Mộng Giang Hồ

Chương 1: 1: Điềm Xấu



“ Cổ Địa, nơi có những quốc gia, những vùng đất lạ, nơi nhân loại chúng ta thống trị.”
” Cổ Địa là một lục địa rộng lớn, ở một thế giới cũng lớn vô cùng, lớn đến nỗi dường như con người chỉ biết rằng họ chỉ là sinh vật bá chủ của Cổ Địa mà thôi.

Cổ Địa có Đông Thành, Tây Giới,Trung Thổ, Nam Dương, Bắc Hoang.

Mỗi khu vực đều có nền văn hóa riêng, nơi các quốc gia chịu ảnh hưởng văn hóa của quốc gia lớn nhất tính theo diện tích, dân số.

Thế gian nơi đây không có ma thuật, những kẻ thống trị dựa vào sức mạnh vũ lực gây ảnh hưởng lên những kẻ hèn yếu.

Kẻ mạnh có quyền lực, kẻ yếu chịu thân nô dịch.”
” 2000 năm trước, ở đông Đông Thành, được thống nhất từ các nước nhỏ, cùng chung nền văn hóa du mục, trồng lúa mì, Thiên Quốc được thống nhất, trở thành nên văn minh lớn nhất Đông Thành.

Thiên là di chuyển, ám chỉ nền văn hóa du mục của họ, cái tên Thiên Quốc là để mọi người dân nhớ về cội nguồn của mình.

Thiên Quốc nằm trên một dải đất kéo dài từ trung tâm Đông Thành sang bờ biển phía đông, giáp vùng đất của các tiểu quốc Câu tộc ở Đông bắc, phía nam cách sông Dưỡng Hải, giáp trăm tiểu quốc Long Tộc, tục gọi là Long Tộc Bách Quốc.

Bằng vũ lực và sức đồng hóa ghê gớm, vó ngựa Thiên Quốc đã từng chiếm được vùng đất phía nam sông Dưỡng Hải rộng lớn.”
” Phía nam Bách Long Sơn, 2 tiểu quốc Long Tộc mạnh mẽ nhất còn tồn tại là Hải Long và Âu Long, sáp nhập vào nhau, lập ra Long Quốc, đồng hóa ngược lại dân Thiên Quốc trong nước, không ngừng mở cõi về bờ biển phía nam, đồng thời vượt qua dãy Bách Long Sơn, đánh mạnh về biên giới phía bắc đòi lại đất xưa, 1000 năm chiến tranh, cuối cùng Long Quốc cũng đã nhận ra rằng, họ là những người Long Quốc mạnh mẽ nhất còn tồn tại, trong khi huyết thống Long Tộc của cổ quốc khác đã bị đồng hóa, mai một.

Tuy vậy, dưới tác động của chiến tranh, Thiên Quốc cũng không thể kiểm soát được phía nam của mình.

Vùng đất nằm ở giữa, nam sông Dưỡng Hải, bắc dãy Bách Long Sơn trở thành vùng đất tuy màu mỡ nhưng vô chủ, nơi đây trở thành thánh địa cho các đại giáo, tông tộc, thế lực.

Vùng đất ấy được chia thành 9 xứ lớn, có hàng trăm thế lực gia tộc, tôn giáo nên được gọi là Bách Giáo Cửu Địa.

Nơi đây cũng được coi là tinh hoa bậc nhất Đông Thành song cũng là nơi loạn nhất, nhiều chiến tranh nhất, đồng thời cũng là chiến trường giữa Thiên Quốc và Long Quốc.


” Cửu Địa là nơi hỗn tạp, nơi võ lâm giang hồ phát triển cực thịnh.

Những kì nhân, dị sĩ, đại hiệp, võ phu với vũ lực siêu quần, những bí kíp trân quý, thần binh kinh thiên xuất hiện lớp lớp.

Và người được coi là đệ nhất Cửu Địa sẽ được tôn làm Cửu Chủ, thống lĩnh cửu xứ.

Cửu chủ cần có hai thứ là thực lực cá nhân mạnh mẽ và có thế lực hậu thuẫn khổng lồ.

