Người Cũ Đường Mới

Chương 11


.:. 11: Cũ không bằng mới, người không bằng chó.:.

Hai ngày sau tôi với Lý Trì Thư thỉnh thoảng thay phiên nấu ăn, vì có thêm một con chó nên em ấy sẵn lòng chia một phần thời gian học ra cho Khoai Tây —— Mặc dù em ấy lúc nào cũng căng thẳng quá độ với việc học, giảm đi chút thời gian đó cũng không ảnh hưởng đến thành tích của em, nhưng nói sao đây cũng là vinh quang đặc biệt mà ngay cả tôi cũng không có được.

Cũ không bằng mới, người không bằng chó.

Dù là vậy, trong gần hai ngày nghỉ Lý Trì Thư vẫn thể hiện vẻ mất mát khó che giấu, ban đêm trong lúc em ấy ngủ tôi vò đầu bứt tai suốt nửa đêm cũng không tìm ra nguyên nhân, khả năng duy nhất là em không muốn rời khỏi nơi này —— Tôi có trực giác rất nhạy bén, cũng có thể trực giác này đến từ sự hiểu biết bản tính em ấy qua những năm tháng ở bên em, tôi đoán trong lòng Lý Trì Thư nghĩ rằng cuộc gặp giữa tôi và em sẽ hoàn toàn kết thúc theo kỳ nghỉ kết thúc. Dưới góc nhìn của em, mấy ngày qua tôi thân mật với em chẳng qua là xuất phát từ sự đền bù nhờ em đi xuống nông thôn chung với tôi, chứ không phải đến từ chủ tâm của tôi.

Lý Trì Thư không tin Thẩm Bão Sơn ở hai đầu mây bùn với em sẽ có tình cảm không bình thường dành cho em.

6 giờ chạng vạng, Lý Trì Thư lại ngồi trên vách tường thấp, hương ruộng đất và hương cỏ cây hòa lẫn trong gió đêm thổi chiếc áo phông rộng thùng thình của em phấp phới như lá cờ, Lý Trì Thư bần thần nhìn sắc đỏ hửng chiều tà trên nóc nhà: Có lẽ đang suy tư vì sao trong sự đền bù bình thường lại xen kẽ một nụ hôn có vị kem, hoặc đang suy tư liệu giữa bạn bè cùng lớp có ôm ấp sấy đầu đúng mực cho nhau như thế không, cũng có thể đang nghi ngờ vì sao buổi sáng kia tôi ôm em từ sau nói câu nỉ non ngủ mớ trôi chảy tự nhiên vậy.

Tôi khiến đầu óc vốn đã không được nghỉ ngơi mấy của Lý Trì Thư càng thêm bận rộn.

Tôi cho Khoai Tây ăn xong đi ra vườn sau, đút tay vào túi quần theo thói quen, tựa vào cửa gỗ cũ kỹ gọi: “Lý Trì Thư.”

Em mông lung chậm chạp chuyển tầm mắt xuống, băng qua bãi cát dừng ởtrên mặt tôi: “… Hả?”

Tôi hỏi: “Cậu muốn đi thả diều không?”

“Thả diều?” Em ấy tìm một lượt hai bên trái phải tôi, “Đâu có diều đâu?”

“Chẳng phải cậu làm một cái cho mình rồi sao?”

Trên mặt em lần nữa tỏ vẻ mất tự nhiên và bối rối, chậm rãi nghiêm túc giải thích: “Nó… chỉ có thể cầm chơi thôi, không thả được.”

Tôi bước từng bước đến chỗ em: “Vậy thì đi tìm cái thả được.”

Lý Trì Thư ngồi ở yên sau mô tô mà vẫn còn chưa kịp định thần lại: “Chúng ta tính đi đâu?”

Tôi đội mũ bảo hiểm cho em: “Đi trấn trên, mua diều.”

“Mua diều?” Mặc dù Lý Trì Thư có nhiều câu hỏi nhưng hai tay rất tự giác, tôi vừa ngồi lên thì nắm hai bên mép áo tôi, “Bây giờ đang là tháng 10, có diều không?”

Tôi khởi động mô tô: “Tháng 10 không thể có diều?”

Giọng em lẫn trong tiếng động cơ: “Mình tưởng diều chỉ thả vào mùa xuân.”

Tôi nghĩ ra gì đó, vừa lái mô tô vừa hỏi: “Thả với cha cậu à?”

Em gật đầu, mũ bảo hiểm cụng nhẹ mũ tôi, nói nhỏ: “Có mẹ nữa.”

Chẳng trách. Đứa trẻ bị bỏ lại như Lý Trì Thư dù là thả diều cũng rất giới hạn, quanh năm suốt tháng cha mẹ chỉ ở bên em ấy một khoảng thời gian ngắn ngủi vào đầu xuân qua giao thừa, vì vậy trong trí nhớ của em thả diều cũng cần thả vào mùa hoa nở.

