Cầm những tấm séc đã viết nhưng chưa ký, ôngngả người vào ghế bàn giấy và hình như suy nghĩ. Nhân viên bảo hiểm, một người ngũ đoản, có phần nào hói, tác phong khá thoải mái, tên gọi là Bob Johnson, hy vọng người khách của mình không phải đang phân vân nghi ngờ vào phút chót.Herb ương bướng, một người chậm chạp trong việc đưa ra quyết định; Johnson đã cày cục hơn một năm để cố giải quyết cho xong vụ mua bán này. Nhưng không, thân chủ của ông đang trải qua cái mà ông gọi là Thời điểm Trọng thể -một hiện tượng quen thuộc với dân đại lý bảohiểm. Tâm lý người đang cho bảo hiểm tínhmạng mình không giốngvới tâm lý người đang ký chúc thư; chắc hẳn làhọ phải nảy ra ý nghĩ vềcái chết.
“Vâng, vâng,” ông Clutter nói, tựa như nóivới chính mình. “Tôi chịu ơn nhiều cái lắm, những điều tuyệt đẹp trong đời tôi.” Các tài liệu đóng khung đánh dấu những mốc quan trọng trong sự nghiệp của ông loang loáng trên nền các bức tường bằng gỗ hồ đào trong phòng làm việc: một bằng tốt nghiệp cao đẳng, một bản đồ Trại Lũng Sông, những phầnthưởng nông nghiệp, một bằng chứng nhận có trang hoàng mang chữ ký của Dwight D. Eisenhower và John Foster Dulles[4] tuyên dương những đóng góp của ông cho Sở Tín dụng Nông trại Liên bang. “Rồi lũ trẻ con. Chúng tôi được may mắn ở đây. Tuy chẳng nên nói ra nhưng phải nói là tôi thật sự tự hào về chúng. Như Kenyon chẳng hạn. Ngay từ bâygiờ nó đã thiên về làm kỹ sư hay nhà khoa học,nhưng mà ông ơi, ông không thể bảo tôi rằng con tôi không phải là một chủ trại bẩm sinh đâu nhé. Chúa muốn làmột ngày nào đó nó sẽ cai quản chỗ này. Ông chưa gặp chồng Eveanna bao giờ nhỉ? Don Jarchow ấy? Bác sĩ thú y. Tôi không thể choông biết tôi nghĩ tới cái cậu này nhiều như thế nào. Vere cũng thế. Vere English – cái cậu mà Beverly, con gái tôi đã khôn ngoan chọn dựa vào ấy. Nếu có gì xảy ra với tôi, tôi tin chắc là chúng sẽ gánh vác được trách nhiệm; một mình Bonnie – Bonnie không có khả năng làm công việc nhưthế này…”
[4] Tổng thống và Ngoại trưởng Mỹ thời kỳ 1953 – 1963
Là một tay lõi đời, Johnson biết đã đến lúcphải xen vào. “Sao cơ chứ, Herb,” ông nói. “Ông còn trẻ. Bốn mươitám mà. Xem thần sắc diện mạo ông, coi kết quả kiểm tra sức khỏe thì có vẻ ông còn khoảng hai tuần gì đó nữa cơ mà.”
Ông Clutter ngồi thẳng dậy, với lấy cây bút: “Thật thà mà nói, tôi cảm thấy rất khỏe. Và rất lạc quan. Tôi nghĩ là một người trong vòng vài năm tới có thể làm ra tiền thật sự ở đây.” Trong khi phác ra những dự định cho việccải thiện tài chính mai đây, ông ký vào tấm sécrồi đẩy nó sang bên kia bàn.
Lúc đó sáu giờ mười, viên đại lý bảo hiểm bồn chồn muốn đi; có thể là vợ ông đang chờ ông về ăn tối. “Rất vui được gặp ông, Herb.”
“Tôi cũng vậy, ông bạn.”
