Nhu Giá

Chương 29


Xe ngựa lăn bánh về phía trước, đoàn xe đi về hướng thành Trường An, Trần Nhu mang dáng vẻ uể oải, nàng dựa vào cửa sổ xe bên cạnh, mơ mơ màng màng muốn ngủ, nhưng, dù nàng muốn ngủ đi chăng nữa thì có làm gì cũng không thể ngủ được, ban đêm cũng trằn trọc mãi khó mà đi vào giấc.

Nàng híp nửa mắt, giơ tay xoa đầu mày, nàng vẫn chưa thể nhớ rõ, cuối cùng ngày hôm đó đã xảy ra chuyện gì.

Trong mộng hay ngoài mộng, đều là hình ảnh đôi mắt đỏ tươi của chàng, lạnh lùng nhìn nàng, chàng hỏi:

“Nàng muốn trả lại cho ta thật ư?”

Hình như nàng còn nói mấy câu dứt khoát nữa, gì mà “Không cần gặp lại”, tới tận bây giờ Trần Nhu vẫn không thể nhớ rõ, cuối cùng là nàng đã nói những gì, từ hôm đi về đến giờ, nàng cứ mơ, lặp đi lặp lại rất nhiều lần.

Chỉ cần nhớ lại thôi thì sẽ thấy trái tim mình đau nhói.

Thích Nhung cưỡi ngựa đằng trước, chàng mang vẻ mặt lạnh lùng như băng, kể cả Chu Giác thích tìm chuyện để nói cũng không dám đi qua, sợ sẽ chạm vào rủi ro.

Trần Trưng suy đoán, có lẽ, trong cái hôm săn thú ấy, Thích Nhung và muội muội đã cãi nhau một trận.

Huynh ấy cũng không hỏi kỹ, không loại trừ khả năng Thích Nhung đã nói ra câu gì đó chọc cho Trần Nhu không vui.

Muội muội nói muốn về nhà, Trần Trưng khuyên bảo nàng vài ba câu, Trần Nhu cười cười gật đầu, chỉ nói rằng mình ra ngoài chơi mấy hôm, bị mệt.

“Kiên nhẫn một chút đi nhé, về tới nhà ngay thôi mà.”

Về tới Trần phủ, về tới Trúc Viên – nơi mà mình đang sống, ngày nào Trần Nhu cũng uể oải, ỉu xìu nằm trên giường La Hán, không làm gì hết, chỉ nằm nghiêng như vậy mà thôi.

Nàng sẽ thường hay nhớ tới chuyện xảy ra trong ba ngày kia, nhớ tới anh đào, nhớ tới bánh Hồ, nhớ tới bánh đường, nhớ tới đôi đèn hoa sen gắn bó bên nhau trong ngày ấy…

Thật là lạ lùng biết bao, càng muốn mình quên đi, thì ký ức của ba ngày đó lại càng khắc cốt ghi tâm, cứ lần lượt phát đi phát lại trong tâm trí, tự ngược chính bản thân mình, mỗi một cái nháy mắt trôi qua, thì ký ức đều biến thành dấu vết khắc thật sâu trong tim.

… Ba ngày phu thê.

Ba ngày vui thích.

Có lẽ, cả đời này của họ, cũng chỉ có duyên phận trong ba ngày đó mà thôi.

Nhạn Thư bỏ sọt xuống, hỏi Cẩm Họa: “Thất cô nương bị sao thế?”

“Ra ngoài có một chuyến thôi mà trông người như đã biến thành người khác vậy, rõ ràng trước khi ra ngoài còn hứng thú bừng bừng, nói là phải đếm măng mới mọc ngoài đình, nói muốn ta xách lồng sắt, mang theo quạt tròn cùng cô nương bắt bướm nữa cơ.”

“Còn dặn dò ta phải cho cá trong ao ăn, còn gọi nữ đầu bếp thả mấy con… Cũng không biết cô nương đang nghĩ gì nữa, ao chúng ta lớn nhiêu đó mà chỉ có chút cá như thế mà thôi, người còn nói với ta là phải làm gậy tre câu cá.”

Sau khi Thích Nhung trở về Hầu phủ thì không hề đi ra ngoài, lạnh mặt luyện thương cả một ngày, lòng bàn tay cũng bị mài ra máu.

