Một vụ va chạm nhẹ ư? Becker nghĩ thầm, nhớ lại lời kể của viên tnmg uý, và kiểm tra những ngón tay của ông ta. Không hề có chiếc nhẫn vàng nào cả. Anh chạm nhẹ vào cánh tay của ông già không cử động.
– Thưa ông! – Xin lỗi cho tôi hỏi…?
Becker thử lại một lần nữa, nói to hơn.
– Thưa ông!
Ông già cựa mình.
– Mấy giờ rồi?
Ông ta từ từ mở mắt và nhìn Becker. Rõ ràng ông ta tức giận vì bị làm phiền.
– Anh muốn gì?
Đúng rồi, Becker nghĩ, một người Canada nói tiếng Pháp! Anh mỉm cười với ông già.
– Tôi có thể phiền ông vài phút không ạ?
Mặc đù tiếng Pháp của anh rất hoàn hảo, nhưng anh nói bằng thứ tiếng mà anh cho là ông ta không giỏi lắm, tiếng Anh. Thuyết phục một người lạ cho mượn một chiếc nhẫn vàng thì phải khôn khéo một chút! Becker có thể làm bất cứ điều gì có thể.
Sự im lặng bao trùm khá lâu trước khi ông già lấy lại được tỉnh táo ông ta quan sát xung quanh và dùng những ngón tay dài vuốt bộ ria mép bạc phơ. Cuối cùng ông ta lên tiếng, đó là thứ tiếng Anh giọng mũi the thé.
– Anh muốn gì?
– Thưa ngài! – Becker nói thật to như đang nói chuyện với người điếc – Tôi muốn hỏi ngài vài câu.
Ông già ngạc nhiên trừng trừng nhìn David.
– Anh có bị làm sao không đấy?
Becker tức giận, tiếng Anh của ông già không chê vào đâu được. Ngay lập tức anh vứt bỏ vẻ mặt trịnh thượng.
– Tôi xin lỗi vì làm phiền ngài, nhưng hôm nay ngài có tình cờ có mặt tại Plaza de Espana không?
Ông già nheo mắt lại.
– Anh là người của Hội đồng thành phố hả?
– Không ạ, thực ra tôi….
– Hay từ văn phòng du lịch?
– Không, tôi….
– Này, tôi biết vì sao anh đến đây đấy! – Ông già gượng ngồi dậy.
– Tôi không dễ bị hăm doạ đâu! Tôi đã nói rồi, tôi đã nói hàng nghìn lần
– Pierre Cloucharde luôn viết về cuộc đời này theo đúng cái cách mà ông ta sống ở đời.
Mấy quyển sách hướng dẫn du lịch tạp nham của các anh thì thế nào cũng được. Nhưng tờ Montreal Times không phải để cho thuê! Tôi từ chối!
– Tôi xin lỗi, thưa ngài. Tôi không dám coi thường…
– Đồ rác rưởi! Tôi hiểu lắm chứ! – Ông già hươ hươ bàn tay xương xẩu về phía Becker, miệng nói oang oang
– Anh không phải là người đầu tiên! Moulin Rouge, bọn chúng cũng làm thế ở lâu đài Brown, cả Golfigno ở Lagos cũng thế! Nhưng cái gì đã được đăng trên báo chí? Sự thật! Đó là món Wellington kinh tởm tôi chưa bao giờ ăn. Đường hầm bẩn thỉu nhất mà tôi được nhìn thấy! Và bãi biển đầy đá lởm chởm nhất mà tôi đã từng bước chân tới! Bạn đọc của tôi không thể cần sự thật!
Các bệnh nhân ở các giường gần đó bắt đầu ngồi dậy để xem cái gì đang diễn ra. Becker nhìn xung quanh sợ một cô y tá nào đó có thế xuất hiện. Anh không hề muốn bị người ta tống cổ ra khỏi chỗ này chút nào.
Cloucharde tiếp tục la hét ầm ĩ.
– Điều tồi tệ nhất là nhân viên cảnh sát ở đây! Hắn bắt tôi trèo lên chiếc xe máy của hắn! Anh nhìn xem tôi có còn ra người nữa không?
– Ông ta cố giơ bên cổ tay bị thương lên.
– Bây giờ thì ai viết các bài cho tôi đây?