Họ bắt tay nhau. Rồi vớimột cảm giác chiến thắng xứng đáng, Johnson nhặt tấm ngân phiếu của ông Clutter lên cất vào trong ví. Đó là khoản nộp đầu tiên cho một món bảo hiểm bốn chục nghìn đô la mà trong trường hợp tửvong bởi tai nạn, sự cố, thân chủ sẽ được bồi thường gấp đôi.
“Và chàng bước bên tôi,chàng nói chuyện với tôi,
Chàng bảo tôi là của chàng,
Và niềm vui mà chúng tôi chia sẻ với nhau trong khi lần lữa ở đây,
Chẳng một ai khác từngđược hưởng…”
Với cây ghi ta, Perry hát đưa mình vào tâm trạng vui hơn. Hắn thuộc lời khoảng hai trăm bài tụng ca và ballad – các bài từ “Cây Thánh giá xù xì” đến Cole Porter – và ngoài ghi ta hắn còn chơi được harmonica, phongcầm, đàn banjo và kèn xylophone. Trong một tiết mục sân khấu quái dị ưa chuộng của hắn, hắn lấy tên diễn xuất làPerry O’Parsons, một ngôi sao tự phong là “Dàn Giao hưởng Một Người”.Dick nói:
“Một chầu cốc tai có sao không?”
Riêng hắn, Perry không quan tâm tới chuyện hắn uống gì, vì hắn không phải là dân sành nhậu lắm. Dick trái lại rất kén chọn, trong các quán bar hắn thường chọn Mùa Cam Rộ – Orange Blossom. Perry lấy ở trong túi cửa xe ramột chai nửa lít đựng một thứ pha sẵn rượu vodka và rượu mùi vị cam. Họ uống bằng cách chuyền tay chai rượu. Tuy hoàng hôn đãxuống, nhưng Dick vẫn phóng tới sáu chục dặmmột giờ mà không bật đèn. Được cái lúc này đường thẳng và đồng quê thì phẳng như mặt hồ, các xe khác hiếm hoi mới trông thấy. Đây là chốn “đồng không mông quạnh” hay cũng gần như vậy.
“Lạy Chúa!” Perry nói, ngắm nhìn phong cảnh phẳng lì và vô tận dưới màu xanh lạnh rơi rớt của vòm trời – trống không và cô quạnh trừ những ánh sáng nhấp nháy của các trại rải rácphía xa xa. Hắn ghét cảnh này, như hắn ghétnhững đồng bằng bang Texas, sa mạc Nevada; những khoảng không nằm ngang và dân cư thưa thớt luôn luôn gâyra cho hắn một cơn suy sụp thần kinh kèm theocảm giác sợ đám đông. Cảng biển là niềm vui tưng bừng của hắn – những thành phố sực mùi cống rãnh, san sát tàu bè, rộn rã lanh lảnh, đông nghịt, như Yokohama, nơi hắn đã qua một mùa hè khi hắn là tên lính bét của quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh Triều Tiên. “Lạy Chúa! Thế mà chúng lại bảo tôi không được bén mảng đến Kansas đấy! Không bao giờ đặt lại bàn chân xinh đẹp của tôi đến đây nữa. Cứ như chúngđang cấm cửa không cho tôi vào thiên đườngấy. Thì hãy cứ nhìn xemđi. Đúng là bữa tiệc mắt”Dick đưa cho hắn chai rượu còn có một nửa.
“Để dành chỗ này đấy,” Dick nói,
“Chúng ta có thể cần đến.”
“Nhớ không, Dick? Về việc lấy một con tàu ấy?Tớ đang nghĩ. Ta có thể mua ở Mexico. Một cái rẻ nhưng cứng cáp. Và ta có thể đi tới Nhật Bản. Dong thẳng tuốt qua Thái Bình Dương. Việc ấy đã có người làm- hàng nghìn người làm rồi. Tớ không trêu chọc cậu đâu, Dick – cậu nên đi Nhật. Tuyệt vời, con người đáng yêu, cung cách điệu bộ cứ như hoa. Thật sự ý tứ. Rồi thì đàn bà. Cậu chưa bao giờ gặp được một người đàn bà thật sự…”
“Có, gặp rồi,” Dick nói, hắn đã tuyên bố vẫn còn mê người vợ đầu tiên tóc vàng mật ong tuy ả đã lấy chồng khác.