Quản gia Hầu phủ thấy tình hình không đúng, bèn nhanh chóng đi hỏi đám người Giản Khê, Giản Nguyên: “Chuyện này là thế nào? Hôm kia, trước khi tiểu Hầu gia ra ngoài còn vô cùng vui vẻ, mặt mày hớn hở, gọi người đặc biệt làm vài bộ y phục mới… Ngay cả đồ trang sức cho ngựa cũng chọn lựa kỹ càng, thay đổi mấy lần.”

Đám Giản Khê lắc đầu, việc này ấy à, thật sự là rất khó nói.

Thất cô nương và tiểu Hầu gia cãi nhau.

Hôm sau, Thích Nhung một mình cưỡi ngựa đến phủ cũ của công chúa, lúc đi, chàng đi ngang qua đường lớn trước cửa Chu Tước, chàng dắt ngựa, đứng giữa cầu cả nửa ngày.

Tới phủ công chúa, vẫn là căn phòng kia, đệm giường nàng đã từng nằm ngủ – chàng không muốn gọi người thay, hình như trên gối còn mang theo một mùi hương mai nhàn nhạt, đôi mắt cả đêm không ngủ nay đã khép lại, chàng ngả đầu ngủ mất.

Chỉ trong mộng mới có anh đào thơm ngọt.

Sau ba ngày mơ mơ màng màng như vậy, Trần Nhu miễn cưỡng xốc lại tinh thần, nói với Nhạn Thư là mình muốn học làm tranh đường.

Tất nhiên là người trong viên này sẽ nghe theo ý của nàng.

Nàng đun nước đường, tự tay cầm muỗng vẽ tranh.

Luyện cả một ngày mà vẫn không luyện được tay nghề tốt, tới đêm, sau khi tẩy rửa mùi đường mía ám đầy người, nàng ngồi trước bàn trang điểm, nhìn hai bức tranh đường cắm trong ống, là một con ngựa và một con bướm.

Nàng đã cố gắng làm lại, nhưng vẫn không thể tìm về được bóng hình hôm ấy.

Không ai biết vì sao nàng lại muốn làm tranh đường, cũng không ai biết hôm ấy đã xảy ra chuyện gì.

Lúc trước, ngày nào nàng cũng ôm nữ trang, vì mấy ngày liên tục nàng không mở ra nên mọi thứ vẫn còn nguyên vẹn – vẫn y như khi nàng mang nó về, cũng không có ai đưa nó tới nữa.

Từng phong thư trước kia đã bị nàng giấu trong hộp kín, thứ mà mỗi ngày nàng đều đếm kỹ vài lần, mà nay, nàng lại không dám lật ra xem lại nữa.

Một đóa hoa mẫu đơn đã khô héo được để vào giữa hộp báu đặt dạ minh châu, nó như đã trở thành vật phẩm quý giá nhất trần đời, như đã trở thành vật phẩm mà nàng phải cất giấu.

Nàng sẽ cất giữ nó mãi, cho đến khi về già.

Trần Nhu khẽ vuốt ve cánh mẫu đơn đã khô héo, đột nhiên phía sau có một cơn gió thổi tới, khiến màn lụa khắp phòng lắc nhè nhẹ theo cơn gió ấy.

Khi nàng quay đầu lại, có một bóng người màu đen xuất hiện trong khuê phòng của nàng.

Người nọ đứng thẳng người trước cửa sổ, cứ vậy mà lặng thinh, mà nhìn nàng, sợi tóc tung bay phất qua thái dương của chàng, phác họa nên khuôn mặt tuấn mỹ không góc chết.

Trần Nhu sửng sốt trong chốc lát, nhưng lại không cảm thấy sợ hãi, thì ra, không biết tự bao giờ mà nàng đã ngủ mất rồi, còn đang nằm mơ nữa ư?

Cơn gió đêm lạnh lẽo thổi đến, khiến nàng không tự chủ được mà run rẩy, nàng vẫn thấy bóng dáng của chàng chiếu trên rèm cửa, Trần Nhu hồi phục tinh thần, nhận ra chuyện gì đang xảy ra.

Nàng vội đứng lên đi qua đó, giữ chặt tay người nọ, kéo chàng lên lên chiếc giường có màn che của mình, Trần Nhu vội vã kéo hết màn lụa mỏng xuống, tầng tầng lớp lớp che đi hình bóng của hai người.

Nàng nhỏ giọng, trợn mắt nhìn chàng: “Thích Nhung, chàng điên rồi à!”

Sao dám xông vào khuê phòng của nàng lúc nửa đêm vậy chứ.

