Phàm Tiên Chi Lữ

Chương 44: Hào khí Thăng Long(2)


Phạm Ngọc đứng trước cổng trường nãy giờ nhưng ngần ngừ không vào. Trong trường buổi này đa phần các học sinh đang trên sân luyện tập nên ít có người ra vào.

Trước cổng trường, phí dưới hàng chữ “Tiên học lễ, hậu học Văn” là một ông bảo vệ già đang ngủ gà ngủ gật. Không hiểu sao cái ngôi trường chiến sĩ thời đại Vũ trụ này mà vẫn còn cần có một người bảo vệ canh cổng như vậy. Một hình ảnh tưởng chỉ xuất hiện hơn chín ngàn năm trước.

Thực ra trong trường Thăng Long nhiều thứ được coi là cổ hủ như vậy vẫn được duy trì. Như các tiết học, bảng hiệu và nhiều thứ khác. Điều này cũng làm cho các học sinh trường khác đôi khi dùng làm đề tài chế nhạo bọn họ.

Phạm Ngọc cũng không hiểu tại sao. Theo tư liệu mà hắn có được thì ngôi trường này trong quá khứ chính là đại biểu cho cả thành Long Đỗ, tính trong cả Nam Thuỷ cũng xếp số một, số hai.

Nhưng hiện tại sau ngàn năm, vật đổi sao rời, giờ nó chỉ là một trường học bình thường. Tuy vậy trong trường khi các giáo viên giảng dạy vẫn luôn nhắc đến cái gọi là hào khí Thăng Long trong quá khứ. Điều này đối với đám thanh niên tầm mắt hướng ra Vũ trụ như Phạm Ngọc ngày nay thì chỉ còn như những câu chuyện kể xa vời.

– Tùng! Tùng! Tùng!

Tiếng trống trường vang lên chắc nịch khiến Phạm Ngọc tỉnh lại từ trong suy nghĩ vu vơ. Trong trường cũng lập tức huyên náo hẳn lên. Lại một điều siêu cổ hủ nữa của trường Thăng Long.

– Hêy, Ngọc, cậu chịu đi học rồi hả?

Nguyễn Quân đang cùng mấy người nữa đi ra cổng trường vừa vặn thấy Phạm Ngọc. Tên này bèn hồ hởi tiến tới.

Phạm Ngọc quay ra định lên tiếng trả lời thì bắt gặp một ánh mắt thiếu nữ nhìn hắn rất chăm chú. Thấy vậy hắn cũng nhếch đôi mày lên, nhìn chăm chăm về phía đối phương. Hai ánh mắt giằng co một lúc rồi Minh Châu đành để mắt đi chỗ khác.

– Nghe nói cậu bị bệnh. Giờ đã tốt lên chưa?

Minh Châu lên tiếng lạnh nhạt hỏi, trong lòng thì hơi khó chịu vì bị tên kia nhìn như vậy.

– Ừ, tốt rồi. Cảm ơn cô.

Phạm Ngọc cũng đáp lại. Trong lòng hắn thầm nghĩ tên Phạm Ngọc kia cũng không tệ lắm. Cô gái này nhìn qua anh khí ngời ngời, dáng vẻ cũng xứng hai chữ mỹ nữ dù mặc bộ đồ đồng phục màu trắng không bắt mắt mấy.

Bên cạnh Nguyễn Quân thấy thế lắc đầu. Ở đâu ra có kiểu nhìn con gái rồi trả lời như tên đầu đất này thế chứ.

– Ồ, anh Hai, tập luyện xong rồi à?

Trần Uy xuất hiện sau lưng bọn họ. Nguyễn Quân thấy trước tiên nên tiến tới chào hỏi.

– Ừ, chào mọi người.

Trần Uy cũng đáp lời với mấy người bọn họ, đôi mắt khẽ dừng lại một lát trên người Phạm Nhọc rồi lướt đi rất nhanh.

– Hoá ra, mấy cậu tụ tập đông đủ ở đây. Mau theo tôi lên Văn phòng. Ngài hiệu trưởng đang chờ.

Một người trung niên bỗng từ xa đi tới nói với bọn họ.

– Thầy quản sinh, chào thầy.

Đám Trần Uy thấy người vừa tới thì vội vàng chào hỏi. Phạm Ngọc thấy thế cũng làm theo.

– Có chuyện gì không thưa thầy?

Một người đứng bên Nguyễn Quân hỏi.

– Tôi cũng không biết. Ngài hiệu trưởng chỉ dặn dò các cậu trong diện đủ điều kiện tốt nghiệp lên gặp ngài.

Thầy quản sinh lắc đầu trả lời.

– Anh Hai, vậy có cần gọi cho Nguyễn Đức Khoa không nhỉ? Hôm nay cậu ta không đi học.

Một người khác quay sang hỏi Trần Uy.

– Không cần đâu. Cậu ta tới trước các cậu rồi.

