Mê Án Đường Triều

Chương 120: 120: Hai Lần Nhường Ngôi Ba Lần Đăng Cơ



Hóa ra trời đã sáng rồi.

Trần Cẩn Phong nhắm hờ hai mắt, sau khi dần thích ứng được với ánh sáng thì mở mắt ra.
“Đây là đâu?” Trần Cẩn Phong bước ra khỏi cửa hang, nghi hoặc nhìn xung quanh.

Xem chừng đây là một căn phòng chứa đồ, các dụng cụ được sắp xếp một cách ngăn nắp, rổ giá, gầu hót xếp đầy dưới đất.
Trần Cẩn Phong bước đến cửa, lấy ngón tay lau một lỗ nhỏ để nhìn ra ngoài.
Ngoài kia là một viện tự rộng lớn, sân vườn rộng rãi, tường bao quanh viện cao cao, phía đối diện mơ hồ có thể nhìn thấy một dãy sương phòng, ở phía bên phải hẳn là một tòa kiến trúc tương đối lớn nhưng từ vị trí này chỉ có thể nhìn thấy một góc của nó.

Có thể đoán định rằng người sống ở đây không phải người bình thường.
“Sao ta cảm giác chỗ này mình từng đến rồi nhỉ?” Trần Cẩn Phong thắc mắc, chàng cố gắng hồi tưởng lại nhưng mãi vẫn không nhớ ra được gì.
Đúng vào lúc này, đột nhiên bên ngoài có tiếng hét kinh thiên, ngay sau đó là tiếng ngựa hí vang.

Một nam tử đẩy cửa bước vào.

Vừa nhìn thấy người đó, Trần Cẩn Phong lập tức hiểu ra mình đang ở đâu.

Nam tử có hàng mày kiếm, mắt sáng như sao, trang phục chỉnh tề, chiếc trường sam màu trăng non càng tôn lên vẻ ngọc thụ lâm phong của người này.

“Phụ vương.” Nam tử vừa vào cửa đã cất cao giọng gọi, giọng nói không rõ là vui sướng hay bối rối.
“Man Nhi.” Người được gọi là phụ vương nhanh chóng đi về phía cổng.

Cảnh này đã lọt vào tầm mắt Trần Cẩn Phong.
“Phụ vương.” Nam tử ban nãy quỳ xuống, đầu cúi rạp xuống đất.
“Man Nhi, mau đứng dậy đi.” Nam tử ra đón vội đỡ người con trai tên Man Nhi dậy.
“Phụ vương, hôm nay Man Nhi đến đây là muốn thỉnh tội với người.

Man Nhi tự ý giấu phụ vương dẫn đầu Ngự lâm quân tiêu diệt Vi Hoàng hậu.

Sáng sớm hôm nay Man Nhi đã hạ lệnh phong tỏa cổng cung và cổng thành Trường An, sai quân đi điều tra và bắt giam đồng đảng của Vi thị, tiêu diệt hết thảy bọn chúng rồi ạ.” Lý Long Cơ nói xong lại định quỳ xuống.
Tương vương nhanh chóng ôm lấy Lý Long Cơ, ông rơi nước mắt: “Nguy nan của quốc gia may mà có con trai ta mới được diệt trừ, vận mệnh của bách tính nhờ có con mới được bình yên, con nào có tội, con chính là công thần.”
Ai mà người được hai nam nhân trưởng thành, một người khoảng năm mươi tuổi, sống một đời nho nhã, một người vừa trải qua gió tanh mưa máy lại đứng trong phủ Tương vương ôm chầm lấy nhau khóc lớn.

Trần Cẩn Phong đứng trong phòng chứa đồ nhìn thấy cảnh ấy cũng không kiềm được nỗi xúc động.
* * *
Điện Tuyên Chính cung Đại Minh.
Khi ánh dương đầu tiên của ngày mới chiếu vào trong điện, các đại thần vội vã tới đứng sẵn ở điện chờ đợi buổi triều sáng.


