Tang lễ diễn ra rất trọng thể. Sau lời thuyết giáo, Đức giám mục gợi lại mấy kỷ niệm giữa người quá cố và ông. Sau đó ông mời mục sư Don Calhoun lên đọc điếu văn.
Cho đến hôm nay, Will chưa lần nào có dịp trông thấy Calhoun. Mục sư bận một bộ đồ may rất khít, cà vạt đen và sơ mi trắng tinh. Anh nhớ một nhà báo đã mô tả ông ta là một người “thông minh, có sức hấp dẫn và không dễ gì lay chuyển”.
Bíu chặt vào mép bàn, ông nhìn chăm chăm vào mọi người.
– Thưa các bạn – Ông bắt đầu nói, giọng ông vang lên và dội lại từ các bức tường – Jim Winslow hiểu hơn ai hết nguyên nhân của những khó khăn mà đất nước ta đang phải chịu đựng. Những khó khăn ấy bắt nguồn từ tình hình hiện tại: đó là chúng ta có quá nhiều lãnh đạo không có đạo đức. Bọn sát nhân và buôn bán ma tuý nhởn nhơ sống giữa chúng ta mà không hề bị trừng phạt. Do lỗi lầm của một nên pháp chế quá khoan dung và những vị quan toà quá độ lượng.
Calhoun ngưng lại một lát, một cái ngưng cố ý.
– Nếu Jim còn sống, chắc chắn ông ấy sẽ làm một cái gì đấy ở Thượng viện để cứu vãn tình thế.
Vài người vỗ tay lẹt đẹt, nhưng xung quanh xuỵt bảo im.
Calhoun lại nói tiếp.
– Đó là lý do vì sao chúng ta có bổn phận phải thắp sáng ngọn đuốc đã bị dập tắt và đưa nó tới chiến thắng, vì sao chúng ta có bổn phận là phải hướng nước Mỹ tới một tương lai tươi sáng.
Calhoun cúi chào rồi lui về phía sau. Dàn đồng ca cất tiếng hát một bài nhạc điếu trong khi linh cữu được từ từ khiêng ra.
Khi ra khỏi nhà thờ, ông Billy ghé sát vào tai Will.
– Đối với Calhoun, rồi đây sẽ là một cuộc chiến sinh tử. Ta không chắc là ta có muốn ở vào địa vị của con lúc này không?
– Cả con cũng thế, thưa ba – Will đáp.
***
Mickey Keane bước vào một khách sạn ở đường Peach Tree. Người anh hẹn đáng đợi anh ở quầy rượu.
– Chào Dave – Keane nói.
Thanh tra Dave Haynes xiết chặt tay anh.
– Khỏe chứ, Mick?
– Cảm ơn, vẫn thế.
Họ chọn một bàn gần quầy bar.
– Cậu có hài lòng về công việc không? – Dave hỏi.
– Hơn cả điều cậu tưởng. Pearl là một người thật thà. Dựa vào điều tra của ông ta, tớ đã lần theo mấy dấu vết nhưng không ăn thua. Ngoài thành phố có gì mới không Dave?
– Có một chuyện kỳ quặc.
– Kể tớ nghe đi.
– Jim Winslow đã bị truỵ tim trong một buổi tập chạy buổi sáng.
– Thế thì có gì lạ, trước đây chẳng đã có những người bị như thế rồi sao?
Nhưng thường thường những người ấy hay bị tác động mạch. Còn khám cho Winslow, người ta thấy động mạch của ông ấy rất tốt.
– À! Thế bác sĩ khám nghiệm bảo sao?
Một lời giải thích rắc rối nói dối khi người ta có thể bị đột tử một cách kỳ quặc vì một cơn rối loạn tim.
– Vậy tại sao cậu còn phải đi tìm một lời giải thích khác? Hay còn có điều gì nghi vấn?
– Thế này nhé. Sáng sớm nào Winslow cũng chạy. Điều đó ai cùng biết. Vậy nếu muốn hại Winslow thì cậu chọn lúc nào?
– Cứ nói tiếp đi.
Hai người đã tìm thấy ông ta. Một người là láng giềng của ông. Người này đang đi xe và dừng sau chỗ ngoặt thì người ấy trông thấy người thứ hai – người này cùng chạy buổi sáng – đang ghé tai xuống ngực nạn của Winslow.
