Toby Temple mỗi ngày mỗi thêm nổi tiếng. Chương trình truyền hình hàng tuần riêng của anh vẫn luôn được xếp vào loại ăn khách số một toàn nước Mỹ, các phim có anh tham gia cửa vé vẫn luôn đông nghịt, các sòng bạc ở Las Vegas luôn có lợi nhuận gấp đôi mỗi khi anh tới thành phố biểu diễn, và anh – nay thêm Jill – vẫn luôn là khách mời của các Tổng thống, các Hoàng tộc, các Quốc vương… Anh là nguồn thu vô tận của ngành nghệ thuật công diễn. Các ông chủ tranh giành anh, ai cũng muốn anh xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi, mọi loại hình, trên mọi phương tiện quảng bá từ kinh doanh đến từ thiện. Chẳng thu được tiền về thì cũng gặt hái thêm danh tiếng, mà danh tiếng thì cũng sẽ là tiền thôi, họ thừa biết điều đó nên chấp nhận hết, miễn là họ có Toby.
Và các ông chủ nhanh chóng hiểu ra một điều rằng Jill vừa lòng tức là Toby hài lòng. Vậy là họ tranh nhau lấy lòng Jill. Nàng bắt đầu, gần như là sự thay thế Clifton Lawrence, xếp đặt chương trình biểu diễn của anh, nói riêng, và cuộc sống của anh, nói chung. sức chú trọng đến sự giao tiếp của Toby, nàng sắp đặt giờ giấc làm việc và nghỉ ngơi của anh sao cho anh chỉ còn đủ thời gian gặp gỡ với những ai mà nàng muốn anh gặp. Khéo léo đến mức nàng dựng được lên quanh anh một rào chắn vô hình mà chỉ những ai được phép của nàng mới vượt qua nổi. Đó chỉ là ba tầng lớp: giàu có, nổi tiếng, đầy thế lực mà từ nay, thực ra, nàng cũng chỉ cần đến ba tầng lớp ấy. Cô gái Mỹ gốc Ba Lan nhập cư nghèo khó đầy ganh tỵ của thị trấn Odessa bang Texas ngày nào nay mở tiệc chiêu đãi hoặc đi dự chiêu đãi của các nhân vật cỡ đại sứ, Thống đốc bang, trùm tài phiệt, nghệ sỹ nổi tiếng thế giới, Tổng thống Mỹ, nhà vua Tây Ban Nha, vân vân…
Hollywood từng đã quá tồi tệ với nàng. Nó sẽ không được phép như vậy nữa khi nàng đã có Toby. Và hơn thế, nó cần phải được biết thế nào là TRẢ GIÁ. Clifton Lawrenee mới chỉ là món khai vị mà thôi.
Tiếp theo là những người mà Jill thực sự căm ghét. Mới chỉ căm ghét chứ chưa là thù hận.
Họ vừa làm tình xong. Nàng rúc sâu vào anh, làm như chợt nhớ. “Gần gũi anh thế này thực không hạnh phúc nào sánh bằng, nhưng không hiểu sao đôi khi nó lại nhắc em nhớ tới một sự gần gũi mà em sẽ kinh sợ cho đến hết đời”.
Toby lập tức nhỏm lên, gay gắt. “Với thằng nàơ? Nó sẽ chết với anh”.
Nàng kéo chồng nằm lại như cũ, rúc rích.
“Chẳng có thằng nào cả. Thôi chết, em chưa kể với anh ư? Đó là cái lần em tìm đến một đại lý và gặp được một phụ nữ to béo…”
“Tên nó là gì?” Toby nôn nóng hỏi.
“Là… là… có lẽ… không, đúng là Rose Dunning rồi. Chính xác đấy. Cô ta bảo có một vai cho em, rồi đưa em kịch bản, rồi ngồi xuống giường cùng đọc với em…”. “Rồi thế nào nữa?” Bàn tay Toby đặt trên ngực Jill nắm chặt lại.
“Em đọc chứ sao. Em ngây thơ đến thế, anh có tin nổi không? Rồi cô ta đặt tay lên đùi em, khi em đang đọc. Rồi cô ta đưa tay lên cao dần, khi em vẫn đang đọc. Em vứt kịch bản, bỏ chạy…”
“Thôi”, Toby quát, “kể gì lắm thế”.