– Thưa ngài, tôi…
– Đi đây đi đó suốt 43 năm trời tôi chưa bao giờ cảm thấy khó chịu như bây giờ! Nhìn chỗ quái quỷ này xem! Anh có biết là chuyên đề tôi phụ trách rất…
– Thưa ông! – Becker giơ cả hai tay làm dấu tạm ngừng – Tôi không quan tâm đến chuyên đề báo của ông; tôi là nhân viên Lãnh sự Canada. Tôi đến đây để giúp ông.
Bỗng nhiên cả căn phòng trở nên im lặng. Ông già nhìn người thanh niên lạ mặt đầy ngờ vực.
Becker nói khẽ.
– Tôi đến đây để xem có giúp gì được không. Chẳng hạn như lấy cho ông một chút Valium.
Sau một lúc im lặng, người Canada nói.
– Lãnh sự quán? – Giọng của ông ta trở nên mềm mỏng hơn.
Becker gật đầu.
– Vậy ra anh không đến đây vì bài báo của tôi?
– Không, thưa ngài.
Dường như cơn giận dữ bỗng bùng lên trong con người Pierre Cloucharde. Nhưng ông từ từ nằm xuống đống gối. Trông cực kỳ đau khổ.
– Tôi tưởng anh là nhân viên Hội đồng thành phố… định thuyết phục tôi đến…
– Đầy vẻ thất vọng, ông ta ngước nhìn lên
– Nếu không phải vì bài báo của tôi thì tại sao anh lại đến đây?
Một câu hỏi hay, Becker nghĩ thầm và lại mơ tưởng về Smoky Mountains.
– Chỉ là một cuộc viếng thăm ngoại giao thân mật thôi.
– Anh nói dối.
Ông già ngạc nhiên:
– Một cuộc viếng thăm ngoại giao?
– Đúng vậy thưa ngài, tôi chắc rằng ngài hiểu vấn đề ở đây. Chính phủ Canada làm hết sức mình để bảo vệ công dân của mình không phải chịu bất cứ phiền toái nào ở những quốc gia, à, nên dùng từ gì nhỉ, những quốc gia không được phát triển cho lắm.
Cặp môi mỏng dính của Cloucharde hé mở trông giống như một điệu cười mỉm.
– Nhưng mà… rất thú vị.
– Ông là một công dân Canada đúng không?
– Tất nhiên rồi. Tôi thật ngốc. Hãy tha lỗi cho tôi. Những người ở vị trí như tôi thường được đối xử một cách… tôi nghĩ là anh hiểu.
– Vâng, thưa ngài, tôi hiểu. Đó là cái giá phải trả cho sự nổi tiếng.
– Đúng vậy
– Cloucharde thở dài. Ông là một kẻ tử vì đạo bất đắc dĩ nay buộc phải tha thứ cho số đông.
– Anh có tin nổi rằng một nơi ghê tởm như thế này lại có ở trên đời không
– Ông đưa mắt nhìn xung quanh.
– Thật là một sự báng bổ. Thế mà người ta định để tôi ở đây suốt đêm nay đấy.
Becker nhìn xung quanh.
– Tôi hiểu. Ở đây thật kinh khủng. Rất tiếc tôi đã không thể đến sớm hơn.
Cloucharde có vẻ bối rối.
– Tôi không nghĩ là anh sẽ tới.
Becker thay đổi chủ đề.
– Hình như ông bị một vết toạc rất lớn ở đầu. Có đau lắm không?
– Không, không đau lắm. Sáng nay tôi đã uống thuốc rồi
– Đúng là làm phúc phải tội. Cổ tay tôi đau quá. Tên cảnh sát ngu xuẩn! Bắt một người ở tuổi tôi ngồi xe môtô. Không thể thông cảm được”
– Tôi có thể giúp gì cho ông không?
Cloucharde nghĩ một lúc, có vẻ hài lòng vì được quan tâm.
– Ô! thực ra… – ông nghẹo đầu sang phải rồi sang trái – Tôi có thể dùng chiếc gối khác được không?
– Không thành vấn đề – Becker lấy một chiếc gối ở giường gần đó và giúp ông già cảm thấy thoải mái hơn.
Ông già rất vừa ý.
– Tốt hơn rồi… Cảm ơn!
