Phu nhân càng nói càng kích động, dần dần khóc nức nở.
Ta sợ hết hồn.
Phu nhân, người vẫn còn nói đùa với mọi người trong lúc khó khăn, sao giờ lại khóc?
Ta lúng túng, không biết an ủi thế nào, muốn tiến lên ôm phu nhân, nhưng lại không dám.
Bà nội bưng chậu gỗ, một cước đá văng cửa, nói với phu nhân: “Đừng khóc nữa con. Đừng khách sáo, đến đây rồi thì cứ coi như người nhà.”
Phu nhân lau nước mắt, cảm kích gật đầu với bà nội.
Chắc hẳn, bà nội cả đời cũng chưa từng thấy người đẹp như vậy khóc.
Bà ấy vừa nói xong đã quát ta: “Con còn lề mề gì nữa, mau vào bếp giúp ta nhặt rau. Minh ca đến rồi đấy, còn mua kẹo hồ lô.”
Ta vội vàng nói với phu nhân: “Con biết rồi, đa tạ phu nhân”, rồi chạy ra ngoài.
Ta đụng phải thiếu gia đang cầm kẹo hồ lô ở cửa, chắc là định đưa cho ta.
Ta không đợi thiếu gia kịp mở miệng, một tay giật lấy rồi chạy mất.
Thiếu gia sao lúc nào cũng xuất hiện ở cửa thế nhỉ?
Đúng là kẻ nhàn rỗi.
Trong thành không thiếu ta, nhưng ngoài thôn, cây đậu con của ta cần phải đem đi trồng rồi, ngô cũng cần gieo hạt, giàn bầu cũng cần phải chặt, ông nội và Tiểu Hoàng cũng đang đợi ta về.
Sáng sớm hôm sau, ta đưa tiểu thư đi ăn bánh màn thầu, đưa nàng đến học viện, lưu luyến tạm biệt nàng, hứa với nàng lần sau nghỉ Tết Đoan Ngọ sẽ đón nàng về thôn.
Sau đó, ta đi chợ mua thêm một ít đồ, rồi đến chỗ phu nhân nhận tiền bà thanh toán theo danh sách đồ hôm qua.
Lần này, ta không để bà nội nhét bánh cho mình nữa.
Ta chạy vào bếp, nói muốn ăn bánh bột ngô trộn bột mì, nhân bánh phải có lạp xưởng và đậu phụ khô, rồi làm thêm một cái giò heo để tối ta về cùng ông nội ăn thịt.
Cô và dượng thấy thế cười thầm.
Bà nội trừng mắt nhìn ta: “Có cần lão nô đến tận Hắc Long Giang bắt rồng về nướng cho tiểu thư ăn không hả?”
“Cũng không phải là không được. Vậy thì ta muốn ăn rồng xào khô.”
Mọi việc đã chuẩn bị xong xuôi.
Ta dắt con la già, chuẩn bị xuất phát sớm một chút, để nó có thể thong thả mà đi.
Bánh bà nội làm thơm đến mức ta choáng váng.
Đi được một đoạn, ta mới phát hiện thiếu gia cũng ngồi trên xe.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com – https://monkeydtruyen.com/mua-dong-hoa-ngay-xuan/chuong-24.html.]
“Thiếu gia, huynh làm gì vậy?”
Truyện này được đăng trên web monkeyD, xin hãy đọc web chính chủ để ủng hộ công sức của dịch giả. Search tên truyện + monkeyD
“Ta cũng muốn về.”
“Huynh về làm gì?”
“Dù sao cũng không phải để làm bình hoa.”
…
Chậm rãi trở về làng, vừa lúc gặp mọi người từ ruộng về.
Nhìn thấy chúng ta, vẻ mặt tê dại của họ bỗng biến thành những nụ cười nịnh nọt.
Ta gọi mọi người đến sân nhà ta nói chuyện.
Nhà Trương thẩm được bảy mươi đồng, nhà Lý thẩm được sáu mươi đồng, nhà trưởng thôn được sáu mươi lăm đồng…
Nhà Diêm đại thúc được nhiều nhất.
Cái đùi nai của ông ấy nặng những bốn cân, cộng thêm một ít rau dại, được hai trăm mười đồng.
Phu nhân nói, đùi nai này nếu mang đến kinh thành, ít nhất cũng đổi được nửa lượng bạc.
Tuy chỉ được nhiêu đó thôi, nhưng người trong thôn đã mừng rỡ như điên, cầm tiền sờ đi sờ lại, xem xem là thật hay giả.
Cái thời buổi này, hoa màu trên ruộng, sau khi nộp đủ thuế má và tiền công, chỉ cần đủ để cả nhà không c.h.ế.t đói đã là may mắn lắm rồi.
Có chút đồ ăn dư giả, người ta thường đem đổi lấy nghề, công sức hoặc đồ vật.
Biết bao người đã quên mất tiền nó trông như thế nào rồi.
Diêm đại thúc cầm tiền, trên gương mặt đen sạm dường như hiện lên màu đỏ nhàn nhạt.
Ông ấy nói: “Đông Vũ, thúc hôm đó ăn nói hàm hồ, con đừng chấp thúc.”
Giọng nói nghẹn ngào: “Thế này thì thẩm con cuối cùng cũng có thể uống thuốc rồi. Sống c.h.ế.t đều có thể thoải mái hơn một chút.”
Vừa dứt lời, những người xung quanh có người cũng khóc nấc lên.
Mấy ngày nay, ta gặp cảnh khóc lóc nhiều quá, không biết phải xử lý tình huống này như thế nào, bèn nhìn thiếu gia với ánh mắt cầu cứu.
Thiếu gia hất tay áo, đứng dậy, bước ra giữa đám đông, tuyên bố: “Sau này, cứ ba ngày, chúng ta sẽ thu mua rau dại của mọi người một lần. Hết mùa xuân, đến mùa hè, rau quả cũng sẽ được thu mua ba ngày một lần. Nếu có săn được thú rừng, bắt được cá tôm, hay thu hoạch được quả hạch, quả dại vào mùa thu thì có thể mang đến vào mùng một và ngày rằm hàng tháng.”
“Cũng không cần nhịn ăn nhịn mặc, mang tất cả đến đây, chỉ cần những thứ tốt nhất, còn lại thì để dành ăn hoặc tự mình xử lý. Triều đình có lệnh cấm đánh bắt cá và săn bắn, không thể vì chút lợi ích nhỏ mà vi phạm quy định của quan phủ. Tuy rằng nơi này trời cao hoàng đế xa, nhưng lỡ như xảy ra chuyện gì thì sẽ liên lụy đến cả làng.”
Giọng nói của thiếu gia tuy ôn hòa, nhưng rất rõ ràng.
Mọi người đều chăm chú lắng nghe.
Thiếu gia còn cẩn thận giảng giải cho dân làng về ranh giới trong lệnh cấm đánh bắt cá và săn b.ắ.n của triều đình: những thứ nào được phép, những thứ nào không được phép, thời điểm nào được phép, thời điểm nào không được phép.