Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 876-2: Đại chính biến - Bộ bộ kinh tâm(2)


Từ trước đến nay nào có đại nội tổng quản khi lên đài mà không phải từ trên xuống dưới trong cung đổi lại một lần, đổi người cũ của tiền nhiệm thành tâm phúc của mình, hiện tại Phùng Bảo lại làm ngược lại, trong nhất thời làm an lòng nhân tâm, nhất là người của Mạnh Hòa ngày xưa, tất cả đều cảm động đến rơi nước mắt, ca công tụng đức, coi hắn trở thành tổ tông thật.

Bởi vì hôm nay đã muộn, lại là trong lúc quốc tang, không thích hợp tụ tập quá lâu, thấy thu hoạch nhân tâm cũng được rồi, Phùng Bảo liền bảo họ giải tán. Đợi khi không có ngoại nhân rồi, tùy đường thái giám liền hầu hạ Phùng Bảo cởi đồ tang xuống, cởi giày, lau người, thay một bộ đạo bào tơ lụa. Nói đến thì mấy ngày nay quả thực Phùng Bảo cũng mệt gần chết, quốc tang và lễ đăng cơ thật ra có hơn phân nửa là tiến hành trong cung, chi phí bài biện, lễ nghi quy chế, tất cả đều là hắn tự mình trông coi, còn có liên hệ câu thông với ngoại đình cũng phải nhờ hắn phí tâm, mà ở chỗ hoàng thượng và Lý nương nương hắn cũng không thể chậm trễ. . . Lúc nãy hắn để bọn thái giám này đợi lâu cũng không phải cố ý, mà là hầu hạ hoàng đế dùng thiện xong, lại nói chuyện một chút với Lý nương nương, đến trời tối đen mới cáo từ trở về.

Nằm trên giường trúc, bảo mấy tiểu thái giám đấm bóp chân cho hắn, cảm thấy đỡ mệt mỏi rồi mới có khẩu vị dùng cơm, bữa tối hôm nay là cháo đỏ cộng thêm hai cái bánh ngô màu vàng chanh, một đĩa dưa muối cùng một đĩa lưỡi chim tước ướp rượu, trời nóng lại oi, ăn không vô mấy món mặn phượng tủy long can, mấy món bình thường này vẫn ăn ngon miệng hơn.

Rất nhanh dùng xong một bữa tối đơn giản, tiểu thái giám bưng lên một hồ Nga Mi lục tuyết, Phùng Bảo nằm nghiêng trên giường, nâng chung trà lên khẽ hớp một ngụm, mặc dù toàn thân mệt mỏi, nhưng trong lòng thì hài lòng, hài lòng cả đời này chưa bao giờ từng có.

Nhắm mắt dưỡng thần thời gian chén trà nhỏ, Phùng Bảo mở mắt ra, nhìn đám người Ngô Ân đứng ở một bên, lo lắng nói:
– Mấy người các ngươi có thỏa mãn với an bài hôm nay của vi phu không?

– An bài của ba nuôi đương nhiên là chu toàn, trên dưới đều ca tụng ngài nhân hậu rộng rãi mà! – Đám con nuôi Ngô Ân nói: – Chỉ là tiện nghi cho đám nhóc của tôn hầu nhi thôi!

Tôn hầu nhi là một tên hiệu cũ của Mạnh Hòa.

– Còn học được khen chê chưa nói nữa chứ! – Phùng Bảo nói giọng trào phúng: – Nói thẳng đi, không được gia quan tiến tước, trong lòng khó chịu có đúng không?

– Không dám, không dám. . .
Mọi người vội vàng lắc đầu:
– Vào lúc thế này nào dám gây thêm buồn phiền cho ba nuôi chứ?

Họ lại vội cười xòa:
– An bài của ba nuôi tự nhiên có thâm ý, kẻ làm con sao có thể không thông cảm chứ.

– Vậy cũng được. – Phùng Bảo tươi cười, khuyên giải họ: – Các ngươi nghĩ ta muốn để cái đám ngu xuẩn đó lượn lờ ở trước mắt mình sao? Nhưng hiện tại là thời kì phi thường. Cao Hồ Tử cùng nhóm tay chân của hắn đang tìm chỗ sai của ta. Tại thời khắc quan trọng này, nếu như ta phế họ đi, lẽ nào có người sẽ không nói bậy khắp nơi.

Rồi hắn cười nói:
– Yên tâm, đợi vi phu đứng vững rồi, chính là lúc các ngươi thay thế họ.

– Ba nuôi nói thế thì chúng nhi tử thoải mái rồi ạ. – Bọn Ngô Ân tươi cười rạng rỡ, như trút được gánh nặng.

