Tôi im lặng không đáp, anh đã ngồi xuống chiếc ghế đối diện. Anh vẫy tay gọi phục vụ, gọi một tách cacao nóng. Anh chóng hai tay lên cằm, nháy mắt cười rất tươi, năm đó đên hiện tại cũng đã bảy năm, bảy năm khiến gương mặt kia cũng đôi nét thay đổi
“Em đã biết tên anh rồi, còn tên của em?”
Tôi vẫn không đáp, quay mặt ra phía ngoài đường ngắm nhìn những cơn mưa đang nặng hạt. Trong lòng tôi cũng đang thật nặng nề, kí ức ngày xưa kéo về rõ ràng trước mắt. Thật giỏi giả vờ, tôi vừa nực cười vừa óán hận.
“Em ở gần đây sao?”
Tôi cầm ly cafe đen không đường đưa lên miệng uống một ngụm nhỏ. Vị đáng chát, hương thơm nồng nặc, tôi đưa mắt nhìn anh, sau đó đứng lên bước chân đi.
“Ngoài trời mưa rất lớn, chi bằng em ngồi xuống cùng tôi trò chuyện”
“Tôi ước gì chưa từng gặp anh.” – Tôi không kiềm được sự tức giận trong lòng.
“Chúng ta là lần thứ hai gặp mặt, tôi không hiểu bản thân đã làm gì khiến em tỏ ra ghét tôi như vậy.”
Tôi đưa mặt nhìn anh, từ đầu đến chân, từ chân ngược lên đầu. Anh nói là lần thứ hai gặp mặt ư, chẳng lẽ anh lại dễ dàng quên mất tôi như vậy, hoặc tôi đã quá nhiều sự thay đổi.
“Lần thứ hai gặp mặt.” – Tôi nhắc lại lời anh bằng giọng chua xót, nhưng dường như anh không hề hay biết, guơng mặt vẫn tỏ ra bình thản.
“Hôm trước là gặp ở bệnh viện. Hôm nay lại vô tình gặp ở đây, chẳng phải là đã có duyên.”
DUYÊN. Vâng, tôi rất sợ cái duyên nợ giữa tôi và anh, thật đáng sợ.
Tôi không hiểu chuyện gì đã xay ra, dù trời mưa rất lớn nhưng tôi vẫn vội vàng rời đi. Tôi dường như nghĩ bản thân đã không còn đau đớn khi nghĩ về anh, nhưng đến cuối cùng tôi vẫn tổn thương như vậy.
Người tôi ướt sũng, đứng đón taxi nhưng không chiếc nào trống người. Tôi thà ướt hết người, thà sẽ đổ bệnh còn hơn nhìn thấy anh. Từ phía sau một chiếc dù che về phía tôi, nước mưa không rơi vào da thịt nữa.
Một bàn tay kéo tay tôi cầm lấy chiếc dù, tôi nhận ra người đàn ông này.
“Anh…”
“Đã lâu không gặp.”
“Cũng mấy năm rồi nhỉ.”
“Lên xe rồi nói. Em ướt hết rồi.”
Anh kéo tay tôi lên chiếc xe hơi màu trắng. Tôi có nghe nhỏ Linh nói hiện tại anh đang là bác sĩ trưởng khoa nội, vẫn chưa kết hôn. Tôi không nghĩ anh lại nhận ra tôi, anh vẫn vậy, một con người chu đáo, ân cần và hay giúp đỡ mọi người.
“Em nghe nói anh hiện là bác sĩ, đúng là rất hợp với tính cách của anh.”
“Còn em, đang ở đâu?”
“Em đang làm ở một nhà hàng.”
Tôi hơi cười nhìn anh. Anh một tay lái xe, một tay dùng gấu áo lau những giọt nước trên trân tôi. Anh mỉm cười đáp: “Sau bao nhiêu năm không gặp, em vẫn thích đứng dưới mưa sao?”
Sở thích đi trong mưa của tôi, dường như tôi đã quên mất nó từ rất lâu. Mười bảy tuổi bương trải mọi thứ, mười bảy tuổi trải qua nỗi đau cùng cực không ai bên cạnh. Tôi tưởng chừng bản thân đã quên mất con bé vô li vô nghĩ của ngày xưa.
Anh lái xe đưa tôi về con hẻm ngày xưa, tôi ngắm nhìn sự thay đổi của mọi thứ, đến lúc xe dừng lại lại chợt nhận ra nơi này không thuộc về tôi, năm đó tôi đã không còn đường quay về.
