Săn Lùng Người Xuyên Không

Chương 5


[Ngoại truyện 1]

Tề vương là một kẻ cuồng g.iết người, hắn hạ lệnh g.iết ch.ết hết tất cả những người xuyên không.

Vậy mà ta lại xuyên thành một đầy tớ trong phủ Tề vương.

Để sống sót, tôi đã cố gắng hết sức để che giấu danh tính của bản thân.

Nhưng lại không ngờ rằng bản thân đã bị Tề Vương phi nhắm tới.

1

Tôi xuyên đến một thế giới nơi người xuyên không bị truy s.át điên cuồng, trở thành nô bộc trong phủ Tề vương.

Trước khi tôi đến, đã có hằng hà vô số những người xuyên không ch.ết tại nơi này.

Tôi cũng nghe ngóng được phần nào lý do gây ra cái ch.ết của họ.

Một số người ch.ết vì coi những bài thơ nổi tiếng như là tác phẩm của mình.

Bởi vì những người đọc thơ của Lý Bạch, Đỗ Phủ cùng những tác giả khác, họ đã quên rằng thế giới này vốn không có những địa danh đó, càng không nói đến Sầm phu tử*, Đan Khâu Sinh*.

*「岑夫子」 và 「丹丘生」 là hai nhân vật trong 《桃花源记》 (Đào hoa nguyên ký) của Đào Tiềm.

Tề vương cho rằng thủ đoạn mưu mẹo của bọn họ chỉ đang cố lừa trẻ con, cho nên đã hạ lệnh gi.ết hết.

Tề vương Bùi Lâm chính là chủ tử của tôi ở thời đại này.

Đối với những người xuyên không mà, hắn chính là kẻ địch lớn nhất.

Chỉ cần phát hiện ra thân phận của người xuyên không, cho dù là dân thường hay hoàng thất cũng sẽ không thể thoát khỏi một chữ “ch.ết”.

Tôi từng nghĩ rằng chỉ cần những người xuyên không đó làm điều gì có ích cho đất nước thì Tề vương sẽ không ra tay.

Nhưng tôi đã sai.

Hắn hoàn toàn là một kẻ điên.

Nghiêm n, vị tướng quân xuyên không đến đã lập được nhiều chiến tích vĩ đại, cuối cùng cũng phải chịu ch.ết dưới lưỡi đao hoàng thất vì tội bất trung với vua, phạm trái ý trời.

Nghe những điều này, tôi chỉ cảm thấy sợ hãi.

Suy cho cùng, giống như họ, tôi cũng là một người xuyên không.

Thỏ chết cáo có thể không buồn, nhưng những con thỏ khác chắc chắn sẽ sợ hãi*.

(*兔死狐不一定悲,但兔子一定会恐惧, bắt nguồn từ thành ngữ 兔死狐悲 (Thố tử Hồ bi), nghĩa gốc là Đồng loại phải biết thông cảm, thương yêu lẫn nhau, ví như các con vật chồn, cáo vẫn biết buồn thương khi thấy thỏ chết. Nhưng trong trường hợp này được hiểu như gϊếŧ gà gàdoaj khỉ)

Tôi nghĩ bọn họ đều giống như tôi, vì một lý do không rõ mà xuyên không tới nơi này.

Có thể họ chỉ muốn thể hiện tài năng của mình trên thế giới này, có thể họ chỉ muốn sống tốt hơn bằng cách dựa vào những kiến

thức đã học được, hoặc có thể họ chỉ không muốn trải nghiệm cuộc sống xuyên không kỳ diệu này một cách bình thường.

Khi mỗi người trong số họ đọc lên những bài thơ, làm những điều nổi bật đó, có lẽ bọn họ cũng không ngờ tới, những người ở đây lại đem những gì họ làm hiểu thành một loại ác ý..

Có lẽ họ không được may mắn như tôi.

Bởi vì, tôi vừa mới xuyên qua đã nghe thấy những nô bộc cùng tỳ nữ đang thảo luận về việc chủ tử của họ – Tề vương đã gi.ết tổng cộng bao nhiêu người xuyên không.

“Vương gia gần đây đã g.iết c.hết cái kẻ xuyên không biết tự lượng sức mình đó.”

“Lúc vương gia gi.ết hắn, hắn vẫn còn đang kiêu ngạo kìa!”

“Đúng vậy, những người xuyên không đấy cứ nghĩ bọn họ là cứu tinh, nhưng chất chỉ may mắn hơn chúng ta một chút mà thôi, cũng chẳng có gì đặc biệt.”