– Một hành động rất tự nhiên khi gặp những trường hợp như thế.
– Đương nhiên, nhưng cái gã thứ hai ấy lại úp mũ trùm đầu và đeo cặp kính đen to bự. Mà buổi sáng hôm đó trời lại nóng và ẩm ướt. Rồi gã kính đen ấy chạy đi gọi xe cấp cứu và… biến mất.
– Cậu có nhận dạng gì của gã ấy không?
– Chẳng nhiều nhặn gì lắm. Một gã to lớn, mang ria mép và mặc áo khoác ngoài kín từ đầu tới chân.
– Thế có tiếng nói trong băng ghi âm gọi cấp cứu không?
– Một câu rất ngắn: “Một người đang chạy bị đột quỵ ở Northside Driver… Cần ngay xe cấp cứu”. Người gọi nói giọng ở quê, nhưng phát âm rành rọt, y như kiểu người ta dậy phát âm trong quân đội ở miền Nam.
Giả bộ giọng nghiêm trang, Keane nhìn Dave rồi nói:
– Cậu có thấy nghi ngờ đó của cậu là quá quắt không?
– Lạ lùng thật. Khi tớ nêu giả thiết nghi ngờ về cái chết của Winslow thì chính ông đại uý quý mến của chúng ta cũng đưa ra một câu y hệt như câu cậu vừa nói.
Đặt nĩa xuống bàn, Dave nói tiếp:
– Ôi! Mẹ kiếp, tớ biết thế cũng chưa đủ để ta mở một cuộc điều tra. Nhưng dù sao, nó cũng gợi cho ta làm một cái gì đó, hơn là chi tiến hành một cuộc mổ tử thi bình thường theo thủ tục.
Dave nhìn Keane, thấy có vẻ như anh ta đang để tâm ở đâu đâu. Nhìn theo hướng mắt của bạn, anh thấy Keane đang mải ngó vào chiếc ti vi treo trên quầy bar. Đó là giờ phát thời sự và trên màn hình, mục sư Don Berverly Calhoun đang nói.
– Hừm! Lạ thật. Cứ mọi lần mình quan tâm đến việc gì – Keane nói – Thì y như rằng lại thấy mặt ông ta ở quanh. Trước khi Manny Pearl bị bắn thì quân của ông ta vây kín trước hiệu sách. Đến khi đám phụ nữ của ông ta làm ầm ĩ trước cửa bệnh viện phá thai thì ngay lập tức, một bác sĩ cùng một nữ y tá bị hạ gục. Bây giờ, cậu nói Winslow có thể bị sát hại thì mình lại thấy vị mục sư đáng kính của chúng ta sẵn sàng nhảy lên sân khấu!
– Vậy thì ông bạn Mickey – Dave mỉm cười nói – Ông không thấy giả thiết của tôi quá quắt chứ?
– Chứ lại không à? – Keane cùng mỉm cười đáp lại – Nhưng điều đó cũng không ngăn được tớ đặc biệt ghê tởm những sự trùng hợp lạ lùng đó…
– Tớ hiểu cậu muốn nói gì – Dave tợp nốt cốc rượu. Rồi anh đứng dậy, vỗ vai Keane.
– Thôi, chúc cậu may mắn!
– Tớ không nghĩ là chúng mình còn chuyện khác, phải không Dave?
***
Đứng trong nhà thờ đông nghịt người, Mickey Keane chào những nhà báo anh quen thuộc. Không một ai hỏi anh tại sao anh lại có mặt ở đây và như thế càng tốt cho anh.
Dave ngước mắt. Một nhóm người vừa bước vào và lên ngồi trên bục. Anh lập tức chú ý tới một người ngồi cạnh mục sư Don Berverly Calhoun. Trong ông ta rất ấn tượng: cao gầy, tóc muối tiêu cắt ngắn, bộ điệu đặc sệt dân nhà binh.
– Ông kia là ai đấy anh? – Chỉ tay vào người ấy, Keane hỏi một nhà báo anh quen.
