Ta Không Làm Thiếp

Chương 36: Chương 36



Hôm sau, Thẩm Lan tỉnh lại trên chiếc giường giăng màn lụa, nhìn chằm chằm bức họa liên chử văn cầm đồ trên đỉnh màn ngẩn ra một lát, liền nghe thấy tiếng Bùi Thận cười nhẹ bên tai: “Mau dậy đi, dẫn nàng đi xem hội chùa.”
Thẩm Lan nhắm mắt lại: “Mấy giờ rồi?”
Bùi Thận nhìn ánh nắng xuyên qua cửa sổ, nhân tiện đáp: “Giờ Mẹo một khắc”
Thẩm Lan lắc đầu: “Hội chùa kéo dài ba ngày liên tiếp, cứ thong thả mà đi xem.

Chứ ngài mà bảo ta ngày ngày dậy sớm, ta không làm được.”
Bùi Thận không kiềm được bật cười, lại thấy làn da trắng tuyết của nàng lấm tấm vết đỏ chưa tan hết, trắng đến lóa mắt, đỏ rực đắm chìm.
Vừa mở mắt lại gặp cảnh tươi đẹp thế này, lòng Bùi Thận hơi động, sán lại gần, Thẩm Lan thấy thế khịt mũi: “Giỡn chưa đủ sao?”
Bùi Thận khẽ hắng giọng, ngượng ngùng nói: “Mệt lắm rồi đúng không, ta xoa bóp cho nàng.”
Hôm qua y cũng nói giống vậy, Thẩm Lan cũng lười vạch trần cái cớ vụng về của y, chỉ nhắm mắt nói: “Ngài tốt hơn là mau đi tập võ đi, nếu lại giống như hôm qua, ban ngày ban mặt vừa đóng cửa vừa gọi nước, nha hoàn vú già viện này sợ rằng đều tới chế giễu ta.”
Bùi Thận chỉ nghĩ nàng đang đùa, cũng cười: “Ai dám?” lại an ủi nàng: “Nàng là chủ trong viện này, nếu ai dám ăn hiếp nàng, cứ mách lại với ta là được.”
Thẩm Lan định nói với y nàng không danh không phận, đâu được xem là chủ, nhưng nghĩ lại lời này giống như là đẩy đưa yêu cầu một danh phận chính thức, lại thêm sáng sớm tinh mơ, nàng cũng lười nói chuyện, nhẹ đá Bùi Thận, ý bảo y mau chóng rời đi.

Truyện được edit bởi Mạnh bà và đăng tải trên blog tamsinhtamthe.wordpress.com
Bùi Thận thấy dáng vẻ nàng “lười dậy vẽ mày ngài” (2), hải đường chưa tỉnh giấc, cảm thấy vô cùng mới lạ, thương yêu vuốt tóc mai như mực của nàng, cười nói: “Nàng ngủ thêm một lát đi, đợi tới trưa ta lại về dẫn nàng ra phủ đi xem hội chùa.”
Nói xong, thấy nàng đã chìm vào mộng đẹp, lúc này Bùi Thận mới rón rén đứng dậy rời đi.
Chờ Thẩm Lan tỉnh ngủ, rửa mặt thay quần áo dùng xong bữa sáng, Bùi Thận liền dẫn nàng lên xe ngựa ra ngoài.
“Ngài còn dẫn theo đội thân vệ?” Thẩm Lan kinh ngạc.

Nếu không phải làm việc công, Bùi Thận đi ra ngoài bình thường chỉ dẫn theo hai người Trần Tùng Mặc cùng Lâm Bỉnh Trung.
Bùi Thận mỉm cười: “Hội chùa hôm nay, miếu đứng ra tổ chức chính là Miếu Kim Long Tứ Đại Vương.”
Miếu này thì có cái gì hiếm lạ cổ quái sao? Thẩm Lan nhíu mày, tò mò hỏi: “Trong kinh không phải chỉ có chùa Hộ Quốc, miếu Thành Hoàng, thêm nữa thì có chùa Linh Hà, miếu Dược Vương thôi sao?”
Bùi Thận cầm cây quạt chọt trán nàng, cười nói: “Đây là thủy thần của kênh đào, từ Lưỡng Hoài ở phía nam đến Thông Châu ở phía bắc, hơn hai ngàn dặm đường sông đều thuộc quyền cai trị của Long Vương này.”
Gia tăng thêm kiến thức lúc nào cũng có ích, Thẩm Lan cười hỏi: “Vậy miếu này ở chỗ nào?”
“Mười dặm về phía bắc từ Cổng Quảng Cừ.” Bùi Thận cười nói: “Phàm là những người kiếm sống từ con kênh này đều sẽ tề tựu tại bến tàu để hiến tế cho Kim Long Tứ Đại Vương.

