(Kính thưa các độc giả, cuốn sách này tác viết theo Ngôi Thứ Nhất tức lấy nhân xưng Tôi làm chủ thể nên có thể coi đây là một cuốn Nhật Ký hàng ngày.
Mục đích là để miêu tả nội tâm main tinh tế hơn cũng như quá trình tiến hóa tâm thức từ phàm hóa thần bởi quan điểm của tác, Thần ở cuốn sách này ngang với Thượng Đế, Tạo Hóa Chủ.
Vì vậy, nếu như gặp phải các đoạn tự sự, suy tư, triết lý các dh không thích thì vui lòng bỏ qua.
Câu chuyện về Sáng Thế cũng sẽ được đề cập lẻ tẻ trong sách nhằm đào hố cho các giai đoạn tiếp theo (trái đất sẽ được Main thúc đẩy tiến lên Cao Võ bằng một trận ôn dịch toàn cầu) cũng như giải thích một số hiện tượng tự nhiên – xã hội theo quan điểm của tác giả.
Xin cảm ơn quý độc giả!)
——-
Tự nhiên nhắc đến hai từ “lang thang” lòng tôi cớ sao lại thấy là lạ.
Đối với loài người mà nói cuộc sống lang thang, tạm bợ còn gọi là người vô gia cư, người đi bụi.
Họ đại diện cho một số ít người không có nhà để về, không có chốn để đi hoặc đơn giản là họ không muốn về nhà.
Nếu ai đó có một mái ấm hạnh phúc thì đâu có nguyện ý sống lang thang nay đây mai đó.
Nếu ai đó có một nơi để đi thì đâu có nguyện ý làm một người du đãng khắp nơi.
Thế nhưng với con muỗi thì làm gì có khái niệm cái nhà, quê hương, bản quán? Nó cũng không có các khái niệm lang thang, đi bụi dù rằng cuộc sống của nó vốn là như vậy.
Tôi tự hỏi mình rằng thế bây giờ mình sẽ là muỗi lang thang hay tìm một góc nào đó đánh dấu lãnh thổ và gọi là nhà?
Nhưng Nhà lại thường bao hàm cả người thân ở trong đó mà muỗi thì vốn chẳng có cha mẹ, anh em, bạn bè…
Muỗi chỉ có kẻ thù…
Muỗi chỉ có con mồi và thợ săn…
Muỗi là một kẻ cô đơn!
Thật sự nôi tâm tôi rất mâu thuẫn!
—-
Cũng như khi muỗi tôi chứng kiến cảnh bạo hành của mấy ả bảo mẫu đối với trẻ em thì cảm thấy trong lòng khó chịu.
Tại sao một con muỗi lại thấy khó chịu, thấy đồng tình, thấy đau xót cho chính giống loài vốn là kẻ thù của chủng tộc mình?
Tôi nên đứng về phe nào khi suy xét và hành động?
Có lẽ sự xung đột này là do linh hồn của tôi vốn là linh hồn của con người nên vẫn chưa thoát khỏi những gông xiềng của đạo đức – một sản phẩm đặc trưng của nhân loại.
Thật ra, với góc nhìn của một con muỗi thì việc hành hạ hay giết chết đồng loại vốn là pháp tắc tự nhiên mạnh được yếu thua.
Muỗi tôi vẫn còn cảm thấy đau lòng và phẫn nộ thì chứng minh rằng tôi vẫn tự coi mình là người dù hình dạng đã trở thành một con muỗi.
Nhưng người sẽ đối xử với tôi như là một con muỗi hay một con người?
Một con muỗi không có muỗi tính mà ngược lại có nhân tính thì chứng minh thân thể và linh hồn của tôi chưa thực sự khế hợp với chân tánh.
Điều này có lẽ sẽ gây ra nhiều vấn đề phiền phức cho tôi trong tương lai.
Cứ mãi lấy góc nhìn và quan điểm của nhân loại đi phán xét các sự kiện hoặc việc làm thì chắc chắn khó mà tồn tại trong cái thế giới này.
Một con muỗi lại có đạo đức à?
Một con muỗi lại có lòng nhân ái ư?
Một con muỗi lại biết tuân thủ pháp luật?
Một con muỗi biết hướng thiện, biết làm điều lành và tránh làm điều dữ ư?
Nghĩ thôi đã thấy rất buồn cười ảo ma canada rồi.
Nhưng vấn đề của tôi lại ở chỗ thân thể thuộc loài côn trùng khát máu lấy hút chích để sinh tồn mà linh hồn lại mang theo ký ức, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan của loài người.
Hai loài này trời sinh là địch, là kẻ thù không đội trời chung.
Sự mâu thuẫn giữa cái bên trong và cái bên ngoài, cái bản năng và cái lý trí, cái dục vọng và cái cao thượng sẽ làm cho tôi luôn phải suy nghĩ, phải lựa chọn, phải hành động không nhất quán.
Tôi sẽ phải sống với thói quen và thái độ luôn thay đổi đung đưa.
Điều này thật sự rất nguy hiểm.
Những ai đã từng là người trưởng thành, có tư tưởng nội hàm, ưa thích suy ngẫm sẽ nhận ra sự nghiêm trọng của vấn đề.
Nếu không thể giải quyết triệt để vấn đề trên, dù tôi có tu hành và đạt được cấp độ tiến hóa cao hơn cũng sẽ lâm vào ảo giác, tẩu hỏa nhập ma, cuối cùng mất lý trí và thể xác trở thành công cụ và con rối của kẻ khác mà thôi.
