Nữ Thần Bổ

Chương 44: Truyện Xưa Kể Lại


Lãnh thần bổ uống cạn một chén rượu rồi lại say sưa kể tiếp:

” Trên đường đi ta giảng giải cho Nhiếp Phong hiểu rõ thêm về “quỷ quái”.

“Quỷ quái” được phân làm ba dạng: bạch, hắc và huyết. Trong đó bạch là yếu nhất giống như tiểu nữ hài bóng trắng đã từng tấn công Nhiếp Phong. Nói xong Lãnh Huyết đưa cho Nhiếp Phong một túi bùa chú:

– Đây là liệt diễm phù. Gia cát tiên sinh đích thân luyện chế cho nên uy lực vượt xa so với mấy loại bày bán ngoài chợ.

Liệt diễm phù? Nhiếp Phong cầm lấy nghi hoặc hỏi.

– Không sai. Loại bùa chú này sử dụng để phát hiện có “quỷ quái” nhập vào người hoặc trú ngụ xung quanh hay không. Vận dụng vô cùng đơn giản chỉ cần đem ra giót vào nội lực là tự khắc khởi động. Nhiếp Phong rút ra một cái, vận công truyền một tia nội khí vào.

Lá bùa bốc cháy lên một ngọn lửa màu xanh nhìn rất quỷ dị. Lãnh Huyết giải thích:

– Cầm nó soi lên nếu có “quỷ quái” màu xanh ngọn lửa sẽ biến thành màu đỏ. Phạm vi tác dụng của nó là bán kính 1 mét.

Du Hương nghe đến đây hoàn toàn ngạc nhiên:

– không ngờ rằng thế giới này lại có bùa chú giống như là tu tiên. Đã có âm hồn dã quỷ thì có tu tiên phép thuật, bùa chú cũng là dạng bình thường thôi. Xem ra nguyên lai mình đã nghĩ quá đơn giản về Đại Việt vương triều này.

Tiếp đó nàng chăm chú nghe Lãnh thần bổ kể chuyện:

– Lãnh Huyết sư huynh cho hỏi một việc.

– Chuyện gì nói đi.

– Võ giả tu luyện đến đẳng cấp thế nào thì có thể chống chọi được “quỷ quái”? Nhiếp Phong nghi hoặc.

– Chỉ có tiến vào tiên thiên cảnh giới mới có thể diệt sát được bạch quỷ còn đẳng cấp cao hơn như hắc và huyết thì chỉ có cầm cự chống chọi lại mà thôi. Lãnh Huyết thở dài.

– Nhưng khi tu vi của đệ đạt đến ngộ đạo thì lúc đó sẽ có thực lực đủ để tiêu diệt hắc, huyết “quỷ quái.”

Nhiếp Phong tiếp tục hướng về phía Lãnh Huyết thỉnh giáo:

– Làm sao phân biệt được “quỷ quái” nào là bạch, hắc, huyết? Chỉ dựa vào màu sắc hay sao?

Lãnh Huyết lắc đầu lãnh đạm nói:

– Cùng màu sắc không quan hệ. Trước nay có nhiều võ giả cũng bị nhầm lẫn tai hại như vậy mà bỏ mạng. Nên nhớ bạch, hắc, huyết chỉ là đại gia phân chia mức độ nguy hiểm của “quỷ quái” còn làm sao để nhận ra loại nào cấp độ nào thì phải dựa vào kinh nghiệm hoặc hình thái của nó mới phán đoán được. Chính vì lẽ đó nên trên võ lâm giang hồ đã biết bao cao thủ vong mạng vì điều này.

Lãnh Huyết giảng giải kỹ càng một số sự việc. Nhiếp Phong chăm chú lắng nghe. Đối với vị tiểu đệ mới kết bái này Lãnh Huyết thập phần hài lòng. Dù cho tu vi chỉ là nhị lưu nhưng tính cách trầm ổn, cẩn thận cộng thêm kiếm pháp cùng thân pháp rất lợi hại đáng để tài bồi. Một đường hướng tây, cả hai cưỡi ngựa, uống rượu, cực kì khoái hoạt ung dung tự tại.