“Những nhà tắm nữa chứ. Một chỗ tên là Biển Mơ. Cậu nằm thẳng cẳng ra, và một cô gái đẹp, cái kiểu đẹp đánh-gục-liền ấy, sẽ đến kỳ cọ cho cậu từ đầu đến ngón chân.”
“Cậu đã kể rồi,” giọng Dick cộc lốc.
“Thì sao? Tớ không được nói lại cho tớ nghe hay sao?”
“Để sau. Ta nói chuyện đó sau. Chó thật, anh bạn, đầu tớ đang bề bộn trăm thứ đây.”
TIẾP
Dick mở máy thu thanh;Perry tắt nó đi. Không màng tới việc Dick cự nự, hắn gảy cây ghi ta:
“Anh đến khu vườn một mình, trong khi sương còn trên những bông hồng,
Và tiếng nói anh nghe, rơi vào tai anh,
Là Con của Thượng đế vén mở ra cho…”
Ở đầu chân trời, một vầng trăng đầy đặn đang thành hình.
Thứ Hai tiếp theo, tronglúc đưa ra bằng chứng trước khi qua một cuộc kiểm tra phát hiện nói dối, cậu Bobby Rupp trẻtuổi tả lại lần cuối cùng đến thăm nhà Clutter: “Đang giữa tuần trăng tròn, tôi nghĩ, nếu như Nancy muốn, chúng tôi có thể lái xe đi chơi – ra hồ McKinney. Hoặc đi xem xi nê ở Garden City. Nhưng khi tôi gọi Nancy – chắc vào khoảng bảy giờ mười – thì Nancy nói phải hỏi bố đã. Rồi cô ấy quay lại cho biết bố không bằng lòng – vì đêm trước chúng tôi đi chơi quá khuya. Nhưng cô ấy bảo tôi sao lại không vào mà xem ti vi. Tôi đãxem ti vi ở nhà Clutter một hồi lâu. Các ông thấy đó, Nancy là cô gáiduy nhất tôi từng hẹn hò. Tôi quen biết cô ấy cả đời rồi; chúng tôi đi học cùng nhau từ lớp Một. Theo như tôi nhớ thì Nancy xinh đẹp và được nhiều người yêu mến – một nhân vật, ngay cả khi còn rất bé. Ýtôi muốn nói là chính Nancy làm cho mọi người đều cảm thấy tốt đẹp khi nghĩ về chính bản thân mình. Lần đầu tiên tôi hẹn Nancy đi chơi là khi chúng tôi học lớp Tám. Phần đôngđám con trai ở lớp tôi đều muốn đưa Nancy đi dự buổi khiêu vũ nhân lễ tốt nghiệp lớp Tám, và tôi ngạc nhiên -tôi hết sức tự hào – khi Nancy nói là sẽ đi với tôi. Cả hai chúng tôi hồiđó mười hai tuổi. Bố tôicho mượn xe và tôi lái xe đưa Nancy đi khiêu vũ. Càng gặp tôi càng mến Nancy; mến cả gia đình nữa – không có gia đình nào khác giống giađình ấy đâu, quanh đâykhông, mà mọi gia đình tôi biết cũng không. Ông Clutter có thể nghiêm khắc về một số việc – tôn giáo chẳng hạn – nhưng ông ấy không bao giờ cố ý làm cho người khác cảm thấy mình sai còn ông ấy đúng.
