng. Đôi bàn tay của nó cũng ướt đẫm mồ hôi. Hôm nay quả thực là nóng, nhưng cánh cửa sổ lại bị đóng chặt, bên cạnh có thêm cây đèn vậy mà trong phòng không hề có lấy một cái quạt nào khác ngoại trừ cây quạt của vị thiếu gia đang phe phẩy.

– Thiếu gia! Con không chịu được nữa. Hôm nay quá nóng, con cảm thấy đầu óc choáng váng sắp nôn tới nơi. Có lẽ là do bị cảm nắng…

Đứa hầu quyết định học một chiêu đó của Trương Thái chỉ có điều cách nói là khác. Thiếu gia liên tục nghe đọc sách, ai mà chịu nổi. Hôm nay có thưởng ít đi một chút cũng không cần.

– Trương Thái nói cổ họng thì ngươi lại nói là bị cảm nắng. Vậy ta thì sao? Chẳng phải là buồn muốn chết hay sao?

– Thiếu gia nghỉ ngơi một chút đi. Cả ngày nghe đọc sách, tai cũng cảm thấy mệt. Hay là, để con đưa thiếu gia tới cầu đá hóng mát. Nơi đó rất mát mẻ lại còn có thể nghe thấy tiếng hát từ bên tòa nhà bên kia vọng sang. Có được không thiếu gia?

– Bên ngoài trời rất nặng sợ rằng không tốt cho mắt.

– Chẳng phải là có cái bịt mắt hay sao? Để con tìm cho thiếu gia.

Đứa hầu sợ thiếu gia đổi ý liền vội vàng tìm được một mảnh vải xanh để che mắt rồi đi tới sau bàn học…

Vị thiếu gia đó đang ngồi híp mắt nhìn hắn rồi sau đó nhắm mắt lại:

– Được! Đeo vào giúp ta.

Vũ Lăng đứng ở phía sau vừa giúp thiếu gia bịt miếng che mắt vừa quan sát cái gáy của y. Năm nay thiếu gia được mười lăm tuổi, chỉ lớn hơn nó một tuổi nhưng lại cao hơn nó rất nhiều. Cho dù hiện tại đang ngồi thì cũng không kém hơn so với nó đang đứng là mấy.

“Dường như thư đồng nên lùn hơn một chút. Trong trấn Sơn Âm này các vị thiếu gia đều cao hơn thư đồng của mình tới nửa cái đầu. Chẳng may có một thư đồng nào đó cao hơn thì lưng cũng đành phải còng xuống. Chẳng còn cách nào khác, làm sao lại được phép cao hơn thiếu gia cơ chứ?”

Đứa hầu Vũ Lăng nghĩ vậy liền nhanh nhẹn buộc miếng vải xanh che mắt cho thiếu gia. Vị thiếu gia liền đứng dậy, khoác một tay lên vai nó rồi nói:

– Đi thôi.

Đứa hầu Vũ Lăng chịu đựng cái tay, từ từ đi ra mở cửa. Cánh cửa vừa mới được mở ra thì ánh sáng mặt trời từ bên ngoài liền tràn vào khiến cho cả cái thư phòng sáng trưng. Vị thiếu gia liền nói:

– Hôm nay nắng thật.

Vũ Lăng cũng biết nắng rất gắt nhưng so với ở trong thư phòng thì tốt hơn nhiều, hơn nữa cũng chẳng phải đọc sách. Nó liền nói:

– Thiếu gia đi với con. Chỗ cầu đá ở phía sau rất mát. Thiếu gia cẩn thận dưới chân.

Đứa hầu Vũ Lăng giống như đang dắt người mù mà dắt vị thiếu gia đi về cánh cửa phía sau với một tâm trạng vui sướng. Không phải học bài thật sự là một điều giải thoát. Hơn một tháng qua, hắn và Trương Thái liên tục thay phiên nhau đọc toàn bộ tứ thư ngũ kinh. Cũng không phải hắn và Trương Thái là người ham học mà vì vị thiếu gia phải nghe bọn nó học bài. Mắt của thiếu gia có bệnh, danh y Thiệu Hưng là Lỗ Vân Cốc nói rằng đôi mắt của thiếu gia cần phải được nghỉ ngơi, ở trong phòng tối không có ánh sáng ít nhất một trăm ngày thì mới có thể từ từ hồi phục. Vì vậy mà vị thiếu gia cảm thấy buồn chán mới bắt hắn và Trương Thái học bài cho mình nghe…

– Tiểu Vũ! Hoa nhài ở phía Đông có phải đã nở hoa rồi không? – Vị thiếu gia đang vịn vai nó bước đi chậm rãi đột nhiên mở miệng.