Sẽ thỉnh tượng thờ trong miếu ra ngoài, dạo quanh kinh đô một vòng, sau đó lại thỉnh về trong miếu.”
Thẩm Lan thấy Bùi Thận học sâu hiểu rộng, xem y như cuốn bách khoa toàn thư mà đặt câu hỏi liên tục, dù sao cũng miễn phí không tốn tiền mà.
Xe ngựa rất nhanh đã tới miếu Long Vương.
Xuống xe, đội thân vệ của Bùi Thận tức khắc tản ra, ẩn vào đám người để bảo vệ y.


Thẩm Lan nhìn quanh mà kinh ngạc trong lòng.

Miếu Long Vương này vậy mà thiện nam tín nữ nối liền không dứt, hương khói lượn lờ, cờ giăng khắp nơi.

Truyện được edit bởi Mạnh bà và đăng tải trên blog tamsinhtamthe.wordpress.com
“Sao lại nhiều nữ như vậy?” Thẩm Lan chần chừ.

Lần trước thăm chùa Linh Hà, tuy cũng có nữ nhưng không đến mức nhiều như vậy.
“Lễ tế Kim Long Tứ Đại Vương chỉ tổ chức mỗi năm một lần, nữ tử hiếm hoi mới có cơ hội ra ngoài, thứ nhất là đi chùa tích phúc, thứ hai nhân tiện ngắm cảnh rong chơi, tất nhiên là tới tấp nập.

Ngày này số người tới miếu dâng hương có thể lên tới vạn người.”
Bùi Thận giải thích xong, giở giọng cảnh cáo: “Nàng nhớ phải bám sát lấy ta, chớ có để lạc.

Năm nào cũng có những đám lưu manh lêu lổng sinh sự, thấy ai đẹp đẽ liền tới trêu chọc, thậm chí còn kéo vào hẻm tối mà gian dâm.”
Thẩm Lan tất nhiên không dám nảy sinh ý tưởng vào lúc này.

Ở nơi hỗn loạn thế này, luật pháp đều là thứ yếu, tuy có thể lợi dụng để đục nước béo cò, nhưng nếu thuộc quần thể yếu ớt bạc nhược, thường thường chỉ có thể như cá nằm trên thớt, mặc người làm thịt.
Nàng gật gật đầu, nghe lời bước lại gần Bùi Thận hai bước.
Bùi Thận thấy nàng nghe theo, trong lòng vui sướng, cười nói: “Có biết chỗ kia là chỗ nào không?” Nói rồi, dùng cây quạt chỉ về hướng mênh mông trước mặt.
Thẩm Lan lắc đầu, Bùi Thận liền dắt nàng tới hai chiếc lều lớn dựng trước miếu.
Thẩm Lan chỉ nhìn thoáng qua liền biết, lều này hẳn là bên phía chùa miếu dựng ra cho những nhà giàu phú quý, đặt lên cao, trông được ra xa, còn có thể che mưa chắn gió, không cần phải xuống dưới chen vào đám người.
Thẩm Lan từ trên cao nhìn lại, thấy bá tánh bên dưới tụ lại xem náo nhiệt đều bị hai dãy các hòa thượng chắn bên ngoài, trước miếu có một cái giếng gạch màu xanh đứng trơ trọi, bên trên điêu khắc hình li long diễn châu (click để xem ảnh minh họa), miệng giếng có bảy người con gái đứng vây quanh.
Thẩm Lan dè chừng, “Đây là phong tục gì vậy?” Chắc không phải hiến tế người sống chứ?
Thấy sắc mặt nàng trắng bệch, Bùi Thận chừng như đoán được suy nghĩ của nàng, đành nửa bất lực nửa bực mình cầm cây quạt gõ trán nàng: “Nghĩ vớ vẩn gì đó! Để hiến tế cho Long Vương, mỗi năm cần chọn bảy thiếu nữ dung mạo thanh tú xinh đẹp tới giếng rồng để tắm rửa thay đồ cho Long Vương Gia.”
Không phải hiến tế người sống thì tốt.

Thẩm Lan thở phào nhẹ nhõm, lại thắc mắc: “Long Vương Gia cũng yêu cầu nhan sắc sao?”
Bùi Thận sửng sốt, cười nhạo: “Sổ sách của Phủ Thuận Thiên từng ghi lại, ban đầu yêu cầu bảy quả phụ.