Một tuần sau, Rose Dunning bị thu hồi giấy phép hành nghề. Vĩnh viễn.
° ° °
Chiếc Rolls Royce dừng lại trên bến. Vợ chồng Toby bước ra, đi dọc cầu tàu một đoạn rồi Toby đỡ tay Jill cùng bước lên chiếc du thuyền sang trọng có động cơ rất mạnh mang tên Jill mà anh mới mua tặng vợ. Họ chỉ được ở trên thuyền đúng một ngày đêm, bởi mai là ngày Toby ghi hình chương trình truyền hình riêng, một công việc mà chỉ ốm đau đến mức thập tử nhất sinh mới hòng vắng mặt. “Nghĩ đến công việc mà phát ốm lên. Anh thực sự thích được nghỉ ngơi bên em”.
Jill nói như anh ủi. “Nhưng đó là một chương trình tuyệt vời, Toby! Em cũng rất thích được tham gia vào đó, tất nhiên là phải có anh. Và…”.
Giọng nàng chợt hạ xuống”… phần lớn mọi người ở chương trình đều tử tế”.
“Nghĩa là trong đó vẫn có kẻ đã cư xử không ra gì với em?” Toby quắc mắt.
Nàng làm bộ lỡ lời. “Anh đừng nghĩ vậy. Em… em buột mồm đấy thôi”.
Rồi cuối cùng Jill tỏ ra miễn cưỡng chịu thua Toby và ngay hôm sau, đạo diễn chương trình Eddie Berrigan bị Hãng cho nghỉ việc.
Những ngày còn lại của tuần lễ đó, hai vợ chồng lênh đênh trên chiếc du thuyền cùng sóng nước biển khơi. Anh đang nằm ngửa trên boong, mắt đeo băng cho khỏi chói nắng, tận hưởng cảm giác đê mê từ hai bàn tay xoa bóp khéo léo của Jill.
“Về Clifton, thực là em đã khiến anh sáng mắt ra”. Toby thở dài. “Đúng là ngoài anh, không ai còn muốn thuê ông ta nữa. Và ngoài anh, còn ai chịu để ông ta bòn rút đến vậy? Bây giờ không có anh, ông ta muốn ngồi tù cũng chẳng ai cho”.
“Dù sao em cũng vẫn cứ ái ngại cho ông ta”. Jill nói nho nhỏ.
Toby nói với giọng dạy dỗ. “Bởi vì em xét đoán mọi việc bằng con tim chứ không phải bằng cái đầu. Cũng tốt. Nhưng phải biết tuỳ người em ạ”.
Jill đưa hai tay dần xuống phía dưới. “Em nghĩ thế nào thì nói vậy thôi, chứ biết gì là tim hay óc”.
Nàng nhích tay xuống dưới chút nữa. Anh oằn người, rên rỉ. Nàng đặt tay vào giữa hai đùi anh và mỉm cười khi thấy anh cứng đơ ra.
“Nào em, nào em…”. Anh hổn hển giục.
Thời gian tiếp theo, đều như rất tình cờ, Jill kể cho Toby nghe chuyện này chuyện nọ về những đạo diễn, về cả những trợ lý, mà nàng đã lên sẵn danh sách, để rồi đám người ấy lần lượt biến ra khỏi cái nghề mà họ đang làm. Những kẻ đã làm nhục nàng, đã lợi dụng thân xác nàng, cuối cùng đều phải trả giá. Tựa như cuộc giao phối của ong chúa. Sau lạc thú, kẻ thụ hưởng phải chết.
Rồi đến Sam Winters, kẻ dám nói với Toby rằng nàng không mang lại phép màu cho màn ảnh.
Với Sam, nàng dùng chiến thuật khác: không bao giờ chê trách mà ngược lại, còn luôn ca ngợi trước mặt Toby. Rồi sau đó, nàng lại ca ngợi giám đốc các Hãng phim khác nhiều hơn, và ở các Hãng đó, theo nàng, có nhiều điều kiện tốt hơn để anh gặt hái tiếng tăm cũng như tiền bạc, và, nàng chép miệng, “hay là Sam đánh giá không hết tài năng cũng như công sức của anh, Toby?” Nàng hỏi, biết là anh không thể trả lời ngay nhưng dần dà rồi anh cũng sẽ nghĩ như vậy. Và nàng đã đúng.
