[Ta thật thảm, ta là công tử bột ăn chơi nhất ngõ Kim Ngư, vậy mà bị tịch thu gia sản.]
[Thảm hơn nữa là bị nha hoàn nhà mình mua về làm con rể.]
Ta, công tử bột ăn chơi trác táng nhất ngõ Kim Ngư, Ngô Tiêu Minh, tự Lạc Hương đây!
Tổ tiên ta có công theo rồng (ý chỉ phò tá vua khai quốc), ông nội từng là tri phủ.
Đến đời cha ta, mấy người thúc bá đều từ bỏ con đường khoa cử.
Nhưng cha ta dù sao cũng là một cử nhân, hơn nữa nhà ngoại ta là gia đình giàu có ở Giang Nam.
Mẹ ta giỏi quán xuyến, gia đình ta ở kinh thành này cũng coi như giàu có.
Tuy trong nhà không có ai làm quan, nhưng có vài người bạn cũ của ông nội là chi thứ vẫn đang trông nom giúp đỡ.
Ta lớn lên không bị quá nhiều ràng buộc, lại có chút chỗ dựa.
Cả đời ta làm quan đến chức Tuần phủ Bắc La, tất cả đều nhờ có một người mẹ vô cùng khai minh, một người muội muội vô cùng thông minh, một người huynh đệ vô cùng phóng khoáng.
Còn có người ta yêu nhất, vô cùng vô cùng lợi hại nhưng vẫn ở bên cạnh một tên công tử bột như ta.
Ta sinh ra vào ngày mùng năm tháng năm, người xưa đều nói đứa trẻ sinh vào ngày Tết Đoan Ngọ là không may mắn.
Vừa lọt lòng, ta đã bị nhiễm lạnh, suýt nữa thì hại mẹ mất mạng.
Cha vội vàng đến xem con trai trưởng, không may bị trượt ngã trên bậc thang do rêu phong, gãy chân.
Ta mới sinh ra được nửa ngày đã bị gán cho cái danh “đứa trẻ tháng năm xấu xa”.
Sau đó, nhà ngoại gửi đến một vị danh y nổi tiếng chuyên khoa nhi, còn có một nữ y nữa.
Nửa là thuốc, nửa là cơm, ta có thể lớn lên đến chừng này, thật sự cũng không dễ dàng gì.
Trong nhà không những không dìm ta chết, ngược lại còn nâng niu nuôi ta khôn lớn như châu như ngọc.
Ăn mặc, ở đi lại, đều cho ta những thứ tốt nhất, tinh tế nhất trong phạm vi luật pháp triều đình cho phép.
Thậm chí, để cho ta vào mùa đông được ăn rau củ quả tươi ngon nhất, họ còn đặc biệt dựng nhà kính ở khu vườn phía nam.
Lúc ông nội còn sống, sợ trong phủ quá nuông chiều ta, định đích thân dạy ta học hành.
Ta nói ta học thuộc lòng đến đau đầu, ông mắng ta chây lười trốn tránh, tối đến ta liền phát sốt cao.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại monkeydtruyen.com – https://monkeydtruyen.com/mua-dong-hoa-ngay-xuan/chuong-42.html.]
Ông lại cho rằng nhất định là do thân thể ta quá yếu ớt, bèn mời sư phụ võ quán đến dạy ta tập võ.
Thế mà ta còn chưa học được tấn Mã Bộ đã ngất xỉu giữa sân.
Ông vẫn không từ bỏ ý định, muốn thử dạy ta vẽ tranh, hy vọng ta có thể thành tài.
Học được nửa ngày, ta vẫn còn sống, hơn nữa dường như vẽ cũng không tệ.
Ông vuốt râu trong lòng mừng rỡ, gọi cha mẹ và các thúc bá đến khoe khoang.
Ông nghĩ rằng, sau này bồi dưỡng ta thành họa sĩ nổi tiếng thế giới cũng tốt.
Sau đó, mọi người liền thấy ta cầm bức tranh đứng dậy, loạng choạng rồi ngã lăn quay giữa sảnh đường.
Hóa ra là do thuốc màu pha màu khiến ta trúng độc, lần này suýt nữa thì mất mạng thật.
Bên giường bệnh, ông nắm lấy tay ta, dưới ánh mắt trách móc của cả nhà, thở dài một hơi: “A Minh, mau tỉnh lại đi! Ông nội sai rồi. Ông không cầu mong con làm rạng rỡ gia môn, bảo vệ đất nước nữa, con chỉ cần khỏe mạnh lớn lên, làm một phú ông là được rồi.”
Nhà ngoại phái người hầu đến thăm ta, mang theo bức tranh ta vẽ.
Cửu phụ ta đang dạy học ở thư viện Đồng Giang, thấy vậy bèn cho người đến đón ta về Giang Nam.
Một là mẹ ta lúc đó đang mang thai muội muội, thêm việc chăm sóc ta nữa thì khó mà lo liệu xuể; hai là cửu phụ cảm thấy ta có năng khiếu về thư họa, nên muốn đưa ta đi theo học chữ mấy năm.
Cứ tưởng đến Giang Nam là phải chịu khổ, ai ngờ cha mẹ không yên tâm, phái theo cả nửa thuyền người hầu hạ.
Bà ngoại thấy ta ốm yếu đáng thương, lại điều thêm mười mấy người nữa.
Giang Nam đất đai trù phú, phồn hoa.
Trời quang mây tạnh thì gió nhẹ êm dịu, cảnh sắc nên thơ hữu tình.
Sau cơn mưa, khói mưa mịt mờ, như một bức tranh thủy mặc tuyệt đẹp.
Mỗi ngày, từ lúc thức dậy cho đến khi đi ngủ, đều có người hầu hạ.
Truyện này được đăng trên web monkeyD, xin hãy đọc web chính chủ để ủng hộ công sức của dịch giả. Search tên truyện + monkeyD
Việc vất vả nhất đối với ta chính là luyện chữ với cửu phụ, mà việc này với ta lại là một chuyện rất nhẹ nhàng, thư thái.
Thời gian còn lại, ta đều dành cho việc du thuyền, cưỡi ngựa, dạo phố uống trà, nghe hát xem kịch, vui đến quên cả đường về kinh.
Nhà ngoại tuy là đại phú hộ, nhưng ba đời trở lên đều là thương nhân, họ hàng thân thích xa gần đều không có lấy một tú tài.
Cho dù cửu phụ có tài năng xuất chúng đến đâu, cũng không được phép tham gia khoa cử.
Nhưng người dân địa phương đều khen cậu tuy không có công danh trong người, nhưng học thức uyên bác, xứng đáng là bậc đại nho.
Có lẽ sự cố chấp của người có học thức là giống nhau