Nhưng sau này hội chùa càng làm thì quy mô càng lớn, ước chừng mọi người cảm thấy quả phụ không ra dáng lắm, cuối cùng chẳng biết lúc nào lại đổi thành bảy thiếu nữ dung mạo thanh tú xinh đẹp.”

Thẩm Lan vừa nghe Bùi Thận nói, vừa nhìn cảnh bảy thiếu nữ múc nước tắm rửa cho pho tượng thần, lại tát xô nước đã dùng xong ra ngoài, vừa tát vừa hô: “Đông Hải Long Vương sinh được bảy người con trai, ai uống được nước giếng này chắc chắn sẽ có con.”
Thẩm Lan ngớ ra, lẩm bẩm: “Long Vương biển Đông này không chỉ cai quản lượng mưa, còn quản luôn việc sinh con sao?”
Bùi Thận bị nàng chọc cười, nhịn cười nói: “Nàng nghe xem.”
Bảy người con gái lại hô: “Đông Hải Long Vương sinh bảy người con gái, tát nước thì trời sẽ mưa.”
Rồi lặp đi lặp lại.

Truyện được edit bởi Mạnh bà và đăng tải trên blog tamsinhtamthe.wordpress.com
“Đông Hải Long Vương sinh được bảy người con trai, ai uống được nước giếng này chắc chắn sẽ có con.

Đông Hải Long Vương sinh bảy người con gái, tát nước thì trời sẽ mưa.”
Hô vang chừng bảy lần mới ngừng.
Lúc này chợt có mấy người hầu ăn mặc sang quý đi từ trong lều ra, dùng bình sứ múc nước giếng.
Bùi Thận bấy giờ mới giảng giải: “Truyền thuyết dân gian đa phần đều không chính xác tuyệt đối, Long Vương vốn cai quản việc mưa gió, nhưng mọi người lại cho rằng rồng vốn có đặc tính dâm loạn, lại có nhiều con, biết đâu cũng cai quản việc sinh con thì sao, miễn cưỡng gán ghép thôi.”
Dứt lời, sắc mặt Bùi Thận lại bỗng nhiên trở lạnh.

Thẩm Lan nhìn theo ánh mắt của y, thấy trước giếng có một người nam mặc áo đạo màu xanh, đang cúi đầu dùng giỏ tre múc nước giếng.
Giỏ kia múc nước vậy mà không nhỏ ra ngoài một giọt.

Người đó cầm giỏ tre thật chắc, biến mất trong tầm mắt mọi người, để lại bá tánh chung quanh thảo luận sôi nổi.
Thấy Bùi Thận sầm mặt, Thẩm Lan tò mò: “Giỏ tre có thể múc được nước sao? Thế gian này thế mà lại có thợ đan tre nứa tay nghề tốt như vậy.”
Bùi Thận hồi thần, giãn khuôn mặt ra cười nói: “Tất nhiên là có.

Một đoạn tre ngắn chẻ ra thành hơn trăm nan tre, đắp lên trên giấy, độ mỏng phải đến mức có thể thấy được chữ.

Lại làm tiếp một lớp khác đè lên, thành chừng tám lớp, thì có thể dùng giỏ múc nước mà không nhỏ ra giọt nào.”
Thẩm Lan líu lưỡi, thầm nghĩ thời kỳ cổ đại này kỹ thuật của thợ thủ công quả là lợi hại.
“Vì sao người khác toàn dùng bình sứ để chứa, người này lại dùng giỏ tre?” Thẩm Lan hiếu kỳ.
Bùi Thận cười nói: “Ngư Lam Quan Âm (3) (click để xem ảnh minh họa) là một trong ba mươi ba pháp tướng của Quan Thế Âm Bồ Tát, có từng nghe qua Tống Tử Quan Âm chưa?”
Thẩm Lan ngạc nhiên, thầm nghĩ cũng không biết là gia đình giàu có nào muốn cầu con trai mà mê tín đến vậy?

“Một khi đã như vậy, vì sao không dùng bình Ngọc Tịnh (4)?” Pháp bảo mà Quan Thế Âm thường dùng nhất không phải bình Ngọc Tịnh sao?
Bùi Thận lắc đầu, cười nhạo: “Ngọc đá tuy có linh khí, cuối cùng cũng chỉ là vật chết thôi, giỏ tre thì khác, nguyên tố Mộc còn mang ý nghĩa sinh sôi.”
Huống hồ người tới múc nước hơn phân nửa là một thái giám, không nam không nữ, vừa lúc hợp với câu trong《 Kinh Kim Cương 》 “Nếu Bồ Tát nào có ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, hay thọ mạng tướng, thì tức không phải Bồ Tát.” Bồ Tát tuyệt không quan trọng bản thân người tồn tại trong hình tướng nam hay hình tướng nữ, thái giám lại vừa hay thích hợp.