Chúng tôi sống cách nhà Clutter ba dặm về phía Tây. Tôi đã quen đibộ tới lui đó, nhưng hè nào tôi cũng làm việc nên năm ngoái đã dànhđược đủ tiền mua chiếcxe riêng, một chiếc Fordđời 1955. Cho nên tôi lái xe tới đó, sau bảy giờ một chút. Tôi không thấy ai trên đường hoặctrên lối đi nhỏ dẫn vào nhà, ở bên ngoài cũng không. Chỉ gặp con Teddy già nua thôi. Nó sủa tôi. Tầng dưới có ánh đèn – cả ở phòng khách và phòng làm việc của ông Clutter nữa. Tầng ba tối om, tôinghĩ chắc bà Clutter đã ngủ – nếu như bà có nhà. Các ông không baogiờ biết được bà ấy có nhà hay không, mà tôi cũng không bao giờ hỏi.Nhưng tôi nhận ra mình đoán đúng, bởi vì lúc chiều tối Kenyon muốn tập kèn, cậu ấy chơi kèn baritone trong ban nhạc ở trường, nhưng Nancy bảo cậu ấy đừng tập vì e sẽ làm bà Clutter thức giấc. Dẫu sao, khi tôi đến nhà ấy đã ăn tối xong. Nancy đã dọn bàn, để bát đĩa vào máy rửa, còn ba người – hai người con và ông Clutter – thì ở trong phòng khách. Thế là chúng tôi ngồi với nhau như mọi tối khác – Nancy và tôi trên đi văng, ông Clutter trên chỗ của ông, chiếc xích đu có đệm. Ông không xem ti vi nhiều lắm – ông đang đọc sách Chàng hướng đạo sinh,một quyển sách của Kenyon. Có lúc ông vào bếp rồi ra với hai quả táo; ông cho tôi một quả nhưng tôi không muốn ăn nên ông lại ăncả hai. Răng ông ấy rất trắng; ông ấy bảo vì ăn táo. Nancy mang bít tất ngắn với giày mềm đi trong nhà, mặc quần jeans màu lam, áo thì chắc là một chiếc áo ba lỗ màu xanh lá cây; cô ấy đeo chiếc đồng hồ vàng và cái lắc tôi tặng dạo tháng Giêng vừa rồinhân kỷ niệm sinh nhậtlần thứ mười sáu của cô ấy – trên lắc một mặt có tên cô ấy, còn mặt kia là tên tôi – cô ấy đeomột chiếc nhẫn, một chiếc nhẫn bạc be bé mua dạo hè năm ngoái,khi cô ấy đi Colorado với nhà Kidwell. Đó không phải là cái nhẫn của tôi – mà là nhẫn củachúng tôi. Hai tuần trước Nancy giận tôi, cô ấy bảo là sẽ tháo cái nhẫn ra ít lâu. Khi bạn gái của mình làm thế thì có nghĩa là mình đang bị thử thách. Tôi muốn nói, chúng tôi đúng là đang có xích mích – đôi nào cũng từng thế cả. Chuyện là tôi đến ăn cưới ở nhà một người bạn và uống bia, một chai bia, và Nancy nghe được. Một cậu hớt lẻo nào đó đã bảo Nancy rằng tôi say rượu. Thế là cô ấy lạnh như tiền ngay, không chào hỏi suốt cả tuần lễ. Nhưng sau đó chúngtôi lại vui vẻ với nhau như cũ, và tôi tin rằng Nancy sắp sửa lại đeo chiếc nhẫn của chúng tôi.
OK. Chương trình đầu tiên gọi là ‘Con người vàThử thách’. Kênh 11. Về một số người ở Bắc Cực.Rồi chúng tôi xem một phim Viễn Tây, và sau đó một phim về gián điệp – Năm ngón. Mike Hammer lúc chín rưỡi. Rồi đến tin tức. Nhưng Kenyon chẳng thiết cái gì, chủ yếu vì chúng tôi không để cậu ấy chọn chương trình. Cậu ấy chê tất còn Nancy thì cứbảo cậu ấy im đi. Họ hay quạc nhau nhưng họ thật sự thân nhau, thân hơn phần lớn anh chị em người ta. Tôi nghĩ là vì có phần nào họ bị đơn độc cùng nhau, bà Clutter ở xa còn ông Clutter thì đi Washington hay một nơi nào đó. Tôi biết Nancy đặc biệt rất yêu cậu em trai nhưng tôi nghĩ ngay cả cô ấy hay bất kỳ ai cũng không hiểu rõ cậu ấy. Cậu ấy hình như lơ tơ mơ ở đâu ấy. Ông không bao giờ biết cậu ấy đang nghĩ gì, thậm chí không bao giờ biết liệu cậu ấy có đang nhìn ông không- do là cậu ấy hơi có tí gàn gàn. Một vài người nói cậu ấy là thiên tài, và có lẽ đúng thế thật. Chắc chắn là cậu ấy đọcnhiều. Nhưng như tôi nói, cậu ấy không yên vị, cậu ấy không thích xem ti vi, mà muốn tập kèn, và khi Nancy không cho tập thì tôi nhớ ông Clutter bảo cậuấy sao không xuống tầng hầm, phòng giải trí, ở đấy chẳng còn ai nghe thấy cậu ấy được.
