Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 862-1: Nam trung quốc hải (1)


Đại Minh cương vực rộng lớn, nam và bắc, đông và tây, đều cách nhau vạn dặm, tây bắc, đông nam, đông bắc, tây nam, mỗi vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế phát triển, kết cấu dân tộc khác biệt rất lớn, mang lại khó khăn cho kẻ thống trị.

Bị giới hạn bởi thông tin và năng lực hành chính của thời đại này, quốc gia có mạnh đến đâu cũng không thể chu toàn mọi mặt, phải dựa vào mức độ hệ trọng phân ra nặng nhẹ nhanh chậm.

Trong mắt triều đình, tây bắc đối diện với uy hiếp Mông Cổ, tất nhiên phải đảm bảo trước tiên về nhân lực vật lực; đông nam là nguồn phú thế, phải phái quan lại giỏi nhất tới quàn lý; trung nguyên quan hệ tới ổn định xã tắc, cần được ưu tiên tài chính. Nhưng năm gần đây vì Thổ Man và Đóa Nhan nổi lên ở Liêu Đông, đông bắc thành điểm nóng mới.

Vì thế tính đi tính lại, tây nam cách trung tâm đế quốc xa nhất, lại là khu sơn cùng thủy tận, thành địa khu ít được chú ý nhất và bị hi sinh.

Có thể nói lịch sử tây nam là lịch sử tạo phản và dẹp loạn… Khi tạo phản dao động căn cơ tây nam, triều đình không thể chấp nhận sẽ phái đại quân đi dẹp loạn, chặt một đống đầu lâu, sau đó ổn định mười mấy năm, rồi lại tạo phản, cứ mãi như vậy không dứt.

Câu chuyện về gia tộc Vi thị là một ví dụ sống động …

Năm Hoằng Trị thứ năm, vùng Quảng Tây xảy ra nạn đói lớn, quan phủ vẫn cưỡng ép người dân nộp thế, người dân không chịu đựng nổi, vì thế Vi Triều Uy, phụ thân Vi Ngân Báo, cùng đệ đệ Vi Triều Mãnh liên lạc với đám Đàm Quảng Đức dẫn người tạo phản.

Năm Hoằng Trị thứ 8, bọn họ tiến công chiếm huyện thành Cổ Điền, chiếm cứ Cổ Điền 26 năm, tự xưng “Quảng Phúc vương”, tới tận năm Chính Đức thứ 13 mới bị tiêu diệt, Vi Triều Uy, Vi Triều Mãnh bị chặt đầu.

Sau khi huynh đệ Uy Mãnh hi sinh, bốn nhi tử của bọn họ báo thù cho cha, tiếp tục tạo phản. Nhưng một là nguyên khí của họ tổn hại nặng, khó mà phục hồi trong thời gian ngắn. Hai là khi ấy có đám Mao Bá Ôn, Trương Kinh trấn gữ Quảng Tây. Ba là Ngõa lão thái quân ở Điền Châu lòng hướng về triều đình, lang binh vô địch thiên hạ …
Cho nên suốt những năm Gia Tĩnh, họ Vi chỉ gây chuyện nho nhỏ, lấy khôi phục nguyên khí làm chủ.

Cuối thời Gia Tĩnh, Ngõa Thị phu nhân quy tây, Vi thị quật khởi, đồng thời có vị lãnh tụ ưu tú, Vi Ngân Báo, em út trong bốn huynh đệ.

Vi Ngân Báo từ nhỏ sức mạnh vô song, thích đọc sách, nhất là binh thư, trong chiến dịch chống trả bốn vạn quân triều đình từ Lưỡng Quảng Hồ Nam, bằng vào địa thế có lợi, chiến thuật dương đông kích tây, hắn đánh cho quan binh kiệt quệ, cuối cùng tập trung ưu thế binh lực đánh tan quan quân vây tiễu.

Sau đó, Vi Ngân Báo kết minh với những thổ ti có thế lực như Đàm Vạn Hiền, Hoàng Triêu Mãnh, mở rộng dịa bàn, dẫn quân tấn công huyện thành Cổ Điền, chém chết huyện lệnh Chu Khải.
Tiếp đó lại tấn công huyện thành Lạc Dung, giết huyện lệnh Trương Sĩ Nghị, thanh uy Vi Ngân Báo tăng vọt, lại có bát đại thô ti tới quy phục.

Vì thế hắn kiến lập chính quyền tại Cổ Điền, lấy hiệu Mặc Nhất đại vương, chính thức dấy binh phản Minh, vì làm suy yếu thế lực triều Minh ở Quảng Tây, hắn tấn công trọng trấn Linh Xuyên, sau khi vào thành giết quan lại, đôt nha môn, cướp lương thực, chia cho dần nghèo, vì thế được thanh danh “giết người giàu chia cho người nghèo”.

Sau trận Linh Xuyên, quân Minh nghe tên là bỏ chạy, còn triều đình trước dẹp loạn giặc Oa, sau dẹp loạn Cống Nam, không rảnh phái binh chi viện, quan binh đành lui về thành Quế Lâm cố thủ.

Vì thế Vi Ngân Bảo tiến vào thời kỳ phát triển hoàng kim, hắn liên tiếp chiếm lĩnh hơn 20 huyện thành, thế lực bao phủ phía bắc Quảng Tây, hắn đặt quan lại quản lý ở địa bàn, thu thuế đại hộ, cứu tế người nghèo, tranh thủ sự ủng hộ của bách tính cùng khổ, dã tâm bày rõ với thiên hạ.