Mạnh thôi chưa đủ, ngươi còn phải có thế lực đằng sau hỗ trợ, thiếu bất kỳ một thứ nào cũng không được.

Về mặt đối nội, Cửu Chủ là minh chủ của một liên minh lỏng lẻo của các đại giáo, môn phái.

Còn đối ngoại, Cửu Chủ được ví có địa vị ngang hàng như Long Đế, Hoàng Đế vậy.”
” Suốt 1000 năm hình thành và phát triển, người duy nhất dùng vào sức một mình tự gây dựng thế lực, đạt được kính ngưỡng của tất cả các giáo phái kể cả chính ma hai nhà lên ngôi Cửu Chủ lại là một người Long Quốc mà không phải dân bản địa.

200 năm trước, Mạc Kiến Thành, là một vị giang hồ võ hiệp xuất thân Long Quốc, quốc gia vốn luôn coi thường chuyện võ lâm giang hồ, vậy mà ngài ấy một mình lập nghiệp ở Cửu Địa không hề có sự hậu thuẫn của bất kì ai.

Chỉ bằng vũ lực siêu quần, Mạc Kiến Thành bình loạn thế, phá Thiên quân, phò Long Quốc, chiến công hiển hách.


Mạc Kiến Thành chính là người duy nhất được xưng danh Thiên Cổ Đệ Nhất Cửu Chủ.

Đó là nhường nào phong quang a”.
Giọng nói già nua vang lên trong quán nước bỗng dừng lại, dường như câu chuyện vừa kể xong cũng đã đến phần kết.
“ Lão nhân, truyện lão kể cũng hay đấy, nhưng lão đi khắp nơi kể chuyện dạo như vậy có được người ta cho cơm ăn không.

Sao không ở một nơi mà sống, già rồi cứ lang thang.”- một hài đồng ngồi cạnh cái sào chống mái hiên quán nước đầu thôn, má bánh bao, tóc búi, áo nâu, để chân trần, nghiêng nghiêng cái đầu, ánh mắt đầy nghi hoặc, hỏi một lão giả đang ngồi bàn nước.

Một hài tử lớn hơn, tầm 11 tuổi, ngũ quan cân đối, ánh mắt xán lạn, sống mũi cao thẳng, đôi môi tái nhợt vì lạnh, làn da xanh xao, vóc dáng cao gầy, khoác áo đen vá víu mấy chỗ, chân đi giầy rơm, dáng đứng dựa vào cái sào, nghiêm mặt quát nhẹ hài đồng kia:
“ Tiểu Trùng, không được hỗn với lão tiền bối.

Tiền bối thứ lỗi đừng để ý lời thơ dại của hắn.


“ Haha! Không sao, không sao! Hài tử ngươi vậy mà có lễ kính.

Ăn nói biết trước biết sau.

Cha mẹ ngươi hẳn dạy dỗ rất tốt a.”
Lão nhân tươi cười đứng dậy, trả tiền cho bà lão chủ quán, rồi từ tốn bước ra ngoài.

Lão giả dáng người quắc thước, râu tóc dài đều đã ngả bạc, song khuôn mặt già nua lại toát lên vẻ hiền hậu, ánh mắt sáng ngời.

Quần áo lão thực sự vá víu khắp nơi, thoạt trông chẳng khác các lão nhân ở cái thôn nghèo này mấy.

Thế nhưng lão không phải người ở thôn nhỏ này.

Lão là người lạ, mới đến làng 2 ngày trước, xin ăn một số nhà.

Thôn chạy loạn nên rất nghèo, phần đa mọi người đều đuổi lão đi, song cha mẹ của 2 hài tử kia tốt bụng, dù nhà họ cũng là mót từng hạt gạo để ăn vẫn cho lão ăn bữa cơm ấm bụng, lại chỉ cho ổ rơm để lão ngủ nhờ một đêm.
Tiết trời cuối thu lạnh lẽo, bầu trời một mảnh xám xịt, mưa phùn lất phất hòa cùng làn khói bếp của thôn nhỏ càng làm cho cảnh vật thêm tiêu điều.