TIẾP
Dick mở máy thu thanh;Perry tắt nó đi. Không màng tới việc Dick cự nự, hắn gảy cây ghi ta:
“Anh đến khu vườn một mình, trong khi sương còn trên những bông hồng,
Và tiếng nói anh nghe, rơi vào tai anh,
Là Con của Thượng đế vén mở ra cho…”
Ở đầu chân trời, một vầng trăng đầy đặn đang thành hình.
Thứ Hai tiếp theo, tronglúc đưa ra bằng chứng trước khi qua một cuộc kiểm tra phát hiện nói dối, cậu Bobby Rupp trẻtuổi tả lại lần cuối cùng đến thăm nhà Clutter: “Đang giữa tuần trăng tròn, tôi nghĩ, nếu như Nancy muốn, chúng tôi có thể lái xe đi chơi – ra hồ McKinney. Hoặc đi xem xi nê ở Garden City. Nhưng khi tôi gọi Nancy – chắc vào khoảng bảy giờ mười – thì Nancy nói phải hỏi bố đã. Rồi cô ấy quay lại cho biết bố không bằng lòng – vì đêm trước chúng tôi đi chơi quá khuya. Nhưng cô ấy bảo tôi sao lại không vào mà xem ti vi. Tôi đãxem ti vi ở nhà Clutter một hồi lâu. Các ông thấy đó, Nancy là cô gáiduy nhất tôi từng hẹn hò. Tôi quen biết cô ấy cả đời rồi; chúng tôi đi học cùng nhau từ lớp Một. Theo như tôi nhớ thì Nancy xinh đẹp và được nhiều người yêu mến – một nhân vật, ngay cả khi còn rất bé. Ýtôi muốn nói là chính Nancy làm cho mọi người đều cảm thấy tốt đẹp khi nghĩ về chính bản thân mình. Lần đầu tiên tôi hẹn Nancy đi chơi là khi chúng tôi học lớp Tám. Phần đôngđám con trai ở lớp tôi đều muốn đưa Nancy đi dự buổi khiêu vũ nhân lễ tốt nghiệp lớp Tám, và tôi ngạc nhiên -tôi hết sức tự hào – khi Nancy nói là sẽ đi với tôi. Cả hai chúng tôi hồiđó mười hai tuổi. Bố tôicho mượn xe và tôi lái xe đưa Nancy đi khiêu vũ. Càng gặp tôi càng mến Nancy; mến cả gia đình nữa – không có gia đình nào khác giống giađình ấy đâu, quanh đâykhông, mà mọi gia đình tôi biết cũng không. Ông Clutter có thể nghiêm khắc về một số việc – tôn giáo chẳng hạn – nhưng ông ấy không bao giờ cố ý làm cho người khác cảm thấy mình sai còn ông ấy đúng.
