Ta Sống Lại Sau Khi Ở Góa

Chương 17: Chương 17



Trần trạch cách ngọn núi gần nhất, nên họ là gia đình chuyển đến trước tiên.
Các lão Trần Đình Giám dẫn theo một vài hộ vệ cùng Lí Chánh giúp đỡ người dân di chuyển, để ba người con trai chịu trách nhiệm cho sự an toàn của mọi người trong nhà.
Trần Kính Tông vẫn không mặc áo mưa mà chỉ đội một chiếc mũ rơm rộng và to để che mưa.
Hoa Dương nằm sấp trên lưng hắn, khuôn mặt giấu kín dưới chiếc mũ rơm, xung quanh hỗn loạn, bởi vì Trần Kinh Tông đang cõng nàng nên nàng chính là người thoải mái nhất.
Tôn thị được hai nha hoàn dìu dắt đang đi phía trước, mấy người con muốn chiếu cố mẫu thân nhưng bà lại đuổi họ đi.
Hoa Dương thân phận cao quý, cho nên nàng và Trần Kính Tông đi theo sát Tôn thị là điều hiển nhiên, nhưng Hoa Dương quả quyết từ chối đề nghị của mẫu thân, nói thầm vào tai Trần Kính Tông: “Chúng ta đi cuối cùng.”
Trần Kính Tông: “Vì sao?”
Hắn muốn đưa nàng đến chỗ tị nạn càng nhanh càng tốt, sau đó xuống núi để giúp đỡ những người khác.
Tiếng mưa rơi là bức màn che chắn tốt nhất, chỉ có hắn mới có thể nghe được Hứa Dương giải thích: “Chàng cõng ta sau lưng như vậy, nếu họ nhìn từ đằng sau, chắc chắn dáng vẻ của ta không đứng đắn, ta không muốn các huynh đệ của chàng nhìn thấy.”
Trần Kính Tông nâng cánh tay đang giữ ở chân nàng, theo bản năng nâng khuỷu tay lên trên.
Mặc dù giờ không phải lúc coi trọng những điều đó, nhưng chỉ cần nghĩ đến đôi mắt không an phận của đường đệ Trần Kế Tông, Trần Kính Tông vội vàng cõng Hoa Dương trên lưng đi đến cuối hàng, phía trước là một nhà ba người gồm phu thê Trần Đình Thực và Trần Kế Tông ở Đông viện.
“Lão Tứ, vì sao ngươi lại quay trở lại rồi?”
Mưa quá to, Trần Đình Thực vuốt vuốt mặt, cố gắng mở to mắt để nhìn cháu trai ở phía sau.
Trần Kính Tông: “Không có gì cả, đi thôi.”
Trần Định Thực biết hắn nói gì Trần Kính Tông cũng không nghe, vì vậy ông ta đành phải đi về phía trước với Tề thị.
Lần di dời này, ngoại trừ Tứ Nghi đường, những viện phủ khác của Trần gia đều mang theo hai hoặc ba chiếc gương lớn, để những người hạ nhân khiêng chúng lên núi trước.
Trần Kính Tông phụ trách việc đi lại, Hoa Dương tập trung vào theo dõi mấy người ở Đông viện, đặc biệt là Tề thị.
Tề thị là người quán xuyến mọi việc ở Đông viện, trên vai còn đeo một tay nải được trùm vải bạt, Tề thị bước đi trên con đường đất một cách khó khăn, cái bọc nhỏ lắc lư, đồ vật bên trong chuyển động, sau đó qua tấm vải một vật cứng và nhọn dần dần hiện ra.

Nói cách khác, trong hành lý của Tề thị không chỉ có y phục, mà còn có một thứ gì đó hình chữ nhật.
Hoa Dương đoán rằng đó là sổ sách mà Tề thị âm thầm cất giữ.
Đối với những thứ quan trọng, một số người sẽ giấu chúng ở một nơi bí mật, cũng có những người phải luôn giữ chúng bên mình mới cảm thấy yên tâm.
Cả hai cách che giấu đều có ý nghĩa, chủ yếu phụ thuộc vào tính cách của người sở hữu bí mật.
Sau khi biết sổ sách ở đâu, trong đầu Hoa Dương lập tức nảy ra một kế hoạch.

