Trong hành trình hai ngày đó, Hạ Tưởng một lần nữa kiên quyết giữ thái độ khiêm tốn, chẳng những không hề phát ngôn bất cứ lời nào, mà còn cố gắng giữ bí mật, không tham dự bất cứ sự kiện nào trước công chúng. Khiến cho bên ngoài bàn tán xôn xao, hay là Hạ Tưởng nói năng không cẩn thận nên bị bịt miệng rồi chăng?
Hoặc là bị lệnh cưỡng chế không được lộ diện nữa?
Mặc dù bên ngoài phỏng đoán tình trạng hiện tại của Hạ Tưởng như thế nào, một làn sóng dư luận thứ hai nhắm vào phát ngôn của Hạ Tưởng vẫn đến hẹn lại lên.
Trên chiếc chuyên cơ bay về Bắc Kinh, Hạ Tưởng và Đại Phục Thịnh ngồi đối diện nhau, những người khác đều tự giác giữ khoảng cách với họ.
Ai cũng đều biết rằng Phó thủ tướng Đại và Hạ Tưởng có chuyện cần bàn.
Thật ra trước đó, Đại Phục Thịnh đã có nói chuyện với Hạ Tưởng rồi. Đối với những lời Hạ Tưởng nói khi phát biểu ở buổi dạ tiệc bên Đức, trước hết ông ta nhẹ nhàng phê bình Hạ Tưởng vài câu, chỉ ra rằng Hạ Tưởng không nên nói những lời lẽ quá mạnh bạo ở môi trường ngoại giao như vậy. Nhưng sau đó, ông ta lại thừa nhận lập trường của Hạ Tưởng.
Hạ Tưởng thành khẩn thừa nhận sai sót của mình, tỏ vẻ tiếp thu lời giáo huấn, lần sau sẽ không tái phạm nữa. Chủ yếu là do người Đức quá nhiệt tình, vả lại loại rượu do người Đức sản xuất quá đậm đà, trước lời mời nhiệt tình của người Đức, hắn không tránh khỏi uống quá chén, thế nên mới nói ra những lời không nên nói.
Đại Phục Thịnh lại phê bình Hạ Tưởng một câu nửa đùa nửa thật:
– Ẩu tả!
Hạ Tưởng qua một thời gian ở cùng với Đại Phục Thịnh, tính tình của ông ta hắn đã hiểu rõ đến mười phần chắc chín. Hắn biết việc ông ta phê bình hắn chính là việc công, vì ông ta đứng trên lập trường của chính phủ nên cần phải làm như thế.
Còn việc thừa nhận Hạ Tưởng mới chính là lập trường của cá nhân Đại Phục Thịnh.
Hay nói cách khác, một phần bản chất thật trong phong cách cầm quyền và lập trường chính trị của Đại Phục Thịnh từ trước đến nay đã hiện rõ trước mặt Hạ Tưởng. Khiến cho Hạ Tưởng càng nắm bắt chuẩn xác hơn hướng đi của Đại Phục Thịnh sau khi nắm quyền.
Trên thực tế, trong buổi dạ tiệc Hạ Tưởng nói những câu kinh thiên động địa như vậy, không phải là do mất tự chủ mà nói ra, cũng không phải vì tranh thủ lấy tiếng tăm mà phải làm mọi người ngạc nhiên như vậy. Hắn làm thế là có dụng ý sâu xa.
Lúc Hạ Tưởng mới gia nhập chốn quan trường, hắn đã có sự điềm đạm và chín chắn hơn hẳn so với tuổi tác của mình. Hắn đã trải qua mười mấy năm thăng trầm chốn quan trường mà còn bị vài câu nói kích động đến mức mất tự chủ sao? Thật nực cười, hắn cũng sẽ không bị vài món hàng tầm thường của Chung Dương làm cho tức giận được.
Phát ngôn của Hạ Tưởng là kết quả của sự suy nghĩ sâu xa, ngầm chứa khảo lượng của ba mặt.
Thứ nhất là mượn cơ hội này để tuyên bố với thế lực phản đối ở Âu Mĩ về quan niệm chính trị của hắn – nếu đối phương hết sức tò mò về hắn, đồng thời nghĩ ra trăm phương ngàn kế để biết được quan niệm chính trị của hắn. Vậy được thôi, hắn luôn luôn không thể làm cho đối phương quá thất vọng mới tốt – Đương nhiên, thứ quan niệm chính trị có thể công khai được sẽ không thể là thứ quan niệm chính trị chân chính, mà chỉ công khai một phần, trái lại có tác dụng là gây hỗn loạn trong dư luận, tránh việc đối phương dùng mọi loại thủ đoạn để quấy nhiễu cuộc sống thường ngày của hắn.