Cùng với thế lực bành trướng, hùng tâm của Vi Ngân Báo cũng lớn lên, lập một loạt hành động quân sự làm uy danh hiển hách, đỉnh cao là ba lần đánh thành Quế Lâm … Hai lần sau đánh vào thành sau này, cướp ngân khố, giết mười mấy quan viên từ Quảng Tây bố chính sứ trở xuống, diệt hơn 3000 người phủ Tĩnh Giang Vương, Tĩnh Giang Vương phải trốn vào mật đạo mới thoát nạn.

Tấn công thành Quế Lâm làm danh tiếng Vi Ngân Báo đạt tới đỉnh điểm, cũng làm hắn ngày càng coi thường Đại Minh, năm Gia Tĩnh 44 không ngờ đánh vào biên cảnh Hồ Nam, cuối cùng đã khiến triều đình chú ý.

Khi đó binh bộ thượng thư Dương Bác lệnh Du Đại Du làm tổng binh Quảng Tây, điều trọng binh dẹp loạn. Du Đại Du mặc dù bị kẻ nào đó chèn ép, luôn bất chí, nhưng chưa bao giờ mất đi sự nhạy bén quân sự, nhận được lệnh, liền từ Quảng Đông tiến thẳng sào huyệt Cổ Điền của Vi Ngân Báo.

Du gia quân tề danh với Thích gia quân, quan quân bình thường không thể bì được, thế như trẻ tre, thuận lợi thu phục thành Quê Lâm, tiến quân Cổ Điền.

Vi Ngân Báo chấn động, rút binh từ Hồ Nam về cứu viện, hai bên giao chiến vài lần, hắn đều ở thế hạ phong, chỉ đành lợi dụng địa hình có lợi quần nhau với đối phương.

Du Đại Du đánh chắc tiến chắc, ép thế lực của Vi Ngân Báo co cụm ở phía nam Quế Lâm, nhưng vì địa hình phức tạp, binh lực không đủ, lại có ý kiến bất đồng với tuần phủ Lý Duyên, nên không tiến thêm được bước nào.

Khi tiến quân về phía bắc bị cản trở, Vi Ngân Báo phát triển xuống phía nam, giết hại Sầm Đại Mãnh thổ ti Điền Châu, thôn tính vùng đất lớn ở nam bộ Quảng Tây, thu hàng 2 vạn lang binh, thực lực tăng vọt.

Phía quân Minh chia rẽ giữ Du Đại Du và Lý Duyên ngày một lớn, tới mức mất một còn, Lý Duyên là môn sinh của Cao Củng, Du Đại Du lại không có chỗ dựa, vì thế Dương Bác điều Du Đại Du về Quảng Đông, phái tổng binh khác nghe lệnh Lý Duyên.

Lý Duyên nắm được đại quyền, cuối cùng có thể tiễu phỉ theo cách của mình, nhưng 5 vạn quan binh tiễu phỉ 3 năm, hao tốn của triều đình 200 vạn lượng bạc, bản thân hao binh tổn tướng, mà chẳng làm mất một cọng tóc của Vi Ngân Báo.

Còn Vi Ngân Báo, trong cuộc chiến giằng co lâu năm với triều đình cũng không thể một mình chống cự nữa. Mặc dù hắn thu được địa bàn của Sầm gia nhưng trong địa phận kháng cự liên tục, mà Sầm Đại Thọ đệ đệ của Sầm Đại Mãnh vẫn còn, làm hắn không dám tín nhiệm Lang binh.

Vì thế hắn cầu cứu vương triều nhà Mạc ở An Nam, xin xuất binh giúp mình kháng cự quân Minh, sau khi thành công, sẽ phân chia nam bắc Quảng Tây. Nhà Mạc đồng ý, đưa ba vạn binh sang kháng cự quân Minh.

Kỳ thực Vi Ngân Báo chẳng muốn chia đất thật, khi đó hắn còn cầu trợ vương triều Đông Hu Miễn Điện, mạnh nhất bán đảo trung nam khi đó, cũng lấy điều kiện tương tự. Nhưng bị Miễn Điện vương Mãng Ứng Long nhìn thấu kế “một gái gả hai nhà” của hắn nên không xuất binh.

Nhưng cho dù như thế, Vi Ngân Báo cũng đã lôi kéo được gần 10 vạn đại quân, lúc này hắn kiên thủ thì có thần niên cũng chẳng làm gì nổi.

Nhưng 10 vạn đại quân hao tổn rất lớn, nửa vùng Quảng Tây, cho nên đành tấn công phía bắc, mà địch thủ của hắn Lý Duyên mấy năm qua ăn lẹm quân lương ăn tới mỡ lên não, vơ vét khiến người người căm giận, thấy Vi Ngân Báo tới, các thổ ti liền trở giáo.

Lý Duyên chưa đánh đã sợ, không ngờ lui liền 100 dặm, Quế Lâm lại thất thủ, quân Minh bại trận liên tục bị đuổi tới tận Hồ Nam, Quảng Tây mất hoàn toàn, triều đình nổi giận.

Trong triều ý thực được, nếu không coi trọng Vi Ngân Báo phản loạn, Đại Minh sẽ mất Quảng Tây vĩnh viễn như mất An Nam.

Ngay Long Khánh cũng phá lệ mở triều hội thảo luận cách dẹp loạn, triều đình bị Vi Ngân Báo xưng có 30 vạn đại quân làm khiếp sợ, lúc này ai cũng cho rằng chỉ có một người có thể thu dọn tàn cuộc, thứ phụ nội các Thẩm Mặc.

Lúc này tác chiến ở Hà Sóc cơ bản đã kết thúc, trong vòng vài năm dự kiến không có chiến dịch lớn, Long Khánh hạ chỉ phong Thẩm Mặc là thái tử thái bảo, lệnh đốc sư dẹp loạn, binh mã các tỉnh thiên hạ nghe lệnh điều khiển.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.

 Bình luận