Sau biến cố phát sinh đêm qua, Thái Bình công chúa đã đích thân đến nhà một vài trọng thần để thông tin, do đó buổi triều sớm nay được bao trùm bởi không khí rất khác thường.
Lý Trọng Mậu hoàn toàn không biết gì về biến cố, y ăn mặc chỉnh tề, mỉm cười ngồi lên ngai vàng, tham gia buổi triều sáng như thường lệ.

Thấy vị tiểu Hoàng đế vào vị trí, quần thần lập tức nhìn nhau, không biết có nên quỳ hay không.
Đương lúc đang chần chừ thì một nữ tữ có dáng người mập mạp, gương mặt đoan trang bước vào đại điện.

Thái Bình công chúa nhìn Lý Trọng Mậu một cái, cười khẩy rồi nói lớn: “Tự quân chuẩn bị nhường ngôi cho thúc phụ, các vị đại thần có ý kiến gì không?”
“Hoàng thượng băng hà, theo lý nên lập con trường.”
“Hoàng vị này vốn dĩ thuộc về Tương vương.”
“Lần này trả lại cho ngài ấy, là thuận theo ý trời.”
Ngay lập tức trong triều vang lên những tiếng phụ họa.
Nhẹ kéo cung sa, Thái Bình công chúa mỉm cười, chậm rãi bước đến trước mặt Lý Trọng Mậu, nhìn chằm chằm y, nói: “Lòng người đều đã hướng về Tương vương, đây không còn là chỗ của đứa trẻ con như ngươi đâu, mau xuống đi.”
Trước nay vẻ mạnh mẽ của Thái Bình công chúa luôn khiến Lý Trọng Mậu kiêng dè vô cùng, lúc này lại bị giáo huấn một phen trước mặt các triều thần khiến Lý Trọng Mậu trẻ tuổi càng luống cuống sợ hãi hơn.

Chỉ thấy y run lẩy bẩy, mở to mắt bất lực nhìn các thần tử phía dưới, không biết phải làm thế nào.
“Còn không mau cút.” Thái Bình công chúa tức giận nhìn Lý Trọng Mậu rồi quát lên giận dữ.


Lý Trọng Mậu xét cho cùng cũng chưa trải sự đời, lúc này chứng kiến vị cống chúa vốn ôn hòa giáo huấn mình thì đã sợ đến mức không biết làm gì.

Y sợ hãi nhìn Thái Bình công chúa, ngay lập tức hai mắt nhoè đi, dòng lệ nóng ứa ra.

Y sững sờ ngồi yên tại chỗ, hoảng loạn đến ngây người.
Thấy Lý Trọng Mậu không đứng dậy mà cứ trưng ra dáng vẻ đờ đẫn, Thái Bình công chúa cười nhạt, không chần chừ mà tiến lên phía trước, vươn cánh tay túm lấy vạt áo của Lý Trọng Mậu, cướng ép kéo y khỏi ngai vàng.
Lại nói về Lý Trọng Mậu, tuổi tác còn nhỏ, bất lực mà không dám phản kháng.

Y hoàn toàn không ngờ rằng biến cố xảy ra đêm qua ở độ tuổi này y khó lòng tưởng tượng nổi.
“Cung nghênh Tương vương lên nắm Hoàng vị.” Thái Bình công chúa nói lớn.
Lời vừa dứt, tiếng nhạc trang trọng thâm trầm vang lên, tại cửa đại điện, một nam nhân chạc năm mươi tuổi, trên mặt nuôi một chòm râu đen, đầu đội mão vua, thân khoác ngự y đang chậm rãi bước vào.
“Hoàng thượng vạn tuế vạn tuế vạn vạn tuế.” Mọi người thấy vậy cùng đồng loạt quỳ xuống, cúi rạp đầu xuống đất.
Tương vương bước từng bước lại gần với ngôi báu, cảm giác nặng nề, đứng trên vạn người đột nhiên lại quay lại với ông, chỉ có đời năm tháng qua đi, người đã từng trải hơn xưa.