Lại nói Nhiếp Phong và ta đang cưỡi ngựa xuyên lối mòn trong rừng thì bất ngờ trời lại đổ mưa. Ta bèn quay qua nói với hắn:

– Chúng ta tìm nơi trú mưa đã. Trời cũng sắp tối rồi.

– Đệ nhìn thấy bên kia có một tòa miếu hoang.

– Đi! Mau đến đó.

Cả hai thúc ngựa tiến vào trong miếu hoang. Đây là một tòa miếu để cho đám thợ săn vào rừng săn bắt thắp hương cúng bái. Diện tích khá nhỏ chỉ khoảng chừng 20 mét vuông. Bên trong, giữa miếu có một bức tượng đức phật hương khói nguội lạnh khắp nơi mạng nhện phủ kín. Hiển nhiên đã rất lâu rồi không có người qua nơi đây.

Nhiếp Phong ra ngoài dùng kiếm chém sắt như chém bùn đem làm rìu chặt cây. Một chốc hắn đã ôm về một bó lớn củi. Lãnh Huyết cùng ngồi với hắn sưởi ấm bên đống lửa. Y lấy bên người bình rượu ngửa cổ uống một hơi rồi tung qua Nhiếp Phong. Hắn bắt lấy và cũng ngửa cổ uống một cách thống khoái.

– Rượu của huynh đúng là loại hảo hạng uống đến đâu thấm đến đó. Nhiếp Phong thích thú làm thêm mấy ngụm mới vất lại Lãnh Huyết.

– Đây mới chỉ là loại thường thôi. Đợi đến khi nào đệ ghé qua phủ thần hầu ta sẽ cho đệ thưởng thức thế nào mới gọi là rượu ngon!

Nghe đến đây Thi Hùng vỗ bàn cười ha hả:

– Ta biết vì sao lúc đầu ngươi kêu đáng tiếc tiểu tử đó không có mặt ở buổi tiệc này rồi. Loại rượu trong hồ lô đó sao sánh được với rượu hôm nay ta chiêu đãi!

Nói đoạn đích thân hắn đứng dậy rót mỗi người tràn ly rồi uống cạn.

Lãnh Huyết uống xong lại kể tiếp:

– Ngoài trời mưa mỗi lúc càng nặng hạt. Sấm chớp nổi lên đùng đùng. Ta bỗng nhận ra có người đang di chuyển đến tòa miếu hoang cả hai vừa vào trú mưa. Ta bèn cảnh giác cho họ Nhiếp:

– Khoảng 5 người. Một cỗ xe ngựa.

– Công lực huynh thật cao! Đệ chỉ nhận ra có người gần đến chứ không biết cụ thể tri tiết nhân số. Nhiếp Phong đáp vẻ tiu nghỉu với ta.

– Khi nào đệ đến cảnh giới nhất lưu thì sẽ giống ta thôi. Với năng lực như thế này ta nghĩ ngày ấy sẽ không xa đâu. Ta bèn lựa lời động viên cho hắn đỡ nhụt chí.

Chẳng bao lâu sau, đám người bên ngoài đã tiến lại gần sân miếu. Nghe tiếng bước chân trầm ổn ít gây tiếng động Nhiếp Phong có thể đoán được tất cả đều có luyện qua võ công.

– Người bên trong mau thu thập rồi cút ra ngoài! Đêm nay bọn ta tạm trú ở đây. Một giọng nói sang sảng vang lên.

