– Được rồi, ông Tống, quận Thạch Cổ của ông cũng không tính là kém nhất. Ông ở đây kêu ca vớ vẩn, vậy thì người ta ở mấy quận Đông Cố, Bạch Tháp thì làm thế nào?
Thẩm Tử Liệt bật cười.
– Khó khăn thì chắc chắn có rất nhiều, nhưng công việc thì vẫn phải triển khai, có cần mấy cán bộ chúng tôi làm gì không?
– Đúng rồi, Bí thư Thẩm, nghe nói vụ khế năm nay ở mấy quận phía Nam sắp đến lúc thu hoạch, không biết sản lượng ra sao? Loại quả này nghe nói là rất mới, trong quận chúng tôi cũng có hai xã vào năm ngoái đã thử trồng khoảng năm sáu trăm mẫu ở vùng núi hoang, liền muốn xem kết quả thế nào.
Tống Thành Hoa dường như đột nhiên nhớ ra điều gì đó.
– Không biết loại quả này có bán được giá không? Hồi năm kia những người ở Cục nông nghiệp quận ba hoa khoác lác, nói rằng thứ quả đó giàu dinh dưỡng, hàm lượng vitamin ABC gì đó vô cùng phong phú, rất được ưa chuộng, không biết có chuyện như vậy thật không?
Khế là đặc sản của vùng Lê Dương này, tên sách là cây dương đào (trái kiwi).
– Hẳn là cũng khá. Có điều loại khế này, cũng chính là quả dương đào, là loại quả mới xuất hiện. Hình như người dân trong thành phố chúng ta vẫn chưa quen với loại hoa quả này lắm?
Thẩm Tử Liệt cũng biết sơ sơ ở địa khu Lê Dương có vài huyện đã lần lượt trồng loại quả này.
Hóa ra vùng núi này cũng có loại khế dại, nhưng dù là chất lượng hay sản lượng đều không cao, căn bản không hình thành việc trồng trọt phục vụ kinh doanh. Có điều hai năm trước có một cán bộ thuộc bộ Nông nghiệp được cử xuống tạm giữ chức Phó chủ tịch Địa khu Lê Dương, đã dốc sức mở rộng việc gieo trồng giống khế có chất lượng tốt ở địa khu Lê Dương. Việc này cũng nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của Ủy ban nhân dân Địa khu Lê Dương, cho nên Địa khu Lê Dương ngoài Nam Đàm ra còn có hai huyện Hoắc Sơn và Phụ Đầu đều tận dụng núi và sườn núi hoang tiến hành cải tạo, gieo trồng khế với các quy mô khác nhau. Trong đó quy mô của huyện Hoắc Sơn lên tới hai nghìn mẫu, Nam Đàm đạt một nghìn năm trăm mẫu, còn Phụ Đầu thì là tám trăm mẫu.
– Chắc không phải thế chứ? Bí thư Thẩm, tôi nghe người đưa tin của Cục nông nghiệp địa khu nói loại quả này rất thịnh hành ở nước ngoài, trong các thành phố lớn đều rất được ưa chuộng, có thể bán rất được giá đấy. Tôi đang cân nhắc diện tích núi hoang và sườn núi hoang của quận Thạch Cổ chúng tôi không ít. Năm nay trong quận chúng tôi đã cải tạo bốn trăm mẫu để trồng khế, chuẩn bị mùa xuân năm sau tiếp tục cải tạo một nghìn đến một nghìn hai trăm mẫu nữa. Nếu như loại quả này có sản lượng kha khá, lại có thể bán được giá thì chúng tôi sẽ mở rộng kế hoạch cải tạo đến một nghìn năm trăm mẫu hay hai nghìn mẫu cũng không phải là chuyện không thể, chính là để xem hiệu quả kinh tế ra sao đã.
Tống Thành Hoa vô cùng hào hứng.
– Nghe nói bên quận Ngô Bảo cũng đang tiến hành cải tạo sườn núi hoang, chắc cũng là muốn theo phong trào trồng khế này.
– Ồ? Mọi người đều cho rằng loại khế này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lớn như vậy ư? Trong huyện trồng tổng cộng bao nhiêu khế?
Thẩm Tư Liệt hơi kinh ngạc. Đầu năm nay ông ta mới đảm nhận chức Phó chủ tịch thường trực huyện, trước kia làm Phó bí thư cũng không tiếp xúc cụ thể với những công việc phía chính phủ. Mà lúc ban đầu khi địa khu Lê Dương bắt đầu gieo trồng khế, ông ta còn công tác ở tỉnh. Mà trong huyện cũng có một Phó chủ tịch huyện chuyên quản lý mảng nông nghiệp, cho nên ông ta không nắm rõ tình hình gieo trồng khế ở huyện cho lắm.
– Chắc là có khoảng một nghìn năm sáu trăm mẫu, chủ yếu tập trung ở hai quận Đông Cố và Bạch Tháp. Bọn họ triển khai sớm, năm nay đã sắp thu hoạch. Chúng tôi và Ngô Bảo đều là năm nay mới bắt đầu làm, quy mô cũng nhỏ. Có điều nghe ý kiến của chuyên gia từ Cục nông nghiệp địa khu và Sở khoa học nông nghiệp, loại khế này vào thời kỳ phát triển mạnh có sản lượng rất cao, nếu như có thể bán được giá cũng coi như mở thêm một con đường để nông dân tăng thu nhập và làm giàu.
Tống Thành Hoa nhìn qua Bí thư và Chủ tịch xã Thạch Kiều một cái.