Thực chất là sau khi đuổi Clifton, anh cũng chẳng biết bàn bạc công việc với ai nữa, ngoài vợ.
Cũng ngoài vợ, anh chẳng còn có thể tin cậy được vào ai. Khi quyết định bỏ Pan- Pacific để đến với các Hãng phim khác, anh cho rằng chính anh, tự anh muốn thế. Bề ngoài Jill cũng làm ra vẻ đúng vậy nhưng thâm tâm nàng hiểu Sam Winters thừa biết rõ nguyên nhân.
Phải chăng đó là sự báo oán?
Những người lâu nay vốn gần gũi với Toby thì cho rằng chẳng chóng thì chầy Jill cũng sẽ đi khỏi, nàng tồn tại bên Toby cũng chỉ lâu hơn những phụ nữ khác một khoảng thời gian nào đó mà thôi.
Chắc mẩm vậy nên họ hoặc bỏ qua những hành xử độc đoán của Jill hoặc tuân theo một cách miễn cưỡng không thèm che giấu sự bất bình của mình.
Họ thật ngây thơ. Jill lần lượt loại bỏ hết, từ luật sư đến ba chàng Mac và cả Hai tay ấy… để thay vào đó bằng những người do đích thân nàng tìm kiếm, chọn lựa. Tất nhiên, cái cô thư ký váy ngắn – không đồ lót bị nàng cho nghỉ việc từ ngày đầu tiên nàng lên chức bà Temple. Nàng không cho phép một ai, ngoài chính nàng, được đóng một vai trò quan trọng nào đó trong cuộc sống của Toby hoặc cản trở mục đích của nàng. Kẻ hầu người hạ nàng cũng thay tuốt. Ngôi nhà giờ đây đã hoàn toàn thuộc về nàng, và nàng làm chủ nó.
Người ta chờ đợi và săn đuổi những tấm thiệp mời dự tiệc do bà Jill Castle Temple tổ chức tại nhà riêng. Chẳng ai muốn bị quên, muốn vắng mặt trong cuộc vui đó. Đủ mọi nhân vật quan trọng của các ngành nghề khác nhau. Đội quân báo chí thì thừa mứa. Đám thợ săn này biết rằng tiệc mà đã mở tại nhà Toby cũng có nghĩa là tin tức thả giàn và vui chơi thả cửa. mở tiệc mời người vợ chồng Toby lại được người người mời tiệc. Giấy mời dường như xuất hiện mỗi ngày, dự không xuể. Rồi họ còn được mời làm khách danh dự cho các đêm biểu diễn ra mắt, các hội hè gây quỹ từ thiện, các cuộc khánh thành công trình yà cả lễ hạ thuỷ những con tàu…
Thâm tâm, Toby đã ngán mọi thứ tiệc tùng hội hè đó. Anh chỉ thích ở nhà, và tất nhiên, ở bên Jill.
Nhưng nàng lại rất muốn đi dự, tất cả, gần như là một thèm khát. Có tối, nàng lôi anh chạy từ cuộc nọ đến cuộc kia. Phải bỏ cuộc nào là nàng áy náy đến mấy ngày.
Anh đùa với nàng. “Nước Mỹ mà thành lập nội các mới, anh nhất định tiến cử em vào chức giám đốc phụ trách nghi lễ, tiệc tùng”.
Jill có vẻ không đùa, bảo. “Mọi việc em làm đều vì anh đấy, anh yêu. Thế anh nghĩ chỉ mình anh là thích những giây phút riêng tư thôi à? Anh vứt những mẩu giấy đó đi rồi à?”
Không, anh cất chúng rất kỹ là khác, vì coi đấy là những biểu hiện tinh tế của tình yêu sâu đậm nàng trao cho anh. Một lần, nàng thích chỉ có hai vợ chồng dạo chơi đâu đó, bèn để một mẩu giấy nhỏ ngay bên gối để anh ngủ dậy là đọc được.