Lão nhân mặc áo tơi, đội nón lá vành rộng đã xỉn màu bước chậm rãi ngoài đường, hai hài tử tiễn lão nhân đến đầu thôn.

Lão nhân dừng lại, nhìn lại thôn nhỏ, ánh mắt đầy ẩn ý, bỗng chốc lắc đầu.
“ Thôn này nằm trên sát mạch, phong thủy không tốt, dễ mang họa sát thân, 2 người các ngươi khuyên cha mẹ nên thu dọn mà rời đi sớm.

Ta cũng sắp phải lên đường, có chút bạc vụn, coi như cảm ơn bữa cơm của cha mẹ các ngươi, à còn có 2 quả trứng quạ ta nhặt ven đường, định mang để ăn đỡ, thôi cho hai người các ngươi.”
“ Thôi! Đến đây thôi, tạm biệt”- Lão nhân khoát tay, cản bước hai cậu bé, tiến về phía xa.
Hài tử lớn nhìn về cái bóng đang khuất dần, bất chợt nhớ ra cái gì đó, hét lớn theo hướng ông lão: “ Tiền bối! Liệu chúng ta còn có thể gặp lại không?”
“ Sẽ không gặp rồi! Nhưng nếu ngươi hứng thú, sau này gia nhập Truyền Sử Giáo, biết đâu có thể gặp lại ta.” Lão nhân nói rồi chìm vào giữa làn sương hư ảo.

“ Truyền Sử Giáo à? Thôi quên đi.

Tiểu Trùng, về thôi, sắp đến giờ cơm, đừng có ăn trứng, để dành lúc nào thật đói hẳng ăn”.

– hài tử lớn nhắc nhở Tiểu Trùng đang mân mê thèm thuồng quả trứng nhỏ trong tay.

Ngoài trời mưa phùn không ngớt, từng cơn gió lạnh khiến cơ thể tê tái.

Hai hài tử chạy vội về căn nhà vách đất lụp xụp cuối thôn, nơi cha mẹ chúng hẳn đã chuẩn bị sẵn khoai lang cho bữa tối.

Không gì hơn một bữa ăn ấm bụng trong tiết trời giá buốt cả.
Hai anh em họ Trần, người anh sinh ra trong thời điểm chạy loạn, những ngày cha mẹ hắn còn bồng bế hắn chạy trốn, thường xuyên chịu đói, dường như có một bát cơm trắng để ăn cũng hạnh phúc.

Vì ước muốn sau này luôn có một bát cơm trắng trong nhà, cha hắn tặc lưỡi đặt tên con là Cơm Trắng.

Chả biết cuộc sống sau này thế nào song từ tấm bé, số lần cả nhà 4 người được ăn cơm trắng thật đếm đủ số đầu ngón tay.

Cha mẹ đặt tên người em là Tiểu Trùng, họ cũng chẳng nhớ rõ tại sao lại gọi như vậy, nhưng quen mồm gọi nên cũng kệ, dẫu sao, phụ mẫu ít học, cuộc sống bấp bênh, có cơm ăn là được, tên tuổi ai để ý nổi.
Trong căn nhà nhỏ mái lá lụp xụp, có một phụ nhân tóc rối đang vớt khoai.

Thân hình gầy guộc bé nhỏ, khắc khổ của bà là kết quả của những năm tháng vất vả, làm lụng quanh năm vẫn khôn đủ ăn.

Ngoài cửa là một hán tử vạm vỡ da bánh mật, tóc cắt ngắn, ngồi xổm đan giỏ tre.

Chớp mắt thấy hai hài tử trở về, hán tử cười hỏi: “ Lão nhân thật đã đi rồi à? Các ngươi vậy mà hiếu khách, tiễn người đến tận đầu thôn cơ đấy.”
“ Hì hì! Cha, lão nhân đó cho con với đại ca mỗi người một quả trứng quạ này.”
“ Để dành khi nào thật đói hẵng ăn nhá, thôi vào chuẩn bị ăn cơm” – phụ nhân cười hiền từ, bê rổ khoai đặt ra bàn gỗ giữa nhà.
Hán tử ngưng làm, phủi nhẹ tay, tiến về bàn gỗ nơi mọi người đều yên chỗ.