Hai là mượn cơ hội để cạnh khóe đến các thế lực chống lại Trung Quốc, đừng tưởng rằng nước Trung Quốc bây giờ vẫn giống như nước Trung Quốc yếu đuối, dễ bắt nạt thời đại sứ quán bị nổ mười mấy năm trước ở đại sứ quán. Năm đó đại sứ quán bị nổ, suốt hai ngày Trung Quốc không hề có phản ứng gì, thậm chí lãnh đạo tối cao không hề phát biểu lời nào về những biện pháp cứng rắn, mà chỉ là Tổng bí thư kiêm nhiệm Phó chủ tịch ra mặt, khiến cho nhân dân trong nước to tiếng nói rằng ông ta nhu nhược.
Trung Quốc bây giờ đã không còn là nước Trung Quốc dễ bị các thế lực nước ngoài ức hiếp nữa, từ trong cuộc tranh chấp đất hiếm có thể nhìn thấy một trận chiến kinh tế quy mô nhỏ. Đó là sau khi các thế lực nước ngoài lòng tham không đáy không đạt được tham vọng, liền hành động thô bạo với ý đồ uy hiếpTrung Quốc.
Ba là mượn cớ thăm dò thái độ của Đại Phục Thịnh với công việc ngoại giao, và xem sự nhẫn nại của ông ta đối với Hạ Tưởng đến giới hạn nào. Cái mà Đại Phục Thịnh để mặc, tất nhiên sẽ là giai đoạn khó khăn nhất trong quan hệ ngoại giao của Trung Quốc, có thể sẽ đối mặt với bức tường liên hiệp ngày càng vững chắc Âu Mĩ, còn Trung Quốc thì muốn phá vỡ chuỗi đảo thứ nhất, ở Đông Hải hoặc Nam Hải, nhất định phải có chiến tranh.
Không có chiến tranh, không đủ để dương oai.
Đường lối đối ngoại của Đại Phục Thịnh là cứng rắn hay tiếp tục dùng dằng và sẽ quyết định mức độ ủng hộ của Hạ Tưởng đối với Đại Phục Thịnh.
Tốt thôi, biểu hiện của Đại Phục Thịnh khiến Hạ Tưởng vô cùng hài lòng, ít nhất ông ta cũng đã tạo nên trong mắt hắn ấn tượng ban đầu là một con người có chừng mực.
Tuy nhiên điều khiến Hạ Tưởng ngạc nhiên là, sau khi sự việc xảy ra Đại Phục Thịnh đã cùng hắn trải qua một cuộc trò chuyện với nhiều tình lý sâu xa, trên đường về vẫn còn có chuyện gì đó muốn nói, mà hình như lại là chuyện rất quan trọng nữa.
– Hạ Tưởng, cậu và Triêu Độ quen biết nhau mười mấy năm rồi, nói tôi nghe xem cậu nhận xét về anh ta như thế nào.
Thời gian bay từ Munich về tới Bắc Kinh là một khoảng thời gian dài đằng đẵng, Đại Phục Thịnh đang lúc trạng thái tinh thần tốt, tỏ thái độ muốn trò chuyện lâu với Hạ Tưởng.
Hạ Tưởng tưởng rằng Đại Phục Thịnh vẫn còn muốn nói về vấn đề phát ngôn của Hạ Tưởng ở buổi dạ tiệc, không ngờ chủ đề lại rơi vào Tống Triêu Độ, làm hắn bỗng nhiên chột dạ.
Việc Tống Triêu Độ nhập cuộc trên cơ bản không có gì là to tát, nhưng nhập cuộc rồi thì sẽ đảm nhận chức vụ gì, vẫn chưa có quyết định cuối cùng. Đầu tiên nghe phong thanh là có thể sẽ đảm nhận Bí thư Thành ủy Sơn Thành, rồi lại có thông tin phải xuống nam nhận chức Bí thư Tỉnh ủy Lĩnh Nam, thậm chí còn có người nói Tống Triêu Độ còn có hi vọng quản lý vùng Hạ Giang. Nhưng theo Hạ Tưởng biết, khả năng cao là Tống Triêu Độ sẽ ở lại Bắc Kinh.
Đương nhiên không phải ông ta sẽ giữ chức Bí thư Thành ủy Bắc Kinh, Tống Triêu Độ đâu phải là dòng chính của Tổng bí thư, anh ta chắc chắn quản lý không nổi Bắc Kinh. Nói đến người nắm quyền quản lý Bắc Kinh, Cổ Thu Thật là ứng cử viên hàng đầu.