– Ông Vu, Thừa Thái, hai người định mùa xuân năm sau gieo trồng bao nhiêu?
– Ha ha, Bí thư Tống, Thạch Kiều chúng tôi trù tính là ba trăm mẫu. Tuy nhiên chỗ chúng tôi núi hoang rất nhiều, bốn trăm mẫu cũng không thành vấn đề, chủ yếu là xem tình hình năm nay của mấy quận phía nam.
Vu Liên Sơn cũng là Bí thư Đảng ủy xã đã nhiều năm, với cuộc trò chuyện của Tống Thành Hoa và Thẩm Tử Liệt thì chỉ có cười và đứng nghe chứ không nói xen vào, mãi đến khi Tống Thành Hoa hỏi đến mới trả lời hai câu.
Từ lúc đầu Lục Vi Dân đứng bên cạnh không hề lên tiếng mà nghe cuộc nói chuyện của Thẩm Tử Liệt và mấy vị lãnh đạo phía quận Thạch Cổ, trong lòng lại đang nhớ lại kiếp trước, nguyên nhân và hậu quả của trào lưu trồng khế, có thể nói là có ảnh hưởng vô cùng lớn lúc bấy giờ, mà khi mình vừa đi làm thì đã gặp phải.
Địa khu Lê Dương này thuộc dạng vùng gò đồi điển hình, đặc biệt là mấy huyện phía nam thuộc địa hình vùng đồi núi nông địa thế thấp, thổ nhưỡng phì nhiêu. Nơi đây có diện tích núi hoang và sườn núi hoang rất rộng, tiềm năng khai thác rất lớn, tuy rằng không phù hợp trồng trọt cây lương thực nhưng đối với một số ngành kinh tế mà nói lại là vùng đất thiên nhiên quý giá, đặc biệt phù hợp với ngành trồng khế.
Nên nói là lúc đầu vị Phó chủ tịch Địa khu từ bộ Nông nghiệp điều xuống địa khu Lê Dươn, tương đối biết nhìn xa trông rộng. Việc mở rộng gieo trồng giống khế tốt ở vài huyện phía nam địa khu Lê Dương nên coi là tìm ra một con đường làm giàu cho nông dân địa phương.
Nhưng đời sau có một câu danh ngôn kinh điển: vượt hơn trước một bước là tiên tiến, vượt hơn trước hai bước là liệt sĩ.
Trong hoàn cảnh thị trường chưa hoàn toàn khởi động, chính phủ kêu gọi nhân dân trồng khế trên diện rộng, trực tiếp dẫn đến việc lượng lớn khế ở địa khu Lê Dương không có cách nào tiêu thụ được mà bị hư thối biến chất. Các hộ dân gặp tổn thất nặng nề, khiến nhiều nông dân lên gặp cấp trên yêu cầu giải quyết, trở thành một sự kiện chính trị lớn. Việc này không chỉ gây tổn thất nặng nề cho uy tín của chính quyền Đảng ủy địa phương, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ giữa cán bộ và quần chúng nhân dân địa phương, khiến cho trong một thời gian tương đối dài, việc triển khai công tác nông thôn ở địa phương gặp phải ảnh hưởng, phải rất nhiều năm sau mới dần dần xoay chuyển được.
Mà việc trồng khế cũng trực tiếp dẫn đến một bộ phận cán bộ tương đối nhiều của địa khu Lê Dương trở thành “liệt sĩ”, vốn là con đường làm quan vinh quang rực rỡ, từ đó mà trở nên u ám vô vọng. Còn Thẩm Tư Liệt hiện nay không nghi ngờ gì cũng sẽ là một trong số họ. Tuy rằng ông ta vì có hậu thuẫn vững chắc nên tránh được việc bị cách chức trực tiếp, nhưng tiền đồ chính trị lúc đầu khá là tươi sáng cũng trong mắt xích then chốt này bị trượt một cú thảm hại, mức ảnh hưởng nặng nề của nó khó có thể nói.
Nghĩ đến đây, tim Lục Vi Dân không khỏi đập dồn dập. Nếu như mình có thể giúp Thẩm Tử Liệt một tay trong chuyện này, thì có thể vận mệnh Thẩm Tử Liệt sẽ nhờ thế mà thay đổi. Mà mình là thư ký thân cận đi theo ông ta, vận mệnh có phải cũng có thể được đưa đến một chân trời mới rộng lớn hơn hay không?
Dòng suy nghĩ này vừa xuất hiện đã không thể rút lại, Lục Vi Dân khẩn trương suy nghĩ về nguyên nhân và hậu quả của phong trào trồng khế ở kiếp trước trong trí nhớ, làm thế nào để giải quyết vấn đề này rõ ràng không phải là đơn giản. Số lượng khế từ hơn một ngàn mẫu tập trung đưa ra thị trường đối với bất kỳ một chính quyền địa phương nào, nơi chưa thực sự thích ứng được với nền kinh tế thị trường mà nói, đều là một thách thức vô cùng gay gắt, nhưng cũng chính vì thế, đó mới là cơ hội của bản thân mình.
Thẩm Tư Liệt rõ ràng không ý thức được vấn đề trồng khế mà mình và mấy người Tống Thành Hoa đang bàn luận sẽ đưa đến thay đổi lớn như thế nào với tiền đồ chính trị của bản thân. Sau khi bàn luận một hồi, liền chuyển đề tài, trở lại vấn đề hóa đơn tạm.