Bốn người vui vẻ dùng bữa.

Tuy bữa ăn toàn khoai thanh đạm song có đồ ăn vẫn hơn nhịn đói.

Cả cái thôn nhỏ này trước kia đều la nô lệ sinh hoạt trong một thung lũng sâu giữa rừng ở Chấn Xứ, do một bang phái bí mật giam giữ.

Tất cả mọi người đều phải dậy sớm thức khuya để khai thác vàng cho chúng.

Không chịu được cảnh bóc lột, nhân lúc lũ canh gác không để ý, một toán người đã vùng lên, phá tan cửa trại, chạy trốn ra ngoài.

Lúc đó gia đình hán tử chỉ có hắn, vợ và Cơm Trắng lúc đó mới sinh.

Cuộc chạy trốn diễn ra rất hỗn loạn, nhiều người đã bỏ mạng lại, những người sống sót cuối cùng may mắn trong lúc trốn thoát gặp được quân doanh Long Quốc nên được quân sĩ ứng cứu.

Sau này được quân sĩ dẫn dắt, đoàn loạn dân đã xuôi nam đến Tâm Châu, đồng thời lập nên thôn nhỏ này.

Đã hơn 10 năm kể từ khi thoát khỏi chốn lao tù, giờ đây được sống một đời tự do, lương thực tuy thi thoảng có đói kém nhưng hết thảy đối với họ đều quý giá.
Với Cơm Trắng, hắn không coi việc chịu đói là cái gì to tát.

Những lần chứng kiến cha mẹ nhịn đói nhường đồ ăn cho hai anh em đã khiến hắn hiểu rằng cha mẹ hắn thức sự hi sinh rất nhiều.

Tiểu trùng còn thơ dại, chưa hiểu chuyện, hắn là huynh trưởng, không thể không hiểu chuyện, hắn tự nhắc nhở bản thân phải thật chăm chỉ đỡ đần cha mẹ.


Đối với hắn, chỉ cần cha mẹ hắn mạnh khỏe, nhịn một hai bữa không có vấn đề gì.

Một bữa ăn thanh đạm lót dạ đỡ đói cũng là phúc phận nhường nào trên cái thế gian hỗn loạn này.
“ À! Cha mẹ.

Hồi chiều lão nhân đó có nói rằng thôn chúng ta nằm trên sát mạch hay âm mạch gì gì đó.

Lão nói ở đây tắt có họa, khuyên gia đình chúng ta nên rời đi”- Cơm Trắng vừa ăn vừa nói.
“ Ôi dào! Lão già lẩm cẩm, đại ca nghe linh tinh” – Tiểu Trùng không cho là phải, lại cắm cúi ăn.
Trái ngược với thái độ của hai người con, hán tử buông củ khoai trong tay xuống, khuôn mặt lộ vẻ suy tư, lo lắng.

Phụ nhân thấy vậy, lo lắng hỏi:
“ Đại Trần, chuyện này liệu có nghiêm trọng như lão nhân đó nói? Muội thấy cũng có thể là lão nhân đó già nên lẩm cẩm.”
“ Nàng thấy lão nhân đó là người thế nào, lại nhìn chúng ta xem, có cái gì tốt để lừa nhau đấy.

Có lẽ lão nói đúng, chuyện này phải suy xét kĩ.”- Hán tử lắc đầu, không cho là phải.
Thấy chồng cương quyết, phụ nhân cũng đành im lặng.

Hơn ai hết, nàng hiểu chồng mình là người cực kỳ cẩn thận, là dạng suy xét kĩ mọi vấn đề chứ không phải kiểu người hời hợt cho qua, không phải ngẫu nhiên mà hắn có thể một tay cáng đáng cả gia đình tồn tại ở cái thôn đói kém này.

Tuy đã thôn nhỏ đã ổn định an cư, xong mọi người vẫn còn nơm nớp nỗi lo bị đám chủ nô tìm đến giết hại.

Tuy vậy nàng cũng không cho là mọi chuyện quá nghiêm trọng như lời hắn nói, năm xưa bị truy đuổi thập tử nhất sinh mà họ còn vượt qua được thì những chuyện liên quan đến cảm tính như vậy có hề gì.