Tuy nhiên cũng có tin đồn là Cổ Thu Thật sẽ nhận chức Bí thư Thành ủy Hạ Giang, nhưng Hạ Tưởng biết rõ, Cổ Thu Thật cũng có khả năng sẽ đến Hạ Giang nhậm chức, nhưng cái giá phải trả quá lớn, để xem Tổng bí thư có đồng ý đánh đổi hay không. Dù sao Bắc Kinh và Hạ Giang, nhất định sẽ do Tổng bí thư và một người xuất hiện trong phe phản đối cầm trịch.
Đại Phục Thịnh bất ngờ đề cập đến Tống Triêu Độ, một ý tưởng chợt lóe lên trong đầu Hạ Tưởng, lập tức hắn nhận ra điều gì đó.
– Bí thư Tống làm việc đâu ra đấy, tôi luôn coi ông ấy là một người bạn hiền, người thầy giỏi.
Hạ Tưởng trả lời như thật, đồng thời lại nhấn mạnh một câu:
– Tôi rất kính nể Bí thư Tống.
– Không cần toàn nói điểm tốt, tôi muốn nói đến những điểm chưa tốt của Triêu Độ. Nói đến những thiếu sót của anh ta cũng là trân trọng anh ta. Cậu không phải sợ, tôi sẽ không nói lại với Triêu Độ đâu.
Đại Phục Thịnh cười ha ha, không ngờ ông ta lại nói đùa một câu như vậy.
Những suy đoán trong lòng Hạ Tưởng càng thêm sáng tỏ, hắn nói:
– Điểm chưa tốt của Bí thư Tống, theo cách suy nghĩ chưa được chín chắn của cá nhân tôi, Bí thư Tống có lúc làm việc không hợp tình hợp lý, không linh động. Một số việc rõ ràng là có thể xoay sở hướng này hướng khác, ông ây lại cứ đi theo một hướng. Thà rằng đắc tội với người khác chứ không chịu nhượng bộ nửa bước.
Đại Phục Thịnh sa sầm nét mặt, nói:
– Đồng chí Hạ Tưởng, tôi bảo anh nói ra những thiếu sót của Triêu Độ, anh lại đi khen anh ta, cậu làm tôi thất vọng quá.
– Điều tôi nói chính là thiếu sót của Bí thư Tống đấy. Nghĩ lại thật là oan ức. Nếu ông ấy biết linh động, khi gặp chuyện không hành động quá nguyên tắc như thế, thì đâu đến nỗi tỉnh Yến bị chậm trễ hai ba năm.
Nếu Tống Triêu Độ không bị Cao Thành Tùng chèn ép vài năm, vừa đúng lúc có thể nhập cuộc trước một đợt, với tuổi tác và kinh nghiệm của ông ta, đảm nhận Ủy viên thường vụ bộ Chính trị là hoàn toàn có thể. Nhưng đáng tiếc là bây giờ chỉ có thể nhận chức Ủy viên bộ chính trị mà thôi.
Tuy nhiên vẫn tốt, nếu Tống Triêu Độ thật sự có thể nhận chức Phó thủ tướng như ông ta muốn, có lẽ bằng nỗ lực của mình, ông ta có thể cải thiện không ít điểm mấu chốt trong phương diện quốc kế dân sinh.
Đúng vậy, Hạ Tưởng đã đoán đúng chỗ mà Đại Phục Thịnh muốn tìm trong lời nói của hắn, Đại Phục Thịnh có ý muốn Tống Triêu Độ trở thành trợ thủ của ông ta.
Đương nhiên, với sức ảnh hưởng của Đại Phục Thịnh hiện giờ, ông ta chưa thể quyết định hướng đi của Tống Triêu Độ, nhưng ít nhất ông ta có thể đề danh xin chỉ thị Tổng bí thư ai sẽ đảm nhận chức Phó thủ tướng nội các chính phủ.
Theo Hạ Tưởng nhận định, việc Tống Triêu Độ nhận chức Phó thủ tướng, quả là một bước tiến rất tốt.
Trong lúc Hạ Tưởng và Đại Phục Thịnh đang trò chuyện trên không trung, làn sóng dư luận thứ hai phát sinh từ việc phát ngôn của hắn ở buổi dạ tiệc, đang dần dần thành hình, lan ra khắp khu vực Âu Mĩ.
Trên truyenthoi.net đã bắt đầu công kích.
Làn sóng bắt đầu từ Đức, lan truyền và dâng cao ở nước Anh, được nhiệt liệt hưởng ứng ở Thụy Điển, và được đẩy lên cao trào ở Mĩ.
