Tuyệt phẩm tiên hiệp – Đạo Quân Từng núi từng núi xác người được chất đống lên bất kể Việt Chiêm, sẽ không có chôn cất gì vì sợ dịch bệnh, xác người sẽ được đốt trước rồi mới vùi xuống đất. Người sống lao vào chém giết nhau nhưng chết rồi thì còn ai phân biệt địch ta nữa, chết là hết, tất cả lại nằm vào vòng tay của đất mẹ. Sẽ không có ai nhớ được danh tính của người lính đã chết, cũng không ai nhớ nổi hàng ngàn hàng vạn người lính vô danh chết trong cuộc chiến tranh đó. Chỉ có người mẹ già, người vợ trẻ, đứa con thơ là chờ người con, chờ người chồng, chờ cha của mình trở về nhưng đã mấy ai về được khi mà chiến tranh vẫn cứ xảy ra liên miên. Rồi biết bao hòn vọng phu sẽ xuất hiện trên khắp mọi miền tổ quốc, không ai biết. Lịch sử, sách sử, người ta ghi lại tên cuộc chiến, tên vị tướng tài, tên vị vua anh minh, còn hàng ngàn hàng vạn người lính ngã xuống sẽ chỉ là những dòng số liệu khô khan, để người ta biết đến độ khốc liệt của cuộc chiến năm nào……Như Stalin từng nói, chết một người mọi sẽ chú ý, nhưng chết hàng vạn người thì đó chỉ là những dòng số liệu….Nhân mạng trong chiến tranh nó rẻ mạt, như cân gạo, mớ rau mà thôi……
Lửa đốt những núi xác ấy cứ âm ỉ cháy, cái mùi thịt nướng thơm lừng ấy, cùng cái mùi vải cháy ấy…..Kẻ phàm ăn nhất cũng phải nôn ra, không cơm rượu nào nuốt nổi….
Cưỡi ngựa đi qua những núi xác âm ỉ cháy, vó ngựa dẫm bèm bẹp nên nền đất bị máu tươi thẫm đẫm, nhìn cái làn khói mờ ảo mà đầy tử khí….Vũ Đại Hải lẳng lặng không nói, cũng không ai nói. Chiến tranh kết thúc, con thú dữ trong người lui đi, lúc này đây nhân tính mới có cơ hội trỗi dậy, người ta mới thương tiếc cho huynh đệ, cho đồng hương của mình, khi say máu thì ai biết ai là ai, chỉ biết chém giết cho thoả…..
Đại quân chỉnh đốn 3 ngày rồi hồi kinh. Đại quân bước đi hùng dũng, cờ xí rợp trời, khi xưa xuất chinh ủ rũ cúi đầu nay thắng trận trở về, sĩ khí cao vút, binh lính thẳng lưng ưỡn ngực, đầu ngẩng cao. Cái oai cái thế của đội quân Đông A phá Mông Nguyên bình Chiêm Thành như sống lại……Nhưng hào khí của triều đại thì không sống lại, kinh thành bị nghĩa quân nông dân vây, hoàng thượng cùng đại thần phải bỏ kinh mà chạy….
Hành quân 2 tuần lễ thì đại quân cũng về đến Thăng Long. Trên đường đi,làng mạc bị đốt phá, ruộng vườn thì bỏ hoang, cỏ dại mọc đầy, từng đoàn từng đoàn nạn dân kéo nhau về quê cũ, nếu không có chiến tranh, nào ai muốn rời đi quê cha đất thổ, đi tha hương cầu thực…..nay đánh trận xong rồi lại về cày cấy, làm ăn, mong trời thương cho đủ no bụng. Cuối thời Trần, chiến tranh Việt – Chiêm rồi khởi nghĩa nông dân liên miên, thiên tai bão lũ không ngừng, đời sống nhân dân khổ cực, ấy vậy còn nặng thuế phú lao dịch…..nguồn lực đất nước gần như bị vắt kiệt đổ vào chiến tranh, đàn áp cùng vua chúa ăn chơi. Triều Trần suy tàn không thể cứu vãn được, vua quan quý tộc sa đọa, chỉ có thay đổi, thay đổi đợt máu mới thì mới có khả năng cứu vãn được đất nước…