Becker nói:
– Pas du tout. (tiếng Pháp – Có gì đâu ạ)
– Ah! – Ông già mỉm cười thân thiện:
– Vậy ra anh biết nói ngôn ngữ của thế giới văn minh.
– Chỉ chút ít thôi ạ – Becker cười ngượng.
– Không vấn đề gì.
– Cloucharde nói – Chuyên mục của tôi nói về nước Mỹ, tôi nói tiếng Anh tốt lắm đấy.
– Tôi biết – Becker cười nói. Anh ngồi xuống mép giường của ông già.
– Bây giờ, nếu mấy câu hỏi của tôi không làm phiền ông, thưa ông Cloucharde, tại sao một người như ông lại đến một nơi như thế này? Ở Seville có những bệnh viện tốt hơn nhiều.
Cloucharde bực mình.
– Tên cảnh sát đó… Hắn kéo tôi lên xe máy rồi bỏ mặc tôi máu me như thế trên đường y như một con vật vậy. Tôi phải tự lết đến đây.
– Anh ta không đưa ngài đến một bệnh viện tốt hơn sao?
– Trên chiếc xe khủng khiếp đó à? Không, cảm ơn.
– Vậy sáng nay điều gì đã xảy ra vậy?
– Tôi kể hết cho viên trung uý rồi.
– Tôi vừa nói với anh ta và…
– Tôi hy vọng anh sẽ kỷ luật hắn! – Ông già cắt ngang.
Becker gật đầu.
– Theo những điều luật nghiêm khắc nhất. Cơ quan của tôi sẽ xem xét vấn đề này.
– Tôi cũng hy vọng là như vậy.
– Monsieur Cloucharde – Becker mỉm cười và lấy một chiếc bút trong túi áo của anh ra.
– Tôi sẽ gửi một kiến nghị lên thành phố. Ông giúp tôi chứ? Một người như ông sẽ là một nhân chứng tốt.
Cloucharde trông như chết đuối vớ được cọc khi thấy có người định ghi lại lời nói của mình. Ông ta ngồi dậy.
– Tại sao, ồ… tất nhiên rồi. Tôi rất lấy làm vinh dự.
Becker lấy ra một cuốn số ghi chép nhỏ và bắt đầu.
– Được rồi, bắt đầu từ sáng nay. Xin ông kể về vụ tai nạn.
Ông ta thở dài.
– Đó là một chuyện buồn. Có một người châu Á đáng thương bị ngã quỵ xuống. Tôi cố giúp anh ta, nhưng không kịp.
– Ông đã sơ cứu tim cho anh ta?
Cloucharde trông ngượng ngùng.
– Tôi e rằng tôi không biết cách. Tôi đã gọi xe cấp cứu.
Becker nhớ đến vết thương trên ngực của Tankado.
– Có phải các nhân viên y tế đã ép tim anh ta?
– Lạy chúa, không phải vậy – Cloucharae cười to
– Không có lý do gì để cứu một con ngựa chết. Người đàn ông đó đã chết trước khi xe cấp cứu đến. Họ kiểm tra mạch đập và chở ông ta đi, bỏ lại tôi với tên cảnh sát kinh khủng đó.
Thật kỳ lạ. Becker nghĩ, và anh băn khoăn không hiểu vết bầm đó từ đâu ra. Anh gạt nó ra khỏi đầu và tập trung vào vào vấn đề chính.
– Thế còn chiếc nhẫn? – Anh nói với giọng lạnh nhạt hết sức có thể.
Cloucharde ngạc nhiên.
– Viên trung uý nói với ông về chiếc nhẫn?
– Đúng anh ta có nói.
Cloucharde thực sự ngạc nhiên.
– Thật sao? Tôi nghĩ hắn ta không tin câu chuyện của tôi. Hắn quá lỗ mãng, có thể hắn cho rằng tôi nói dối. Nhưng chuyện đó có thật. Tôi xin cam đoan như vậy.
– Chiếc nhẫn bây giờ ở đâu? – Becker nhấn mạnh.
Cloucharde dường như không nghe thấy. Ông ta đờ đẫn nhìn vào khoảng không.
– Một vật trông rất lạ, những chữ viết trên đó không giống bất cứ ngôn ngữ nào mà tôi đã từng biết.
