Các đội thuyền chen chúc chờ đợi tại Hải Môn trấn thấy trên boong thuyền có các một lá cờ Ký Lân lớn, lập tức nhường một con đường.
Hắc Kỳ Lân là dấu hiệu chỉ có phủ đô đốc An Nam mới có.
Nó không chỉ đại biểu cho phủ đô đốc An Nam mà còn đại biểu cho Hà Nam Vương Lý Ngôn Khánh.
Từ khi Lý Ngôn Khánh giết La Hoàn, dân lý, hán Việt tây đều thuần phục sự cai trị của phủ đô đốc An Nam.
Mọi người chỉ biết đó là công lão của Lý vương gia, không biết hiện giờ tại triều đình, đại xu thế lý, hán dung hợp đã không thể ngăn cản.
Lý Ngôn Khánh phi thường cẩn thận khống chế bản thân.
Hắn không ngầm chiếm phạm vi thế lực của Phùng gia mà không ngừng mở rộng ruộng đất về hướng tây và hướng nam.
Chân Tịch quốc tuy bề ngoài là một nước phụ thuộc nhưng còn độc lập nhưng thực tế toàn bộ quan viên lại đều do Lý Ngôn Khánh sắp đặt cả.
Thậm chí ngay cả quốc chủ của Chân Tịch quốc cũng tỏ vẻ nguyện ý quy phục và chịu giáo hóa.
Một mặt Lý Ngôn Khánh tiếp tục giữ lại cái tên Chân Tịch quốc nhưng mặt khác lại âm thầm cẩn thận che dấu, tránh để triều đình cảm nhận được.
Đi từ khoang thuyền ra, Lý Ngôn Khánh hít sâu một hơi gió mang theo mùi biển cả.
– Còn có thể là ý gì?
Hắn cười lạnh một tiếng nói:
– Chẳng qua chỉ vì muốn tìm kiếm sự cân đối mà thôi. Thật ra bệ hạ vẫn ố kỵ ta vài phần. Một mặt hắn hy vọng ta có thể quay lại Trường An, chống đỡ cho Thái tử; một mặt lại sợ ta kiêu ngạo, không dám triệu hồi ta. Lần này hai đại quan Trung Sách tỉnh, Thượng Thư tỉnh tới Lĩnh Nam lần này nói là an ủi, kỳ thực là muốn thám thính hư thực của ta mà thôi.
Ngư Bài Quân khẽ gật đầu, tỏ vẻ đã hiểu.
Từ sau khi Ninh Trường Quân qua đời, Ngư Bài Quân được phong làm thích sư Khâm châu, dần dần rời khỏi quân đội.
Tính tình của hắn vốn không thích hợp ở trong quân, làm thích sứ một phương cũng không coi là quá kém. Nếu như không có Ngư Bài Quân giằng co với La Hoàn ở Khâm châu thì Lý Ngôn Khánh muốn thuận lợi đoạt mất quyền lực của La Hoàn, đuổi hắc lý của ba mươi sáu động đi cũng không phải là chuyện dễ dàng. Sau khi La Hoàn chết đi, Ngư Bài Quân được sắp xếp tới cạnh Lý Ngôn Khánh. Dù sao hắn cũng là con lớn của Ngư Câu La, lại được bồi dưỡng rèn luyện quân sự, nếu không lợi dụng cho tốt thì quả thực là đáng tiếc. Hắn là chủ soái thì không hợp lý nhưng lại là một tham mưu tốt, giúp Lý Ngôn Khánh khống chế khu Việt tây, đưa phủ đô đốc An Nam, quản lý hơn trăm châu huyện, vô số quân binh.
Ba tháng cuối xuân, mưa phùn rơi rơi, khí hậu Việt tây rất ẩm thấp, nhìn khắp đất trời đều có vẻ u tối…
Đã qua Cửu Nghi sơn, đội xe ngựa đã chính thức tiến vào phạm vi của phủ đô đốc An Nam, đi dọc theo quan đạo bằng phẳng, quy mô rất lớn, vô cùng có uy thế.
Trên lá cờ lớn có một chữ Bùi rất lớn.
Người biết chuyện chỉ liếc một cái là biết đây là đoàn xe của Bùi thị Hà Đông.
Lý Ngôn Khánh và Bùi thị Hà Đông có quan hệ không chỉ đơn giản nói là thân mật được. Không nói thì ai cũng biết Hà Nam vương phi Bùi Thúy Vân vốn xuất thân từ Bùi thị Hà Đông. Mà Bùi Hành Nghiễm, trước đảm nhiệm tổng quản Tịnh châu, ngày nay làm Tả kiêu vệ tướng quân lại là bằng hữu từ thời để chỏm với Hà Nam Vương, nói toạc ra là thân thiết… Cho nên từ năm Võ Đức thứ sáu, Lý Ngôn Khánh bắt đầu đẩy nhanh việc mở rộng sự thống trị thì Bùi thị cũng bắt tay vào đặt mua sản nghiệp tại khu Việt tây, đẩy mạnh thương nghiệp.