– Đừng có cả ngày chỉ nghĩ đến dựa dẫm. – Phùng Bảo nhìn bộ dạng không nên thân đó, có chút tức giận nói: – Banh mắt ra mà theo dõi sít sao bên Văn Uyên các cho ta!

Thái giám phụ trách ở đây lập tức đáp:
– Hồi ba nuôi, tất cả án theo bố trí của ngài, ba tám người thay phiên nhau theo dõi, còn có bên Diêu trung thư cũng liên hệ mỗi ngày.

– Vậy còn được! – Phùng Bảo hơi nguôi giận, hỏi: – Tình hình bên đó hiện tại thế nào? Cao Hồ Tử có làm ầm ĩ gì không?

– Vẫn đang làm ầm lên đấy ạ.


Thái giám hôm nay đến nội các truyền chỉ liền đem biểu hiện của Cao Củng, thêm mắm thêm muối nói lại một lần.

– Những lời này ta sẽ truyền cho y nguyên cho Lý nương nương. – Phùng Bảo nghe xong, cười nhạt nói: – Đến lúc đó cho hắn đẹp mặt.
Hắn lại hỏi:
– Trương Cư Chính chắc bị hắn mắng thảm rồi hả?

– Hồi ba nuôi, hôm nay Trương các lão xin nghỉ, không có ở đấy.

– Cũng phải…
Phùng Bảo nhếch miệng cười:
– Người khôn khéo như hắn khẳng định sẽ tránh đi.

Nhấp một ngụm trà, hắn lại hỏi:
– Cao Củng mắng xong có làm gì khác không?

– Hắn đã dâng hai đạo sớ. – Thái giám đương trị tại ti Lễ giám nhỏ nhẹ nói: – Hồi tối mới tới nên còn chưa kịp nói cho ba nuôi.

– Nhanh cầm qua đây. – Phùng Bảo lòng thắt lại.

Dọn đi trà bánh trên bàn, thay bằng một tấm vải nhung xanh, bày lên bút mực, ghế nhỏ và đèn bàn. Phùng Bảo đứng dậy, tiểu thái giám cầm hai cái đệm đặt ở phía sau hắn, tùy đường thái giám mang tới hai bản tấu chương kia rồi đặt trên ghế. Mở ra xem chính là hai đạo sớ [Lễ bộ thương nghị tôn hiệu lưỡng cung] và [Trình bày công việc khẩn thiết, phụ tá tân chính sự]. Xem xét giây lát, hắn đưa tay cầm lấy trước một quyển, chỉ thấy là Cao Củng lệnh Lễ bộ nghị định tôn hiệu của lưỡng cung nương nương, rồi bẩm báo kết quả cho hoàng đế, cũng nhắc nhở hoàng đế, nên án lệ ban cho hậu cung đồ trang sức, Hộ bộ đã chi tiền, có thể do Lý nương nương thay mặt làm.v..v..

Nhìn tấu chương tràn ngập ngữ khí khiêm tốn và lấy lòng, sắc mặt Phùng Bảo lại trở nên âm trầm. Đây là Cao Củng đang bày tỏ với Lý nương nương đây mà, lại còn gãi đúng chỗ ngứa của nàng ta. Nếu để hắn thực hiện được, vậy chẳng phải mình không còn chỗ dựa?

Mang theo tâm tình trầm trọng, Phùng Bảo mở ra phong tấu chương khác, tâm tình tức thì. . .trầm trọng gấp trăm lần, chỉ thấy bài sớ này lấy danh nghĩa của nội các, đề xuất với tân quân, sau khi đăng cơ nên đặc biệt chú ý năm điều.

Điều thứ nhất là “ngự môn thính chính”, cũng chính là tảo triều. Hoàng đế không thể học theo cha mình luôn mãi không thượng triều, tất cả tấu chương nên hồi đáp cho các đại thần. Hoàng đế phải gặp mặt đại thần, đích thân đáp lại việc tấu lên, mới có thể để cho người trong thiên hạ biết, chính lệnh xuất phát từ chủ thượng, thần hạ không dám can thiệp. . .Đương nhiên, bây giờ ngài còn chưa được, nhưng không quan trọng, ta có thể viết giấy nhắc nhở, ngài chiếu theo đọc một thời gian, rất nhanh là có thể tự mình làm được.

Điều thứ hai là “thiết án lãm chương”. Sau khi thị triều hồi cung, nến có quan nội thị bố trị ngự án trước, đưa lên văn thư phải lui ra ngoài cửa, đợi ngự lãm xong mới phát cho nội các nghĩ phiếu. Nhân quân là người đứng đầu thiên hạ, nếu như không dụng tâm tường lãm tấu chương, thì làm sao biết sự vật thiên hạ? Ở giữa có gian nịnh dối trá thì sao mà biết?

