Mạt Thế Khinh Khí Cầu

Chương 2: Du học sinh


Hướng Nhật đóng lại quyển sách trên bàn, hắn thở hắt một hơi.

“Cuối cùng cũng hết giờ, quả thực mình không có mấy hứng thú với môn lịch sử Nhật Bản này!”

Ngay lúc đó thì chuông báo hết tiết của trường đại học Arigani vang lên. Thầy Yaki dạy môn lịch sử đang đứng trên bục cũng tháo xuống mắt kính, ông năm nay đã ngoài sáu mươi, đôi mắt đã lão hóa rất nhiều cũng như khuôn mặt của ông vậy. Cậu học trò Hướng Nhật người Việt Nam này trong giờ của ông không bao giờ chú tâm hoàn toàn vào bài học, nhưng ông nhận thấy ở người thanh niên này luôn tồn tại thứ nhiệt huyết mà lớp trẻ Nhật Bản đã đánh mất từ lâu. Ông không rõ thứ nhiệt huyết ấy là gì nhưng ông cũng không nghĩ nhiều về điều đó.

– Hôm nay đến đây thôi, các em về đọc trước một lần bài học cho tiết sau. Tạm biệt!

– Tạm biệt thầy giáo!

Một số sinh viên nữ trong lớp giữ lễ phép chào lại thầy Yaki, còn đa số sinh viên khác lập tức thu dọn tập sách ra về. Đây là đại học a, cũng không phải là ngôi trường cấp ba mà học sinh còn răm rắp dạ thưa thầy cô. Môi trường đại học rất khác biệt về nhiều khía cạnh khi mà mỗi sinh viên phải trải qua bước ngoặt trưởng thành.

Thầy giáo Yaki già nua đang vội mặc lên chiếc áo khoác để kịp bắt chuyến tàu về nhà thì Hướng Nhật bước tới trước mặt ông thận trọng nói:

– Thầy Yaki, em có một việc cần thầy giải đáp.

Thầy Yaki khuôn mặt có hơi bất ngờ nhìn Hướng Nhật trả lời:

– Có việc gì để tiết sau nhé, tôi phải về bây giờ. Dù sao thì tiếng Nhật của cậu cũng tốt thật đấy!

Hướng Nhật cũng không quá bất ngờ về câu trả lời của thầy Yaki, ai kêu hắn trước đây đều không quan tâm đến tiết học này, giờ thì thầy giáo cũng mặc kệ hắn.

Hướng Nhật biết chỉ có thành thật hối lỗi thì may ra mới khiến thầy giáo già thay đổi cách nhìn về mình:

– Thầy Yaki, nếu trước đây em có làm gì khiến thầy phật lòng mong thầy bỏ qua cho. Bởi vì tiết của thầy là tiết cuối cùng ngày thứ sáu mỗi tuần. Mà sau tiết này em có việc làm thêm nên thường không chú ý đến lời thầy giảng. Dù sao thì em nghĩ thầy cũng hiểu được áp lực tiền bạc đối với một du học sinh là như thế nào mà.

Thầy Yaki một lần nữa đánh giá lại cậu sinh viên Hướng Nhật này, có vẻ như cậu ta là người một người thẳng thắng, ông trả lời:

– Được, chúng ta vừa đi vừa nói!

Hướng Nhật và thầy Yaki cùng bước ra khỏi lớp dưới sự ngạc nhiên của vài sinh viên cùng lớp, tên Hướng Nhật này vậy mà lại bắt chuyện cùng thầy Yaki khó tính, đúng là lạ thật…

Hai người ra đến cầu thang, âm thanh xung quanh cũng đã bớt ồn ào, lúc này Hướng Nhật liền nói:

– Em muốn hỏi thầy nếu như đặt trường hợp chúng ta phải sống sót dưới sự càng quét của kẻ thù với quân số gấp hai đến ba lần một tổ kiến thì phương tiện nào có thể đưa chúng ta thoát khỏi vòng vây? Điều kiện phương tiện phải hoạt động lâu dài mà vẫn tiết kiệm nhiên liệu, có sức tải lớn. Về kẻ thù thì chúng chỉ ở dưới mặt đất, không có phương thức không kích hoặc là không chiến.