Đặc biệt là sau khi Lý vương giết lão già, Bùi gia cũng từ chỗ đơn thuần chỉ phát ở Giao châu dần dần chuyển hướng đi Khâm châu, Tạo Hán châu và Quế châu.
Có thể nói Bùi thị dưới sự ủng hộ của Lý Ngôn Khánh đã bắt đầu có thành tựu lớn.
Nếu so sánh ra thì Trịnh thị Huỳnh Dương cũng có quan hệ mật thiết với Lý Ngôn Khánh nhưng biểu hiện lại còn chưa đủ. Dù Trình Đãng đảm nhiệm thích sử Quế châu nhưng Trịnh gia cũng chưa ủng hộ hết mình.
Có lẽ trong mắt người Trịnh gia, Lý Ngôn Khánh mãi mãi chỉ là một phiên vương, không đáng để bọn họ ủng hộ như Lý Kiến Thành, bỏ ra quá nhiều tiền tài và nhân lực tại Việt tây. Nếu so với Bùi thị thì Trịnh gia chỉ chú ý đầu tư về chính trị, không linh hoạt giống như Bùi thị. Trịnh Nhân Cơ tuy rằng rất muốn mượn cơ hội khuếch trương lực lượng của gia tộc nhưng lại bị rất nhiều người kiềm chế.
Tại điểm này thì Trịnh Nhân Cơ hiển nhiên không cách nào so sánh được với tộc trường Bùi Thế Củ của gia tộc Bùi thị, một lời nói nặng tựa chín đỉnh.
Năm đó hắn tiếp nhận Trịnh gia vốn là một chuyện ngẫu nhiên. Nếu không phải Trịnh Nguyên Thọ chủ động nhượng bộ, Trịnh Nhân Cơ cũng không có khả năng thuận lợi tiếp nhận vị trí này. Trịnh Nguyên Thọ vốn là nhạc phục của Thái tử Lý Kiến Thành, tất nhiên hy vọng Trịnh gia có thể toàn lực phối hợp chống đỡ cho Lý Kiến Thành.
Cho nên huynh đệ Trịnh Nguyên Thọ mới có thế khiến Trịnh Nhân Cơ làm gì cũng bị bó chân bó tay.
Chẳng qua càng ngày Lý Ngôn Khánh khống chế Việt tây càng mạnh, mà Trịnh Hoàng Nghị mượn thế lực của Phùng gia, thành công đứng một chân tại Việt tây, dù Trịnh thị gia tộc không quá coi trọng khu Việt tây nhưng cũng không khỏi bắt đầu tăng cường đưa đệ tử của Trịnh thị vào nơi này. Mà trong đó Trịnh Hoành Nghị có thành tựu lớn nhất.
Mặc dù Trịnh Nguyên Thọ đã từng tỏ vẻ: Trịnh Hoành Nghị bị đưa tới Quế châu, ngày sau chỉ sợ cũng chỉ dừng lại được ở một châu, rất khó tiến thêm nhưng hắn cũng phải thừa nhận là theo tình thế trước mắt, Trịnh Hoành Nghị đã ngồi ghế quan cao. Mà hắn mới bao nhiêu tuổi chứ? Chỉ có 27 – 28 mà thôi, cũng đã đứng vững ở một phương rồi.
Mà Trịnh Nguyên Thọ thì sao? Hơn năm mươi tuổi còn chưa đạt được phẩm hàm như Trịnh Hoành Nghị. Tất cả mọi người là thích sứ một châu, Trịnh Nguyên Thọ đảm nhiệm thích sự Dự Châu, xem như trung quận. Mà Trịnh Hoành Nghị là thích sứ hạ quận, chức quan tứ phẩm, chỉ thấp hơn Trịnh Nguyên Thọ một cấp một thôi.
– Hoàng huynh, vốn tưởng chỗ man hoang phía nam này đường quan khó đi, ai ngờ được đoạn đường này lại thuận lợi như vậy.
Từ Hồng châu tới có thể nói là một đường bằng phẳng, có thể so với đường đi tại Quan Trung, cũng không phải dừng lại nhiều nhỉ.
Trên một chiếc xe ngựa lớn, Trường Tôn Thuận Đức vê râu tán thưởng:
– Hoàn toàn chính xác. Con đường tại Lĩnh Nam này thật là bằng phẳng phi thường, đi lại thuận lợi vô cùng.