Gìm cương ngựa lại, đằng sau là vạn quân tề bước, thanh thế rầm rộ, phía trước mặt là kinh đô Đại Việt, thủ đô ngàn năm văn hiến của Việt Nam sau này. Dù cho “Đại Hải” sống ở Thăng Long cả chục năm, kí ức về kinh đô không thể quen hơn được nữa nhưng Đại Hải hắn là lần đầu được chứng kiến kinh đô của Đại Việt. Thành Thăng Long ở thời hiện đại đã sớm bị chiến tranh, thời gian tàn phá, vùi lấp xuống lòng đất may chăng chỉ còn chút ít di tích xây dựng vào thời Nguyễn là còn được bảo tồn. Mà lại nói đến, kiến trúc thời Nguyễn không có được cái khí khái hào hùng, hay quy mô hoành tráng như các triều đại trước (ý kiến riêng)
Cuối thế kỉ 14, thành Thăng Long, toà thành hùng vĩ nhất của Đại Việt, thành đất cao 10 mét kéo dài hàng chục dặm, tầm mắt không nhìn thấy hết. Cứ cách trăm mét lại có một tháp canh. Cổng thành xây bằng gạch, cao khoảng 20 mét, cửa thành rộng lớn, đủ làn cho chục ngựa cùng bước, thành lâu 3 tầng xây bằng gỗ quý, to lớn bề thế và vững chãi, chỉ cần nhìn cái chất gỗ màu đen kia cũng đủ đoán ra được. Tuy thế những vết đen, vét cháy loang lổ trên thành cũng nói rõ thành vừa trải qua một trận vây thành lớn…… Khắp tường thành, cờ xí bay phấp phới, quân cấm vệ gươm giáp sáng loáng, nghiêm trang đứng gác, 2 bên cửa thành, dân chúng nô nức vui cười chào đón đoàn quân thắng trận. Đã quá lâu rồi Đại Việt chưa có một chiến thắng nào, lòng dân hoang mang hoảng sợ, sợ Chiêm quân lại một lần nữa đồ thành.
Hoa tươi, rượu quý cùng mĩ nhân khắp nơi đều thấy, dân Thăng Long mang rượu thịt ra thết đoàn quân thắng trận. Không khí hân hoan nan toả khắp cả thành, xoá đi nét u ám, chết chóc của đợt vây thành vừa cách đây mấy ngày…..Kinh thành, nhất là nội thành gần như chỉ dành cho tầng lớp khá giả sinh sống. Khác với ngoại thành, nhà tranh vách đất nhiều thì trong nội thành, nhà đều là nhà gạch gỗ, mặt phố thì tửu điếm, hiệu buôn, nhà lầu san sát, tuy có chút tiêu điều vắng vẻ, một số còn bỏ hoang hoặc bị đốt phá nhưng chỉ phần này thôi cũng đủ để thấy sự phồn hoa của Thăng Long ngày trước. Không hổ là trung tâm kinh tế văn hoá chính trị của Đại Việt.
Vũ Đại Hải cũng bị cái không khí hân hoan này cảm nhiễm, rượu uống không biết bao nhiêu bát, mặt mũi đỏ bừng, huyên thuyên tán phét với lũ lính, hoặc trêu chọc cô gái trẻ đẹp nào đó thết rượu. Mấy tên lính cũng khoái trá, nhìn lũ cấm vệ ngày thường cao cao tại thượng nay không ai ngó ngàng, chỉ một chữ thôi, sảng khoái!!!
“Tướng quân, Đại soái cho gọi ngài.”
Một tên thân binh mặt đỏ au tiến đến nói nhỏ với Đại Hải, y cũng đã uống không ít rượu rồi, hơi thở dày đặc mùi rượu.
Trần Khát Chân đứng giữa đám tướng lĩnh thủ thành cùng quan viên, vừa cười nói uống rượu vừa bàn việc xếp đặt cho đại quân nghỉ ngơi thì thấy Đại Hải tiến đến, chân đi có chút không vững…
“Ngươi đi kiếm chút canh giải rượu đi, thay bộ quần áo sạch rồi theo ta vào cung. Lần này ngươi lập công đầu, chắc chắn được thưởng to”
“Đa tạ tướng quân! Thuộc hạ đi ngay!”
Bao nhiêu hơi rượu bay đi đâu hết, Đại Hải tỉnh táo lại, tương lai của y, kế hoạch của y sau này dựa hết vào buổi diện thánh hôm nay, không thể vì chút vui nhỏ mà nỡ đại sự được. Y chạy đến tửu điếm bên cạnh để mua mấy quả chanh, chanh chua giải rượu, chứ giờ này nấu canh bao giờ cho xong….