Vũ Lăng quay đầu lại thì thấy quả nhiên ở phía Đông của hậu viên có mấy khóm hoa nhài đã nở. Những đóa hoa trắng muốt nổi bật lên giữa những cái lá màu xanh.

– Thiếu gia! Sau ngươi biết hoa nhài đã nở? Dường như hôm qua vẫn còn chưa có gì.

– Nghe tiếng ong mật kêu và ngửi thấy mùi thơm của hoa nhài.

Đứa hầu Vũ Lăng nghiêng đầu liếc mắt nhìn vị thiếu gia. Miếng vải bịt mắt của thiếu gia vẫn còn nguyên khiến cho Vũ Lăng thầm nghĩ:

– Lỗ tai của thiếu gia bây giờ thính thật, chỉ một tiếng động nhỏ cũng đủ để thiếu gia nghe được. Có điều chuyện này không hay lắm. Mọi người đều nói người mù thì tai thính. Không biết mắt của thiếu gia có thể lành lặn được không?

Vũ Lăng hơi lo lắng. Nếu mắt thiếu gia mà mù hẳn thì rất khó hầu hạ. Cứ mỗi ngày thiếu gia bắt hắn và Trương Thái đọc sách trong thư phòng thật sự là khó chịu. Lúc trước, khi mắt của thiếu gia còn tốt thì không hề thích đọc sách. Bây giờ mắt có bệnh lại quay sang nghe sách chẳng phải là bắt ép người khác hay sao. Nếu như mắt đã không còn thì đọc sách nhiều để làm gì, chẳng lẽ lại định đi thi?

Vũ Lăng nhận thấy từ sau khi mắt của thiếu gia bị bệnh, tính tình cũng thay đổi rất nhiều. Bắt đầu là khóc to rồi hoảng loạn. Cũng không thể tránh được. Đột nhiên không nhìn được thì ai mà chẳng cuống. Sau đó, thiếu gia trở nên trầm mặc ít nói, rồi lại lệnh cho nó và Trương Thái thay phiên nhau đọc bài cho nghe. Hơn nữa, cách nói chuyện cũng hoàn toàn khác với trước.

Tại sao lại thay đổi như vậy? Cứ như thiếu gia đột nhiên trưởng thành khiến cho đứa hầu nhỏ có cảm giác lạ lẫm và kính sợ.

………

Phía Tây của sông Đầu nối liền với sông Phủ, nam giáp với sông Miếu. Sau khi chảy qua phủ Thiệu Hưng nó liền gấp khúc tạo thành một cái vịnh lớn. Năm Gia Tĩnh thứ hai mươi mốt, người họ Trương nắn thẳng còn sông khiến cho cái vịnh đó trở thành một con sông trước cửa nhà họ Trương. Người họ Trương ngụ cư ở hai bên bờ sông qua lại bởi một cây cầu đá. Ở bờ Đông của con sông được gọi là Đông Trương, bờ tây gọi là Tây Trương. Tây Trương thì giàu có còn Đông Trương thì kém phát triển. Ngoại trừ việc một số chuyện cần phải nghị sự và tế tổ vào ngày Đông chí ra thì Đông Trương và Tây Trương rất ít khi qua lại với nhau. Dù sao thì quan hệ huyết thống cũng đã qua ba đời, tình thân cũng giảm dần. Hơn nữa do sự phân cách bởi giàu và nghèo khiến cho Đông Trương trở nên hèn kém còn Tây Trương thì kiêu căng tự mãn rất khó hòa hợp với nhau chứ đừng nói là qua lại.

Hiện tại đang là mùa khô, cái chỗ ngoặt của sông Đầu chỉ rộng chừng hai trượng. Trong số ba cây cầu đá thì có hai cái bên dưới chẳng hề có nước nên trở thành một chỗ rất tốt để hóng mát.

Trương Nguyên ngồi trên một tảng đá to lắng nghe tiếng nước chảy, ngửi mùi hơi nước, hương hoa dại và cảm nhận những cớn gió mát. Từ miếng bịt mặt của hắn tản ra mùi thuốc thoang thoảng. Miếng che mắt này được danh y Lỗ Vân Cốc của Thiệu Hưng đặc chế của hắn.

– Thiếu gia! Con đi lấy cần câu và mồi để câu cá.