Chúng tôi sống cách nhà Clutter ba dặm về phía Tây. Tôi đã quen đibộ tới lui đó, nhưng hè nào tôi cũng làm việc nên năm ngoái đã dànhđược đủ tiền mua chiếcxe riêng, một chiếc Fordđời 1955. Cho nên tôi lái xe tới đó, sau bảy giờ một chút. Tôi không thấy ai trên đường hoặctrên lối đi nhỏ dẫn vào nhà, ở bên ngoài cũng không. Chỉ gặp con Teddy già nua thôi. Nó sủa tôi. Tầng dưới có ánh đèn – cả ở phòng khách và phòng làm việc của ông Clutter nữa. Tầng ba tối om, tôinghĩ chắc bà Clutter đã ngủ – nếu như bà có nhà. Các ông không baogiờ biết được bà ấy có nhà hay không, mà tôi cũng không bao giờ hỏi.Nhưng tôi nhận ra mình đoán đúng, bởi vì lúc chiều tối Kenyon muốn tập kèn, cậu ấy chơi kèn baritone trong ban nhạc ở trường, nhưng Nancy bảo cậu ấy đừng tập vì e sẽ làm bà Clutter thức giấc. Dẫu sao, khi tôi đến nhà ấy đã ăn tối xong. Nancy đã dọn bàn, để bát đĩa vào máy rửa, còn ba người – hai người con và ông Clutter – thì ở trong phòng khách. Thế là chúng tôi ngồi với nhau như mọi tối khác – Nancy và tôi trên đi văng, ông Clutter trên chỗ của ông, chiếc xích đu có đệm. Ông không xem ti vi nhiều lắm – ông đang đọc sách Chàng hướng đạo sinh,một quyển sách của Kenyon. Có lúc ông vào bếp rồi ra với hai quả táo; ông cho tôi một quả nhưng tôi không muốn ăn nên ông lại ăncả hai. Răng ông ấy rất trắng; ông ấy bảo vì ăn táo. Nancy mang bít tất ngắn với giày mềm đi trong nhà, mặc quần jeans màu lam, áo thì chắc là một chiếc áo ba lỗ màu xanh lá cây; cô ấy đeo chiếc đồng hồ vàng và cái lắc tôi tặng dạo tháng Giêng vừa rồinhân kỷ niệm sinh nhậtlần thứ mười sáu của cô ấy – trên lắc một mặt có tên cô ấy, còn mặt kia là tên tôi – cô ấy đeomột chiếc nhẫn, một chiếc nhẫn bạc be bé mua dạo hè năm ngoái,khi cô ấy đi Colorado với nhà Kidwell. Đó không phải là cái nhẫn của tôi – mà là nhẫn củachúng tôi. Hai tuần trước Nancy giận tôi, cô ấy bảo là sẽ tháo cái nhẫn ra ít lâu. Khi bạn gái của mình làm thế thì có nghĩa là mình đang bị thử thách. Tôi muốn nói, chúng tôi đúng là đang có xích mích – đôi nào cũng từng thế cả. Chuyện là tôi đến ăn cưới ở nhà một người bạn và uống bia, một chai bia, và Nancy nghe được. Một cậu hớt lẻo nào đó đã bảo Nancy rằng tôi say rượu. Thế là cô ấy lạnh như tiền ngay, không chào hỏi suốt cả tuần lễ. Nhưng sau đó chúngtôi lại vui vẻ với nhau như cũ, và tôi tin rằng Nancy sắp sửa lại đeo chiếc nhẫn của chúng tôi.
OK. Chương trình đầu tiên gọi là ‘Con người vàThử thách’. Kênh 11. Về một số người ở Bắc Cực.Rồi chúng tôi xem một phim Viễn Tây, và sau đó một phim về gián điệp – Năm ngón. Mike Hammer lúc chín rưỡi. Rồi đến tin tức. Nhưng Kenyon chẳng thiết cái gì, chủ yếu vì chúng tôi không để cậu ấy chọn chương trình. Cậu ấy chê tất còn Nancy thì cứbảo cậu ấy im đi. Họ hay quạc nhau nhưng họ thật sự thân nhau, thân hơn phần lớn anh chị em người ta. Tôi nghĩ là vì có phần nào họ bị đơn độc cùng nhau, bà Clutter ở xa còn ông Clutter thì đi Washington hay một nơi nào đó. Tôi biết Nancy đặc biệt rất yêu cậu em trai nhưng tôi nghĩ ngay cả cô ấy hay bất kỳ ai cũng không hiểu rõ cậu ấy. Cậu ấy hình như lơ tơ mơ ở đâu ấy. Ông không bao giờ biết cậu ấy đang nghĩ gì, thậm chí không bao giờ biết liệu cậu ấy có đang nhìn ông không- do là cậu ấy hơi có tí gàn gàn. Một vài người nói cậu ấy là thiên tài, và có lẽ đúng thế thật. Chắc chắn là cậu ấy đọcnhiều. Nhưng như tôi nói, cậu ấy không yên vị, cậu ấy không thích xem ti vi, mà muốn tập kèn, và khi Nancy không cho tập thì tôi nhớ ông Clutter bảo cậuấy sao không xuống tầng hầm, phòng giải trí, ở đấy chẳng còn ai nghe thấy cậu ấy được. Nhưng cậu ấy cũng không thích xuống.