Tôi nghe họ nói chuyện phiếm về chiến tích g.iết người xuyên không của Tề Vương Bùi Lâm.

Mặc dù bọn họ trò chuyện vô cùng vui vẻ, nhưng những lời này khi lọt vào tai tôi lại lạnh lẽo đến thấu xương.

Giọng nói của họ rất đỗi bình thường, như thể người xuyên không đối với họ cũng chỉ như con chó con mèo mà họ nuôi hằng ngày mà thôi, thậm chí còn chẳng được coi là con người, thản nhiên bàn luận như thể chỉ là gi.ết con lợn con gà lấy thịt.

Với tư cách là một người xuyên không, tôi không nhịn thay người xuyên không nói một câu: “Bọn họ có lẽ cũng không tự nguyện bị xuyên đến đâu.”

Tôi vốn nghĩ rằng, sau khi nghe những lời của tôi, họ sẽ im lặng hoặc suy nghĩ một lúc.

Nhưng không ngờ, lâp tức đã có người trả lời tôi: “Đúng vậy, bọn họ không nguyện ý đến đây, nhưng chính bọn họ là người quyết định bản thân sau khi đến đây sẽ làm những gì.”

Hắn vừa dứt lời, đã có người tiếp lời: “Đúng vậy, đến đây cái gì cũng không làm, chỉ suốt ngày đọc thơ, nhưng đến khi hỏi sâu thì lại không thể giải thích rõ ý nghĩa được. Những bài thơ đó, không gặp đúng tình cảnh mà cũng có thể tùy tiện mở miệng ra nói được sap?”

“Đúng vậy, bọn họ đến đây chỉ biết làm loạn, phá hủy chỗ chúng ta mà thôi.”

Bọn họ càng nói càng hăng, trong miệng bọn họ người xuyên không như thể hiện thân của ác ma, tội lỗi chồng chất.

Tôi vẫn còn muốn nói thêm nhưng lại bị Nhị Ngưu cắt ngang, hắn bước tới vỗ vỗ vào vai tôi: “Ngươi tốt bụng nhỉ, thế mà lại không muốn vương gia gi.ết người. Lời ngươi nói có phần giống với lời mà bọn người xuyên không kia nói lắm. Nói đi, thánh mẫu, ngươi tên gì?”

Sống ở hiện đại hơn 20 năm, tôi chưa bao giờ nghĩ có ngày mình được người cổ đại gọi là “Thánh Mẫu”.

Tôi chỉ mới bày tỏ nghi hoặc của mình thôi, vậy mà đã bị bọn họ gán cho cái danh “Thánh mẫu”.

Trong thâm tâm tôi thực sự cảm thấy bọn họ họ chỉ đang làm quá mọi thứ lên, coi mạng người như cỏ rác.

Những người xuyên không kia phần lớn chưa từng gi.ết người, cũng không phóng hỏa, vậy tại sao bọn họ lại phải gặp phải đại họa sát thân như vậy chứ?

Tôi muốn phản bác nhưng lại chợt nghe thấy tiếng đám đông ồn ào.

“Bùi Xuân đã về rồi, Bùi Xuân về rồi!”

Đang lúc tôi thắc mắc Bùi Xuân là ai thì đã thấy Nhị Ngưu ôm chặt lấy người đàn ông tên Bùi Xuân đó: “Huynh đệ, cuối cùng ngươi cũng về rồi. Trận chiến lần này chúng ta đại thắng, ngươi có không ít công đó nha.”

Người đàn ông tên Bùi Xuân cũng mang vẻ mặt đắc ý:

“Trận chiến này, thực sự là đánh đến tận tâm tận lực. Cái Lang Nguyệt quốc kia còn mang một ông già tóc bạc trắng lên chiến trường. Lúc ấy bọn tôi còn không biết, bắt phải ông ta làm tù binh. Cuối cùng kết thúc rồi còn phải đưa ông ta về nhà, nếu không thì cũng đâu có muộn tới vậy chứ!”

Nhị Ngưu xua tay: “Có sao đâu chứ, chúng ta vốn là một đất nước có lễ nghi mà. Khi vương gia dẫn quân đã ra lệnh không được đánh lính bị thương, không bắt người già, cho kẻ thù thời gian dàn trận*.”

*不重伤,不擒二毛,不鼓不成 列: trích từ câu nói của Tống Tương Công, vị quân chủ thứ 20 của nước Tống – chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc, nghĩa đại ý là:

“Quân tử không tấn công người đã bị thương, không bắt người già, không tấn công khi kẻ thù chưa có sự chuẩn bị.”