“Chàng vẫn nên đi nhanh lên một chút đi, mưa càng lúc càng lớn hơn rồi.” Hoa Dương lại vỗ vỗ bả vai Trần Kính Tông.
Trần Kính Tông quay đầu lại, khuôn mặt tuấn tú đã bị nước mưa làm ướt: “Không sợ bị nhìn ngó nữa sao?”
Hoa Dương đảo mắt, nói: “Ta đã để ý rồi, mọi người đều sợ đi không cẩn thận sẽ té ngã, nên sẽ không có ai nhìn ngó lung tung.”
Hoa Dương sợ hắn phát hiện ra lời nói của mình trước sau không đồng nhất, sốt ruột vỗ vỗ lên người hắn: “Mau đi, ta còn muốn chọn một cái lều tốt trong chỗ tị nạn.”
Trần Kính Tông còn có thể nói gì nữa?
Hắn bước nhanh, trong nháy mắt bỏ xa mấy người ở Đông viện.
Phía trước là Phù Thúy đường.
Bụng La Ngọc Yến to béo, Trần Hiếu Tông lo lắng cho nàng ta nên nhờ nha hoàn chăm sóc hai nhi tử, còn hắn ta thì tự mình đỡ lấy cánh tay của La Ngọc Yến.

Nhưng một Thám hoa dù học cao hiểu rộng, lại không linh hoạt lắm, trời mưa trơn trượt khiến bước chân Trần Hiếu Tông loạng choạng, ngược lại chính là hai tay của La Ngọc Yến đã nhanh chóng đỡ lấy phu quân của mình, giúp Trần Hiếu Tông tránh được một cú ngã.
Thấy Trần Hiếu Tông lại xấu hổ đứng thẳng người, trong mắt Hoa Dương thoáng qua một nụ cười.
“Tam ca, không sao chứ?”
Bình thường Trần Kính Tông không quan tâm đến huynh đệ, lúc này lại tử tế bước chậm lại mà hỏi han một câu quan tâm.
Phu thê Trần Hiếu Tông, La Ngọc Yến ngẩng đầu lên.
La Ngọc Yến nhìn thẳng vào Hoa Dương, nhìn thấy mái tóc đen của Hoa Dương bị che khuất dưới chiếc áo mưa dầu, không dính chút nước mưa, trong một ngày mưa bão tồi tệ như vậy, khuôn mặt trắng trẻo và dịu dàng của Công chúa vẫn bình an vô sự như những đóa hoa mẫu đơn trong nhà, nhưng còn nàng ta, một nữ nhân đang mang thai đáng lẽ phải được chăm sóc nhiều nhất, lại phải bước qua hết vũng bùn lầy lội này đến vũng bùn khác, tâm trạng bỗng trở nên phức tạp.
Trần Hiếu Tông nhìn tứ đệ nhà mình, thấy tứ đệ vì để tiện cho việc cõng công chúa mà ngay cả áo mưa cũng không mặc, y phục ướt sũng, giống như một con gà mái được nuôi ở nông thôn sắp chết đuối, ánh mắt lộ ra một tia cảm thông.
Lấy được công chúa là may mắn, nhưng nhìn lão Tứ xem, vì chăm sóc công chúa chu đáo, mà ban ngày bắt sâu bọ, ban đêm bắt chuột, ngày mưa phải làm trâu làm ngựa cho công chúa, cũng quá đáng thương rồi.
“Không có gì, các ngươi đi trước đi, cẩn thận đừng để công chúa ngã.”
Trần Hiếu Tông nhìn Hoa Dương với vẻ mặt cung kính.
Hoa Dương cũng coi như có qua có lại: “Tam ca cũng phải chăm sóc tam tẩu cẩn thận…”
Tuy nhiên, nàng còn chưa nói xong, Trần Kính Tông đã sải bước lớn về phía trước như một con ngựa hoang bất ngờ được tiếp thêm sức mạnh.
Hoa Dương: “…”
Còn bên Quan Hạc đường, trạng nguyên Trần Bá Tông dẫn con gái là Uyển Nghi đi đằng trước, Du Tú dẫn Đại Lang theo sát phía sau.
Thấy phu thê Hoa Dương đi tới, Trần Bá Tông đưa người thân tránh đi, nhường đường.
Uyển Nghi nháy nháy mắt với Hoa Dương.