Cứ thủ nghĩ mà xem, vạn vật trên thế gian này vốn sinh ra đều có sẵn trong mình một sự hợp lý cả về thể xác lẫn linh hồn.
Việc nó tồn tại hay mất đi đều là một sự thật khách quan.
Nếu Thượng Đế có tồn tại thì chắc chắn ngài đều coi mọi chúng sinh bình đẳng.
Vì sự bình đẳng này mà ngài sẽ không bao giờ can thiệp vào các hành vi của con cái mình bởi khi ngài ủng hộ một bên nào đó thì đối với bên kia cũng chính là sự thiên vị.
Loài người vốn rất thông minh nhưng lại bị chính cái thông minh của mình hại nên thật sự rất khó đạt được cái gọi là trí tuệ tuyệt đối.
Mà trí tuệ lại là điều kiện tiên quyết cho việc tiến hóa đến mức độ tận cùng.
Sức mạnh vũ lực chỉ là sản phẩm phụ của trí tuệ.
Thế nên kẻ nào nói rằng khi có sức mạnh tuyệt đối thì bao nhiêu âm mưu quỷ kế đều vô dụng là chưa đúng lắm.
Quan điểm đó nghiêng về việc sùng bái cá nhân, sùng bái vũ lực nhiều hơn trong khi đó âm mưu quỷ kế cũng chỉ là một sản phẩm của trí tuệ.
Nói chính xác thì nó là một trong những cách vận dụng trí tuệ để đạt được mục đích của mình.
Những kẻ bảo mẫu ác quỷ kia có chăng là đang bị phần ma tính và thú tính trong con người quấy phá và điều khiển.
Có lẽ ngay cả chính họ cũng không biết những hành vi của mình có bao nhiêu ác nghiệp.
Trở lại với câu chuyện về nghề bảo mẫu, đó là một trong những nghề nghiệp cổ xưa nhất của nhân loại, đòi hỏi rất nhiều sự thiện lương và tỉ mỉ.
Trẻ em xưa nay luôn được ví như những thiên thần bé nhỏ và chúng rất cần được người lớn bao dung, nhẫn lại, thương yêu vô hạn.
Người ta ví von rằng những người bảo mẫu vốn là những vị thần trên thiên giới.
Họ là những nữ thần xinh đẹp, hiền thục, thiện lương.
Họ còn được dân gian tôn sùng gọi là bà Mụ.
Truyền thuyết sáng thế có kể lại rằng khi Thượng Đế tạo ra loài người theo yêu cầu của ba tộc Thần – Ma – Thú.
Ba tộc này đều mong muốn loài người sẽ có nhiều đặc tính của chủng tộc mình hơn nhằm tiện bề sau này nô dịch.
Thượng Đế vốn có tư tưởng công bằng nên ngài ban đầu tạo ra một sinh vật duy nhất là giống đực tức là người đàn ông.
Ba tộc sẽ bốc thăm xem tộc nào được quyền ưu tiên đắp nặn trước, tộc nào ưu tiên đắp nặn sau.
Cuối cùng kết quả là ma tộc thắng lợi và người đàn ông năm chứa tới năm phần ma tính.
Thú tộc được đắp nặn tiếp theo nên loài người có được ba phần bản năng, hai phần nhân tính còn lại thì thuộc về Thần tộc.
Vì nhân tính trong cơ thể của người đàn ông bị mất cân bằng nên dẫn đến tính cách của họ rất táo bạo, tham lam và tàn nhẫn.
Họ ưa thích dùng sức mạnh hơn lời nói để giải quyết mọi vấn đề.
Vì vậy, giữa hai chân của họ thừa ra một cây thịt có đầu nhọn gọi là long thương.
Thấy việc đắp nặn người đầu tiên không được hoàn hảo, Thượng Đế cùng các tộc lại tiếp tục liên thủ nặn ra một con người nữa có những đặc điểm trái ngược với người đàn ông và gọi là đàn bà.
Nếu đàn ông có ngực lép và săn chắc thì người đàn bà lại có ngực nở và to.
Nếu giữa hai chân người đàn ông có cây long thương thì ngược lại giữa hai chân người đàn bà lại có một hang sâu thăm thẳm.
Người đàn bà có năm phần thần tính, ba phần bản năng và hai phần ma tính.
Vì vậy, đại đa số phụ nữ có tính cách nhu mì, nhẫn nại, chịu đựng, mềm dẻo, hy sinh.
Họ ưa dùng lời nói hơn là dùng hành động để chứng minh.
Người đàn ông có ma tính chiếm tỷ trọng nhiều hơn nên đại đa số họ dùng lý trí hơn là tình cảm, tin vào bản thân hơn là tin vào thần linh, có xu hướng vô thần hơn là tin vào chuyện tâm linh mê tín.
Đàn ông và đàn bà trời sinh là một cặp hợp nhau nhưng cũng khắc chế nhau.
Cho nên mới nói đàn ông vốn có hai cái đầu, đầu trên đại diện cho lí trí đầu dưới đại diện cho bản năng.
Khi đầu dưới bị chế ngự thì đầu trên mất kiểm soát.
Phụ nữ vốn có hai cái miệng, miệng trên nằm ngang đại diện cho tình cảm, miệng dưới nằm dọc đại diện cho dục vọng.
Khi một miệng bị bịt kín thì miệng kia lập tức ú ớ đánh vần.