Nhẹ nhàng ngồi lên ngai càng, xoa tay vào tay vịn, vẫn thân thuộc mà cũng thật xa lạ.

Chỉnh trang lại mũ áo, nhìn quần thần dưới điện, ông nhẹ nhàng nói mấy chữ: “Chúng khanh bình thân.” Nhưng giọng nói lại không có tình cảm.
Từ đây, một vị quân chủ quan trọng trong sử sách đã ra đời.
Về phần Lý Trọng Mậu, sau khi bị Thái Bình công chúa cưỡng ép từ bỏ Hoàng vị, y không biết phải xử trí ra sao.

Dù sao mười sáu tuổi cũng vẫn còn nhỏ, y chỉ biết rơi nước mắt rồi đi xuống.

Tương vương Lý đán quay lại ngôi báu, ngồi trên ngai vàng đã từng ngồi.

Ông thở dài một hơi, có lẽ trong lịch sử cũng không có vị Hoàng đế nào như ông, hai lần nhường ngôi, ba lần đăng cơ.
“Lần tiêu diệt đồng đảng Vi thị này đều phải dựa vào chúng ái khanh.

Chúng thần nghe chỉ.” Lý Đán tuyên chiếu thư đầu tiên sau khi đăng cơ: “Do có công trừ gian diệt ác, đặc biệt tấn phong Lâm Tri vương Lý Long Cơ làm Bình vương, Tả giám môn vệ Đại tướng quân Tiết Sùng Giản phong làm Lập Tiết quận vương, Ngự lâm tổng giám Chung Thiệu Kinh phong làm Trung thư thị lang, Tiền triều Ấp uý Lưu U Cầu phong làm Trung thư Xá nhân, Lợi Nhân phủ Chiết Xung Ma Tư Tông và Vạn Kị quả nghị Cát Phúc Thuận, Lý Tiên Phù cùng thăng một cấpm được tham gia việc triều chính.”
Quần thần cùng tạ ân.
“Cát Phúc Thuận, phòng Tiếu vương làm phản, ngươi đến Vận Châu hội kiến Lý Trọng Phúc, đưa danh thiếp, dẫn năm trăm người ngựa, một trăm mảnh tơ lụa, một trăm hòm châu báu đến thăm hỏi hắn.”
“Dương Châu gặp nạn, châu chấu gây hại tứ phương, Lưu U Cầu, ta phái ngươi nhanh chóng cầm theo ba mươi vạn lượng bạc trắng đến Dương Châu, phối hợp với tri phủ Dương Châu là Lý Kính Dư để chủ trì công việc khắc phục thiệt hại.”
“Tri phủ Quý Châu là Mã Cổ tham ô vơ vét cùng Châu Lợi Dụng, Võ Tam Tư, An Lạc công chúa, biển thủ ba muoi vạn lượng bạc cứu trợ.

Trẫm hạ chỉ bãi nhiệm chức quan của những kẻ trên, chém đầu thị chúng.”
Mấy ngày sau, thiên hạ thái bình, nguyên tiểu Hoàng đế Lý Trọng Mậu ban bố chiếu thư, chiếu cáo thiên hạ: “Phụng thiên thừa vận, Hoàng đế chiếu viết..

thúc phụ Tương vương, Cao tông chi tử, trước vì thiên hạ mà nhường ngôi cho Tiên đế.

Tiên đế khi xưa đã có chỉ lập đại đệ làm phó quân, mời thúc phụ Tương vương lên nắm Hoàng vị.

Trẫm lui về cai quản chốn này..”
Ngay sau đó lại có một chiếu thư khác viết: “Lý Trọng Mậu phong làm Ôn vương, Bình vương Lý Long Cơ lập làm Thái tử.”.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.

 Bình luận