– À, đại tá Stuart Willingham – nhà báo trả lời – Một tay thủy quân lục chiến có thâm niên. Lão ta sang Việt Nam và gặp một số rắc rối ở bên ấy: lính của lão ta bị tổn thất quá nhiều. Hình như đơn vị của lão chuyên làm những nhiệm vụ đặc biệt thì phải, hay một cái gì đại loại như thế. Lão cũng đã bị xử kín trước toà án binh và ít lâu sau được về hưu. Rồi từ đó hắn tham gia nhóm “Những người Mỹ cho một nền quốc phòng mạnh”, nghe đâu cũng là một chỉ huy tay trái hay tay phải gì có cỡ đấy…
– Chào các quý bà, quý ông…
Một tiếng nói cất lên, vang trong nhà thờ, làm mọi người im lặng.
Con người oai vệ đứng trên bục giảng đưa mắt nhìn cử toạ khắp lượt và nụ cười rạng rỡ nở trên môi.
– Tôi là Willingham – Ông ta nói – Chủ tịch hội đồng Nhà thờ Đồi Thánh, với sự tiếc nuối vô hạn, xin thông báo là sáng nay, Hội đồng chúng tôi đã chấp nhận lời xin từ chức của mục sư Calhoun trên ba chức vụ: mục sư của nhà thờ chúng ta, chủ tịch trường Đại học Đức tin và giám đốc mạng truyền hình cáp, đài truyền hình Đức tin.
Willingham ngưng một lát để làm tăng thêm hiệu quả cho lời nói.
– Tuy nhiên, có một điều đã làm giảm đi sự nuối tiếc của chúng ta: đó là chúng tôi nhận thấy rằng, nếu trở thành một Thượng nghị sĩ, chắc chắn mục sư Calhoun sẽ có nhiều đóng góp có ích vào quyển lợi của toàn bang cũng như liên bang của chúng ta. Và bây giờ, tôi vui mừng được giới thiệu với các vị mục sư Don Berverly Calhoun.
Calhoun tiến lại bục giảng.
– Xin chào các vị – Ông ta sôi nổi nói – Tôi muốn các vị biết rằng đây là lần cuối cùng tôi ra mắt các vị với tư cách mục sư. Từ mai, tôi chỉ đơn giản là Don Beverly Calhoun, ứng cử viên vào Thượng viện.
Calhoun im lặng có vẻ như muốn chờ đợi một tràng vỗ tay. Nhưng thấy mọi người im lặng, ông ta với nói tiếp:
– Từ hôm nay, tôi xin thôi mọi mối liên hệ với Nhà thờ Đồi Thánh, trưởng Đại học Đức tin và đài truyền hình Đức tin. Ngày mai tôi sẽ có buổi thuyết giáo từ biệt. Còn bây giờ, tôi sẵn sàng trả lời câu hỏi của các vị.
Ông mời một phóng viên ngồi hạng ghế đầu.
– Ông Ed?
– Thưa ông Calhoun – Người phóng viên nói – Năm ngoái, ông cho xây một ngôi nhà một nghìn ba trăm mét vuông trong khuôn viên trưởng đại học Đức tin, và có tin đồn là tốn tới hơn hai triệu đô la. Bây giờ, không còn là chủ tịch trưởng nữa, ông có bỏ toà nhà ấy không?
Calhoun cười đáp:
– Không, ông Ed. Tôi sẽ mua lại của trưởng đại học.
– Nhưng thưa ông – Người phóng viên ngắt lời Calhoun – Ông vừa cho biết lương giáo khu cấp cho ông chỉ có chín mươi nghìn đô la mỗi năm. Bây giờ ông đã từ chúc, vậy ông lấy tiền đâu đề mua ngôi nhà ấy?
– Nhà trường đồng ý cho tôi cầm cố.
– Điều kiện cầm cố thế nào, thưa ông?
– À, cái đó chúng tôi chưa thương lượng cụ thể.
Rồi để lẩn tránh câu hỏi sau đó có thể nguy hiểm, Calhoun ngoảnh về một phóng viên trẻ của mục tin tức đài truyền hình Đức tin.
– Còn chàng trai, anh muốn hỏi gì ta?
– Thưa ông Calhoun – Tay phóng viên trẻ nói – Trong cuộc vận động tranh cử, mục tiêu và chương trình của ông là gì?
