Điều ta muốn hỏi là, rõ ràng bà không thích cha, còn muốn nạp thiếp cho cha, trong lòng có phải rất khó chịu hay không, nhưng bà rõ ràng không muốn nói chuyện này, ta cũng chỉ có thể từ bỏ.
Nhưng điều khiến ta khó chịu là cha ta không cho phép ta đi Nam Kinh.
Lúc ăn sáng ngày hôm sau, ông nói với nương ta: “Nàng muốn đi Nam Kinh thì nàng tự đi đi, nhưng con gái phải ở lại bên cạnh ta. Phụ thân nói với ta, Minh Tú đã gả ra ngoài, Nguyệt Nhi ở nhà mà kén rể. Ta muốn tìm cho nó một người trong đám con cháu bần hàn, người làm nương như nàng không muốn ở lại, vậy để nó ở lại tự kén chồng đi!”
Cha ta lại nói: “Nàng đi rồi, chuyện trong nhà ai sẽ chủ trì, quản gia sao có thể so với người trong nhà? Ta thấy nếu phụ thân đã muốn giữ Nguyệt Nhi lại, vậy giờ bắt đầu học tiếp nhận sự vụ trong gia tộc cũng được.”
Nương ta trầm tư một lúc, nhìn ta nói: “Như vậy cũng tốt. Nguyệt Nhi, cứ nửa tháng con lại viết cho ta một phong thư, kể một chút tình hình gần đây của con. Làm việc không nên nhanh nhảu, có gì không hiểu thì hỏi…”
Bà lại nói liên miên lải nhải rất nhiều, cuối cùng để Thu Thiền cô cô lại cho ta.
Ta không biết nên cảm thấy như nào, ta cảm giác bị nương và ca ca bỏ rơi, trong lòng rất cô độc, nhưng nương nói ta nhất định phải học được cách trưởng thành.
Vì sao bà không thể ở lại đây?
Ta không nghĩ ra, nương yêu ca ca, cũng yêu ta và tỷ tỷ, bà cũng không có thiên vị ca ca giống như những người khác trong nhà.
Có lẽ là không muốn gặp phụ thân, ta đoán như vậy.
Ca ca xoa xoa đầu của ta, nói: “Đừng giống như chó con bị vứt bỏ, chờ mấy năm nữa ca sẽ về Vương đô đón muội.”
28
Nương và ca ca đi rồi.
Chuyện này ở trong thế gia đại tộc cũng là hiếm thấy, nhưng mà cân nhắc đến ca ca là người thừa kế tương lai của Tạ gia, bồi đắp cẩn thận cũng là chuyện hợp tình hợp lý, sau khi hết bất ngờ cũng không ai nói gì.
Sau khi trong nhà chỉ còn lại ta và cha, ông lại bắt đầu nghiêm túc dạy ta chuyện làm ăn.
Ông coi trọng ta như vậy, trong lòng ta lại thấy ngũ vị tạp trần.
Thời gian thấm thoát trôi qua, lúc ăn tết, ta theo phụ thân trở về Trần quận ăn tết, nhưng nương lại chưa trở về.
Ca ca nói nương bị bệnh, không thể đi xa.
Tâm trạng của cha ta rất tệ, cả dịp tết đều u ám.
Sang năm sau, ta đi theo ca ca đến Nam Kinh thăm bà.
Ta vẫn luôn biết nương là mỹ nhân rất đẹp, tỷ tỷ có tám phần mỹ mạo của nàng, mà ta chỉ được có năm phần.
Cho dù sinh ra ba chúng ta, hiện giờ đã 35 tuổi, nhưng thoạt nhìn bà cũng chỉ giống như thiếu phụ hơn hai mươi.
Mà cho dù là ở Trần quận, hay là ở Vương đô, bà dường như luôn chìm nghỉm trong đại trạch viện tối tăm, không chút nổi bật.
Bây giờ, khóe mắt, đuôi lông mày của bà đều là ý cười, ý cười kia là phát ra từ đáy lòng.
“Nương, con tưởng người bị bệnh mà?” Ta nhào vào n.g.ự.c bà, chậm chạp nói.
Ánh mắt bà từ ái, bà vuốt v e gương mặt của ta, tựa hồ như đang nhìn xuyên qua ta để nhìn người khác, chỉ nghe bà nói: “Con rất giống phụ thân con. Hắn có khỏe không?”
“Cha khỏe mạnh, chỉ là công việc trong nhà bề bộn, không thể đến thăm người, cha có nhờ con đưa thư.”