Trương Nguyên nghe thấy tiếng bước chân đứa hầu Vũ Lăng chạy tới mà cảm thấy hết sức tĩnh lặng, yên tĩnh. Từ hai tháng trước, không hiểu sao hắn lại biến thành người họ Trương ở huyện Sơn Âm, phủ Thiệu Hưng. Hơn nữa, mắt hắn lại còn có bệnh. Trương Nguyên hoảng sợ, nôn nóng đau đớn như thế nào thì có thể tưởng tượng được…

Tỉnh lại thấy mình xuất hiện ở một không gian bốn trăm năm về trước thì có ai còn giữ được bình tĩnh?

Thân thể cũng không phải là của mình mà biến thành một thiếu niên chỉ có tên là giống nhau. Cả hai đều là họ Trương tên Nguyên. Hiện tại hắn còn có tự là Giới Tử, sống ở năm Vạn Lịch thứ hai mươi sáu. Năm nay tuổi mụ của hắn đã là mười lăm. Linh hồn của hai Trương Nguyên dung hợp với nhau biến thành hắn hiện tại.

Hơn hai tháng trôi qua, sống trong bóng tối, Trương Nguyên nghĩ rất nhiều, nhớ tới những nơi phồn hoa đô hội mà cảm giác thật bất đắc dĩ. Có điều đã về nơi này thì cần phải sống thật tốt.

Kiếp trước, Trương Nguyên rất thích đọc sách đã đọc qua Minh sử nên có chút hiểu biết với lịch sử của các thời Vạn Lịch, Thiên Khải, Sùng Trinh. Ngay cả năm Vạn Lịch thứ mười lăm, hắn cũng đọc qua. Hắn biết cái năm này chính là năm thứ một ngàn năm trăm tám mươi bảy sau công nguyên. Hiện tại, hắn sinh ra vào năm Vạn Lịch thứ hai mươi sáu, tuổi mụ là mười lăm nên có thể nói bây giờ là năm thứ một ngàn sáu trăm lẻ một sau công nguyên. Từ năm này tới khi triều Minh bị diệt còn khoảng chừng ba mươi hai năm nữa.

– Họ Trương ở Vãn Minh, Giang Nam, Thiệu Hưng và đâu nữa?

Một con ếch từ trong đám cỏ dại bên bờ sông chợt nhảy ra tới gần hắn. Nó coi Trương Nguyên đang ngồi ngay ngắn như một pho tượng đất liền nhảy lên đầu hắn. Khi thấy cái đầu của hắn động đậy, con ếch mới cảm nhận được sự nguy hiểm liền nhảy lên. Nhưng không ngờ từ trên cao lại có một cây quạt giáng xuống khiến cho con ếch văng xuống đất. Ngay lập tức một cái chân to giơ lên định đạp xuống…

– Tha cho mày.

Cái chân đó dừng lại giữa không trung. Con ếch nhỏ tới lúc này mới tỉnh hồn vội vàng nhảy lên ỏ chạy.

Đứa hầu Vũ Lăng đang ở bên bờ sông liền quay lại hỏi:

– Thiếu gia! Người định tha cái gì?

Không có gì. – Trương Nguyên thả chân từ từ lắc đầu mà hơi mỉm cười. Hắn thầm nhủ:

– Tình cảnh như vậy thì ta có năng lực gì đây? Năm nay ta mới mười lăm tuổi, chẳng biết có thể chữa khỏi mắt hay không. Vãn Minh, Giang Nam là những nơi phồn hoa, danh sĩ nhiều vô xuể. Trước tiên ta cứ từ từ cảm nhận, suy nghĩ những chuyện khác.

Một cơn gió từ bờ Tây thổi tới mang theo tiếng ca, giống như hoa sen dưới cái nắng chói chang nhưng vẫn tỏa ra mùi hương thơm ngát.

Đứa hầu Vũ Lăng vui vẻ lên tiếng:

– Thiếu gia nghe xem. Trong cái nhà to ở bờ Tây lại bắt đầu ca hát.

Trương Nguyên lắng tai nghe thì thấy tiếng tiêu, tiếng địch cùng với các loại nhạc du dương lọt vào tai.

“Nguyên lai xá tử yên hồng khai biến, tự giá bàn đô phó dữ đoạn tỉnh tàn viên. Lương thần mỹ cảnh nại hà thiên, thưởng tâm nhạc sự thùy gia viện!…”

Trương Nguyên thầm nghĩ: “Đây là ca khúc Mẫu Đan đình hoàn hồn ký. Một trong những tác phẩm nổi tiếng, không ngờ đã được lưu truyền tới thời điểm này.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.

 Bình luận