“Anh Nam, anh có thể đưa em về khách sạn em đang ở hay không?” – tôi hơi ái ngại nói tiếp: “ Nó nằm bên trong thị trấn.”
“Đuợc.” – Anh cho xe chạy thẳng khoảng hơn mười phút cũng đến thị trấn. Anh không hỏi tôi bất cứ câu nào về những chuyện trước đây. Khi tôi chào anh ra rời khỏi xe, anh mới lên tiếng.
“Mẹ em, không còn được bao lâu nữa, em hãy ở bên cạnh bà ấy. Con người có rất nhiều sự tiếc nuối, anh không muốn em mang tiếc nuối cả đời.”
Trong thâm tâm tôi là một sự lo sợ, tôi đã là một đứa con bất hiếu, là một đứa trẻ hư hỏng. Tôi rất muốn gặp lại mẹ, rất muốn được thăm bà ấy nhưng ba tôi lại nhất định đuổi tôi đi, còn nói chính tôi đã khiến mẹ như ngày hôm nay.
“Anh biết ba em không cho em thăm mẹ. Em có muốn thăm bà ấy không? Anh sẽ giúp em.”
Tôi hơi kinh ngạc: “Thì ra anh là bác sĩ điều trị cho mẹ em sao? Anh Nam, mẹ em không thể cứu chữa được sao, em không quan tâm bà ấy có muốn gặp em hay không, cũng không quan tâm bà ấy đã hết giận hay chưa. Em chỉ xin anh, hãy cứu mẹ em.”
Anh nắm lấy tay tôi, tiết chế sự xúc động mãnh liệt. Tôi bật khóc như một đứa trẻ, cảm giác mất mát đi những người thân yêu nó thâth đau đớn, như ngàn cây kim nhọn sắc đâm mạnh vào trái tim.
“Lâm, lúc này điều tốt nhất em có thể làm là ở bên cạnh bà ấy.”
Tôi rời khỏi xe, đi vào bên trong khách sạn. Anh dường như nhìn tôi khuất bóng bên trong thang máy, mới cho xe rời đi.
Thay bộ quần áo ướt trên người, điện thoại cũng đã bị voi nước tắt nguồn, có lẽ nó đã hỏng. Tôi quăng lên chiếc nệm, toàn thân nằm dài lên giường mà nhìn lên trần nhà. Tôi chợt nghĩ về đứa con chưa kịp chào đời của tôi, khi mất đi nó tôi đã như tuyệt vọng, như không còn có một chút ý nguyện sinh tồn. Càng nghĩ đến đứa trẻ, tôi lại càng nhớ đến gương mặt kia, nụ cười của anh ta khiến tôi căm ghét, trò tán tỉnh khiến tôi thù hận. Vì sao tôi và anh sẽ không bao giờ gặp nhau nữa, như vậy nỗi đau kia sẽ không ai khơi lại nữa.
Tôi dùng điện thoại bàn trong khách sạn để gọi về cho bà chủ. Bà chủ là người đã cưu mang tôi từ những lúc tôi khó khăn nhất. Tôi ở với bà cũng đã hơn bảy năm, vậy nên tình cảm cũng hơn cương vị bà chủ người làm thuê một chút.
“Cô ơi, con là Lâm đây.”
“Mẹ con sao rồi Lâm, cứ về nhà chăm sóc mẹ vài ngày nữa, công việc có thể sắp xếp.”
“Dạ, con đang định gọi cho cô xin nghĩ thêm vài hôm. Mẹ con không tốt lắm, bác sĩ nói sẽ khó qua đuợc.”
“Con cứ nghĩ lo cho mẹ đi, có khó khăn gì nhất định phải nói ra hiểu không. Đuợc rồi, cô phải ra nhà hàng, có chuyện gì phải gọi cô hiểu không?”
“Con cảm ơn cô.”
Bà chủ đã cúp máy, bà chủ là mẹ đơn thân, có một cậu con trai hơn tôi vài tuổi đang du học ở bên Úc. Tôi cũng vài lần gặp anh ta khi anh nghĩ hè về nước chơi, cũng không tiếp xúc nhiều, nhưng con người anh ta không giống bà chủ, rất phân biệt rõ ràng thân phận.
Tôi rời khỏi khách sạn, đi mua một số thứ linh tinh. Khách sạn tôi ở bên trong thị trấn, thị trấn khi tôi quay trở lại đã thay đổi khá nhiều và tấp nập hơn, nhiều quán xá mọc lên chen chút.