Truyện được edit bởi Mạnh bà và đăng tải trên blog tamsinhtamthe.wordpress.com
Bùi Thận nghĩ vậy, buông tiếng thở dài.

Bệ hạ vì muốn cầu con, càng thêm có bệnh vái tứ phương, biện pháp nào cũng phải thử, có thể thấy không có tướng trường thọ.
Thẩm Lan không biết Bùi Thận suy nghĩ gì, nàng lần đầu ra ngoài xem sự kiện, phấn chấn nhìn quanh, thấy tượng Long Vương uy nghi oai vệ được tắm rửa xong, liền có tám người hợp sức nâng đặt lên kiệu.
Đội ngũ đưa rước Thần tức khắc xuất phát.

Bá tánh chung quanh cũng nhao nhao đuổi theo.
Phố lớn mười dặm, dù lọng chen nhau, cờ giăng khắp lối.

Đằng trước những người đàn ông cao lớn vẽ màu xanh đen lên mặt, đeo mặt nạ răng nanh, tay cầm đao, rìu vung cao mở đường.

Ở giữa là tám người nâng tượng Long Vương, hai bên có người đi cà kheo, bên trong đoàn người còn có cả những con hát giả trang thành các loài yêu ma quỷ quái.

Phía sau là đủ các loại mô hình diễu hành nhiều kiểu dáng, cỡ nhỏ thì hai người nâng, cỡ lớn thì tám người nâng.
Thẩm Lan xem đến hân hoan kinh ngạc, Bùi Thận dẫn nàng xuống khỏi lều, đuổi theo xem những mô hình diễu hành kéo dài không dứt.
Những mô hình diễu hành đó trang hoàng tinh mỹ, khắc hoa phủ gấm, bối cảnh rất là độc đáo, có non sông tươi đẹp, mái đình, đường cổ, vườn bàn đào, hồ Tây ở Kim Sơn, bên trên có những đứa trẻ chừng bảy tám tuổi hát những vở tuồng.
“Mau xem Hầu Vương kìa!” Thẩm Lan giật mình hô lên, thấy hai đứa trẻ nắm hai cây thương dài bằng sáp ong, đánh tới đánh lui, khó phân thắng bại.

Đoàn người vây xem chen chúc xô đẩy để theo dõi, những người giàu có thi nhau ném tiền thưởng về phía các mô hình.
Thẩm Lan vừa xem xong vở “Tôn Hành Giả, Giả Hành Tôn” (Tây Du Ký), lại xem cảnh Bạch nương tử dâng nước dìm chùa Kim Sơn (Thanh xà bạch xà), dời mắt sang lại xem được cảnh tình chàng ý thiếp của Thôi Oanh Oanh và Trương sinh (Tây sương ký).

“Hay!” Thẩm Lan hô một tiếng, rải hết mười đồng tiền trong tay cho đứa trẻ đang nuốt đao phun lửa.
Nhưng lực tay của nàng yếu ớt, sao có thể ném cho chuẩn, vậy là ném lệch cho đoàn múa trống.
Thấy vẻ mặt nàng ảm đạm, Bùi Thận tiện tay lấy thêm tiền đồng, chung quanh tiếng đàn sáo chiêng trống đinh tai, y lớn tiếng hỏi nàng: “Muốn thưởng cho ai?”
Thẩm Lan không chút do dự: “Cho người kia, cái người đang leo lên núi đao ấy!”
Bùi Thận không nói hai lời, cầm hơn trăm văn tiền tung hết ra ngoài.

Tiền đồng rơi leng keng xuống đất, âm thanh vang lên thật êm tai.

Người kia thấy có tiền thưởng, càng diễn hăng hái, khiến quần chúng kích động hoan hô.

“Hay lắm.