“An toàn mới là quan trọng, đệ đừng đi quá nhanh.” Trần Bá Tông lo lắng dặn dò lão Tứ.
Trần Kính Tông không thèm nhìn hắn ta lấy một cái, tiếp tục sải bước về phía trước.
Uyển Nghi lay lay cánh tay phụ thân mình, đùa giỡn hỏi: “Phụ thân, nếu không có chúng con, phụ thân có cõng mẫu thân lên núi không?”
Du Tú đỏ mặt lặng lẽ nhìn phu quân của mình.
Trần Bá Tông nghiêm mặt dạy bảo con gái: “Phận là con cái không được trêu chọc phụ mẫu.”
Uyển Nghi ấm ức ngậm miệng lại.
Du Tú cũng cụp mắt xuống, cúi đầu bước đi.
Trên núi dựng hơn mười cái lều trú mưa, một mình Trần gia chiếm một cái, cũng là cái ở nơi địa thế cao nhất.
Cái lều chỉ rộng bằng hai gian phòng chính, ở giữa treo hai tấm rèm vải thô để ngăn cách hai nơi, mỗi góc dưới rèm cột một hòn đá để rèm không bị gió thổi bay phấp phới.
Phía ngoài bức màn dành cho nam nhân nghỉ ngơi, bên trong quay mặt về phía đỉnh núi dành cho nữ nhân.
Trong lán đã chuẩn bị sẵn ba chiếc ghế dài bằng gỗ, chủ nhân và nha hoàn chỉ việc thu dọn rương đồ rồi ngồi xuống nghỉ ngơi.
Hoa Dương cởi áo mưa xuống, mặc dù giày chỉ hơi ướt ở bên ngoài nhưng Triều Vân đã giúp nàng thay một đôi mới.
So ra, những người khác nhếch nhác hơn rất nhiều, đặc biệt là La Ngọc Yến, người không thể bị cảm lạnh, nhờ có các nha hoàn đứng xung quanh, nàng ta thay một chiếc quần mới, bóng người chồng chất lên nhau, đôi chân mịn màng trắng nõn thoắt ẩn thoắt hiện, cho dù đều là nữ nhân, La Ngọc Yến cảm thấy rất xấu hổ, mặt đỏ bừng bừng, Hoa Dương ngoảnh mặt đi, vô tình liếc thấy bóng dáng Tề thị.
Dù sao Tề thị cũng sinh ra ở trong trấn, cho nên bà ta cũng không để ý nhiều như vậy, chỉ đổi một đôi giày, thay một tấm vải bạt mới cho tấm đã bị nước mưa làm ướt.
Tề thị cũng biết rằng cái tay nải mình mang theo rất lộ liễu, vì vậy thay vì để người khác thầm nghi ngờ rằng bà ta đang che giấu bảo bối gì, Tề thị đã cố tình để lộ ra một góc của tay nải, để lộ một nửa chiếc váy đỏ, giải thích với Tôn thị: “Đại tẩu nhìn xem, đây là giá y mà tổ mẫu của ta đã may cho ta khi ta xuất giá.

Tổ mẫu may vá rất giỏi, mỗi khi các cô nương trong nhà xuất giá, tổ mẫu đều rất vui khi thêu giá y cho chúng ta.”
Vừa nói Tề vừa lau nước mắt, rõ ràng tổ mẫu đã qua đời lâu rồi.
Tôn thị sao có thể biết rằng chiếc giá y này chỉ là tấm lá chắn để Tề thị che giấu những thứ khác, vì vậy bà bước tới vỗ vai Tề thị: “Dù thế nào lão phu nhân cũng đã để lại cho ngươi một món quà kỷ niệm, đừng khóc nữa.”
Tề thị gật đầu, cẩn thận nhét giá y vào trong tay nải và buộc lại.
Tôn thi đi đến hỏi thăm con dâu La Ngọc Yến.
La Ngọc Yến đúng là đang khóc, hôm nay quả thật không dễ dàng với nàng ta, nàng ta vừa mang thai đã phải vội vã lên đường, cuối thai kỳ lại gặp phải một trận lũ, nàng ta đã vượt qua muôn vàn khó khăn mới có thể lên tới trên núi.
“Mẫu thân, mọi người ở đây nghỉ ngơi đi, chúng con xuống chân núi đón phụ thân.”

