Làng Holcomb nằm trênnhững bình nguyên caotrồng lúa mì Tây Kansas, một vùng hẻo lánh mà người Kansas ởnơi khác gọi là “ở ngoài đó”. Cách ranh giới Colorado chừng bảy chục dặm về phía Đông,với bầu trời xanh gắt gay và khí trời trong veocủa sa mạc, đồng quê ởđây nom có vẻ Viễn Tây hơn là Trung Tây. Tiếng địa phương khê nặc một giọng mũi người đồng cỏ, một giọng mũi của người chăn gia súc, và đàn ông thì nhiều người mặc quần biên giới chật, đội mũ cao bồi và đi ủng cao góc nhọn mũi. Đất bằng và thẳng tít cánh cò bay trước mắt; ngựa, nhữngbầy gia súc, một cụm trắng những máy chuyển hạt ngũ cốc nổi lên duyên dáng như những ngôi đền Hy Lạp mà lữ khách nhìn thấy mãi từ lâu rồi mới tiến lại được gần.
Cũng có thể nhìn thấy Holcomb từ rất xa như vậy. Chẳng phải có nhiều thứ để mà nhìn – đơn giản là một tập hợp lộn xộn những ngôinhà bị tuyến chính của đường xe lửa Santa Fe cắt ra ở giữa, một chòmxóm rủi thế nào bị bít lại ở phía Nam bởi dải nước màu nâu của sôngArkansas, ở phía Bắc bởi một xa lộ, đường số50, còn ở phía Đông và phía Tây thì bởi đồng cỏcùng đồng lúa mì. Sau cơn mưa hay khi tan băng, những đường phố không tên gọi, không bóng cây, không đá lát liền biến từ lầm bụi nhất sang bùn lầy kinh hoàng nhất. Ở mộtđầu thị trấn lù lù một tòa nhà trát vữa, cũ kỹ, trần trụi mái đỡ một bảng hiệu bằng điện – KHIÊU VŨ – nhưng khiêu vũ đã ngừng và bảng quảng cáo đã nhiều năm tối om. Gần đó là một tòa nhà khác, với bảng hiệu chẳng ăn nhập, bằng chữ vàng đã bong trên kính cửa sổ bẩn thỉu – NGÂN HÀNG HOLCOMB. Ngân hàng đóng cửa năm 1933, và các quầy thu tiền trả tiền trước đây được chuyển thành các căn hộ. Đó là một trong hai “nhà căn hộ” của thịtrấn, cái thứ hai là một tòa nhà xiêu vẹo được gọi là Sở Thầy Cô, vì phần lớn giáo viên của trường học địa phương ngụ tại đó. Nhưng đa sốnhà ở Holcomb là nhà doanh nghiệp kiểu một tầng gác với cổng phía trước.
Xuống dưới, gần ga xe lửa, bà chánh bưu điện, một người đàn bàgầy oặt mặc áo da thô và quần vải bò, ủng caobồi, chủ trì một nhà bưu điện nằm tách biệtra. Với nước sơn màu acid sulfuric đã bong thóc, bản thân nhà ga cũng tẻ buồn như vậy; ông Xếp, Ông Xếp Chánh, ông El Capitan[1] hằng ngày tới đó, nhưng các chuyện tàu tốc hành được trọng vọng thì chẳng bao giờ dừng lại ở đây. Các tàu khách cũng vậy, chỉ thỉnh thoảng có một chuyến tàu hàng. Lên trên đằng xa lộ, có hai trạm xăng, một kiêm luôn cửa hàng tạp hóa cung cấp vài thứ ít ỏi, còn một thì kèm thêm quán cà phê – Quán cà phê Hartman, ở đó, bà Hartman chủ quán có bán bánh kẹp thịt, cà phê, các thức uống nhẹ và bia 3,2[2]. (Giống như các nơi khác ở Kansas, Holcomb “khemrượu”.)
[1] Ông xếp chỉ huy, tiếng Tây Ban Nha
[2] Tổng lượng cồn trong loại bia đó là 3,2%.
