*** Hai trăm cân là một dẫn. Phép bán muối lấy dẫn tính nhiều ít, nên chỗ bán muối gọi là dẫn ngạn, số bán được bao nhiêu gọi là dẫn ngạch. Các hàng hóa khác cũng có khi dùng chữ ấy. Vd như: trà dẫn số trà bán được, tích dẫn số thiếc bán được.
Nó bắt nguồn từ thời Tống, diêm dẫn xem như “chứng khoán có giá trị”, còn có thể lưu thông như tiền mặt. Nó là thứ tiền tệ phức tạp nhất. Mỗi dẫn có 2 phần, sau khi đóng dấu chia làm đôi, phần đầu giao cho thương nhân phần sau quan giữ.
– Đúng là Đại Minh diễm dẫn hàng thật giá thật.
Thẩm Kinh sau khi kiểm nghiệm cẩn thận, ngược lại không quá mừng rõ nữa:
– Trên này ghi là “hiệu buôn Tam Nhân”, chỉ có người ta mới có thể dùng được, chúng ta có cầm cũng chỉ là một tờ giấy vụn.
– Ngươi lại xem đây là cái gì?
Thẩm Mặc lại lấy từ trong lòng ra một túi giấy dầu, đưa cho Thẩm Kinh.
Thẩm Kinh nhận lấy xem, thất kinh thốt lên:
– Giấy phép chứng nhận hiệu buôn Tam Nhân?
Lại xem dòng chủ hiệu, không ngờ viết Diêu Trường Tử.
Thẩm Kinh Và Trường Tử sững sờ, hai người mắt mở to như chuông đầu nhìn Thẩm Mặc, đồng thanh hỏi:
– Chuyện này tức là sao?
Thẩm Kinh lại càng kinh động hết mức, nhìn cái điệu bộ hung hăng như có ý ” nếu không thành thực khai ra, đây sẽ là nơi vùi xương của ngươi” vậy.
– Cứ bình tĩnh đã nào.
Thẩm Mặc làm động tác tự vệ, cười:
– Nghe ta giải thích cho mà biết.
– Nói mau, nói mau!
Hai người gấp giọng giục.
Thì ra chuyện này bắt đầu từ vụ tỉ đấu mấy tháng trước, Thẩm Mặc vì giành được vinh quang cho huyện Hội Kê, xả hận cho Lý huyện lệnh. Ông ta tất nhiên phải bày tỏ một phen, vốn ông ta muốn trọng thưởng cho Thẩm Mặc một hai trăm lượng bạc trắng, nhưng bị Thẩm Mặc từ chối không chút do dự.
Lý huyện lệnh hỏi chẳng lẽ y không thiếu tiền? Thẩm Mặc cười đáp:
– Nhà chỉ có bốn vách tường, làm sao không thiếu tiền cho được.
– Vậy vì sao không nhận số tiền quang minh chính đại.
– Từ nghèo thành giàu dễ, từ giàu trở về nghèo khó.
Thẩm Mặc trả lời hết sức thỏa đáng:
– Học sinh sợ tiêu hết số tiền này rồi không chịu được cuộc sống kham khổ.
– Tên tiểu tử ngươi trong lời có ý.
Lý huyện lệnh cười ha hả:
– Được rồi, cho người ta cá không bằng dạy người ta biết bắt cá. Bản quan cho ngươi một cái nghề kiếm tiền lâu dài.
Vào thời đó người thân trong nhà quan viên thường tham gia vào nghề tay trái, chỉ cần đằng sau thao tác, không đích thân kinh doanh thì không sợ những lời dèm pha.
Lý huyện lệnh cho Thẩm Mặc năm sự lựa chọn, muối, sắt, trà, gốm, tơ đều là các nghành nghề quan phủ khống chế nghiêm ngặt.
Thẩm Mặc không chút do dự chọn cái đầu tiên, lý do rất đơn giản, sản xuất các ruộng muối trong thiên hạ đều do quan phủ không chế, từ nhập vào đến bán ra, hoàn toàn phải cần “diêm dẫn” của vận ti nha môn mới được, trong chuyện này trừ yếu tố quan thương câu kết ra thì không hề cần bất kỳ kinh nghiệm kỹ năng gì, chính hợp với tình hình hiện tại của bản thân.
Hơn nữa cái thứ này không mẫn cảm như sắt, không dễ bị phạm vào những tội danh tư thông với giặc, với cướp. Chỉ cần chải chuốt tốt quan hệ các phương là có thể truyền lại chén cơm vàng cho con cháu.
Đương nhiên Thẩm Mặc cũng có lo lắng của mình, y nói với Lý huyện lệnh:
– Đại nhân, học sinh không có căn cơ gì, lại chẳng hề có kinh nghiệm, liều lĩnh tiến vào nghành nghiệp này, liệu có thể bị các hiệu buôn muối lớn nuốt chửng không?
Lý huyện lệnh cười tới rụng rốn:
– Ngươi có được mấy đồng vốn? Một trăm lượng hay hai trăm lượng? Còn chưa đủ nhét vào kẽ răng của người ta đâu, chỉ cần biết quy củ, biết chừng mực. Nể mặt bản quan, bọn họ sẽ không ngại chia cho ngươi ít canh để húp.