– Có thể là tiếng Nhật – Becker phỏng đoán.
– Hoàn toàn không phải.
– Vậy ông nhìn thấy dòng chữ đó?
– Lạy chúa, đúng thế! Khi tôi quỳ xuống định giúp anh ta, anh ta cứ dúi bàn tay vào người tôi. Anh ta muốn cho tôi chiếc nhẫn đó.
Thật khủng khiếp, đôi bàn tay của anh ta bị dị dạng.
– Và ông đã lấy chiếc nhẫn đó?
Cloucharde mở to mắt.
– Gì? Tên trung uý đó nói với anh như thế sao? Rằng tôi lấy chiếc nhẫn?
Becker hơi bối rối.
Cloucharde quát to:
– Tôi biết là hắn ta không hiểu tôi nói gì mà! Lại tai nọ xọ tai kia. Tôi nói với anh ta rằng người Nhật đó đã đưa chiếc nhẫn, nhưng tôi không nhận. Tôi không muốn lấy bất cứ thứ gì của một người đang hấp hối. Chúa ơi, chỉ ý nghĩ đó thôi…
Becker bắt đầu thấy căng thẳng.
– Vậy ông đã không lấy chiếc nhẫn đó?
– Lạy chúa, không!
Becker thấy bụng đau nhói.
– Vậy thì ai đã lấy chiếc nhẫn?
Cloucharde bực bội nhìn Becker.
– Tên người Đức! Tên người Đức đã lấy chiếc nhẫn. Tên người Đức ở trong công viên! Tôi đã nói với cảnh sát về hắn! Tôi từ chối chiếc nhẫn nhưng tên phát xít đó lại lấy.
Becker viết vào cuốn sổ. Trò chơi đã kết thúc. Có một vấn đề ở đây.
– Vậy tên người Đức đã lấy chiếc nhẫn đó?
– Đúng vậy!
– Ông ta đã đi đâu?
– Tôi không biết. Tôi chạy đi báo cảnh sát. Khi tôi trở lại hắn đã đi mất.
– Ông có biết hắn là ai không?
– Một khách du lịch.
– Ông có chắc không?
– Cả đời tôi nghiên cứu về du lịch mà – Cloucharde ngắt lời.
– Nhìn thoáng qua là tôi biết ngay. Hắn và bạn gái hắn đang đi dạo trong công viên.
Becker càng thấy bối rối hơn.
– Bạn gái sao? Có một người đi cùng tên người Đức đó?
Cloucharde gật đầu.
– Một cô gái gọi, tóc đỏ tuyệt đẹp, lạy Chúa! Rất xinh đẹp.
– Gái gọi – Becker sửng sốt – Tức là gái điếm à?
Cloucharde nhăn mặt.
– Đúng, nếu anh thích cái từ thô tục đó.
– Nhưng… viên trung uý kia không nói gì về…
– Ồ tất nhiên là không rồi! Tôi không nhắc đến cô gái đó.
Cloucharde xua tay.
– Họ không phải là tội phạm… Thật vô lý nếu họ bị coi như những tên trộm”
Becker vẫn chưa hết bàng hoàng.
– Có ai ở đó nữa không?
– Không, chỉ có ba chúng tôi thôi. Trời rất nóng.
– Và ông cho rằng cô gái đó là gái điếm?
– Đúng vậy. Không một phụ nữ nào đẹp như vậy lại đồng ý cặp với tên đó, trừ khi cô ta được trả cao! Chúa ơi! Hắn trông quá béo! Một tên người Đức mồm rộng, béo phì và đáng ghét – Cloucharde nhăn mặt lại khi ông thay đổi tư thế. Nhưng ông nén cơn đau và tiếp tục nói – Tên người Đức đó trông giống như một con thú, nặng ít nhất 135 kg.
Hắn ghì cô gái đáng thương như thế sợ cô ta chạy mất. Tôi không đổ lỗi cho cô gái. Ý của tôi là, hắn vòng tay ôm chặt cô ta, cứ như thể hắn bao cô ta cả tưần với giá 300 đô la. Chính hắn là kẻ đáng phải chết chứ không phải là người châu Á đáng thương kia – Cloucharde hít lấy hơi, và Becker liền hỏi:
– Ông có biết tên của hắn không?