Đôi mắt Thích Nhung nhìn nàng trong im lặng, cũng không sốt ruột vì sự lo lắng của nàng, mà chàng chỉ hỏi một câu: “Trần Nhu, nàng có còn tim nữa không?”

Trong một khắc ấy, những lời này đã ép vỡ Trần Nhu, nước mắt ứ đọng lại trong mắt bao ngày, nay đã không thể nhịn được nữa, nhiều ngày qua, nàng ngày nhớ đêm mong chàng, nhớ nhung chàng, muốn quên mà cũng không thể quên được.

Càng muốn quên, tương tư càng sâu, càng thấm vào tận xương.

Sau khi cơn đau này xâm nhập vào cốt tủy, mới biết được khó khăn đến nhường nào.

Thích Nhung giơ tay lau nước mắt cho nàng, đôi mắt hoa đào nổi lên từng sóng gợn lưu luyến dồn dập, màn che lụa mỏng tang và bóng người trước mắt đều phản chiếu trong dòng nước gợn.

“A Nhu, hôm ấy nàng hỏi vì sao ta lại thích nàng.”

“Ta không trả lời nàng được.”

“Ta chỉ biết, chỉ cần nhìn thấy nàng thôi là ta đã thấy rất thích, được ở cùng nàng thì lòng ta sẽ thấy vui mừng, ta chỉ muốn đối xử tốt với nàng một chút, tốt hơn một chút nữa.”

“Ta chưa bao giờ coi nàng như một món đồ chơi, là do ta học được vài câu nói bậy nói bạ của đám ăn chơi trác táng, khiến nàng không vui, tha lỗi cho ta nhé, được không?”

“Mẫu thân ta rời đi sớm, cũng không có phụ thân ở đây, không ai dạy ta cách đối xử với người ta thích, ta chỉ muốn đưa hết đồ tốt nhất cho nàng ấy, mong nàng ấy có thể vui vẻ.”

“Chàng đừng nói nữa.” Trần Nhu khóc không thành tiếng, nàng thà rằng chàng ép hỏi nàng, trách cứ nàng, làm nhục nàng, cho dù chàng có nói hết tất cả mọi lời ác độc nhất trên đời này với nàng, nàng cũng không sao cả.

Nàng nghĩ: Nếu chàng còn nói thêm gì nữa, chỉ e là ta sẽ biến thành người mặt dày, e là ta sẽ biến thành kẻ tham lam nhất trên trần đời này, dù chàng có lấy roi đuổi ta đi, thì ta cũng phải mặt dày mày dạn mà ở lại bên cạnh chàng.

Đời đời kiếp kiếp đều quấn lấy chàng.

“Ta cứ muốn nói.”

“A Nhu, nàng thì sao? Vì sao nàng lại thích ta?”

Trần Nhu phí sức ngồi liệt trên góc giường, cả người nàng không còn chút sức lực nào nữa, nàng cố gắng lau khô nước mắt, nhưng càng lau thì nước mắt lại càng nhiều, con mắt sưng húp mà nức nở, nàng nói: “Đã gặp quân tử, sao mây không yêu?”

Thích Nhung nắm lấy cổ tay nàng, lấy một cái khăn cho nàng lau nước mắt, ánh mắt chàng dịu dàng, động tác trên tay còn nhẹ nhàng hơn cả ánh mắt, như vầng sáng vàng ấm trong đêm, xua tan cái giá rét, chiếu sáng bóng hình cô đơn.

Chàng dịu dàng nói:

“Ngày ấy là do nàng nói trước, cả đời nàng đều cho ta rồi, không thể đổi ý nữa đâu.”

“Thích Nhung.” Đôi mắt hạnh sưng to của Trần Nhu chảy ra hai giọt nước mắt to như hạt đậu, chóp mũi nàng đỏ bừng lên vì khóc, từ tiếng nói cho đến giọng điệu cũng mang theo giọng mũi đặc sệt, giống như cơn mưa cuối xuân vậy.

“Ngày ấy, là do ta không tốt.”

Giọng nàng mơ hồ, cầm lòng chẳng đặng mà tới gần chàng, giọng khàn khàn, nàng nói: “Ta cũng có lòng tham.”

“Ta không nỡ rời bỏ chàng.”

Tay nàng chạm vào mặt chàng, thấy rõ tơ máu trong mắt chàng, sờ đến cái cằm lún phún râu châm chích.

Trần Nhu lấy món đồ mà nàng lén giấu dưới gối ra.