Qua một tấm màn, giọng nói nghiêm túc của Trần Bá Tông vang lên.
Tôn thị: “Đi đi đi đi, đừng chỉ chiếu cố phụ thân, các ngươi cũng phải cẩn thận, đừng để bị té ngã.”
Không lâu sau, bóng dáng của ba huynh đệ xuất hiện trên con đường nhỏ dẫn xuống núi.
Hoa Dương nhìn dãy núi xa xa.
Những làn mây len lỏi giữa những ngọn núi xanh ngút ngàn, tựa chốn bồng lai tiên cảnh, đây quả là một cảnh đẹp chưa từng thấy ở kinh thành.
Mưa to gột rửa làm cành lá rơi xuống đất, đủ loại âm thanh trộn lẫn vào nhau, nàng ở dưới túp lều đơn sơ lại rất bình tĩnh.

Đến chạng vạng tối, cha con Trần gia dẫn tốp người cuối cùng di chuyển đến trên núi.
Tấm màn che khuất bóng dáng của những người nam nhân, chỉ có thể nghe thấy giọng nói bị cố tình hạ thấp xuống, có lẽ là Trần Đình Giám, Trần Bá Tông và Trần Hiếu Tông đang nói chuyện, Trần Kính Tông thì không có động tĩnh gì nhiều.
Một lúc sau, người hầu của Trần gia đi tới, mang theo những tô cháo và bánh rau nóng hổi lấy từ lều nấu cháo phía dưới.
Bọn nha hoàn tập trung đến đó, mang đồ ăn đến cho nhóm nữ quyến.
Vì Tứ Nghi đường có ít hành lý hơn nên Triều Nguyệt đã tận tâm mang cả bát và đũa để công chúa dùng riêng, múc một bát cháo nóng hổi, ​​nhìn bát cháo sạch sẽ, là có thể khống chế không nghĩ tới quá trình nấu một nồi cháo to.
Khi trời tối, Hoa Dương ngồi trên ghế ngủ gật giống như mọi người, khi đã quá buồn ngủ thì dựa vào người Triều Vân chợp mắt một lúc.
Thực ra Hoa Dương muốn ở cùng Trần Kính Tông hơn, vì hắn rất khỏe, cho dù nàng có dựa vào hắn ngủ cả đêm thì cũng không cần lo lắng hắn có mệt hay không.
Đó là một đêm vô cùng mệt mỏi, đến khi trời sáng dần lên, Hoa Dương giống như những người khác, chậm rãi đi lại, cử động tay chân trong lán trú mưa nhỏ hẹp.
Mưa lớn không ngớt, nhìn về phía thôn trấn xa xa, nàng thấy những dòng nước đục ngầu cuồn cuộn tràn vào thôn trấn, sân nhà nhiều người ngập trong nước.

Nha hoàn mang đến hai thùng nước ấm để các chủ tử rửa mặt.
Mọi người đều nhìn chằm chằm vào hai cái thùng, Tôn thị tự nhiên ra lệnh cho Triều Vân và Triều Nguyệt: “Hầu hạ công chúa trước.”
Hai cô nương đáp lại, cũng không khách sáo, làm ướt khăn mặt trong tay, một người giúp Hoa Dương lau mặt, một người lau tay cho nàng.

Mặc dù vậy, trong lều vẫn tồn tại rất nhiều bất tiện.
Miễn cưỡng ăn xong bữa sáng, Hoa Dương tiếp tục thưởng thức cảnh mưa trên núi.
Trân Nhi đi ra ngoài một lúc rồi quay lại, nhẹ nhàng hỏi: “Công chúa, Phò mã muốn đi xem đỉnh núi, hỏi người có muốn đi cùng không?”
Hoa Dương sửng sốt một chút, sau đó mới nhớ ra.
Kiếp trước Trần Kính Tông cũng mời nàng, khi đó Hoa Dương hận chết cảnh ngộ này, không có tâm tình đi xem cái gì mà đỉnh núi vỡ vụn.
Bây giờ, Hoa Dương nhìn bà bà.
Tôn thị cười nói: “Đi hóng mát một chút cũng tốt.”
Triều Vân và Triều Nguyệt ngay lập tức hầu hạ Hoa Dương mặc áo mưa đã được lau khô, sau đó dùng giấy dầu bọc đôi giày của Hoa Dương lại.