Và thật sự, đó là tất cả. Trừ phi bạn tính cả, như người ta cần phải tính. Trường Holcomb, một cơ sở đẹp đẽ, nó để lộ ra một hoàn cảnh mà bề ngoài của cộng đồng che giấu đi: rằng các ông bố bà mẹ cho con đến ngôi thường “được củng cố” hiện đạivà khéo bố trí nhân sự này – các lớp có từ vườntrẻ đến trung học phổ thông, và một hạm đội xe buýt chuyên chở họcsinh, thường là vào khoảng ba trăm sáu chục em, ở cách đó chừng mười sáu dặm – nói chung, đều là ngườigiàu có. Là chủ trại chăn nuôi, phần lớn họ là dân thích ở ngoài trờithuộc các gốc rễ rất đa dạng – Đức, Ái Nhĩ Lan, Na Uy, Mexico, Nhật. Họ chăn nuôi gia súc, cừu, trồng lúa mì, kê milo, cỏ cảnh và củ cải đường. Làm nông luôn là một công việc may rủi, nhưng ở mạn Tây Kansas người làm ruộnglại tự coi mình là “đám cờ bạc bẩm sinh” vì họ phải bằng lòng với một lượng mưa cực thấp (mỗi năm bình quân tám centimet) và tưới nước luôn luôn là một việc trần ai khoai củ. Tuy nhiên bảy năm vừaqua là những năm được hưởng lợi nhờ không hạn hán. Các chủtrại chăn nuôi ở hạt Finney, mà Holcomb trực thuộc, đã làm ăn tốt; tiền kiếm ra không chỉ từ làm trang trại màcòn do khai thác các nguồn khí đốt thiên nhiên dồi dào, và thu hoạch của nơi này đượcphản ánh ở ngôi trườngmới, nội thất thoải mái của các nhà ở trong trang trại, các dây chuyền hạt ngũ cốc căng phồng, dựng đứng.
Mãi cho tới một buổi sáng giữa tháng Mười một năm 1959, ít người Mỹ – thật ra ít cả người Kansas – nghe nói đến Holcomb. Như nước sông, như những người lái xe trên xa lộ, và nhưnhững đoàn tàu màu vàng di chuyển xuôi đường sắt Santa Fe, thảm kịch, dưới dạng những biến cố khác thường, chưa từng dừng đỗ ở đây bao giờ. Dân làng, đếm đầu được hai trăm bảy chục, mãn nguvện với cái đang diễn ra như thế, khá bằng lòng sốngcuộc sống bình thường -làm lụng, săn bắn, xem ti vi, dự liên hoan nhà trường, hát lễ ở nhà thờ, họp Câu lạc bộ 4-H. Vậy mà rồi, vào giờphút tinh mơ của cái buổi sáng tháng Mười một đó, một buổi sáng Chủ nhật, vài tiếng động khác lạ đã vấy phạm vào những thanhâm đêm thường lệ của Holcomb – vào cơn phátrồ ai oán khóc của những con chó sói đồngcỏ, vào tiếng sột soạt khô cong của cây cỏ lăn vội vã cuốn theo gió, vào tiếng than vãn ầm ầm lao tới rồi lùi xa của còi đầu máy xe lửa. Lúc bấy giờ chẳng một ai say ngủ ở làng Holcombnghe thấy những tiếng động đó – bốn phát súng nổ, tóm lại đã kết liễu sáu mạng người. Nhưng sau đó dân thị trấn, vốn xưa nay chả mấy khi sợ sệt lẫn nhauđến phải khóa chặt cổng ngõ, nay thời cứ mường tượng lại hoài hoài âm thanh ấy, những phát súng nổ âmthầm vốn đã kích phát ngọn lửa nghi kỵ, ngọn lửa mà trong ánh lấp lóa của nó nhiều bà conchòm xóm lâu đời giờ đây nhìn nhau kỳ quặc, tựa hồ những kẻ xa lạ.
Chủ nhân của Trại LũngSông, Herbert William Clutter, đã bốn mươi tám tuổi. Do kết quả khám sức khỏe mới đâyđể mua bảo hiểm, ông được biết mình thuộc vào loại nhất. Tuy đeo kính không gọng và chỉ cao trung bình, đứng vừa dưới mốt mét bảy lăm, ông Clutter nom vẫn đường đường một đấng trượng phu. Vai rộng, tóc giữ nguyên màu sẫm, khuôn mặt tựtin, quai hàm vuông nở để hiện ra sức trẻ hừng hực, răng trắng bóng vàchắc, còn đủ hết, có thểcắn vỡ được quả óc chó. Ông nặng bảy lăm ký hai – đúng cái trọng lượng ngày ông tốt nghiệp ở Đại học Bang Kansas, nơi ông học khoa Nông nghiệp. Ông không giàu bằng người giàu nhất Holcomb – ông Taylor Jones, ông hàng xóm chủ trại chăn nuôi. Nhưng ông lại là công dân được biết đếnnhiều nhất của cộng đồng, nổi bật cả ở đây lẫn ở Garden City, thủ phủ gần bên của hạt, tại đó ông đã lãnh đạo ủy ban xây dựng cho Nhà thờ Giám lý Thứ nhất mới được hoàn thành, một công trình trị giá tám trăm nghìn đô la. Ông đang là chủ tịch của Hội nghị về CácTổ chức Nông trại Kansas, tên tuổi ông được thừa nhận và kínhtrọng trong giới các nhà nông học miền Trung Tây, cũng như ở một vàicơ quan tại Washington, nơi ông từng là thành viên của Sở Tín dụng Nông trại Liên bang, thời Eisenhower làm tổng thống.