Nghe Bùi Xuân nói, tôi cảm thấy như có sấm nổ tung trong đầu.

Đánh thắng trận rồi còn cử người đưa binh lính già của nước địch hộ tống về nhà.

Đây là cái thể loại chiến đấu gì vậy?

Tôi chỉ nói vài câu mà đã bị chế nhạo là thánh mẫu, vậy mà bọn họ hộ tống người già nước địch về tận cửa lại tự hào xưng danh là một đất nước “lễ nghi”.

Không đánh kẻ địch bị thương?? Vậy chả lẽ tự làm bản thân bị thương là khỏi bị đánh rồi không phải sao?

Không được tấn công khi địch chưa chuẩn bị xong thế trận. Là sao nữa đây??

Binh pháp, không phải là lừa gạt lẫn nhau để chiến thắng hay sao?

Mấy cái trò cười trên TV khi mà quái vật không thể tấn công khi siêu nhân chưa biến hình xong thực sự là điều bình thường ở nơi đây.

Tôi nghĩ bọn họ có hơi “tiêu chuẩn kép” một chút, tôi chỉ thấy tiếc cho những người xuyên không kia, bởi vì ở đây đến kẻ thù mà dân chúng còn vô cùng bao dung.

Nhưng với tư cách là người ngoài cuộc duy nhất trong đám người này, tôi không thể nói gì thêm được.

Bởi vì tôi cũng sợ c.hết, tôi không muốn c.hết chỉ vì danh tính bị bại lộ khi mới vừa đặt chân đến đây đâu.

Câu hỏi trước đã có nguy cơ làm lộ danh tính của tôi rồi, tôi không thể mạo hiểm thêm được nữa.

2

Tôi muốn dần dần làm quen với nơi này, với tư cách là một nô bộc tuân đúng luật lệ.

Tôi muốn hiểu tại sao thế giới này lại đam mê truy s.át những người xuyên không tới vậy.

Ngay cả trong thời đại ngày nay, không phải cũng có rất người với nhứng cách nhìn, ý kiến khác nhau hay sao. Nhưng hiện tại, thứ họ đang tước đi là mạng sống của những con người đang sống sờ sờ như vậy.

Nhưng tôi vẫn như cũ không thể tìm được câu trả lời, trong lòng lại càng nghi ngờ hơn.

Khi Bùi Xuân ra chiến trường lần nữa, lại có người nhắc đến hắn.

“Bùi Xuân lần này còn đi sửa xe cho Lang Nguyệt quốc nữa đó.”

“Đúng vậy, lính của bọn họ đánh thua còn không biết đường mà trốn, xe rơi thẳng xuống mương, quân ta phải chạy qua kéo lên giúp. Hình như đám lính này không có kinh nghiệm chiến đấu gì cả, chạy trốn cũng không xong nữa.”

Càng nghe tôi càng sốc hơn.

Trước đây thì không đánh địch bị thương, không bắt giữ người già, cho địch thời gian giàn trận, thôi thì cũng tạm bỏ qua đi.

Nhưng mà giúp địch sửa xe để chạy trốn??

Mấy người này chắc đi.ên rồi đi!

Chẳng phải ra trận là để gi.ết địch hay sao, sao lại biến thành sửa xe giúp địch rồi!??

Hình như tôi đã nghiệm ra lý do tại sao Nghiêm n bị xử t.ử khi hắn dùng hỏa công tiêu diệt quân địch rồi…

Hắn dùng hỏa công, chắc chắn điều này đã vi phạm quy định của đất nước “lễ nghĩa” này rồi.

Đạo đức giả!

Hoàng đế nước này chắc chắn là quá hẹp hòi, cho nên mới g.iết ch.ết Nghiêm tướng quân.

Tề Vương có lẽ cũng là loại người như vậy.

Hắn ta nhìn không nổi sự tồn tại của những người xuyên cho nên mới ra sức truy s.át toàn bộ bọn họ.

Suy nghĩ của những người xuyên không phần lớn đều vượt qua thời đại này, cho nên bọn họ chắc chắn làm vậy là để dân chúng không còn tin vào những quan niệm hiện đại mà rũ bỏ sự cai trị của hoàng thất.

Tôi luôn tin vào điều này cho đến khi gặp Tề vương Bùi Lâm lần đầu tiên.