“Bạn gì đó ơi.” – Một giọng nói quen thuộc vang lên phía sau tôi.
Tôi quay đầu lại, nhìn anh ta vẫn nhoẻn miệng cười, hai tay bỏ vào trong túi quần, trên người ăn mặc khá lịch lãm, đôi mắt nhìn tôi tỏ ra thích thú. Tôi nhìn anh vài giây, sau đó lại quay lưng bước đi tiếp.
“Bạn gì ở, mình bị lạc rồi cho mình hỏi đường với.” – Anh ta đùa dai..
Tôi như không nghe thấy mà bước đi, anh ta bước nhanh chân hơn đi ngang bằng với tôi. Tôi đi nhanh anh đi nhanh, tôi đi chậm anh đi chậm, không nói câu nào mà tiếp tục bám riết.
Tôi quyết định dừng lại, ấy vậy là anh cũng dừng lại.
“Vì sao cứ bám theo tôi.” – Tôi không muốn nhìn thấy anh ta thêm một giây nào nữa.
“Tôi thật sự bị lạc mà.” – Anh ta tỏ ra vẻ đáng thương, ánh mắt cụp xuống tỏ ra như sợ hãi.
“Anh… anh bị lạc có thể gọi cho người quen của anh, theo tôi để làm gì hả?”
“Điện thoại đã hết pin.” – Anh đưa chiếc điện thoại tối đen về phía tôi.
Tôi vẫy tay gọi một chiếc taxi dừng lại, tôi mở cửa nói: “Chỉ cần anh nói địa chỉ, bác tài xế sẽ đưa anh đến tận nhà.”
“Tôi không nhớ địa chỉ thật mà.” – Anh ta cương quyết không lên xe.
“Anh nói anh không nhớ địa chỉ nhà anh có ai tin không hả?”
“Tôi thật sự không nhớ mà, tôi vừa ở nước ngoài về chưa được bao lâu, tôi không quen đường ở đây.”
Tôi nhìn anh ta mà nực cười, anh ta đi du học tám năm, lại dám nói là quên hết mọi thứ, con người này từ khi nào đã giả tạo như vậy…
“Được. Nếu tôi đưa anh về nhà, anh sẽ không bám theo tôi, sẽ không xuất hiện trước mặt tôi nữa, anh đồng ý không?”
Anh nhanh chóng gật đầu.
Tôi và anh ngồi trên xe. Tôi quay mặt nhìn về con đường quen thuộc, người đàn ông ngồi bên cạnh tôi năm đó cũng đi cùng tôi trên con đường này, nhưng cảm giác đã không giống như xưa, cách xa và đau đớn.
“Em thật sự biết nhà tôi?”
“Anh thật sự không biết tôi?” – Tôi đưa mắt nhìn anh.
“Vậy em và tôi trước đây có quen biết sao?”
Tôi lắc đầu: “Quên đi, dù gì sau khi đến nhà anh, tôi và anh sẽ không gặp lại nhau.”
Tôi không quan tâm đến sự vờ vịt, không quan tâm anh hành động như vậy có ý gì. Tương lai phía trước, tôi không muốn anh xuất hiện thêm lần nào.
Xe dừng lại trước căn nhà rộng lớn, tôi vẫn nhớ như in nơi này, những kỉ niệm như ùa về, ngọt ngào và đắng cay.
“Em có muốn vào không? Tôi đoán em đã bước vào nơi này đúng không?”
“Quốc Huy, hy vọng anh đừng tìm tôi nữa, tạm biệt.”
Anh đưa hai tay vào túi quần, nhìn tôi bước lên xe, chiếc xe dời bánh, anh vẫn đứng đó nhìn về phía tôi, không cuời và suy tư.
Hôm sau tôi được anh Nam đón đến bệnh viện, anh cho tôi mặc một bộ áo y tá,mặt lại bịt kín khẩu trang. Tôi đi ngang qua các chị và ba theo anh vào phòng bệnh của mẹ, bọn họ đã ra ngoài.
“Bà ấy đang ngủ, vậy cũng tốt, tránh cho bà ấy xúc động mạnh.” – Anh Nam kiểm tra nhịp đập và huyết áp.
Tôi nhìn thấy người mẹ gầy gò, đôi mắt thâm đi nhắm lại. Bà đã già đi rất nhiều, mái tóc đã chớn bạc gần hết đầu. Tôi ngồi xuống bên cạnh cầm lấy tay bà ôm lấy, đã lâu rồi tôi mới được nhìn thấy người mà tôi yêu thương nhất cuộc đời..
Quảng cáo