Ta lấy thư ra.
Nương không đọc, chỉ để ở một bên, nói: “Để nương xem tiểu tâm can nương yêu nhất đi theo phụ thân con học làm ăn thế nào rồi nào?”
29
Ta kể tỉ mỉ từng chuyện một trong suốt năm qua, nương và ca ca đều nghe rất nghiêm túc.
Cuối cùng, nương nói: “Vậy là tốt rồi. Phụ thân con cũng có lòng rồi.”
Ở Nam Kinh mấy ngày, ở chung với nương như tỷ muội, ta cảm thấy trong lòng thoải mái hơn rất nhiều.
Một chiều nọ, ca ca nói với ta: “Muội muội, ta dẫn muội đi bái kiến thúc thúc.”
Trong lòng ta có chút nghi hoặc, Tạ gia chúng ta ở Nam Kinh cũng có thúc thúc?
Ta đi theo huynh ấy đến hậu viện, phía sau phủ đệ của ca ca là cỏ thơm um tùm, còn có một chút mai tàn.
Nương và một nam tử dáng người cao ráo ngồi đối diện nhau, bọn họ đang nói cái gì đó, trên mặt nương mang theo ý cười nhàn nhạt.
Mãi đến khi nghe thấy tiếng bước chân của chúng ta, nam tử kia mới xoay người lại, chính là Hứa Hoài Nam.
Năm tháng ưu ái hắn, hắn vẫn là bộ dáng phong quang cương nguyệt như cũ, giữa lông mày có ý cười, nhìn ánh mắt của ta, phảng phất như đang nhìn ta năm 4 tuổi.
Nương kéo tay của ta, nói với ta: “Chào thúc thúc đi.”
“Thúc thúc.”
Hắn cho ta một cái hồng bao.
Ta nhìn nương một cái, bà ra hiệu ta nhận lấy.
Chỉ là một lần gặp mắt chóng vánh, mọi người kể chuyện gần đây, sau đso Hứa Hoài Nam rời đi, ca ca cũng đi làm việc.
Nương uống ngụm trà, nói với ta: “Nguyệt Nhi, con đoán được ta muốn làm gì rồi chứ? Con sẽ trách ta sao?”
Ta lắc đầu, “Chỉ là phía phụ thân…”
Nương nói: “Ta sẽ giả chết.”
Ta há miệng, chỉ có thể hỏi: “Nương, người đã nghĩ kỹ chưa?”
Giữa hai lông mày của bà lại xuất hiện vết sầu lo như ngày xưa, sau đó bà lại lập tức nhoẻn miệng cười, nụ cười còn xán lạn hơn cả hoa nở ngày xuân: “Ban đầu vì để ba huynh muội các con có thể thuận lợi trưởng thành, ta đã nóng vội kinh doanh suốt mười năm, hiện giờ ca ca con làm quan, tỷ tỷ con xuất giá, con cũng có thể một mình đảm đương một phía, trong lòng ta hoàn toàn nhẹ nhõm, ta muốn sau này được sống cuộc sống của mình.”
Năm ngày sau, bà ngã xuống nước trong lúc đi thuyền, hài cốt không còn, ta và ca ca khiêng quan tài trở về Trần quận.
Cha ta như phát điên, hỏi chúng ta đã có chuyện gì xảy ra.
30
Cha ta suy sụp rất lâu.
Lúc nương rời khỏi Vương đô, trong lòng hắn còn chờ mong bà trở về, thậm chí ông còn đuổi thiếp thất của mình đi.
Khi đó nương viết thư cho ta, lần nào ông đều ở bên cạnh nhìn, chờ đợi trong thư có thể nhắc đến ông một câu, nhưng nương ta một chữ cũng không viết cho ông.
Bây giờ nương ta sẽ không trở về nữa, cha ta cũng suy sụp tinh thần.
Ta không biết có nên an ủi ông hay không.
Cũng không biết an ủi ông như thế nào.
Nương và Hứa Hoài Nam đã đổi sang thân phận mới, bọn họ dùng thân phận mới đến quan phủ làm hôn thư, ngày hai người thành thân, ta và ca ca đều có mặt.
Hứa Hoài Nam khóc, nương cũng khóc.
Bọn họ sẽ đến đất Thục, cùng sống nốt quãng đời còn lại.
Tôi cũng sẽ để Thu Thiền cô cô rời đi sau một năm nữa, cố hương của bà ấy cũng là đất Thục.
Như thế này, cũng thật tốt đẹp.