Ngày hôm đó, Nhị Ngưu luôn hầu hạ Tề vương tắm rửa đột nhiên đổ bệnh nên nhờ tôi giúp hắn đảm nhận nhiệm vụ.

Khi vào hầu, thứ tôi nhìn thấy là một tấm lưng đầy sẹo đang ngâm mình bên trong bồn.

Những vết sẹo chằng chịt dữ tợn như thể đã tồn tại rất nhiều năm.

Tôi nhẹ nhàng cử động, sợ lộ ra manh mối:

“Vương gia, hôm nay có Nhị Ngưu đổ bệnh, tiểu nhân đến giúp ngài tắm rửa.”

Trước giờ tôi đã phục vụ ai tắm bao giờ đâu, cơ thể lo lắng run rẩy đến mức suýt làm đổ nước nóng trong tay xuống đất.

Tôi vừa nghĩ cách lừa hắn, lại nghe thấy Tề Vương quay lưng về phía tôi nói:

“Cứ để đó, ta sẽ tự làm.”

“Thưa vâng.”

Tôi trả lời, cẩn thận rời khỏi phòng tắm.

Tề vương này có vẻ khác với những gì tôi nghĩ, hắn không muốn bất cứ ai phục vụ mình.

Tôi bắt đầu nghi ngờ những suy nghĩ trước đây của mình.

Tam Ngưu thấy tôi đi ra liền hỏi:

“Vết thương của vương gia thế nào rồi? Đã đỡ hơn chưa?”

Mất cảnh giác, tôi vô thức trả lời: “Chưa.”

Câu trả lời của tôi có lẽ đã gợi đúng chuyện, Tam Ngưu thở dài, nói:

“Mấy cái đó, tất cả đều là lỗi của hai kẻ xuyên không đầu tiên.”

“Hồi đó bọn chúng trơ

tráo đến mức hô hào mọi người đều bình đẳng, muốn trên thế giới ai cũng biết chữ, tự đề cao bản thân như thần thánh.”

“Kết quả là bọn chúng còn tệ hơn cả đám quan c.hó đó, rất nhiều người bị bọn chúng hủy hoại.”

“Nhưng nói cũng không sai, lúc đó tiên hoàng cùng các quan trong triều đều bị bọn chúng mê hoặc.”

“Ngay khi vương gia phản đối, bọn chúng đã xúi giục người đi ám sát vương gia, trợ giúp cho bọn chúng đạt được quyền lực. May mắn thay, vương gia được trời cao phù hộ, gặp may mắn.”

“Nếu vương gia của chúng ta không bị thương thì làm sao xảy ra chuyện rắc rối của tên Nghiêm n kia, tất cả đều là do hai kẻ xuyên không kia lừa gạt lòng người!”

Nhìn Tam Ngưu thở dài, tôi chìm vào suy nghĩ.

Hóa ra dân chúng trên thế giới này đã thực sự có lúc ủng hộ người xuyên không?

Có thể khiến cho một kẻ như Tề vương chịu thiệt, nhất định phải vô cùng lợi hại.

Mà đối với những nghi ngờ khi nói nghe câu nói “Ta tự làm” của Bùi Lâm khi nãy, tôi cuối cùng cũng tìm ra được câu trả lời.

Loại người này không thể chịu nổi khi nhìn thấy người xuyên không thành công.

Hắn chỉ là ghen tị với tài năng của họ!

Bằng không tại sao hắn lại không thuận theo ý dân, nghe theo lời của người xuyên không?

Dân chúng đều đồng ý, có gì mà không làm được?

Nhưng tôi vẫn thắc mắc tại sao hai người xuyên không đầu tiên đến lại thất bại.

Từ xưa đến nay đã xảy ra rất nhiều trường hợp dân chúng nổi dậy, nếu đã bọn họ đã có được lòng dân, vậy thì làm sao có thể thất bại được?

3

Tôi bắt đầu bóng gió đi hỏi xung quanh chuyện gì đã xảy ra hồi đó.

Đại Chùy nói: “Họ muốn lật đổ triều đại này, nói rằng mọi người đều bình đẳng, kiến

thức mới chính là sức mạnh. Mẹ ta lúc đó cũng tin, thậm chí còn quyên góp lương thực để giúp bọn họ xây trường học nữa.”

Nhị Ngưu nói thêm: “Lúc đó thực sự rất nguy hiểm. Bọn họ nói bản thân là sứ giả được Trời cao phái tới thay đổi thế giới. Cha ta lúc đó cũng tin.”