Nàng viết. “Em mơ thấy nai vàng. Hoàng tử có vào rừng cùng em không?” Họ đã lang thang quanh những thân cây, dưới những vòm cây, cả chiều hôm ấy. Và anh thật sự không quên nổi cái cảm giác viên mãn khi làm tình cùng nàng trong rừng, trên thảm lá dầy, mà tiếng vỡ vụn của nó cứ làm mềm phấn khích của anh tăng lên, tăng lên mãi.
Có điều chẳng thấy chú nai vàng nào hết.
Một lần khác, khi anh đang bận rộn ở phim trường trong vai một thuyết khách có sứ mệnh giảng hoà cho một cuộc chiến tranh sắc tộc thì bỗng người hầu gái của Jill tìm đến, lặng lẽ trao cho anh mẩu giấy nhỏ rồi bỏ đi luôn khiến anh hoảng sợ tưởng đã xảy ra chuyện gì không hay cho Jill ở nhà. Nhưng khi mở giấy ra và đọc xong, anh đã lặng người đi vì xúc động và cồn cào vì thèm khát.
Rồi anh lẳng lặng vào phòng hoá trang lau rửa mặt mũi, thay áo quần, sau đó ra bảo đạo diễn thu xếp quay cảnh khác, anh phải về vì ở nhà có việc cần đến anh. Mọi người tin ngay, còn xúm xít hỏi han xem có thể giúp được gì không. Anh làm bộ mặt bí hiểm, bỏ di.
Ngồi trên ô tô, anh đọc lại những dòng chữ của Jill, thấy yêu và ham muốn nàng hơn bao giờ hết.
Nàng viết. “Kẻ kiên tạo hoà bình ơi, em vừa tắm xong còn chưa mặc quần áo, bây giờ phải làm gì hả anh?”
Kiến tạo hoà bình là sứ mệnh của nhân vật anh đang đóng trong bộ phim mà anh vừa quẳng đấy để về dạy Jill phải làm gì sau khi vừa tắm xong còn chưa mặc quần áo.
Toby đang ở vào thời kỳ bận rộn nhất. Jill nhận hơi nhiều việc cho anh, lại toàn những vai chính khiến anh tốn không ít thời gian và sức lực. Một tối vừa từ Hãng phim về, người mệt rũ, anh bỗng muốn bệnh luôn khi thấy bộ đồ lớn của mình đã được lôi ra khỏi tủ quần áo. “Lại phải đi dự tiệc hả em? Cả năm nay liệu mình có ở nhà được vài tối không? Anh chỉ muốn nằm nghỉ em ạ”.
Jill nhẹ nhàng nói. “Hôm nay là ngày đầy năm đứa con đầu lòng nhà Jack. Họ mở tiệc mừng. Mình không đến, chắc đứa trẻ sẽ tội nghiệp lắm.
“Trên đường, anh chỉ mong mau chóng về đến nhà để được ngâm mình trong nước nóng sau đó nằm im nghe nhạc, chỉ hai đưa mình với nhau”
Jill chỉ im lặng. Và Toby hiểu anh sẽ có mặt ở bữa tiệc của đứa trẻ một tuổi ấy, và bởi vì là cái đinh của bữa tiệc nên mệt đến mấy anh vẫn phải tươi tắn, vẫn phải pha trò, sao cho mọi người rũ ra mà cười, mà hoan hô, mà bảo với nhau rằng anh thật là có khướu hài hước.
Đêm về, cái mệt khiến anh không ngủ nổi, cứ nằm mà nhớ lại những gương mặt hân hoan của đám khách khi thấy anh và Jill đến, những tiếng cười phá ra khi nghe anh pha trò… và anh thấy mình thực là hạnh phúc. Nhờ Jill đấy.
Mẹ anh hẳn cũng quý Jill lắm, nếu bà còn được thấy Jill chăm lo cho anh thế này.
Toby – và cả Jill, tất nhiên, nhận được giấy mời đi dự Liên hoan phim Cannes, một sinh hoạt điện ảnh tầm cỡ nhất nhì thế giới.
Anh nói ngay. “Sang tận Pháp? Không có chuyện hài hước vậy đâu. Cái Cannes độc nhất mà anh muốn thì nó nằm ngay trong phòng tắm nhà mình rồi. Anh chẳng muốn đi đâu cả. Ngay đi làm anh còn ngại nữa là!”.