Luôn biết chắc mình muốn cái gì của thế gian, ông Clutter có nhiều cách thức để đạt được cái đó. Trên bàn tay trái, cái bàn tay còn lại một ngón bị một chiếc máy nông trại làmcho sứt sẹo, ông đeo cáilắc bằng vàng ròng, biểu tượng có tuổi đời một phần tư thế kỷ của cuộc hôn nhân của ông với người ông muốn cưới – em gái một bạn học thời cao đẳng, một cô gái nhút nhát, sùng đạo, thanh tú tên gọi Bonnie Fox, trẻ hơn ôngba tuổi. Bà đã cho ông bốn người con – một bộ ba cô con gái rồi một cậu con trai. Cô gái lớn Eveanna, đã có chồng và là mẹ của một nhóc trai mười tháng, sống ở Bắc Illinois nhưng đến thăm Holcomb luôn. Quả thật, bố mẹ cô đang mong chờ cả gia đình nhỏ của cô bởi haiông bà đã định tổ chức một cuộc đoàn tụ ra trò của cả họ nhà Clutter nhân dịp lễ Tạ ơn (từ nước Đức ra đi, người di dân đầu tiên của họ Clutter – hay Klotter, hồiđó cái tên này viết thế – đã đến đây vào năm 1880); năm chục người họ hàng đã được mời, nhiều người từ những vùng xa như Palatka, Florida. Beverly, đứa con sát kề với Eveanna thì không còn sống ở Trại Lũng Sông nữa; cô đang ở Kansas City, Kansas, học lớp nữ y tá.Beverly đã đính ước vớimột sinh viên trẻ tuổi khoa Sinh, bố cô rất ưng anh này; thiếp mời dự hôn lễ định vào tuần Nôen đã được in xong xuôi. Người còn lạivẫn sống ở nhà là cậu con trai Kenyon, mới mười lăm tuổi mà đã cao hơn ông Clutter, và cô chị lớn hơn cậu một tuổi – Nancy, cô bé cưngcủa cả thị trấn.
TIẾP
Về gia đình, ông Clutter chỉ có một lý do quan trọng phải bận tâm – sức khỏe của bà vợ. Bà “thần kinh yếu”, bà “hơiman mát” – những người gần gũi bà dùng những lời che đậy như vậy. Chẳng phải vì “những nỗi khổ của Bonnie tội nghiệp” là điều bí mật gì; ai cũng biết trong nửa chục năm qua bà là một bệnh nhân tâm thần lúc ốm lúc không. Nhưng mới gần đây ánh mặt trời cũng đã lóe lên ngay cả trên miếng đất tăm tối ấy. Thứ Tư vừa rồi, từ Trung tâm Y tế Wesley ởWichita, nơi ẩn dật quen thuộc, trở về sau hai tuần điều trị, bà Clutter đã mang về những tin tức khó tin để nói với chồng; bà vuimừng báo rằng nguồn gốc nỗi khổ của bà, nhưý kiến của y sĩ cuối cùngđã cho hay, nằm ở cột sống của bà chứ không phải trong đầu – nó thuộc về cơ thể, là do một đốt sống bị chệch. Dĩ nhiên, bà sẽ phải qua giải phẫu, nhưng rồi sau đó bà sẽ lại là “cái Tôi xưa” của mình. Các thứ căng thẳng, lánh ẩn, tiếng nức nở câm lặng vùi vào gối sau cánh cửa khóa chặt – tất cả có thể lại vì mỗi cái xương lưng nó mất trật tự thôi à? Nếu thế thật thì khi nói chuyện với khách khứa trong lễ Tạ ơn, ông Clutter có thể đọc nguyên vẹn mộtbài kinh về lòng biết ơn.