Cư dân mạng Âu Mĩ đều cho rằng, Hạ Tưởng là một quan cao cấp Bộ trưởng của Trung Quốc, phát ngôn của hắn là phát ngôn của một quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc từ trước đến nay có phát biểu mạnh mẽ nhất tại buổi dạ tiệc dành cho quan chức, là một tiếng vang lớn nhất trong sự đổi mới tư tưởng ngoại giao của Trung Quốc.
Phát ngôn của Hạ Tưởng nghiễm nhiên được cư dân mạng xem là tuyên bố của giới quan chức Trung Quốc, mặc dù Hạ Tưởng lúc đó đã lặp lại rằng đây chỉ là cách nghĩ của cá nhân hắn, nhưng càng phủ nhận, lại càng làm cho người ta nghĩ đó là giấu đầu hở đuôi. Nguồn truyện: Truyện FULL
Phải nói là, cái hiệu quả mà Hạ Tưởng muốn đã đạt được rồi, thủ pháp lạt mềm buộc chặt của hắn, hoàn toàn là mượn lại kỹ xảo thường xuyên giở trò hai mặt của nước Mĩ, và đã thỏa mãn thành công khẩu vị của cư dân mạng Âu Mĩ.
Phát ngôn của Hạ Tưởng đã được đẩy lên cao trào tại Âu Mĩ, dâng lên cực nhanh cực mạnh, vượt ra ngoài dự kiến của mọi người.
Người dân Mĩ là loại người ít quan tâm nhất đến các quốc gia khác trên thế giới. Nói thật, dân Mĩ còn mơ hồ hơn cả những quần chúng mơ hồ ở Trung Quốc, đa số dân Mĩ chỉ biết rằng Trung Quốc ở phía Đông, đừng nói họ có biết người lãnh đạo Trung Quốc là ai không, thậm chí đến thủ đô của Trung Quốc là ở đâu họ còn không rõ nữa.
Trên cơ bản người Mĩ chỉ quan tâm đến cuộc sống và gia đình của chính mình, đối với họ, gia đình cao hơn tất cả.
Nhưng đột nhiên, một cái tên lạ hoắc ở một quốc gia xa xôi tít bên phương Đông, trong chốc lát tràn ngập khắp các trang web lớn nhỏ của nước Mĩ, dường như tất cả tiêu đề của các trang web không người thì ít đều nhắc đến, hoặc là nói thẳng Trung Quốc châm ngòi chiến tranh uy hiếp, hay là đăng tin Chủ tịch tỉnh của Trung Quốc cảnh cáo Âu Mĩ, Trung Quốc muốn thanh toán kẻ cầm đầu trong thời liên quân quốc tế đi xâm lược Trung Quốc.
Còn có trang web đưa tiêu đề chỉ sợ thiên hạ bất loạn, hoặc là lấy tiêu đề Trung Quốc gây chiến tranh điên cuồng để câu khách, hoặc là công bố Hạ Tưởng muốn phát động chiến tranh đất hiếm, lại tìm hiểu thêm chuyển hình kinh tế nguồn năng lượng tỉnh Tây của Hạ Tưởng, cuối cùng đi đến kết luận, Hạ Tưởng muốn phát động một cuộc chiến tranh chiếm đoạt tài nguyên trên phạm vi toàn thế giới!
So với các trang web dùng mọi thủ đoạn đưa các tiêu đề giật gân để câu khách, thì các tờ báo Âu Mĩ khi đưa tin này đều bình tĩnh hơn. Nhưng ngoài sự bình tĩnh, quan điểm của báo chí Âu Mĩ cũng phân thành hai phe. Phe thứ nhất đứng trên góc độ của một kẻ bàng quan và bình tĩnh đối với phát ngôn của Hạ Tưởng, đưa ra nhận xét một cách khách quan, công bằng. Phe còn lại công khai chỉ trích phát ngôn của Hạ Tưởng là một lời cảnh báo đối với phương Tây, và yêu cầu chính phủ Trung Quốc phải đưa ra lời giải thích, xin lỗi về những phát ngôn đó.
Các nguồn tin khách quan đểu tỏ ra tán thành với cách nghĩ của Hạ Tưởng, quả thật cũng là văn minh mấy ngàn năm của Trung Quốc, vẫn xuất hiện hình ảnh một nước lớn luôn giúp đỡ con người. Còn những nguồn tin cấp tiến lại công kích thậm tệ phát ngôn của Hạ Tưởng, công kích đến cả văn minh và lịch sử Trung Quốc, bị Hạ Tưởng vạch trần hình tượng hung bạo một cách đau đớn.
Nếu nói chỉ là mấy cái tin tức vải thưa che mắt thánh không đáng kể, trước khi con đường của Hạ Tưởng vẫn chưa xuống dốc, kháng nghị ở nước Mĩ đã được trình tới Bộ ngoại giao Trung Quốc rồi.