Nhóc đá cầu kia, mau đá thế Phật đỉnh châu đi.”
“Ê ê ê, đá thế phiên hoa lam hoặc nhiễu hoa tuyến đi, ông đây thưởng cho ngươi.”
Người đá cầu bị chung quanh kích động, thấy đồng đội xếp tay thành thế bông hoa, hai người còn lại thì đứng hai bên trái phải, thay phiên đá qua đá lại vòng quanh, khiến người vây xem trầm trồ khen ngợi, tiền thưởng như mưa.
Người nhảy dây phía sau bị tiền thưởng hấp dẫn, dùng toàn bộ năng lực ra mà nhảy.
Thẩm Lan còn thấy có cả người đàn ông đội hai cái bát trên đầu, bên trong đang đốt ngọn nến, tay trái ôm đàn tỳ bà, tay phải cầm hổ phách, miệng ngậm que trúc, vừa đánh đàn, vừa múa may tới lui như mưa rền gió dữ, mà khúc nhạc vẫn trôi chảy tuần tự, ngay cả ánh nến cũng chưa tắt một lần.
“Thưởng! Thưởng!”
“Đội bát khéo lắm! Ông đây thưởng ngươi!”
“Chụp cho chuẩn đấy!”
Quần chúng vây xem sôi nổi ném tiền, Thẩm Lan kích động mặt mũi đỏ rần, tiếc là tiền có trong tay đều đã thưởng hết, chỉ đành khô khan khen chay, chọc Bùi Thận bật cười ha hả, vung tay quăng ra mấy trăm văn tiền.

Truyện được edit bởi Mạnh bà và đăng tải trên blog tamsinhtamthe.wordpress.com
Còn có cây sào nguy hiểm cao chừng trăm thước, có người trượt lên trên cây sào, lộn nhào trên không, lộn ngược như thể có cánh mọc ra từ xương sườn, đập cánh muốn bay lên khiến người xem nín thở, rồi thét lên phấn khích, lại là một cơn mưa tiền thưởng vung lên.
Lại đi về phía trước, đội ngũ rước Thần kéo dài không dứt, chật kín cả mười dặm phố lớn, dòng người chen chúc xô đẩy, đèn đuốc sáng rực.
Chơi thương chơi đao, nuốt đao phun lửa, múa hát, nhảy Bào Lão, múa trống…… Thẩm Lan vừa đi vừa xem, thấy hai bên từ trên lầu xuống dưới đật đều chật kín những người là người, nơi nơi đều là chiêng trống, khắp nơi toàn là hoan hô.
Đất trời đều chìm đắm trong tiếng cười vui nô nức.
“Chơi vui không?” Bùi Thận đứng dưới mái hiên, giữa tiếng trống ồn ào náo động, cười hỏi nàng.
Hai mắt Thẩm Lan lấp lánh, đôi má rực hồng, nàng hiếm hoi mới nhìn thấy cảnh tượng như vậy, ba năm nay càng chưa từng được du ngoạn bất chấp thế này.
Nghe Bùi Thận hỏi, Thẩm Lan khó nén niềm kích động hưng phấn ngập tràn, gật đầu liên tục: “Vui lắm.”
Bùi Thận từ lần trước ở Giáng Vân Lâu gặp được dáng vẻ sinh động rực rỡ của nàng, đây mới là lần thứ hai y được thấy lại.

Trước nay đạm mạc nhạt nhẽo, như mùi thơm dìu dịu của ngọc lan, mà lúc này hai má nhuộm hồng như hoa đào bừng nở.
Khéo là hôm nay nàng vừa lúc mặc một bộ váy hoa màu đỏ thẫm, nhan sắc nàng như thế, quả thực khiến lụa là gấm vóc cũng ghen tị không bằng.
Thấy dưới hiên người đến người đi, lại còn có người ngắm trộm nàng, Bùi Thận hơi có không vui, vội ôm nàng vào lòng, thấy nàng vẫn ngoái nhìn đội rước Thần không chớp mắt, y cười: “Nếu nàng thích, sau này ta dẫn nàng đi xem hội chùa Minh Ứng Vương ở Sơn Tây nữa.

Nhưng lúc này đã tối rồi, nên về thôi.”
Thẩm Lan hơi giật mình, rũ mắt gật đầu.
Bùi Thận tiếp tục nói: “Miếu kia rất là thú vị, trong điện bên trái vẽ hình cầu mưa, bên phải vẽ hình ban mưa…” Y vừa nói vừa ôm nàng ra ngoài.
Thẩm Lan vừa nghe, vừa mỉm cười hỏi lại.
“Vì sao lại có miếu thờ này?”
“Miếu này nằm ở chân núi của huyện Hoắc ở động Hồng của Sơn Tây, vì nằm gần sông Hoắc, hằng năm hay có chuyện đi tránh nước…”
“Sơn Tây còn hội gì khác không?”
“Tất nhiên là có, lúc trước nàng chỉ mới tới được Đại Đồng, thực ra mùng mười lăm hàng tháng, các hương thân phụ lão của các huyện…”.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.

 Bình luận