Theo lệ, buổi sáng của ông Clutter bắt đầu từ sáu rưỡi; đánh thức ôngdậy thường thường là tiếng lanh canh của các xô sữa, tiếng thì thào chuyện trò của đám trẻ đem sữa đến, hai đứa con trai của một người làm mướn tên là Vic Irsik. Nhưng hôm nay ông còn nằm nấn ná, để cho bọn trẻ nhà Irsikđến rồi đi, vì tối qua, thứ Sáu ngày 13, là mộttối mệt tuy cũng có phần vui vẻ. Bonnie đã sống lại “cái Tôi xưa” của bà; tựa như để báo trước cho sự bình thường trở lại, cái sinh lực tràn trề mà chẳng mấy nữa bà sẽ có lại, bà đã bôi son môi, đánh vật với bộ tóc, rồi mặc bộ váy mới đi cùngvới ông tới Trường Holcomb, ở đó ông bà đã vỗ tay hoan nghênh buổi diễn vở Tom Sawyercủa học trò, trong đó Nancy sắm vai Becky Thatcher. Ông vuithích thấy Bonnie ra trước mọi người, căng thẳng nhưng tươi cười, trò chuyện với thiên hạ và cả hai ông bà đều tự hào về Nancy, cô đã diễn hay thế, nhớ hết không sót câu nào và, như ông đã khen cô ở sau cánh gà, “Trông đẹpthật – đúng là một Nam phương Mỹ nữ, con gái yêu ạ.” Nhân đó, Nancy đã xử sự đúng như ai; khẽ nhún đầu gối trong bộ váy lồng, cô hỏi là côcó thể đi xe vào GardenCity được không. Nhà hát Bang đang có một tối đặc biệt, “Đêm diễn ma” thứ Sáu ngày 13, vào hồi mười một rưỡi, bạn bè của cô đều đi cả. Các lần khác ông Clutter đều không đồng ý. Luật của ông là luật, và một khoản trong đó là: Nancy – và cả Kenyon nữa – ngày thường mười rưỡi tối phải có mặt ở nhà, tối thứ Bảy thì mười hai giờ. Nhưng bị lay động vì những sự kiện thiên tài của buổi tối nay, ôngđã bằng lòng. Và Nancy mãi hai giờ sáng mới vềnhà. Ông nghe thấy cô vào nhà bèn gọi cô, vì tuy không phải là ngườitừng cao giọng bao giờ, ông vẫn có đôi điều thẳng thắn cần nói với cô, những ý kiến liên quan đến cậu thanh niên lái xe chở cô về – Bobby Rupp, một ngườihùng bóng rổ của nhà trường – nhiều hơn là đến chuyện cô về vào giờ đó.
Ông Clutter thích Bobbyvà coi cậu, một cậu trai mười bảy tuổi là người lịch sự và đáng dựa vàonhất, thế nhưng trong ba năm được phép “hẹn hò”, cô Nancy ấy, nức tiếng xa gần và xinh đẹp, vẫn chưa đi ra ngoài hẹn hò với mộtai khác, và tuy ông Clutter vẫn biết rằng thói quen hiện nay của lứa thiếu niên trong nước là tìm đôi, “hẹn hò lãng mạn” và đeo “nhẫn đính ước”, ông vẫn không tán thành cậu, đặc biệt vì tình cờ không lâu trước đó ông bắt gặp cậu chàng Ruppvà con gái ông đang hôn nhau. Lúc đó ông đã gợi ý Nancy đừng nên “gặp Bobby nhiều như thế” nữa, khuyên cô rằng từ từ rút lui bâygiờ sẽ ít thương tổn hơnđoạn tuyệt đột ngột saunày – vì, như ông nhắc nhở cô, cuối cùng thế nào cũng xảy ra một cuộc chia tay. Gia đình Rupp theo đạo Cơ đốc La Mã, nhà Clutter lại dòng đạo Giám lý – sự việc này tự nó cũng đủ chấm dứt bất cứ tơ tưởng hão huyền nào về việc cô và cậu chàng kia có thể cưới xin trongtương lai. Nancy biết điều – thế nào cũng không cãi – còn lúc này thì, trước lúc chúc ngủ ngon, ông Clutter đã được cô làm cho yên tâm với lời hứa sẽ bắt đầu gỡ dần ra khỏi Bobby.
Tuy nhiên việc này đã làm chệch đi tệ hại giờ giấc nghỉ ngơi của ông, vốn thường vào mười một giờ. Hậu quả là sáng thứ Bảy, ngày 14 tháng Mười một năm 1959, mãi hơn bảy giờ ông mới dậy. Vợ ông thìluôn là dậy càng muộn càng tốt. Tuy thế ông cũng không lo bà bị đánh thức khi ông cạo râu, tắm vòi hoa sen, mặc vào người chiếc quần kẻ gân nổi, áo da của người chăn bò và đôi ủng mềm có cựa thúc ngựa; ông bà không ngủ chung buồng. Nhiều năm rồi ông ngủ một mình trongphòng ngủ chính dưới tầng trệt ngôi nhà – mộttòa nhà hai lầu, mười bốn phòng bằng gỗ và gạch. Tuy bà Clutter cất quần áo của mình trongcác buồng xép của căn phòng này, và giữ một ít mỹ phẩm cùng thuốc men linh tinh trong buồng tắm xây gạch men, kính và gạch thường ở kề đó, bà vẫn chiếm phòng ngủ trước kia của Eveanna ở lầu hai, giống như các phòng ngủ của Nancy và Kenyon.
