[Thập Niên 70] Tiểu Thợ May Xinh Đẹp

Chương 58


Lăng Hào ấm giọng nói: “Đừng gọi em là thầy giáo.”

Nói rồi cậu cũng mở cặp sách, lấy ra hai ba cục vôi trắng.

Cậu đưa cho Nguyễn Khê và Nguyễn Khiết mỗi người một cục, sau đó đặt tay lên tảng đá: “Tôi nhặt được trên núi, không có giấy bút thì có thể dùng, viết lên tảng đá kia đi, hết chỗ thì có thể lau đi viết lại.”

Nguyễn Khê bóp cục vôi trong tay, nhìn Lăng Hào cười: “Cậu suy nghĩ chu đáo ghê.”

Học tập quả thật không thể không viết, không có giấy bút thì cũng chỉ có thể tìm những thứ khác thay thế.

Lăng Hào đã đồng ý chuyện này với Nguyễn Khê nên cậu rất nghiêm túc. Từ xưa đến giờ cậu làm việc gì cũng đều như vậy, hoặc là không làm, đã làm thì phải làm cho tốt chứ không thể qua loa cho có được.

Cậu và Nguyễn Khê, Nguyễn Khiết ghé vào bên cạnh tảng đá, trước tiên là lật sách ngữ văn ra, hỏi ý kiến của Nguyễn Khê và Nguyễn Khiết: “Vậy bắt đầu học với môn ngữ văn trước nhé, các cậu thấy được không?”

Nguyễn Khê gật đầu: “Được.”

Nguyễn Khiết không có ý kiến, Nguyễn Khê nói được thì được.

Lăng Hào cầm sách ngữ văn lên xem một lúc, sau đó lại nhìn về phía Nguyễn Khê và Nguyễn Khiết, hỏi: “Hai cậu có biết hai mươi sáu chữ cái không?”

Nguyễn Khê không nghĩ nhiều, trực tiếp gật đầu với cậu: “Biết.”

Nguyễn Khiết lại do dự một lúc rồi nhỏ giọng nói: “Tôi chỉ nhớ a b c d e f g, những chữ khác không nhớ.”

DTV

Lăng Hào gật đầu với cô ấy, thế là cậu bắt đầu dạy từ hai mươi sáu chữ cái.

Cậu dạy phát âm trước, dự định dạy phát âm xong, chờ Nguyễn Khê và Nguyễn Khiết học thuộc lòng và viết chính tả thì sẽ dạy thêm kiến thức về phụ âm và nguyên âm. Tóm lại là bắt đầu từ số không, sau đó từng bước đi lên, không thể học một buổi mà giỏi ngay được.

Thời gian còn lại của buổi chiều, Nguyễn Khê và Nguyễn Khê cùng nằm bên cạnh tảng đá học bài. Trước tiên là nghe Lăng Hào giảng, sau đó hai người đọc sách giáo khoa rồi cầm cục vôi viết lên đá, mỗi chữ phải viết mười lần hoặc tám lần.

Thật ra Nguyễn Khê không cần học, nhưng cô phải giả vờ, cho nên vẫn rất nghiêm túc.

Nghiêm túc đến chạng vạng tối về đến nhà, cô mới hơi thả lỏng một chút, nhưng Nguyễn Khiết cũng không hề thả lỏng. Mặc kệ là cô ấy đi đường hay bắt đầu làm việc thì đều lẩm bẩm đọc chữ cái.

Lưu Hạnh Hoa rất tò mò cô ấy lẩm bẩm cái gì nhưng lại không nghe ra, nên bà cụ hỏi cô ấy: “Cháu đọc cái gì vậy?”

Nguyễn Khiết nghe tiếng thì lấy lại tinh thần, vội vàng nói: “À, bà nội, cháu đang học bài.”

Lưu Hạnh Hoa càng nghe càng không hiểu: “Học cái gì?”

Nguyễn Khiết nhìn về phía Nguyễn Khê, Nguyễn Khê liền lên tiếng giải thích: “Chính là học chữ ạ, học để biết nhiều thêm một chút.”

Điều này thì Lưu Hạnh Hoa hiểu, bà gật đầu tán thành: “Biết nhiều chữ là chuyện tốt.”

Tôn Tiểu Tuệ đúng lúc từ bên ngoài bước vào, nghe thấy cuộc đối thoại của ba người, bà ta không nhịn được tự lẩm bẩm trong bụng, con nhóc c.h.ế.t tiệt kia thật sự không có gì để nghĩ, hở ra là đi chơi lung tung, học nhiều chữ như vậy có lợi ích gì?

Không nói nó biết được bao nhiêu chữ, cho dù có biết một đấu* chữ thì cái đấu đó có thể biến thành một đấu lương thực sao?

(*) Dụng cụ đo lường ở một số nơi, dùng để đong đo hạt rời.

Nhìn những gia đình biết chữ ở nhà sàn, ở đây chẳng phải họ cũng nghèo đến mức phải mang dép rơm sao?

Bà ta lẩm bẩm rồi đi vào phòng chính, cẩn thận lấy ra mấy quả trứng gà trong giỏ xách trên tay rồi cất kỹ.

Hiện giờ tâm tư của bà ta đều dồn hết vào con trai cả Nguyễn Dược Tiến, không rảnh quan tâm đến Nguyễn Khiết. Chờ bà tích lũy đủ trứng gà để Nguyễn Dược Tiến đi tìm ông thợ may xin học, bà ta sẽ dành thời gian nhàn rỗi để chỉnh đốn con nhóc c.h.ế.t tiệt kia cũng không muộn.

Vì để Nguyễn Dược Tiến đi học thầy, mấy ngày liên tiếp Tôn Tiểu Tuệ đều ra ngoài mượn trứng gà. Khi nhiều khi ít, mỗi quả đều cất để dành, chất thành từng đống từng đống trong giỏ xách.

Nguyễn Khê không để ý Tôn Tiểu Tuệ đang làm gì, chủ yếu là cô không có tâm trí và sức lực để lãng phí với người mẹ hai này. Mỗi ngày cô đều đến nhà ông thợ may vào sáng sớm, buổi chiều lại tranh thủ thời gian cùng Nguyễn Khiết đi tìm Lăng Hào học.

Nguyễn Khiết tiếp thu mọi thứ rất chậm, nhưng cũng may cô ấy học rất nghiêm túc, không hề lười biếng chút nào.

Sau khi Lăng Hào dạy cho các cô nhớ hai mươi sáu mẫu tự xong, lúc bắt đầu dạy nguyên âm và phụ âm lại yêu cầu các cô học thuộc bài vè công thức phép nhân môn toán trước. Lúc nào rảnh thì đọc nhẩm trong miệng, đọc từng số một đến chín chín tám mươi mốt lần.

Mấy ngày nay không có người đến tìm ông thợ may may đồ, buổi chiều Nguyễn Khê đều nhìn mặt trời lên cao để xác định thời gian rồi rời đi.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.

 Bình luận