Trời đổ tuyết lớn, ta mang đầu bếp ra khỏi nhà.
Nhà chỉ có một chiếc xe ngựa, cha mỗi ngày đi chầu cần dùng, hôm nay ta đặc biệt dặn tiểu đồng của cha, chở cha xong liền về nhà.
Năm nay tuyết nhiều, hầu như ngày nào cũng có, sợ rằng phương bắc sẽ bị thiên tai, trong nhà cần tích trữ lương thực nhiều hơn, để đến khi giá tăng không phải đói bụng.
Nhà có một hầm chứa, cuối thu đã cất giấu ít củ cải, cải trắng, bí đỏ.
Đầu bếp nhà làm thịt xông khói, xúc xích, còn làm nhiều dưa muối.
Ông nội cho một tờ ngân phiếu năm trăm lượng, chúng ta đến tiệm gạo dầu, mua thêm ít gà vịt cá thịt và các loại thực phẩm khô.
Lại đi đến tiệm giày.
Về đến nhà đã gần trưa, đầu bếp ra ngõ lấy vài gánh củi, như vậy dù giá gạo có tăng, trong nhà cũng có thể trụ được ít ngày.
Ta trải lụa xanh mới mua trên giường, chăn là những mảnh da chồn mà bà nội khi còn sống cho ta làm của hồi môn.
Ta không giỏi thêu thùa, nhưng may áo, làm giày, vá vớ thì được.
Làm một chiếc áo khoác không khó, nhưng ghép những mảnh da chồn lại không dễ, từ trưa đến chiều tối vẫn chưa ra hình dáng gì.
Buổi tối, ông nội và Tống Tấn về nhà, họ uống rượu bên ngoài, ông nội chỉ uống một bát cháo rồi đi nghỉ.
Trên mặt Tống Tấn tuy không biểu hiện, nhưng thấy mắt huynh ấy ánh lên niềm vui, chắc chắn là có chuyện tốt.
Ta hỏi huynh ấy hôm nay cùng ông nội ra ngoài làm gì.
Huynh ấy khẽ lắc đầu, mỉm cười.
“Là chuyện tốt, nhưng tạm thời chưa thể nói với muội. Đợi sau sẽ biết.”
Không biết do lạnh hay do uống rượu, má huynh ấy ửng đỏ, giọng nói mang niềm vui.
“Đã là chuyện tốt, ta không biết cũng không sao. Nhưng có chuyện này ta phải nói với chuynh, hôm qua ta tìm gặp mẹ huynh, bảo từ nay muốn ăn gì dùng gì, tự bỏ tiền ra mua.”
“Huynh biết công việc của cha ta, tuy không vất vả, nhưng cũng không kiếm được bao nhiêu. Với bổng lộc đó, nuôi gia đình đã khó, nếu không tiết kiệm, nhà ta sẽ đói chết.” Ta nói nhỏ với huynh ấy, lén nhìn sắc mặt người bên cạnh.
“Đúng, muội nói đúng, tiêu xài như bà ấy, sớm muộn gì cũng đói chết, ta hiểu ý muội, muội quản gia thì cứ theo ý mình mà làm.”
Huynh ấy gật đầu, nói rất chân thành.
Nhưng mắt huynh ấychứa đầy nỗi buồn.
“Tống Tấn, ta không ghét mẹ huynh vì bà mang huynh vào nhà ta, lý do ta đã nói với huynh rồi.”
“Huynh đã vào nhà ta, cùng ta là người một nhà, đã là người một nhà, huynh đừng nghĩ ngợi nhiều, chỉ cần chăm chỉ học hành, mọi chuyện khác có ta lo.”
“Ta nhất định không để huynh và Mãn Mãn đói rét, sau này khi huynh làm quan lớn, hãy làm chỗ dựa cho ta.”
Huynh ấy nhìn ta, mắt chứa nỗi buồn khó hiểu, rất lâu không nói. Ta nghiêng đầu nhìn, không biết huyynh ấy đang nghĩ gì.
“Tống Tấn, thật đấy, huynh đừng nghĩ nhiều, mọi chuyện có ta, giờ huynh chỉ cần học hành chăm chỉ.”
Ta sợ huynh ấy không tin, lại vỗ n.g.ự.c đảm bảo.
Huynh ấy bỗng cười, lại gật đầu.
“Xem muội giỏi giang chưa.”
Huynh ấy giơ tay vuốt tóc ta.
Huynh ấy cười, hoa xuân trăng thu cũng không bằng một phần huynh ấy.
Chương 9
Một chiếc áo khoác ta may mất năm ngày, sau bữa tối mới đưa cho Tống Tấn, huynh ấy có vẻ đọc sách mệt, cầm khối đá khắc dấu.
Ngoài đọc sách, huynh ấy chỉ có thú vui này, khắc dấu cần đá tốt, nhưng nhà ta nay không đủ tiền mua đá tốt.
Ta đặt áo khoác và đôi giày lên giường, bảo huynh ấy thử.
Huynh ấy lau tay sạch, đứng trước giường không biết làm sao.
Ta khoác áo choàng lên vai huynh ấy, quỳ xuống nhìn, dài ngắn vừa vặn, trong lòng đắc ý, ta cũng có chút tố chất làm hiền thê lương mẫu!
Quản gia được, may áo được.
“Vừa khít, sau này huynh ra ngoài không sợ lạnh nữa.”
Ta đắc ý nhìn Tống Tấn.
Lại lấy đôi giày trên giường, bảo huynh ấy ngồi lên ghế, mang thử đôi giày mới.
“Những thứ này đều là muội làm?” Huynh ấy kinh ngạc hỏi.
“Đương nhiên là ta làm, không thì ai làm?”
Huynh ấy vẫn kinh ngạc, nhìn áo choàng nhìn giày.
“Huynh còn trẻ, tay chân hay lạnh, cần phải giữ ấm, trong nhà nay không đủ tiền, những thứ này đều do ta làm.”
Huynh ấy cúi đầu nhìn ta mang giày, đột nhiên cúi người kéo ta lên, ôm vào lòng.
Ta chỉ là thiếu nữ mười bảy mười tám tuổi, đối diện với một Tống Tấn phong lưu tuấn tú, sao có thể không tim đập chân run?