Thầy Yaki rất bất ngờ về câu hỏi này của Hướng Nhật, ông sững lại hai ba giây ngẫm lại câu Hướng Nhật vừa hỏi, tại sao cậu ta lại hỏi về vấn đề này nhỉ? Ông liền đáp:

– Tôi sẽ trả lời cho cậu, nhưng tôi muốn biết chắc đây không phải là một cái nhiệm vụ trong game nào đó mà cậu đang chơi.

Hướng Nhật cười nhẹ đáp với giọng nghiêm túc:

– Tất nhiên là không rồi thưa thầy, chuyện này rất trọng yếu với em, không có bất cứ đùa cợt nào.

– Đã rất rõ ràng rồi mà, nếu địch đã không thể không kích thì chúng ta chỉ nên dùng phương tiện hàng không thôi.

Ngưng một nhịp thầy Yaki tiếp lời:

– Về Phần tiết kiệm nhiên liệu và hoạt động với tần suất cao thì có lẽ khinh khí cầu, nhưng nó lại không đáp ứng được yêu cầu chịu tải. Hoặc là những loại máy bay thế hệ mới của Boeing hay Airbus cũng đều tiết kiệm nhiên liệu, cậu thấy thế nào?

Câu trả lời của thầy Yaki tất nhiên đã có trong dự tính của Hướng Nhật, hắn liền đáp:

– Boeing, Airbus sao? Những loại máy bay đó cần rất nhiều bảo dưỡng định kỳ, âm thanh lại cực kì ồn ào, nhiên liệu máy bay thì vô cùng đắt đỏ. Em vẫn thiên về khinh khí cầu hơn.

– Như tôi đã nói, khinh khí cầu mặc dù dễ sử dụng nhưng không thể chịu tải.

– Thầy đã từng nghe qua khinh khí cầu quân sự chưa thầy Yaki? Sử dụng Helium, kích thước lên đến trăm mét nhưng lại không ồn ào, phi hành đoàn tầm hai mươi người, tải trọng chịu đựng được lên đến 50.000kg.

– Không ngờ cậu cũng biết đến khinh khí cầu quân sự. Loại khinh khí cầu cậu nói có lẽ là loại của nước Mỹ đúng không? Khinh khí cầu quân sự lớp N ( N-class) sử dụng hai động cơ 800 ngựa, 600kW mỗi động cơ được trưng bày tại bảo tàng quân sự tỉnh Kyoto?

Đến lượt Hướng Nhật bất ngờ về kiến thức của thầy Yaki.

“Không ngờ thầy Yaki lại biết rõ ràng đến vậy, mình mất đến hai ngày mới hoàn toàn điều tra kỹ về khinh khí cầu quân sự thế mà thầy ấy chỉ nghe là biết chủng loại. Đúng là không thể khinh thường kiến thức của một thầy giáo đã ngoài lục tuần.”

– Đúng thế thưa thầy.

Hướng Nhật đáp gọn, hắn biết thầy Yaki còn đang muốn nói thêm.

– Loại khinh khí cầu của mỹ tuy hào nhoáng nhưng làm sao có thể so sánh được với khủng long như Graf Zeppelin đệ nhị của liên bang Sô Viết chứ?

– Graf Zeppelin đệ nhị? Là LZ 130 sao thầy? Chiều dài hai trăm bốn mươi lăm mét, tải trọng 102.000kg, phi hành đoàn 40 người, động cơ piston làm mát bằng chất lỏng V-16, 890 mã lực mỗi động cơ?

Hướng Nhật bắt đầu hứng thú

“Không phải loại siêu khủng khinh khí cầu này đã bị tháo rời hoàn toàn trước chiến tranh thế giới thứ hai sao? Dựa vào thái độ của ông ấy chắc hẳn đã từng nhìn thấy qua một chiếc LZ 130 thật sự, mình phải cố gắng đào thêm tin tức.”


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.

 Bình luận