Tiếp đó đi vào trong miếu là 5 người. Lãnh Huyết nhìn qua thấy 3 gã tùy tùng bên hông dắt đoản đao khí thế hung hăng chắc lời vừa nãy là từ một trong ba tên này. Người còn lại là một trung niên một thân áo đen tóc đã có điểm bạc cộng thêm chòm râu dài trắng càng tăng thêm độ tuổi của mình. Hai bên thái dương của lão nhô cao thể hiện là một tay nội công thâm hậu. Cuối cùng là một cô nương phục sức một bộ váy áo màu vàng thêu hoa văn tinh xảo. Mái tóc dài màu đen cài đôi trâm bằng vàng ròng lấp lánh dưới ánh ngọn lửa làm sáng bừng cả tòa miếu cổ cũ nát. Thiếu nữ áo vàng che mặt bằng mảnh lụa màu trắng nên không nhìn rõ mặt cô ta nhưng một trương mắt ngọc mày ngài, thân hình cân đối uyển chuyển cũng đủ biết nàng là một mĩ nhân.

– Hai vị công tử xin thứ lỗi cho thuộc hạ của ta vô lễ. Nàng cất giọng oanh vàng nghe như tiếng chuông trong trẻo.

– Tiểu thư! 3 gã tùy tùng vội vàng nói nhưng bị nàng dơ tay làm im lặng.

– Các người đã đến sau lại còn dám lớn giọng đuổi người khác. Còn không mau mau tạ lỗi hai vị công tử?

– Việc này… trong khi mấy tên còn đang chần chừ thì trung niên lão nhân đã nghiêm nghị:

– Lão phu xin thay mặt mấy tên vô dụng tạ lỗi nhị vị công tử. Lão Phu tên Hoàng Can là xa phu của tiểu thư.

Mấy gã thuộc hạ vội vàng chắp tay xin lỗi theo lão nhân. Lãnh Huyết và Nhiếp Phong cũng không câu nệ bắt bẻ gì nhiều đều cười nói với mọi người bình thường.

– Không biết nhị vị đường xá xa xôi đi đâu mà đêm hôm giữa rừng như thế này? Lão xa phu cất giọng tò mò.

– Hai huynh đệ tôi đang trên đường về quê thăm họ hàng mà thôi còn mấy người và tiểu thư đây là định đi về đâu? Lãnh Huyết nhanh nhẹn đáp.

– Bọn ta định đi đến Phục Ngưu Sơn. Tưởng chiều là đến nơi ai dè gặp mưa to đành phải trú lại qua đêm ở đây. Lão nhân chưa kịp nói thì vị tiểu thư đã cất lời.

– Phục Ngưu Sơn ư! Vậy cũng chung một đoạn đường với hai huynh đệ tôi. Lãnh Huyết sử ánh mắt sang phía Nhiếp Phong. Hắn nhanh trí hiểu ý cũng phụ họa:

– Đúng đúng! Người nhà bọn tôi cũng ở Phục Ngưu Sơn quả là tiện đường.

Đôi bên tiếp tục truyện trò rôm rả. Lãnh Huyết đưa cho lão nhân bình rượu của mình. Hoàng Can sau khi uống xong luôn miệng khen rượu ngon không ngớt. Bên ngoài trời vẫn mưa nặng hạt không có dấu hiệu sẽ ngừng. Cũng may nhờ Nhiếp Phong kiếm một đống lớn cành cây khô nếu không hết đêm, sẽ thiếu củi mà nhóm lửa. Thấy không khí có vẻ hơi nhạt nhẽo lão xa phu bèn nảy ra sáng kiến thi kể chuyện ma đêm khuya. Mọi người đều hưởng ứng rất nhiệt tình. Hoàng Can lão phu xung phong kể trước:

– Ở một thôn nọ có hai vợ chồng ở với nhau được hơn 2 năm. Một hôm người vợ ra chợ mua hàng bỗng nghe mấy bà bán vải nói với nhau nếu nhà có giường ngủ thì treo chiếc túi màu đỏ lên chân giường ma sẽ bị lừa không tìm được đầu giường để leo lên. Về nhà chị vợ thử làm theo treo chiếc túi đỏ ở giường ngủ hai vợ chồng xem thế nào. Ai ngờ đêm đến chị thấy anh chồng cứ đứng lúi húi cuối chân giường kêu không nhìn thấy giường ngủ đâu!


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.

 Bình luận