“Nhiều ngày qua ta đã lén làm cho chàng hai bộ y phục, còn có một cái túi thơm, bên trong có dược liệu và hương liệu, là… để cạnh gối giúp ngủ ngon.”

“Ta biết chàng là tiểu Hầu gia, có thứ gì tốt mà chàng chưa từng thấy qua đâu, đây chỉ là chút lòng của ta, không đáng giá là bao.”

Thích Nhung cười rồi mơ,n trớn hoa văn thêu thùa tinh xảo trên y phục, cách thêu thùa này chàng quen thuộc nhất, nghĩ đến việc, từng đường kim mũi chỉ đều do nàng đích thân làm ra, chàng cảm thấy chúng là kỳ bảo hiếm có nhất trần đời.

Chàng cầm lấy và ôm vào lòng, cười nói: “Ta thấy rất đáng giá, ta muốn lấy đi để cúng bái trong phủ.”

Trần Nhu dở khóc dở cười trước lời chàng nói, nước mắt còn chưa kịp ngừng nên bây giờ lại rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”.

“… Đây là để cho chàng mặc­­­­­…”

Miệng còn chưa nói xong, lông mi Trần Nhu còn vương nước mắt, nàng thấy nơi dưới cằm hơi lộ ra vẻ tang thương và khóe môi đã trở nên trắng bệch của chàng, là dáng vẻ cho thấy chàng đã mệt mỏi đến cùng cực, đến gần chàng thì dường như nàng còn ngửi thấy mùi máu tươi.

Không thể nghĩ được chuyện gì khác, Trần Nhu tiến lên đè chàng vào trong góc tường, cởi áo trên của chàng ra, nàng hành động vội vã, Thích Nhung sợ mình sẽ làm nàng bị thương nên không dám dùng sức, bởi vậy chàng không thể cản nổi, bị nàng cởi mất áo ngoài, lộ ra khuôn ngực trơn bóng cùng với… vết roi ngang dọc đan xen sau lưng.

Những vết ngấn ứ tím nhìn mà thấy ghê người, máu đen khô khốc đan xen với máu tươi đầm đìa mới chảy, dấu vết loang lổ trông gai người vô cùng.

Trần Nhu muốn chạm vào, rồi lại sợ mình sẽ làm chàng bị thương.

Thích Nhung cởi roi bên hông ra, nhét vào tay nàng, rồi chàng nói: “Ngày ấy ta ra tay với nàng, là do ta không tốt, nàng có thể quất ta mấy roi cho hả giận.”

Trần Nhu đâu thể cầm vật này trong tay được, nàng đi đến bên Thích Nhung, gỡ một con dao găm bên hông chàng xuống, rút vỏ, muốn đâm lên người mình, nhưng Thích Nhung phản xạ nhanh, bắt lấy cổ tay nàng, lại dùng thêm lực, Trần Nhu không cầm được con dao trong tay nữa, “cốp” một tiếng, con dao ấy rơi trên đệm giường.

Nàng kiên quyết nói: “Nếu chàng còn nói những câu này, sau này còn làm chuyện như vậy nữa, vậy thì ta cũng sẽ làm cho ta bị thương.”

“Được rồi, ta đồng ý với nàng, A Nhu, nàng đừng làm mình bị thương.”

Trần Nhu nhìn chàng chăm chú, sau đó vội bước xuống giường, đến giày mà nàng cũng không nhớ để xỏ vào, cứ thế mà giẫm lên vớ mỏng, đi ra cửa gọi Cẩm Họa, để nàng ấy gọi người nấu nước, chuẩn bị bông trắng sạch sẽ.

Nàng lục tìm thuốc trị thương tốt nhất rồi ngồi trên mép giường, đích thân nàng xử lý miệng vết thương cho Thích Nhung.

Thích Nhung ho khan một tiếng: “Đừng làm lớn quá, cẩn thận kẻo bị cha nàng phát hiện.”

“Trừ Cẩn Họa ra thì còn ai là người của chàng?” Trần Nhu nhéo nhẹ lên cánh tay chàng.

Nàng không tin, không tin là chàng dám bò vào khuê phòng của mình lúc nửa đêm nửa hôm mà lại không có chỗ để dựa vào.

“Ý…” Thích Nhung thành thật khai: “Triệu cô cô, Tôn bà tử… còn có Tư Kỳ.”

Chỉ có ngần ấy thôi, mà là chỉ có mười mấy người.