Tôi nghiêng đầu cười với em: “Cậu xem mình thành mùa xuân là được mà.”

Có thể nói chúng tôi số đỏ, thị trấn lân cận là trấn cổ đang được khai phá, đôi khi sẽ có khá đông du khách đến lúc 3, 5 giờ, càng về đêm sẽ càng náo nhiệt, chứ không thì với những thị trấn thông thường sẽ có nhiều cửa hàng gần đóng cửa vào 5, 6 giờ.

Tôi tìm đến một sạp bán đồ nhìn như của người địa phương mở, ông chủ vừa nghe muốn mua diều thì quay người đi lên kho hàng lầu hai, lục kiếm được một đống diều từ trong hàng hóa tích trữ từ năm ngoái bán không hết.

Ở rìa trấn cổ có quảng trường rộng rãi, trái phải là đường băng và bãi cỏ, dưới hàng rào có một cột kéo cờ, có người nói là trường tiểu học cũ trước kia.

Ánh nắng chiều rải khắp sườn dốc, du khách ngồi túm năm tụm ba, con diều trong tay Lý Trì Thư rất lớn, dải lụa bay lất phất, màu sắc có độ bão hòa màu cực cao, tôi dắt em đi qua bãi cỏ, bao nhiêu người nhìn sang.

Rõ ràng em trở nên mất tự nhiên, nếu không phải tôi đẩy thì cảm giác em sẽ đi lùi lại phía sau: “Không thì chúng ta đổi chỗ khác…”

“Sợ gì.” Tôi nói, “Chẳng phải mình đang đi cùng cậu sao?”

Cuối cùng Lý Trì Thư đứng ở rìa bãi cỏ, cầm diều và ống chỉ luống cuống nhìn tôi.

“Cậu không biết thả?” Tôi hỏi.

Em cúi đầu túm dải ruy băng đuôi diều, ngượng nghịu ngước lên nhìn tôi: “Mười mấy năm rồi không thả, mình không rành.”

“Mình cũng không rành.” Tôi lấy diều trong tay em, để lại ống chỉ cho em, “Nghe nói phải thả diều ngược chiều gió, chúng ta cùng thử xem.”

Vì Thẩm Bão Sơn “cũng không rành” giống em nên em thả lỏng hơn, khi tôi giơ cao diều chạy về trước, Lý Trì Thư tập trung tinh thần đợi tôi ra lệnh, đổ dồn ánh mắt chan chứa vào con diều đang chờ bay lên.

Tôi cảm nhận có gió nổi lên, cũng đã giơ cái này chạy rất lâu, chỉ cần Lý Trì Thư buông ở chiều ngược lại thì bay lên không phải vấn đề lớn.

“Lý Trì Thư!” Tôi ngoái đầu gọi, “Chạy!”

Em ấy nghe lời chuyển hướng ống chỉ chạy ngược phía tôi.

Tôi đợi đúng thời cơ thả tay, con diều loạng choạng giữa không trung, một con gió thổi qua nó càng lúc càng bay cao.

Lý Trì Thư đã chạy rất xa, thường hay ngoái đầu ngửa mặt lên nhìn, thấy con diều đã bay lên mới chậm bước chân đợi tôi đi qua.

“Cậu cười gì?” Tôi đến bên em hỏi.

Cổ Lý Trì Thư sắp không còn biết cách cúi xuống, em phấn khởi cong đôi mắt: “Hóa ra bây giờ thật sự có thể thả diều.”

“Bây giờ không thể.” Tôi cầm lấy ống chỉ thả dây thay em, trịnh trọng phản bác.

Lý Trì Thư ngu ngơ: “Hả?”

“Mùa xuân mới có thể.” Tôi nói, “Mình là mùa xuân.”

Em ngây người.

“Tất nhiên,” tôi ngẩng đầu nhìn con diều đã xa đến nỗi biến thành chấm đen, nói tiếp, “Nếu cậu muốn, mình cũng có thể là mùa hè, mùa thu, mùa đông. Mình có thể là một năm bốn mùa.”

Tôi không nhìn Lý Trì Thư, vì em ấy vẫn đang ngạc nhiên nhìn tôi. Nếu tôi nhìn lại, em sẽ né tránh ngay.

Một lát sau em quay mặt đi, nói hạ thấp giọng đinh ninh là tôi không nghe được: “Thật ra cậu là Thẩm Bão Sơn là đủ rồi.”

Tôi vờ không nghe thấy, hỏi ngược lại: “Cậu muốn uống nước không?”

Lý Trì Thư nói: “Ừ.”

Em cầm ống chỉ, đứng đợi tôi mua nước.