Jill nghe cũng thấy thương, nhưng cái hình ảnh mà Jerry Guttman, phụ trách quan hệ xã hội của Toby vẽ ra, lại hấp dẫn nàng quá thể. Anh ta bảo rằng rất nhiều khả năng phim của Toby sẽ đoạt Cành cọ vàng, giải thưởng cao nhất, và cá nhân anh cũng có khả năng đoạt giải diễn viên chính xuất sắc nhất. Với hai lý do ấy Toby có nên vắng mặt không?
Dạo này Toby thường hay kêu mệt mỏi, khó ngủ, hay quên, nghĩ này nói khác… Toàn thứ vặt vãnh nếu so vớí những cơn đau đầu của mình, Jill nghĩ. Nàng cho anh dùng thuốc ngủ mỗi tối và anh thường lơ mơ cả ngày hôm sau. Thế là sáng ra nàng lại cho anh uống một loại thuốc để anh tỉnh táo trở lại và đủ sức làm việc trong ngày. Và cái chu kỳ mơ rồi tỉnh, tỉnh rồi mơ ấy đã khiến anh càng mỏi mệt thêm.
Jill nói. “Em đã nhận lời, nhưng mình báo lại cũng được anh ạ”.
“Mình leo lên du thuyền lênh đênh nằm dài thổi xà phòng là hay nhất em ạ”.
“Anh nói gì? Thổi cái gì ạ?” Nàng ngớ ra.
Anh ngẩn người, nom đến tội. “Ý anh là nằm dài phơi nắng sao lại nói thành thổi xà phòng được nhỉ?”
Nàng phì cười, tát yêu vào má anh. “Tại vì anh đã quen pha trò với mọi chuyện, hiểu không, cưng của em? Đồng ý du thuyền. Em cũng rất muốn chỉ hai đứa mình với nhau cho bõ những ngày bận rộn vừa qua”.
Toby lắc đầu chán nản. “Anh sợ rồi phải đến bệnh viện nữa đấy. Chẳng lẽ anh già rồi ư mà cứ vật vờ mãi thế này?”
“Anh thì chẳng thể già nổi. Anh còn khỏe hơn em cơ mà?”
“Anh nằm một lát nhé. Tối nay chắc mình không phải đi đâu chứ em?”
“Cứ mặc em. Em sẽ cho đám hầu nghỉ và sẽ tự tay lo cơm nước cho cả anh lẫn em”.
“Tuyệt quá. Rất tuyệt Jill ạ”.
Anh nhìn theo nàng đi ra khỏi phòng, bụng nghĩ, mình đúng là kẻ hạnh phúc nhất đời.
Khuya hôm ấy, Jill bắt Toby ngâm mình nước nóng rồi xoa bóp cho anh. “Thế này mới là sống. Tại sao khi chưa gặp em mà anh vẫn sống được nhỉ?”
“Anh hỏi em, em biết hỏi ai đây?” Jill cười đáp rồi cởi bỏ hết quần áo, nép sát vào anh. “Liên hoan phim Cannes nó như thế nào, anh yêu? Kể em nghe với. Mà nói gì đến can với ba- toong cho nó sang, em chưa từng biết tới một cái Liên hoan phim chó chết nào cả”.
“A… Liên hoan phim ư? Nó là một cái chợ mà đám lêu têu từ khắp thế giới kéo đến để khoe và để bán cái thứ hàng ế ẩm mà họ gọi chúng là phim”.
Jill úp mặt vào giữa hai đùi Toby, tiếng nói như nghẹn lại ở đâu đó. “Vui đến như vậy hả anh. Thôi, đành chờ đến sang năm vậy. Sang năm liệu có vui được như năm nay không, theo anh?”
“Anh nghĩ… Ôi, làm thế nữa đi, em yêu. Em… em thực sự muốn tham dự cái trò ngu ngốc ấy lắm sao, em yêu?”
Nàng ngửng đầu dậy, lắc lắc. “Không, anh bảo mình sẽ đi chơi du thuyền mà”.
“Du thuyền là của mình mà, đi lúc nào chẳng được “
“Vấn đề không ở em, mà là anh. Anh nói thích lên đó nằm chơi xà phòng”, nàng cười túc rích, “em quên, nằm phơi nắng mà?”