Thầy quản sinh thấy vậy lên tiếng.

– Dạ, vậy chúng ta đi thôi.

Cả bọn đi theo ông này tới Văn phòng hành chính của trường. Nguyễn Quân thấy vậy cũng tách ra đi về phía khác.

Văn phòng hành chính của trường Thăng Long là một toà nhà đồ sộ gồm rất nhiều tầng. Tuy nói đây là Văn phòng hành chính nhưng bên trong nó là một phức hợp kiến trúc với nhiều phần đa chức năng rất hiện đại. Trong đó bao gồm khu Văn phòng giáo vụ, khu cư trú giáo viên, khu trắc thí thực lực, khu kiểm tra thực chiến, khu thí luyện, khu luyện tập siêu áp…

Nơi bọn Phạm Ngọc đến là Văn phòng giáo vụ, nơi dành cho các công tác dạy học, hành chính trong trường. Nơi đây là ột đại sảnh lớn với rất nhiều căn phòng hai bên. Bọn họ rất nhanh đi đến phòng của hiệu trưởng nằm ở góc cuối đại sảnh này.

– Mấy cậu tới rồi à, Vào đi.

Giọng hiệu trưởng Lê Anh Tuấn nhàn nhạt vang lên. Cả đám Phạm Ngọc nghe thế mở cửa bước vào. Thầy quản sinh thấy thế thì đi trở về.

– Cạch.

Cánh cửa đóng lại sau lưng, bọn Phạm Ngọc kinh ngạc nhìn căn phòng rộng lớn hoa lệ trước mắt. Đây là lần đầu tiên bọn họ bước vào trong căn phòng của hiệu trưởng.

Bàn đá quý, ghế cổ mộc được chạm khắc các họa hình tinh xảo. Trần nhà là một mái vòm lớn mô tả sinh động quang cảnh của Vũ trụ với hàng ngàn tinh tú tỏa sáng giữa màn đêm.

Đặc biệt ở bức tường đối diện có rất nhiều ô lưu ký khổ lớn được trang trí đẹp dễ như những khung tranh thời cổ đại. Hiệu trưởng Lê Anh Tuấn đang đứng quay lưng lại phía bọn họ, ngắm nhìn những ô lưu ký đó. Thỉnh thoảng ông còn chạm tay vào một vài chỗ để những hình ảnh trên đó lướt qua.

Ngay sau bên cạnh ông là Nguyễn Đức Khoa đang đứng chăm chú nhìn.

– Các cậu, mau đến gần đây.

Hiệu trưởng bỗng lên tiếng gọi. Cả đám Phạm Ngọc tiến đến đứng ngay phía sau ông. Tất cả đều quay sang đánh mắt với Nguyễn Đức Khoa nhưng tên này lắc đầu tỏ vẻ cũng không biết gì.

– Chắc các cậu thắc mắc tại sao tôi cho gọi các cậu lên đây, phải không?

Hiệu trưởng vẫn không quay ra mà nhàn nhạt hỏi. Cả bọn thấy thế cũng im lặng gật đầu.

– Các cậu chắc ai cũng biết đến hay nghe đến cái gọi là hào khí Thăng Long chứ? Mấy tên giáo viên ngày nào mà chẳng nhắc như con vẹt đúng không? Minh Châu, cô nói thử xem.

Bị gọi bất ngờ Minh Châu vẫn thản nhiên bước lên, ánh mắt đầy tự tin.

– Hào khí Thăng Long không chỉ là một tên gọi, một tinh thần, nó còn là một phong trào tu tập của cả Nam Thuỷ. Sở dĩ nói như vậy vì nó căn cứ vào đặc tính lịch sử đấu tranh hào hùng của chúng ta hơn mười ngàn năm nay. Nó nói nôm na là tinh thần bất khuất. Chúng ta không phải Hoàng Long, càng không phải Long Vương mà là Thăng Long, một con rồng bay lên.

Hào khí này chính thức bộc phát vào bảy ngàn năm trước sau khi trái đất thoát khỏi lần xâm chiếm đầu tiên. Khi đó nội bộ giới cầm quyền chia rẽ, trái đất hỗn loạn, xảy ra tình cảnh chiến tranh ác liệt. Nội bộ Nam Thuỷ bị xâm chiếm, cát cứ gần hết. Các thế lực lớn mọc lên như nấm. Phong trào tu tập bắt đầu được khai thác rầm rộ nhưng đi vào con đường hiếu chiến.

Lúc ấy một làn sóng gọi là Hào khí Thăng Long đẫn đầu bởi hai vị Võ Việt Nam và Nguyễn Thăng Long nổi lên đã thu hút được hàng ngàn người tham gia. Tôn chỉ của họ là tu luyện dưới mái nhà chung.