Khoảnh khắc quay người đi cuối cùng tôi không kìm được nụ cười, hóa ra suy nghĩ của tôi và Lý Trì Thư lại tương tự và trùng hợp đến thế.

Thẩm Bão Sơn bằng lòng biến thành bốn mùa xuân hạ thu đông, nhưng Lý Trì Thư chỉ cần là Lý Trì Thư là đủ rồi.

Dọn dẹp diều xong chuẩn bị quay về đã gần 8, 9 giờ tối, chiếc mô tô chạy được một nửa đường núi thì chết máy. Chốt chặn buổi chiều không xuất hiện lại xuất hiện vào buổi tối, tôi móc điện thoại ra soi, đoạn đường phía trước chỉ trong mấy tiếng ngắn ngủi bị đào bới thành bùn lầy.

Hết cách, chỉ có nước đậu xe lại đi về bằng đường nhỏ.

Mấy hôm nay trời quang, đường hẹp quanh co trong thôn không khó đi, khó đi là đoạn ruộng rẫy ở con đường phía trước: Chỉ có con đường bùn, rộng cỡ bằng chiếc laptop 16 inch, cùng lắm là đủ một người đi qua, hai bên trái phải là ruộng nước, bước chân bất cẩn tí thôi sẽ giẫm ngập nước bùn.

Lý Trì Thư cầm diều không dám cất bước: “Biết đi thế nào đây?”

“Cứ đi thôi.” Tôi đi phía sau em dùng điện thoại soi đèn, “Dẫu thế nào, Thẩm Bão Sơn luôn đi phía sau cậu.”

Tôi bắc vai em: “Đừng sợ, Lý Trì Thư, tiến về trước.”

Dù không muốn đi cũng phải đi.

Đã đến nước này mà Lý Trì Thư cũng không muốn bỏ diều lại, dang hai tay đi cẩn thận từng chút một giống như đi cầu thăng bằng.

Tôi giẫm chân chắc chắn hơn em, bởi thế trước một khắc Lý Trì Thư trượt chân té đã lanh tay lanh mắt ôm lấy em. Lúc này không thể dùng lực mạnh, cả khuỷu tay và bàn tay kẹp hông em, tôi thậm chí có thể cảm nhận đằng sau lớp áo mỏng manh Lý Trì Thư có bao nhiêu xương sườn.

Mà em ấy thì không có thời gian căng thẳng vì chuyện này.

Lý Trì Thư hô hấp vừa nặng nề vừa hoảng loạn, ngoài ruộng đồng rả rít tiếng côn trùng kêu nhưng tôi chỉ có thể nghe thấy tiếng thở hổn hển của em.

“Sợ à?” Tôi đập vai em hỏi.

Em do dự mấy giây mới nói thật: “Hơi hơi. Mình… khả năng cân bằng không tốt lắm.”

Thảo nào ngày trước sống chết không đi cầu treo với tôi.

Tôi giẫm lên ruộng nước bên phải em, mắt cá chân nhanh chóng chìm trong lớp đất ướt nhớp nháp, đi song song với Lý Trì Thư như thế này có thể đỡ em ấy.

Lý Trì Thư bị tôi nắm cánh tay, em ngập ngừng: “Giày… cậu…”

“Của Tưởng Trì, không sao.” Tôi ôm em đi về trước, “Nhanh về nhà thôi.”

Giày có thể mua lại, nhưng bà xã thì không chịu được cú ngã. Kiểu dáng mới 3.000 tệ có là gì, Lý Trì Thư mới vô giá.

(*) 3.000 CNY ≈ 10.260.000 VNĐ

—— Vậy mà còn không đủ để tôi quyết tâm bảo vệ ư?

Ngày 6 tháng 10, trời quang

Cuối cùng cũng sắp đi học lại, chiều nay trong căn tin có thêm mấy món.

Tối mai là có thể nhìn thấy Thẩm Bão Sơn.

Ngày 6 tháng 10, trời quang

Ngày mai sẽ quay về, sau khi về chắc hẳn Thẩm Bão Sơn sẽ không tìm mình nữa.

Lần đầu tiên không muốn đi học lại.

Nhưng hôm nay rất vui, giống như đang ở mùa xuân. Cách Thẩm Bão Sơn cáo biệt cũng có thể làm người ta vui vẻ như vậy.

Đi thả diều cùng cậu ấy, trên đường về bị chặn, cậu ấy bước xuống ruộng với mình, bây giờ đang lau giày ở dưới lầu.

Mình nói để mình lau cho, cậu ấy bảo mình lên lầu đợi.

Thả diều xong còn được ăn kem ốc quế, Thẩm Bão Sơn mua.

Lớp bánh cuộn xoắn ốc dưới phần kem rất ngon, Thẩm Bão sơn đưa phần của cậu ấy cho mình.

Thẩm Bão Sơn rất tốt, mình thích mùa xuân.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.

 Bình luận