Điều thứ ba là “sự tất diện tấu”. Sự tất diện tấu mới có thể khiến hoàng đế minh bạch đặt câu hỏi, tâm không có nghi hoặc. Mời hoàng đế sau mỗi ngày 2, 7 lâm triều, di giá Văn Hoa điện, lệnh các thần, bộ viện, lục khoa theo vào khấu kiến, có người tấu thì trần tấu, không thì dập đầu lui ra, nếu có sự tình khẩn cấp, cho phép đại thần thỉnh kiến bất cứ lúc nào..v..v

Ba điều này đều lấy ngôn ngữ rất thật thà, giáo dục hoàng đế làm sao trở thành một người thống trị hợp cách, vả lại đều có phương pháp giải thích rất tường tận, nhưng là một chỉ nam chuẩn mực của tiểu hoàng đế luyện tập chính thể, trong mắt Phùng Bảo, những điều này đều là ngụy trang, dùng để yểm hộ cho hai điều sau!

Cứ nhìn điều thứ tư “sự tất nghị xử đâu ra đấy”, đây mới là dưới địa đồ lộ dao găm chân chính. Cao Củng nói “chính vụ không trải qua nghị xử, tất có sai lầm. Quốc triều thiếp lập quan nội các chính là để xem rõ chương tấu nghĩ chỉ, dùng để nghị xử chính vụ, cho nên mời hoàng đế giao toàn bộ tấu chương cho nội các nghị xử sau phiếu nghĩ, nếu như hoàng đế không hài lòng thì có thể trả về lệnh tái nghị, nếu là phê hồng và phiếu nghĩ không hợp, mời hoàng đế cho phép nội các xin chỉ thị rõ rồi mới chấp hành. Lợi ích làm như vậy, thứ nhất có thể chu toàn xử lý các hạng mục chính vụ, thứ hai, cũng có thể tránh có người mượn danh nghĩa thánh ý mưu tư. Cao Củng không chút khách khí vạch ra, từ năm gần đây, ti Lễ giám cả gan làm loạn, không trải qua phiếu nghĩ đã tự phê hồng, tình huống này xảy ra thường xuyên, hoàng đế cũng có tình huống trực tiếp hạ trung chỉ, mà nội các không biết chút gì. Việc này rất dễ khiến kẻ gian tà tiểu nhân lợi dụng sơ hở, từ đó nhiễu loạn quốc sự. Biện pháp giải quyết, chính là những gì ở trên, “tất cả tấu chương phải phát cho nội các phiếu nghĩ” là được.

Còn có điều thứ năm, “tấu chương không được giữ lại không phát”. Cao Củng nói, phàm là tấu chương của các nha môn tấu lên, có lý tự nhiên chấp hành, vô lý tự nhiên bỏ đó, có gian trá tự nhiên trừng trị. Nhất định không có đạo lý giữ lại không phát, hơn nữa tấu chương giữ lại không thể tra cứu, thần hạ không biết là trải qua ngự lãm hay chưa? sẽ khiến người nghi ngờ. Hơn nữa nếu gặp phải tình huống khẩn cấp, đợi đến khi tấu trình, chẳng phải sẽ làm lỡ chuyện?

Khẩn cầu hoàng thượng sau này đều phải phát ra tấu chương thần hạ trình lên, nếu có cái chưa phát thì cho phép thần hạ xin chỉ thị rõ, cũng cho ti Thông chính mỗi khi đó đưa vào sổ sách, lại đưa cho lục khoa đối chiếu, nếu có cái chưa phát thì khoa thần tấu hỏi rõ. Như vậy, chính vụ xử lý không kéo dài, vả lại có thể tránh được hiềm khích nội thần, loại bỏ nghi ngờ của ngoại thần, rất có lợi cho chính trị thanh minh.

Biểu hiện ra, mỗi điều là đang kiến nghị tiểu hoàng đế xử lý chính vụ ra sao, không ngại phiền hà giảng giải thượng triều như thế nào, thấy quần thần nên nói cái gì, tấu chương xử lý theo trình tự ra sao. Trong đó then chốt chính là ba điểm: Một, yêu cầu “tất cả tấu chương phải phát cho nội các phiếu nghĩ”; Hai, nếu có cái chưa trải qua phiếu nghĩ mà “nội phê” rồi, nội các phải hỏi rõ hoàng đế mới có thể chấp hành, một điểm cuối cùng, tất cả sớ tấu đều phải nên trả trở lại, nếu có cái giữ lại không phát, như vậy người nguyên tấu sự phải trước mặt thỉnh hoàng đế cho thấy một thái độ minh xác. Cả bài đều có ý tận tâm phụ tá, có lòng thành khẩn yêu quân, nếu có đề tên của Phùng Bảo, nhưng đều là điểm chết người của hắn.

Ta muốn cho ngươi trở thành phế vật!


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.

 Bình luận