Họ dựa vào kiến thức tu tập, đạo lý của thời xa xưa kết hợp với kiến thức mới đã có bước nhảy vọt về chất trong tu luyện, tạo ra rất nhiều người mạnh đứng đầu trái đất người ta gọi là Thăng Long Thập Đại. Trong đó hai vị sáng lập thậm chí đạt đến cấp Nguyên Tinh bậc cao. Một vị trở thành nguyên lão đầu tiên của Liên Minh, một người trở thành đại nguyên soái của cả Liên minh.

– Ồ

Nghe Minh Châu nói lưu loát một hơi cả đám Phạm Ngọc đâm ra kinh ngạc. Không ngờ cô ả khá lạnh lùng và kì dị này lại có kiến thức uyên thâm như thế.

Sau đó cả đám lại tập trung lắng nghe.

– Đến cách đây hơn ba ngàn năm, Liên minh lại bước vào thời kì nguy hiểm khi có bàn tay xâm lược của hai bộ lạc di dân Vũ trụ là hai tộc Ba Răng và Giáp Kim. Hai Bộ lạc này chỉ chừng hai ngàn người nhưng rất mạnh mẽ và hung hãn. Đầu lĩnh của chúng đều đạt tới cấp Nguyên Tinh bậc chín. Quân đội phòng vệ trái đất với nhân số hơn triệu người vừa gặp chúng liền bị hủy diệt. Trận đánh đó Kim Tinh bị phá nát. Hệ mặt trời bị chiếm đóng chỉ còn lại trái đất trơ chọi. Ánh Thái Dương cũng bị bọn chúng dùng một phương pháp kỳ quái ngăn cách. Trái đất lâm vào tối tăm.

Bên cạnh đó, thời kỳ này xung đột các thế lực trái đất trở nên vô cùng gay gắt. Nội ngoại đều có nguy cơ bùng nổ đại chiến.

Trái đất đứng trước nguy cơ bị thôn tính, con người bị nô dịch, thậm chí là diệt chủng.

Chính lúc đó các cường giả ẩn thế khắp nơi đã xuất hiện và thực hiện một cuộc kháng chiến cùng cải cách rầm rộ ở khắp mọi nơi.

Trong đó ở Nam Thuỷ lại nổi lên Hào khí Thăng Long tưởng chừng đã bị quên lãng. Các cường giả thuộc phong trào này đã tận lực góp sức kháng ngoại tộc, ổn định tình hình liên minh còn rời rạc cũng như kết nối hoà hảo với một vài Liên minh gần nhất cùng dưới trướng Liên Minh Tinh Ngư.

Nhờ đó Liên Minh Tinh Ngư đã chịu can thiệp bằng quyết định một cuộc quyết chiến vận mệnh, cũng chính là cuộc chiến Cận Tinh mọi người được học trong sách.

Trong cuộc chiến khốc liệt đó, hơn bốn ngàn người đã tham gia. Chiến đấu khiến trời long đất nở. Cận Tinh bị cày nát chìm trong nham thạch phun trào và phóng xạ. Nhưng cán cân lại nghiêng về phe địch.

Bên trái đất hơn hai ngàn người đã chết gần một nửa, cuộc chiến rơi vào tình thế hiểm nguy.

Khi đó, bỗng một tiểu đội gần trăm người của Hào Khí Thăng Long cảm tử xông vào trung tâm của địch đã tạo ra sự đột phá mới. Bọn họ tuy Hi sinh hết nhưng cũng làm tổn thương nặng nề quân địch. Đặc biệt giây phút cuối một vị thủ lĩnh của đám bọn họ đã hi sinh thân mình kéo theo hai tên đầu lĩnh Ba Răng và Giáp Kim chết chung đã tạo ra bước ngoặt của cuộc chiến. Nhân loại trái đất nhờ đó có được thắng lợi dù là thảm hại. Vị kia chắc ai trong chúng ta cũng biết…

Minh Châu ngừng lại. Đám Phạm Ngọc đã giỏng tai lên chờ đợi. Những sự thật quá kinh thiên mà họ chưa biết. Xem ra cái hào khí Thăng Long kia không phải chuyện đùa.

– Ừm Minh Châu có kiến thức rất tốt. Trận chiến đó là trận chiến đáng sợ nhất của toàn nhân loại từ trước tới nay. Thực ra những điều này có rất nhiều phần bị chìm trong đống tư liệu nên người ta làm biếng lục lại. Còn về vị kia thì để ta nói vậy.

Hiệu trưởng Lê Anh Tuấn tự nhiên cắt ngẩng, giọng đầy hồi ức. Cả đám học sinh ngay cả Minh Châu cũng tập trung lắng nghe.

– Vị đó chắc mọi người Nam Thuỷ đều biết tên, Anh hùng của toàn Liên minh, Đại Nguyên soái Dã Tượng.

Hiệu trưởng Lê Anh Tuấn nói xong thì cả đám ngoại trừ Phạm Ngọc đều há hốc miệng kinh ngạc. Bọn họ từ nhỏ được học nhiều nhất, quen thuộc nhất không phải là cái tên này sao?


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.

 Bình luận