Trần Nhu: “…”

Được rồi, tối nay, hơn một nửa người trực trong viên của nàng là người của chàng.

Không ngờ rằng, ngay cả Triệu cô cô cũng là người của chàng.

“Chàng cũng có năng lực quá nhỉ.” Trần Nhu cũng không biết nên khen chàng thế nào nữa.

Thích Nhung sợ nàng giận nên không dám nói gì khác để kíc.h thích nàng, chỉ cụp mắt xuống, nhỏ giọng nói: “Cũng là cơ hội nàng cho thôi mà.”

Nếu không có cái lần đó, e là chàng cũng không có cơ hội sắp xếp tay chân đang ẩn náu của mình vào.

“Chờ sau khi về rồi dọn, đừng làm bẩn khuê phòng của nàng.”

“Chàng không hề bẩn.” Trần Nhu ngồi cạnh chàng, cẩn thận ôm chàng, nhẹ nhàng thổi một hơi vào vết thương trên lưng chàng, rồi nàng hỏi: “Có đau không?”

“Không đau.” Thích Nhung không để ý lắm, mà chàng chỉ cười nói: “Ta da dày thịt béo.”

“Gạt người.” Trần Nhu đã ăn một roi, biết mùi vị đó như thế nào, huống chi, rõ ràng là vết thương trên lưng chàng nặng hơn nhiều.

Trần Nhu nhẹ tay nhẹ chân mà bôi thuốc cho chàng, ném hết y phục cũ đã dính máu của chàng xuống đất, muốn chàng thay y phục mà mình mới làm.

Nàng làm cho chàng một bộ cẩm y màu vàng cam và một bộ cẩm y đỏ thẫm, Trần Nhu cầm bộ vàng cam trên tay, muốn thay cho chàng, nhưng Thích Nhung lại liều chết không chịu.

“Chàng chê y phục ta làm.”

“Ta muốn cầm về, tắm gội dâng hương xong rồi mới mặc.”

Trần Nhu tức giận, nàng xoa nhẹ khuôn mặt tuấn tú của chàng, nói: “Chàng có muốn bày thêm mấy mâm trái cây bánh ngọt, cúng bái chư thiên thần Phật rồi mới mặc hay không.”

“Vẫn là Tiểu Thất suy nghĩ chu đáo.”

“Khoác lác.”

Trần Nhu bám trên người chàng, mạnh mẽ đổi y phục cho chàng, nàng tìm vài cái gối mềm chồng lên, để chàng nằm nghiêng nghỉ ngơi, rồi giém chăn cho chàng thật kỹ càng, thậm chí, nàng còn lo chàng sẽ thấy đói bụng, bèn hỏi chàng có muốn ăn mứt điểm tâm và kẹo hay không.

Trong mắt Thích Nhung chỉ toàn là ý cười, mắt thấy nàng bận việc mãi, giống như một con ong mật cần cù vo ve khắp nơi.

Chàng nắm lấy tay nàng, kéo nàng nằm cạnh mình, cười nói: “Nàng còn nói mình là cô nương bình thường nữa à.”

“Ta đố chàng, ai có thể đếm được ốc sên trên lá sau cơn mưa, nhìn sâu kiến chuyển nhà mà còn nhìn được cả nửa ngày trời?”

“Còn viết cả một bài văn phong phú cho ta cơ đấy, đây là một trận đại chiến huyền câu (kiến).”

Thích Nhung cười nhắm mắt lại, chàng bị bao vây bởi mùi hương chỉ thuộc về riêng nàng.

Chàng ôm nàng vào lòng mình, dịu dàng nói:

“Trước kia ta không để ý đến mấy chuyện đó, bây giờ ta lại bắt đầu nghĩ đến những thứ này.”

“Ta nghĩ, chờ sau này chúng ta kết làm phu thê.”

“Ta cùng nàng xem xuân yến, nghe tiếng ve kêu giữa hè, mùa thu ta cùng nàng đếm lá, chờ mai đỏ trong mùa đông tuyết lạnh, ta phải đỡ Tiểu Thất của ta, thay nàng hái mai tuyết, nhìn nàng nấu tuyết pha trà cho ta trong đình nhỏ.”

“Chỉ e là khi ấy sẽ có vị huynh trưởng nào đó lại tới tìm ta, cố chấp đòi đánh cờ, thật là phiền phức quá, Tiểu Thất, nàng có nấu trà thì nhất quyết đừng cho hắn uống đấy nhé.”


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.

 Bình luận