– À, tôi rất vui vì cuối cùng người ta cùng hỏi tôi về một vấn đề chính trị – Calhoun lục khục nói – Chương trình của tôi nhằm…
Rồi ông ta tuôn ra cái điệp khúc muôn thuở mà có lẽ mọi người đã nghe chán tai. Keane thấy đã đến lúc phải bắt tay vào hành động theo đúng như kế hoạch mà anh và Manny Pearl đã bàn trước.
Trong khi Calhoun tiếp tục những lời mù mờ và lộn xộn của ông ta thì Keane bước lại một cửa sổ ở ngách nhà thờ và liếc mắt nhìn ra ngoài. Một chiếc xe ca lớn đã đỗ ngang đường gần đây. Keane mở cửa, thò nửa người ra ngoài và ra hiệu cho ai đó là mọi sự vẫn diễn ra bình thường. Manny Pearl bước xuống xe và giương lên một tấm biểu ngữ trên có hàng chữ: “Hãy tách nhà thờ với nhà nước! CTMDC!”. Theo sau Pearl là hơn chục cô gái trẻ đẹp, cô nào cùng trần xì một chiếc bikini nhỏ tí xíu và cũng giương những biểu ngữ với hàng chữ giống như trên.
Trong khi ở bên trong Calhoun vẫn không ngớt ba hoa thì một kỹ sư âm thanh của một đài truyền hình địa phương tình cờ ngó ra ngoài cửa sổ.
– À! – Anh ta kêu lên – Lại đây coi!
Một số người tò mò đổ xô ra các cửa sổ.
– Cái gì đây? – Calhoun ngơ ngác hỏi to.
– Cho tôi ra với! – Một phóng viên vác camera, thúc khuỷu tay lúng túng, cố rẽ một lối đi tới cửa. Theo sau anh ta là cả một lô kỹ thuật viên, phóng viên các đài, báo.
Đứng trên một thảm cỏ trước sân nhà thờ, Mickey Keane cười phá lên khi ông thấy ông mục sư Calhoun hớt hải chạy qua. Ông ta đứng sững lại trước đám biểu tình. Các camera lập tức chĩa vào ông.
– Các người làm quái quỷ gì ở đây thế? – Calhoun quát hỏi.
– Thực ra chẳng có gì, thưa cha tôn kính – Manny Pearl mỉa mai – Chúng tôi chỉ có tí chút gọi là “đáp lễ” lại cha thôi. Lần trước cha đã cho biểu tình trước cửa hiệu của tôi. Thì bây giờ chúng tôi lại biểu tình trước cửa nhà thờ của cha.
Một lát sau, hai xe cảnh sát hú còi chạy tới, dừng lại trước sân nhà thờ, thắng rít đánh két một cái. Một viên cảnh sát người cao lớn bước xuống.
– Ông đội, ông hãy tống cổ bọn này đi cho tôi! Calhoun hét lên.
– Thôi nào, Manny – Viên đội nói – Cười thế là đủ rồi đây…
Nhưng đúng lúc ấy, cứ như là đã bố trí sẵn, một người đàn ông trẻ tay xách cặp bước tới.
– Xin lỗi ông đội – Anh ta nói – Tôi là luật sư Wilcox, người được ủy nhiệm của ông Pearl. Tôi muốn lưu ý ông những người này không vi phạm đất nhà thờ, mà họ đang đứng trên đường công cộng. Vả lại, dù bất cứ thế nào, họ cũng không làm cản trở giao thông, cả cho người, cả cho xe…
Một nhà báo ghé micro vào miệng Pearl.
– Thưa ông, CTMDC có nghĩa là gì?
– Thưa – Manny đáp – Đó là viết tắt của một khẩu hiệu chính trị (Pearl mỉm cười trước camera). Cả cậu có nghĩa là: “Chúng tôi muốn Don Calhoun!”
Sau ông, cả đám các cô gái vỗ tay.
– Chúng tôi muốn Don Calhoun! Chúng tôi muốn Don Calhoun! – Các cô gái đồng thanh hô lên.
Nét mặt viên đội cảnh sát bỗng sầm đi.
– Thôi – Ông ta hét to – Tất cả lên xe ca! Việc này sẽ ra toà xét sau!
Keane ôm bụng cố nén không phá ra cười. Trong khi Manny dẫn đội quân phái đẹp của ông ta ồn ã bước lên xe thì mục sư Don Beverly Calhoun mặt tím bầm cố kéo các con chiên của ông ta quay lại nhà thờ.