Anh cười mơ màng. “Nếu là một phụ nữ nào khác hẳn đã làm mình làm mẩy, đã hành hạ anh bằng đến khi anh chịu đưa cô ta đi mới thôi. Em thì muốn dự Liên hoan phim Cannes chết đi được nhưng lại đòi đi chơi du thuyền vì biết anh muốn vậy. Anh yêu em phát rồ lên chính bởi điểm đó. Em đã báo với họ là mình không đi được chưa?”
“Chưa, anh yêu. Em định sáng mai!”
“Đừng báo gì nữa. Anh sẽ đưa anh đi Tây Tạng”, mặt Toby bỗng ngây ra, “anh vừa nói anh sẽ đưa anh đi Tây Tạng à? Không phải đâu em ạ. Ý anh muốn nói rằng anh sẽ đưa em đi Cannes”.
° ° °
Một bức điện đã chờ sẵn khi Toby đặt chân xuống sân bay Orly nước Pháp, báo rằng cha anh mới qua đời tại nhà dưỡng lão. Đã quá chậm để anh có thể làm được cái gì hơn việc thu xếp xây cất thêm một khu tại nhà dưỡng lão đó, và khu đó sẽ mang tên bố mẹ anh.
Jill Castle Temple choáng ngợp bởi cái cảm giác tất cả những gì là tinh tuý, sang trọng, đẹp đẽ nhất của thế giới đều đang tụ hội ở Cannes mà trong đó, Hollywood chỉ là một mà thôi. Còn có Paris, tất nhiên, còn có London, Rome, Madrit, Bonn, và có cả Moskva, cả Tokyo nữa. Dường như tất cả những người làm điện ảnh ở mọi xó xỉnh của cái quả đất này đều tụ hội lại nơi đây, vởi hành lý đáng kể nhất là những bộ phim, thứ hàng hoá mà họ đặt vào nó toàn bộ tình yêu, hy vọng của cuộc đời mình.
Mọi khách sạn tại cái thành phố nghỉ mát nổi tiếng thế giới của miền Nam nước Pháp này đều hết phòng và các phòng đều chen chúc những người mà ở đây họ gọi nhau bằng cái tên chung: dân điện ảnh. Đủ các thành phần và ngôi bậc của cái giới đó. Từ dân chuyên nghiệp đến kẻ tay mơ, từ bậc lão làng đến lũ chập chững. Và điểm chung nhất của họ, ngoài điện ảnh, là túi chật căng tiền.
Cannes không phải là chỗ chơi của người nghèo.
Dù không đặt trước nhưng Toby cũng chẳng khó khăn gì để kiếm được lô phòng – chứ không chỉ một phòng – tại khách sạn danh tiếng Rex. Tới đâu anh và Jill cũng được chào đón nồng nhiệt. Phóng viên cả tin lẫn ảnh, cả báo chữ, báo hình lẫn báo nói bám họ một bước không rời. Chưa bao giờ Jill được hưởng cái cảm giác ngất ngây của sự nổi tiếng đến vậy. Hơn cả những bữa tiệc chiêu đãi của Tổng thống, Nữ hoàng… Bởi ở đó chỉ là sự sang trọng, sự quyền quý và nếu có ai đó đưa tin thì cũng không khỏi có nhiều giới hạn. Còn ở đây, ở Liên hoan phim Cannes này thì không những chẳng có gì hạn chế mà còn là cả thế giới. Cả thế giới thấy nàng cười, nàng khoác tay Toby, nàng hờ hững gật đầu với sự săn đón của một đạo diễn danh tiếng. Vân vân…
Mỗi sáng nàng đều dành ít thời gian đọc báo, xem truyền hình và còn gì sung sướng hơn với cô gái Ba Lan nhập cư nghèo khó bằng việc tận mắt tận tai chứng kiến những gì thế giới chiêm ngưỡng và ngợi ca mình. Họ bảo nàng và Toby là cặp vợ chồng đẹp đôi nhất Hollywood xưa nay, là Vua và Hoàng hậu của cái thành phố thần tiên đó. Họ hỏi nàng, xin được biết ý nghĩ của nàng về mọi vấn đề, mọi chuyện, từ bánh mỳ Pháp có ngon hơn bánh mỳ Mỹ, nàng thích vang trắng hay vang đỏ đến tình lnh chiến sự ở Việt Nam, vân vân…
Còn có ai nhận ra đây chính là con nhỏ Josephine Czinski của thị trấn Odessa, Texas?