Ngôi nhà – phần lớn do ông Clutter thiết kế, qua đó ông cho thấy mình là một kiến trúc sư hiểu biết và điềm đạm, nếu không phải lànổi tiếng có óc trang trí – được xây năm 1948 với chi phí bốn chục nghìn đô la. (Giá trị bánlại bây giờ là sáu chục nghìn.) Nằm ở cuối một đường nhỏ, giống đường cho xe chạy vào nhà, có hàng cây du Tàu phủ bóng, ngôi nhàtrắng đẹp tọa lạc trên một bãi thênh thang trồng cỏ Bermuda, đã làm cho Holcomb thích thú; nó là một nơi người ta trỏ cho nhau xem. Về nội thất, có những tấm thảm xốp bông màu gan gà triệt hẳn đi từng khoảnh một cái ánh loa lóa của sàn nhà đánh xi luôn dội tiếng vang; một đi văng kiểu hiện đại ở phòng khách mênh mông, bọc trong lần vải lổn nhổn hột có các sợi kim loại màu bạc dệt lẫn vào; một buồng xây thụt vào làm nơi ăn điểm tâm kê một ghế dài nho nhỏ phủ lớp nhựa màu lơ và trắng. Ông bà Clutter thích những đồ nội thất này, giống như đa phần các quen biết của ông bà, nói chung nhà của họ đều trang bị đồ đạc tương tự thế
Ngoài một người trông nom quét dọn chỉ đến vào những ngày làm việc, nhà Clutter không thuê người giúp việc nội trợ, cho nên từ ngàybà Clutter ốm và hai cô gái lớn ra đi, ông Clutter cần phải học nấu nướng; hoặc ông hoặc Nancy nhưng chủ yếu là Nancy nấu ăn cho gia đình. Ông Clutter thích làm việc này, và làm rất giỏi – chẳng có bà nào ở Kansas nướng được bánh mì lên men bằng muối ngon hơn ông, và món kẹo dừa được trọng vọng của ông là khoản đầu sổ ở các cuộc bán bánh ngọt từ thiện – nhưng ông không phải là người ăn khỏe, khác với đám bạnbè chủ trại chăn nuôi, ông còn thích các bữa điểm tâm thanh đạm làkhác. Sáng ấy, một quả táo và mộc cốc sữa là đủ cho ông; vì không đụng đến cà phê hay trà, ông quen bắt đầu ngày với cái bụng lép kẹp. Sự thật là ông phản đối mọi thứ kích thích, kể cả là nhẹ. Ông không hút thuốc, và dĩ nhiên không uống rượu; thật vậy, ông chưa bao giờ nếm rượumạnh và có xu hướng tránh người uống rượu – tuy nhiên điều này không làm thu hẹp vòng quan hệ xã hội của ông nhiều như ông tưởng, vì trung tâm của cái vòng quan hệ này gồm những; thành viên của Nhà thờ Giám lý Thứ nhất của Garden City, một hội đoàn tổng cộng một nghìn bảy trăm người, phần lớn cũng kiêng cữ như ông Clutter hằng mong ước. Tuy thận trọng tránh làm điều gì có hại đến quan điểm của mình, chấp nhận cách xử thế không quá khắt khe mỗikhi bước ra khỏi vương quốc của mình đặng tiếp xúc với bên ngoài, song ông lại ép buộc giađình cùng với người làm thuê ở Trại Lũng Sông phải chấp nhận quan điểm của mình. “Anh có uống rượu không?” là câu đầu tiên ông hỏi người xin việc, và mặc dù gã kia có chora một lời đáp phủ định, ông vẫn cứ nhất quyết ký một hợp đồng lao động bao hàm một khoản rằng hợp đồng sẽ lập tức bị hủy bỏ nếu nhân viên nọ bị phát hiện “chứa chấp rượu”. Một người bạn – Lynn Russell, một chủ trại chăn nuôi tiên phong lâu đời – có lần bảo ông: “Ông không nhân từ chút nào cả. Tôi thề là nếu ông bắt được một người làm thuê uống rượu là hắn ta đi tong. Ông sẽ còn chả bận tâm xem gia đình hắn ta có chết đói hay không, Herb à.”