Cloucharde nghĩ một lúc rồi lắc đầu.
– Tôi không biết – Ông ta lại nhăn mặt vì đau và nằm lại xuống gối.
Becker thở dài. Chiếc nhẫn vừa bốc hơi trước mắt anh. Ngài Strathmore hẳn sẽ không vui khi biết tin này.
Cloucharde vỗ nhẹ vào trán. Sự nhiệt tình của ông đã hết.
Trông ông rất mệt mỏi.
Becker cố gắng theo cách khác.
– Ông Cloucharde, tôi muốn biết về tên người Đức và cô gái đó. Theo ông thì họ ở đâu?
Cloucharde nhắm mắt lại, không còn chút sức lực nào, hơi thở yếu dần.
– Bất cứ điều gì – Becker nhấn mạnh – Tên của cô gái?
Nhưng chỉ có sự im lặng kéo dài.
Cloucharde day nhẹ thái dương bên phải. Trông ông thực sự kiệt sức.
– À,… không, tôi không chắc… – Giọng ông ta phều phào.
Becker cúi xuống phía ông.
– Ông ổn chứ?
Cloucharde hơi gật đầu.
– Ổn thôi…chỉ một chút… có lẽ do phấn khích quá… – ông nói.
– Hãy nghỉ đi ông Cloucharde – Becker hối thúc. – Điều này rất quan trọng.
Cloucharde nhăn mặt.
– Tôi không biết… cô gái đó… tên kia gọi cô ta là… – ông nhắm mắt lại và rên rỉ.
– Tên cô ta là gì?
– Tôi không nhớ nổi… – Cloucharde uể oải.
– Hãy nghĩ xem? – Becker thúc giục. – Quan trọng lắm đấy. Tài liệu của lãnh sự quán càng đầy đủ càng tốt. Tôi cần dẫn chứng câu chuyện của ông bằng những câu nói của các nhân chứng khác. Bất cứ thông tin nào của ông cũng giúp tôi tìm ra họ….
Nhưng Cloucharde không nghe thấy gì hết. Ông ta đang dùng khăn chấm nhẹ lên trán của mình.
– Tôi xin lỗi… có lẽ ngày mai….
Trông ông như đang buồn nôn.
– Ông Cloucharde, điều này rất quan trọng. Nếu ông nhớ được ngay bây giờ thì rất tốt – Becker đột nhiên nhận thấy minh đang nói quá to. Mọi người ở các giường gần đó vẫn đang quan sát cả hai người. Ở phía góc xa, cô y tá xuất hiện, bước qua cửa và sải bước đến chỗ họ.
– Bất cứ điều gì… – Becker nhấn mạnh.
– Tên người Đức gọi cô gái là…
Becker lắc nhẹ ông già, cố gắng làm cho ông ta tỉnh lại.
Đôi mắt của Cloucharde loé sáng một chút.
– Tên cô gái… Ở lại với anh, fella… Dew…
Cloucharde lại nhắm mắt. Cô y tá đã đến, trông rất giận dữ.
– Dew – Becker lắc cánh tay ông già.
Ông ta rên rỉ.
– Hắn gọi cô gái là… – Cloucharde lẩm bẩm, rất khó nghe rõ.
Cô y tá chỉ còn hơn 3 mét nữa là đến nơi, và đang giận dữ réo gọi Becker bằng tiếng Tây Ban Nha. Becker không nghe thấy gì cả.
Mắt của anh còn đang nhìn chằm chằm vào môi của ông già. Anh lắc ông ta một lần cuối khi cô y tá túm lấy anh.
Cô y tá nắm lấy vai Becker. Cô kéo anh ra ngay khi đôi môi của ông già hé mở.
Một từ thoát ra khỏi miệng của ông già, nhưng không hẳn được phát âm. Đó là một tiếng thở dài. Giống như hồi tưởng xa xăm…
– Dewdrop…
Tiếng la rầy kéo Becker đi ra.
Dewdrop? Becker nghĩ. Cái tên quái quỷ gì thế nhỉ? Anh tránh khỏi cô y tá và quay xuống hỏi Cloucharde một lần cuối.
– Dewdrop? Ông có chắc không?
Nhưng Pierre Cloucharde đã lịm đi.