Tam Ngưu tiếp: “Xây dựng học đường cái gì? Thay đổi thế giới? Cũng không phải chỉ có con nhà giàu mới được đến trường. Mà mấy người này bọn họ không thiếu ăn thiếu mặc, cho nên có thể không cần suy nghĩ gì mà tới trường.”

Nhị Oa khóc nói: “Lúc đó mẹ ta cũng tin lời bọn họ, bán tỷ tỷ lấy tiền để ta được đi học. Lẽ ra đã được yên bề gia thất, vậy mà bây giờ rất có thể tỷ ấy đã bị đưa vào nhà thành lâu, có lẽ đã chẳng thể sống qua được 20 tuổi.”

Khi tôi lắng nghe từng người trong số họ, tôi dần dần hiểu ra một chuyện.

Năm đó, có hai người xuyên không tới đây, có lẽ họ là một cặp muốn cùng nhau thay đổi thế giới.

Họ bắt dân chúng xây dựng trường học, truyền bá tư tưởng rằng kiến

thức mới chính là sức mạnh.

Cũng nói rằng mọi người đều bình đẳng, muốn tạo ra một thế giới hài hòa.

Suy cho cùng thì những câu chuyện về thế giới hiện đại bọn họ kể thực sự rất hay.

Người dân tin những gì họ nói là tốt, dùng những quả trứng đổi lấy lương thực và những thực phẩm họ từng ăn để hỗ trợ cho sự nghiệp vĩ đại của mình.

Lúc đầu, người dân quả thật được hưởng lợi.

Cặp tình lữ đó đã sử dụng kiến

thức đã học để dạy bọn trẻ số học và thơ ca, hơn nữa còn mời thầy về dạy trẻ con đọc sách viết chữ.

Nhưng Bùi Lâm vẫn phản đối kịch liệt.

Việc Bùi Lâm phản đối đương nhiên trở thành mục tiêu tấn công của họ, vì vậy Bùi Lâm đã bị chính tướng sĩ mình đâm lén trước trận chiến.

Tất cả đều cuối cùng không mang lại kết quả gì.

Bởi vì cho đến cuối cùng, hai người xuyên không này vẫn không thể cưỡng lại sự cám dỗ của tiền bạc, bọn họ mở đường đi “đặc biệt” chỉ dành cho những người quyền quý, khiến cho sơ tâm hoàn toàn bị hủy hoại.

Hai người dần dần nổi danh, dựa vào đầu óc của người xuyên không cùng tư tưởng tiến bộ, người chồng được phong hầu, còn người vợ nghiễm nhiên trở thành hầu tước phu nhân.

Học phí ngày càng đắt đỏ, và như một điều đương nhiên, hiện tượng bán con gái đi để đổi lấy tiền cho con trai đi học này càng xuất hiện nhiều hơn.

Nhị Ngưu nói: “Vương gia đã đoán trước điều này rồi. Kiến thức vốn là một thứ xa xỉ.”

Tam Ngưu nói: “Sự tiện lợi do kiến

thức mang lại cuối cùng đều thuộc về tầng lớp thống trị, căn bản cũng chẳng thay đổi được gì.”

“Kiến thức vốn là một thứ xa xỉ.” Câu nói này khiến tôi sững sờ một lúc.

Từ nhỏ đã trải qua 9 năm giáo dục bắt buộc, tôi chưa bao giờ nghĩ rằng trên đời này, một chút kiến

thức lại có thể đổi được cả năm thu hoạch và tương lai của một cô gái.

Điều này thực sự tàn nhẫn.

Truyền kinh thụ đạo, không chỉ đơn thuần là bốn chữ này.

Tôi bắt đầu suy ngẫm tại sao người nghèo lại không thể cảm nhận được sự tiện lợi của kiến

thức.

Tôi chợt nhớ rằng kiếp trước, trong thời đại tốt đẹp như vậy, vậy mà hầu hết những người có thể thực sự có thể học tập mà không phải lo lắng đều phải dựa vào hỗ trợ tài chính liên tục đến từ gia đình.

Và ở một nơi không có kiến

thức, những kiến

thức thông thường đương nhiên là xa xỉ.

Sự cản trở của Tề Vương Bùi Lâm dường như không hoàn toàn xuất phát từ động cơ ích kỷ.

Tất nhiên, với tư cách là một người xuyên không, tôi vẫn không thể nào thích được Bùi Lâm, cũng như không thể hiểu nổi những “lễ nghi” kỳ cục mà bọn họ sử dụng trên chiến trường.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.

 Bình luận