Phụ nhân cho rằng có lẽ cuộc sống nay sống mai chết khi xưa đã khiên phu quân của mình quá nhạy cảm, đặc biệt là với cái chết.
Hán tử bất chợt dừng đũa, suy ngẫm.

Mấy ngày gần đây y luôn có dự cảm gì đó bất tường, cảm thấy bức bách khó chịu mà không đoán ra được cái gì, giờ đây sự xuất hiện của lão nhân kì lạ càng khiến y thêm lo lắng.

nói với 3 mẹ con:
“ Không được, chuyện này không ổn.

Các ngươi cứ tiếp tục ăn, ta phải báo cho trưởng thôn biết chuyện.”- nói rồi hắn phi ra ngoài cửa chạy như bay.
Ngôi nhà giữa làng, một tràng tiếng chó sủa vang lên.

Một bà lão, vội vàng chạy ra mở cổng, miệng lầm bầm: “ Tối mịt mù, mưa gió rét mướt, không biết tên dở người nào đến làm phiền cửa nhà người ta.

RA ĐÂY, RA ĐÂY, ĐỢI CHÚT.”
Cổng mở, mắt thấy hán tử người ướt đẫm, bà lão ngạc nhiên nói:
“ Đại Trần! Có chuyện gì mà ngươi hớt hải lo lắng vậy.”
“ Chuyện quan trọng! Lão bà, trưởng thôn có nhà không.”- hán tử vội vàng nói.
“ Đang ở trong nhà! Mau vào đi kẻo lạnh…”
Không đợi bà lão nói hết câu, hán tử chạy vọt qua sân, lao vào trong nhà.

Giữa nhà, một ông lão già nua đang huờ huơ ánh lửa từ cái đóm, nheo mắt đọc thứ gì đó.

Thấy hán tử hổn hển đứng giữa nhà, không mặn không nhạt lên tiếng:
“ Đại Trần! Đêm hôm rét mướt có chuyện gì mà vội vã thế.

Mau đến, trước làm chén trà nóng cho ấm người cái đã.”.
Hán tử hít một hơi thở sâu, tiến về phía bàn gỗ, cầm lên tay chén trà ông lão mới rót.

Sau khi uống xong, nhẹ nhàng đặt chén, vội vã nói với lão trưởng thôn:
“ Trưởng thôn, đại sự không ổn! Thôn ta tiềm ẩn tai họa…”

“ Cứ bình tĩnh! Nói từ từ ta nghe, ngươi cho là lão già này lãng tai hay sao,haha?” – lão nhân bật cười trấn an.
“ Hẳn trưởng thôn biết lão nhân ăn mặc rách rưới đến làng ta ngày hôm qua chứ, lão đó mới rời đi chiều nay, hai thằng con tôi tiễn hắn đến tận đầu thôn đấy”- hán tử tường thuật.

“ Biết! Ta biết, hắn nói vớii ta hắn là cái gì Truyền Sử Giáo đồ ấy, rồi sao nữa.”
“ Hồi chiều hắn nói với hai thằng con nhà cháu rằng làng ta nằm vào sát mạch, có họa sát thân, khuyên chúng ta nên rời khỏi đây..”- Hán tử cẩn thận từng chữ.
“ Hmm! Đại Trần, cho dù so với hắn ngươi hẳn là tiểu bối những cũng không phải dễ tin người như vậy a.

Người giang hồ đều không phải cái gì tốt đẹp, huống hồ chúng ta đã cắm rễ ở đây ngót nghét mười năm, ngươi nghĩ mấy bọn người cứng đầu kia chỉ dựa vào một lời nói mà chuyển ổ sao.

Hơn nữa thôn chúng ta có cái gì mà có thể phát sinh đại họa cơ chứ, có ít khoai với mấy con gà, ăn mày còn chê không thèm đặt chân vào kìa.”- ông lão đứng dậy, nhìn ra ngoài trời.
“ Dạo gần đây ta cứ có một dự cảm gì đó không lành.