Bộ phim có Toby đóng vai chính không được giải song Jill chưa kịp buồn thì đã lại vui đến quá mức khi biết tin anh sẽ được trao giải đặc biệt của Ban giám khảo bởi những đóng góp cho hai loại hình của nghệ thuật biểu diễn là sân khấu và điện ảnh.
Buổi lễ được tổ chức ngay tại phòng tiệc lớn của khách sạn Rex. Và không đủ ghế cho khách, bởi đám người lẻn vào đã lên tới con số ngoài dự kiến.
Jill ngồi cạnh Toby trên bục danh dự và trong suốt bữa tiệc nàng không thấy anh đụng tới món nào, dù đều rất ngon, mà anh thì vốn thích ăn ngon, lại ăn khoẻ nữa.
“Vui đến no cả bụng hay có chuyện gì thế anh?” Nàng ân cần hỏi.
“Anh không thấy đói, và cũng không muốn ăn gì. Chỉ thấy đầu nhức quá, em ạ”.
“Mai em sẽ từ chối hết, để mình được riêng cả ngày với nhau”.
Làm sao riêng nổi với nhau khi nàng đã sắp xếp để Toby buổi sáng trả lời phỏng vấn các báo Paris Match và London Times, buổi trưa ăn nhẹ với đám truyền hình, rồi chiều cắt băng khánh thành, rồi tối…
Khi dao dĩa đã được dọn hết đi, ông Thị trưởng thành phố Cannes bước lên bục danh dự nhìn về phía Toby và Jill rồi nói với quan khách.
“Thưa các quý ông, các quý bà, thưa các vị khách quý. Tôi hân hạnh được thay mặt rất nhiều con người đáng kính trọng trong Ban tổ chức, Ban giám khảo Liên hoan phim Cannes để giới thiệu với quý vị một người mà tài năng và sự nghịêp đã khiến cho cả hành tinh chúng ta sống động lên bởi những tiếng cười do người ấy mang tới. Hôm nay, để bày tỏ tình yêu và lòng cảm tạ của chúng ta, tôi sung sướng được nhận vinh dự trao tấm huy chương đặc biệt này cho…”
Ông ngừng lời, một tay giơ cao tấm huy chương, tay kia chỉ vào Toby, hơi cúi mình, giữa tiếng hoan hô của quan khách.
“Toby Temple!”
Ông xướng to cái tên. Cả phòng tiệc ồn ào đứng dậy. Riêng Toby vẫn ngồi im.
“Đứng lên, anh!” Jin hơi sẵng, nhưng chỉ đủ cho Toby nghe thấy.
Anh nặng nhọc đứng lên, mặt tái mét, run rẩy bước từng bước tới micro, bỗng cười ngơ ngác rồi ngã sụm xuống, ngất luôn.
° ° °
Chiếc máy bay của không quân Pháp chở ngay Toby về Paris và người ta đưa ngay anh vào phòng cấp cứu đặc biệt của một bệnh viện Mỹ. Các bác sĩ hàng đầu của Pháp được mời ngay đến. Còn Jill thì vào nghỉ ở phòng riêng của y tá trưởng và trong suốt thời gian chờ đợi, nàng không ăn, chỉ thiếp đi chứ không là ngủ, và không trả lời bất cứ cú điện nào từ bất cứ đâu gọi tới.
Toby phải qua khỏi, anh phải qua khỏi. Đây chỉ là một tai nạn nhỏ thôi. Toby sẽ qua khỏi!
Chỉ duy nhất ý nghĩ ấy hiện hữu trong nàng.
Rồi cũng đến lúc bác sỹ giám đốc bệnh viện gặp Jill. “Thưa bà Temple, bà là người gần gũi nhất nên theo tôi, cần biết chính xác nhất về tình trạng của ông nhà. Ông bị xuất huyết não, và rất nặng. Dù xác suất có là bao nhiêu phần trăm thì ông nhà cũng sẽ không bao giờ còn nói năng hoặc đi lại được”.