TIẾP
Điện thoại réo một lần. Hay hai nhỉ? Quỷ thật, tôi không nhớ được. Trừcái lần nó réo và ông Clutter trả lời trong phòng làm việc. Cửa mở – cái cửa lùa ở giữa phòng khách và phòng làm việc – và nghe ông ấy nói ‘Van’, thế là tôi biết ông ấy đang nói vớingười thư ký, ông Van Vleet, tôi nghe ông ấy nói bị nhức đầu nhưng nay đã khá hơn rồi. Rồi bảo sẽ gặp ông Van Vleet vào thứ Hai. Khi ông Clutter trở lại – vâng, thì vừa lúc hết Mike Hammer. Năm phút tin tức. Rồi dự báothời tiết. Tin dự báo thời tiết bắt đầu là ông Clutter lúc nào cũng hồ hởi hẳn lên. Đó là tất cảnhững gì ông ấy thật sựchờ. Giống như cái duy nhất tôi thích là thể thao – món đến tiếp theo sau. Hết thể thao thì đã mười giờ rưỡi, tôiđứng dậy. Nancy tiễn tôi ra ngoài. Chúng tôi nói chuyện một lúc rồi hẹn gặp nhau đi xem xinê tối Chủ nhật – một bộ phim tất cả đám congái đều đang ngóng chờ, Vải bò màu lam. Rồi Nancy chạy về nhà, còn tôi lái xe đi. Trời sáng như ban ngày – trăng vằng vặc – rét và có gió, nhiều lá bạch dương bay tứ tung. Nhưng đó là tất cả những gì tôi đã thấy. Chỉ bây giờ khi nghĩ lại, tôi mới đoán chắc là có ai đã nấp ở đó. Có thể là ở bên dưới, giữa đám cây cối. Một ai đó chỉ chờ tôi rời đi.”
Hai người đỗ lại ăn tối ở một khách sạn tại Vòng Quẹo Lớn. Còn khoảng năm chục đô la cuối cùng, Perry bằng lòng với bia và bánh kẹp thịt, nhưng Dick bảo không, chúng cần một “trận nhồi” đẫy bụng và thây kệ giá cả, hắn chi. Họ gọi hai miếng bít tết cỡ vừa, tái, khoai tây nướng, thịt rán kiểu Pháp, hành rán, ngô đậu, hai đĩa mì macaroni và cháo ngô, xa lát trộn dầu dấm Thousand Island, bánh quế, bánh táo và kem ly rồi cà phê. Để kết thúc bữa ăn, họ vào một hiệu thuốc chọn mấy điếu xì gà; cũng tại đó, họ mua hai cuộn băng dính dàycộp.
Khi chiếc Chevrolet đen trở lại xa lộ và lao gấp qua một vùng đồng quêlên cao dần đến nơi khíhậu lạnh hơn, khô nẻ hơn của bình nguyên lúa mì, Perry nhắm mắtchập chờn trôi vào giấc nửa thức nửa ngủ, mụ mị vì quá no nê, hắn bừng tỉnh khi nghe thấytiếng bản tin mười một giờ. Hắn hạ kính cửa xexuống, giằm mặt vào trong luồng khí lạnh ngắt. Dick bảo hắn là chúng đang ở hạt Finney. “Ta đã đi quá ranh giới hạt mười dặmrồi,” hắn nói. Xe phóng rất nhanh. Những bảng hiệu, thông điệp của chúng sáng lên trong ánh đèn xe, lóa rực, bay vút qua: “Hãy xem Gấu Bắc Cực”, “Xe hơi Burris”, “Bể bơi KHÔNG MẤT TIỀN lớn nhất thế giới”, “Khách sạn mini Wheat Lands” và cuối cùng, một lát trước khi bắt đầu có đèn đường phố, “Kìa, vị khách lạ! Hoan nghênh đến Garden City. Một nơi hữu hảo!”
