Tường bao nhà Diêm đại thúc dường như đổ nát hơn so với những nhà khác trong thôn.
Nói là sân, thực ra chỉ là hai gian nhà đơn sơ được vây quanh bằng cây lau sậy và cọc gỗ.
Đất trong sân chẳng được sửa sang gì, cứ đến ngày mưa là lầy lội đến mức rút chân không nổi.
Nhà ông ấy có một cặp con trẻ, con trai tên là Hải Hải, con gái tên là Thanh Thanh, trạc tuổi tiểu thư.
Chúng ta vừa vào sân đã thấy Thanh Thanh đang giặt quần áo, Hải Hải thì quấn tấm da thú quanh eo, tay cầm búa bổ củi.
Diêm đại thúc chắc là đã ra đồng từ sớm rồi.
Khi hai đứa trẻ thấy chúng ta bước vào, chúng không gọi ta trước mà hét lên: “Ngô sư phụ! Ngô sư phụ đến rồi.”
Sau đó chúng lại với gọi thẩm đang trong phòng.
Con bé hét lên: “Mẹ ơi,Ngô sư phụ đến rồi!”
Sau đó mới nhớ đến ta, nó ngốc nghếch nói: “Tiểu Vũ tỷ tỷ!”
Ta ậm ừ hai tiếng, nhìn Hải Hải đang chăm chú nhìn chiếc bánh trong tay ta.
Thấy thế, ta bèn ném chiếc bánh vừa cắn hai miếng cho nó, nó cảm kích nhận lấy, bẻ một nửa cho muội muội, nửa còn lại mang vào trong phòng.
Nhìn hai đứa nhỏ nũng nịu đi theo thiếu gia ra vào, ta cũng lười để ý đến chúng, đành nhặt chiếc rìu dưới đất lên và bắt đầu chặt đống củi nhỏ.
Một lát sau, từ trong bếp thoang thoảng mùi thuốc.
Ta vào nhà, thấy bọn họ đang vây quanh chiếc giường sắc thuốc.
Khói thuốc mù mịt khiến căn phòng vốn đã chật chội càng thêm u ám.
Ta nhìn nữ nhân khô gầy vàng vọt trên giường, gọi một tiếng: “Thẩm mẫu.”
Bà ấy còn chưa kịp đáp lời ta đã lại ho khan.
Ta vội vàng bước đến đỡ bà ấy, vừa vỗ về cho bà, vừa thầm nghĩ: “Chẳng lẽ bà ấy thật sự mắc bệnh lao phổi như lời đồn trong thôn? Nhỡ đâu lây bệnh cho thiếu gia thì ta biết ăn nói làm sao?”
Nghĩ vậy, ta vội vàng bưng lấy chén thuốc trong tay thiếu gia, bảo Hải Hải đỡ mẫu thân dậy uống thuốc.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com – https://monkeydtruyen.com/mua-dong-hoa-ngay-xuan/chuong-26.html.]
Thiếu gia không chỉ mang thuốc đến, mà còn dạy Hải Hải và Thanh Thanh cách sắc thuốc, cách cho uống, rồi lại từ trong lòng móc ra một gói nhỏ, ôn tồn nói: “Những thứ này ngọt lắm, nhưng hai đứa ngoan, không được ăn đâu đấy. Chờ khi nào mẹ các đệ ho dữ dội thì lấy ra một viên cho vào miệng bà ấy để cấp cứu.”
Thanh Thanh cẩn thận nhận lấy, gật đầu lia lịa đồng ý.
Diêm thẩm tử uống thuốc xong dường như dễ chịu hơn hẳn, vừa khóc vừa nói lời cảm tạ.
Ta không chịu được cảnh tượng này, bèn nói dọn dẹp chén thuốc rồi vội vàng đi ra ngoài.
Ta dọn dẹp sân nhà Diêm đại thúc một lượt, lại xách đầy nước vào chum cho nhà ông ấy, xới xong một nửa mảnh đất trong viện nhà ông ấy, thiếu gia mới từ trong nhà đi ra.
Lần này chẳng cần đợi người trong thôn đến tìm, thôn trưởng đã thông báo cho mọi người tối nay tập trung trước Bạch Hạc thần, nói là có chuyện quan trọng muốn tuyên bố.
Đến nhà Diêm đại thúc khiến ta chậm trễ việc đồng áng, đến cơm trưa cũng chẳng về nhà ăn, phải nhờ ông nội mang cơm ra ruộng.
Ta vội vàng làm việc đến khi mặt trời sắp lặn mới xong, về đến nhà liền đi thẳng đến trước Bạch Hạc thần.
Kỳ thực, Bạch Hạc thần không phải là chim hạc trắng, mà là một cây bạch dương già.
Ta cũng chẳng biết vì sao người ta lại gọi một cái cây là Bạch Hạc thần.
Truyện này được đăng trên web monkeyD, xin hãy đọc web chính chủ để ủng hộ công sức của dịch giả. Search tên truyện + monkeyD
Gần như mọi người trong thôn đều đã có mặt.
Ta đi theo sau đám đông, thấy thiếu gia đang ghi chép gì đó trên giấy.
Tam nãi đứng bên cạnh huých huých vào người ta: “Tiểu Vũ, chàng rể này của con giỏi giang thật đấy, còn biết chữa bệnh nữa. Nghe nói con bệnh lao phổi nhà họ Diêm kia, uống một chén thuốc xuống là hết ho luôn rồi.”
Ta nghe mà bán tín bán nghi, cũng lười để ý đến bà ta, bèn về nhà nấu cơm.
Hôm sau, thiếu gia lại dắt con la già về thành Ninh An.
Ngày tiếp theo, nhà nhà đều được phát thuốc, lại còn gọi Thanh Thanh, Hải Hải đến làm người giúp việc, cùng với ta, dạy dân làng cách sắc thuốc, cách đắp thuốc.
Thật chẳng hiểu nổi, ta trốn tận vào bãi lau sậy rồi mà vẫn bị tóm được, còn không bằng con ch.ó vàng nhỏ, chỉ cần đi theo làm náo nhiệt không khí là được.
Trong lòng ta càng thêm nghi hoặc, tối về nhà bèn hỏi thiếu gia: “Thiếu gia thật sự biết chữa bệnh sao?”
Thiếu gia vẫn tiếp tục sắp xếp giấy tờ, giọng điệu nhẹ nhàng mà đắc ý: “Đương nhiên rồi, bổn thiếu gia đâu phải chỉ để trưng bày trong nhà cho đẹp!”
Ta ôm chậu lan ra sân, định cho nó hấp thụ tinh hoa nhật nguyệt, trong lòng thì khinh thường đảo mắt: “Hừ, sao hết chuyện này đến chuyện khác vậy?”
Đậu đũa và dây dưa của ta đều đã lớn, ta đang dựng giàn dưa ngoài sân thì cửa sân bỗng mở ra.
Mấy vị thẩm mẫu xách theo cà chua sớm và dưa chuột đến, ta ngó đầu ra hỏi: “Còn chưa đến mùa thu hoạch mà các thẩm?”