Thẩm Mặc lúc này mới yên tâm, Lý huyện lệnh liền phê công văn, bảo Trương huyện thừa mở cho Thẩm Mặc một cửa, cho bọn họ một cái giấy chứng nhận mở hiệu buôn, rồi lại còn cấp ho y hai tờ diêm dẫn làm vốn khởi động. Lúc ấy còn dặn dò y, không nên viết tên mình lên giấy chứng nhận, giao cho người đáng tin là được, dù sao cái cửa hiệu này cũng chỉ có muối và diêm dẫn, không có tiền mặt, không sợ bị người ta thôn tính.
– Mặc dù đây là hành động bưng tai trộm chuông, nhưng mọi người đều làm thế, tương lai phát đạt rồi, cũng bớt được những lời xì xào, phải không?
Còn dặn y đem toàn bộ công việc giao cho người phía dưới làm là được, ngàn vạn lần đừng biến thành thương buôn thật, như thế làm lỡ dở học hành chưa nói, còn bị sĩ lâm chê cười. Thẩm Mặc vâng dạ hết, mặc dù trong lòng chẳng tán đồng, nhưng biết đó đều là “sự thật mất lòng”, không nghe theo sẽ bị thiệt thòi.
Từ trong huyện nha đi ra, Thẩm Mặc buông một tiếng thở dài, thầm nói :” Đúng là muốn làm gái điếm, lại muốn bia trinh tiết.”
Vốn chuyện này sớm làm từ lâu rồi, nhưng ai ngờ ngày hôm sau Thẩm Mặc bị Thẩm tiên sinh kích thích, từ sau đó ra sức phấn đấu học hành, nhất thời quên chuyện ngoài cửa sổ.
Y không vội, Trương huyện thừa người ta tất nhiên không tới, chuyện này thế là gác lại.
Cho tới tận khi Thẩm Hạ tới nha môn làm việc, nói tới Trương huyện thừa, y mới đột nhiên nhớ ra chuyện này, thế là một hôm sau khi tan học liền đích thân gửi thiếp mời hai vị Trương, Mã nói là “muốn bày tỏ sự cảm tạ, mong được hai vị vui lòng đến dự.”
Hai người cũng muốn thân cận cùng tiểu đồng sinh, hồng nhân trong mắt huyện thái gia, tương lai có thể phát đạt này, liền vui vẻ nhận lợi. Chọn ngày không bằng gặp ngày, ngày hôm đó ba người liền tới Dẫn Phượng Lâu tốt nhất trong huyện, gọi một bàn tiệc rượu làm sẵn, kêu một vò Nữ Nhi Hồng ngon nhất của Thiệu Hương, liền thân thiết cạn chén với nhau.
Thẩm Mặc kiếp trước từng trải trăm trận “rượu”, chức vụ của bản thân khi đó vừa khéo cũng cùng tầng cấp với hai vị đại nhân này, hiểu rõ những vui buồn oán giận của người thuộc tầng cấp này, rượu chưa qua mấy tuần, ba người đã xưng huynh gọi đệ; thêm hai cân rượu nữa, cả ba thành huynh đệ ruột thịt rồi. Trương huyện thừa nước mắt nước mũi dần dề, thổ lộ chuyện bất đắc chí của mình. Mã điển sử khóc rống lên nói mình không có văn hóa, luôn bị người ta xem thường.
Cả ba khóc lóc một hồi, lại cười một hồi, không hề nói tới chuyện “chiếu cố” hay “diêm dẫn” gì hết. Nhưng khi tiễn hai người họ về nhà, Thẩm Mặc len lén nhét cho mỗi người một phong bao đỏ, bên trong là thỏi vàng mà Vương Lão Hổ tặng y!
Ngày hôm sau Thẩm Mặc tan học về nhà, Mã điển sử đã đợi ở trên lầu gác, cười tủm tỉm tặng cho hai phiếu diêm dẫn tổng cộng bốn trăm cân, nói với y:
– Tán công bảo ta hỏi, hiệu buôn lấy tên là gì, vị trí đặt ở đâu? Chủ nhà viết tên ai?
Thẩm Mặc cười khổ lắc đầu:
– Còn chưa nghĩ tới.
Cân nhắc một hồi liền lấy tên là “hiệu buôn Tam Nhân”, để biểu thị là cửa hiệu của ba huynh đệ bọn họ. Còn về phần tên chủ hiệu quyết định tạm thời lấy tên Diêu Trường Tử. Y đã nghe ngóng kỹ rồi không có khái niệm đăng ký thương tịch, thân phận “hộ tịch thường dân” của Trường Tử là không bị thay đổi, cũng không ảnh hưởng tới việc con cháu sau này của hắn đi học.
Nhưng tư tưởng thâm căn cố đế, thanh danh của thương nhân không tốt, cho nên Thẩm Mặc phải hỏi ý kiến của Trường Tử, không được thì thay đổi. “Nếu hắn không muốn thì viết tên cha mình vào.”