Họ đi vòng rìa phía Bắc thị trấn. Không ai ở bênngoài vào cái giờ gần nửa đêm này, và chẳng đâu mở cửa trừ một chuỗi trạm xăng sáng trưng kỳ lạ. Dick quẹo vào một trạm ở Hurd’s Phillips 66. Một thanh niên hiện ra hỏi, “Đổ đầy?” Dick gật đầu, còn Perry ra khỏi xe, vào trong trạm, vào phòng vệ sinh đàn ông khóa trái cửa lại. Chân hắn đau như thường vẫn thế; đau tưởng chừng tai nạn cũ chỉ vừa mới xảy ra trước đó năm phút. Hắn lắc ba viên aspirin ra khỏi một cái lọ, nhai thong thả (vì hắn ưa vị thuốc) rồi uống nước ở vòi bồn rửa tay. Hắn ngồi xuốngbệ xí, duỗi hai chân ra, xoa bóp, nắn hai cái đầu gối gần như không thể co lại đươc Dick đã nói chúng gần đến nơi rồi – “hơn bảy dặm nữa thôi”. Hắn kéo khóa mở túi chiếc áo gió lôi ra một túi giấy; trong đó cóđôi găng cao su vừa mua. Chúng được phủ cồn dán, dính và mỏng, khi hắn xỏ tay vào thì một cái bị rách – không rách nguy hiểm, chỉ là một vết bung ở giữa cácngón, nhưng với hắn, xem chừng đó lại là mộtđiềm gở.
Núm cửa xoay, kêu lạchcạch, Dick nói, “Có muốn kẹo không? Có cáimáy bán kẹo ngoài kia đấy.”
“Không.”
“Cậu OK chứ?”
“Tốt.”
“Đừng có ở suốt đêm đấy.”
Dick bỏ đồng tiền vào một cái máy bán hàng, kéo cần gạt và nhặt lên một gói kẹo dẻo tròn như hạt đậu; vừa nhằn kẹo vừa nhẩn nha trở lại xe, đứng uể oải nhìnngười thanh niên trạm xăng có lau cho tấm kính chắn gió sạch hết bụi bặm Kansas và xác những con côn trùng bị đập nát. Người thanh niên tên là James Spor, cảm thấy không thoải mái. Hai con mắt, vẻ mặt sưng sỉa của Dick cùng việc Perry nán lại trong phòng vệ sinh lâumột cách khác thường làm cho anh không yên.(Hôm sau anh bảo ông chủ, “Đêm qua ở đây ta có mấy tay khách dữ dằn,” nhưng lúc ấy, mà cả mãi về sau, anh không nghĩ đến chuyện gắn nó với tấn thảm kịch ở Holcomb.)
Dick nói, “Quanh đây tà tà nhỉ.”
“Chắc rồi,” James Spor nói. “Ông là người duy nhất dừng lại ở đây hai tiếng vừa qua. Ông đâu đến?”
“Kansas City.”
“Săn ở đây à?”
“Ghé qua thôi. Trên đường đi Arizona. Chúng tôi có việc chờ ở đó. Công việc xây dựng.Có biết từ đây tới Tucumcari, New Mexico bao xa không?”
“Không thể nói là tôi biết. Ba đô sáu xu.” Anhnhận tiền của Dick, trả lại tiền lẻ và nói, “Ông thứ lỗi cho tôi chứ? Tôi đang dở việc. Lắp cái giảm xóc lên xe tải.”