Trưởng thôn, chúng ta từng từ cõi chết chạy ra, cảm giác với nguy hiểm so với người khác luôn nhạy bén hơn rất nhiều, trưởng thôn hẳn phải rõ hơn ta chứ? Chả nhẽ người không cảm thấy điều gì bất ổn sao.”
Trưởng thôn nheo mắt, suy ngẫm, một hồi lâu sau mới cất tiếng: “ Đúng là có một cái cảm giác gì đó rất lạ, nhưng cũng không thể chắc chắn nó là nguy hiểm.

Có thể do chúng ta quá nhạy cảm mà thôi.”
“ Nhưng trưởng thôn! Dẫu sao chúng ta cũng không thể không suy xét kĩ việc này.

Tuy rằng không thể tin hết lời lão nhân đó, song cũng không phải không có lý.

”- hán tử cố gắng thuyết phục.
Trưởng thôn im lặng, gương mặt già nua khắc khổ lộ vẻ suy tư.

Từng là những người sống sót cuối cùng, lão biết Đại Trần tính tình cẩn thận, không phải dạng người hấp tấp.

Tuy vậy, lão cũng biết rằng có một số thứ rất khó có thể thay đổi trong cái làng này.

Phần đa mọi người đều từng là nô lệ, đến nay có mảnh đất cắm dùi, giờ phải chuyển ổ thì biết đi đâu về đâu, chưa kể những thiệt hại có thể xảy ra nếu bỏ lại thôn làng.

Lão nhân bỗng nhiên hai mắt trợn to, nhớ ra điều gì đó, nghiêm mặt: “ Ta biết tính ngươi cẩn thận! Theo như ta thấy, nếu ngươi còn lo lắng, ngươi và vợ con có thể xem xét thu xếp rời khỏi, dẫu sao, gia đình ngươi có sức khỏe, đi được xa, tính tình co giãn được, không cứng đầu như lũ người kia.”
“ Vậy còn trưởng thôn!”- Hán tử lo lắng
“ Ta đã già, cũng sống không được lâu, chi bằng chết tại đây cũng là an ủi! Haha.

Còn nữa! Nếu ngươi có ý định rời khỏi, ta có thứ này muốn bàn giao cho ngươi, ngươi có thể giữ lấy nghiên cứu.”- Lão nhân liếc mắt quanh phòng, sau đó rút ra một tấm da cũ, không chính xác là một bí đồ bằng da thuộc.
“ Năm xưa lúc chạy loạn, ta vô tình lấy được cái bí đồ này.

Nhiều năm xem xét, lúc đầu nghĩ là tàng bảo đồ, nhưng nhìn đi nhìn lại, nó căn bản chỉ là nửa tấm bí đồ, không có đầy đủ thì cũng trở nên vô giá trị.

Hơn nữa nó dẫn đến đầm lầy Bích Dạ, một hung địa nổi tiếng ở phía tây nam Tâm Châu, giáp với Tốn Xứ.

Chả có thằng dở nào đi tận vào chỗ đấy giấu vàng bạc cả.

Lúc nhặt được nó ta cũng chẳng suy nghĩ gì nhiều, tiện tay vơ bừa, nhưng nhìn vào thái độ lo lắng tìm kiếm của lũ giám trại lúc đó, ta tin tưởng nó chứa bí mật gì đó kinh thiên.

Tiếc là năng lực không đủ, ta không thể khám phá, giao cho người khác, ta lại sợ có thể mang họa.

Tính ngươi cẩn thận, nay nhân sự việc này, phu phụ hai ngươi có thể sẽ đi, ta để nó cho ngươi, sử dụng thế nào đều tùy các ngươi rồi.

Nhưng phải cẩn thận, khoai nóng trên tay có thể gây phỏng.”
Hán tử cẩn thận tiếp nhận bí đồ, cất vào trong áo.

Sau vài lời qua lại thuyết phục không được, hán tử thở dài, trở về nhà.

Lão nhân nhìn theo bóng dáng to lớn của hán tử dần phai mờ trong bóng đêm, không khỏi thở dài, suy nghĩ về những biến cố có thể sắp ập tới thôn nhỏ, không khỏi lắc đầu..


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.

 Bình luận