Sau khi chuẩn bị xong, Trần Kính Tông cầm một chiếc ô lớn đi tới bên cạnh họ.
Hoa Dương đi trên giấy dầu rất bất tiện nên mấy nha hoàn đã cẩn thận dìu nàng tới chỗ Trần Kính Tông.
Khóe môi La Ngọc Yến khẽ nhếch, nàng ta muốn xem xem Hoa Dương làm sao có thể “đi bộ” lên đỉnh núi được.
Dòng suy nghĩ vừa dứt, thì nàng ta thấy Trần Kính Tông khom người, tay trái cầm ô, tay phải trực tiếp bế Hoa Dương lên, nhẹ nhàng không tốn một chút sức lực nào, giống như đang bế một hài tử!
Hoa Dương vô thức vòng tay qua cổ Trần Kinh Tông, tựa đầu vào vai hắn, đối mặt với phong cảnh núi non.
Trần Kính Tông nhìn mẫu thân, sau đó sải bước rời đi.
Ra khỏi lán trú mưa, bóng dáng hai người nhanh chóng biến mất giữa tầng tầng lớp lớp cây cối.
“Đi đâu?” Hoa Dương thấy hắn đi đứng rất cẩn thận, không nhịn được hỏi.
Trần Kính Tông: “Tìm một nơi để nàng giải tỏa.”
Hoa Dương: “…”
Mặc dù nàng biết rằng Trần Kính Tông không có nhã hứng gì, nhưng không ngờ hắn lại vì lý do đó mà cất công đi chuyến này.
Gần lều tị nạn của Trần gia còn dựng lên một vài cái lều to nhỏ để nam nhân và nữ nhân giải quyết vấn đề cá nhân.
Để không phải đến đó, Hoa Dương đã chịu đựng rất khổ cực, chỉ là thức ăn có thể ăn ít nhưng nước nhất định phải uống.
Trần Kính Tông chỉ biết cắm đầu cắm cổ bước đi, đến chỗ khó đi sẽ đặt Hoa Dương xuống đỡ nàng đi, cứ vừa đi vừa dừng như vậy, hai người đã cách lều tị nạn rất xa.
Cuối cùng, Trần Kính Tông dừng lại dưới một gốc cây cổ thụ to bằng hai người ôm, nói với Hoa Dương: “Chúng ta cứ dừng ở đây đi, ta đứng ở đằng đó, khi nào xong việc thì gọi ta”.
Hoa Dương: “…”
Trần Kính Tông nhìn nàng và nói thêm: “Nàng có cần giấy không?” Hắn bắt đầu lần mò thứ gì đó trong ngực mình.
Hứa Dương nhìn đi chỗ khác: “Không cần.”
Trần Kính Tông cầm ô rời đi, đứng cách đó chục bước quay lưng về phía nàng.
Hoa Dương đi vòng ra sau gốc cây, khi chắc chắn rằng Trần Kính Tông không nhìn thấy mình, bèn cúi đầu chỉnh lại áo mưa và váy.
May mà trời mưa to làm lá cây phát ra tiếng xào xạc.
“Xong rồi.”
Một giọng nói lạnh lùng truyền đến, Trần Kính Tông quay người lại, liền nhìn thấy công chúa đứng dưới gốc cây cổ thụ xanh như ngọc, thân hình bị áo mưa phồng lên che khuất, chỉ có khuôn mặt trắng nõn trong mưa lại xinh đẹp đến mức chấn động lòng người.
Những nữ nhân khác có thể ngượng ngùng xấu hổ, nhưng vị công chúa thân phận cao quý này chỉ hơi tức giận, thầm trách phò mã lại làm tổn hại sự uy nghi của mình.

Trần Kính tông mỉm cười và đi về phía nàng.
Hoa Dương sợ hắn chê cười nên nói trước: “Tối hôm qua lão thái thái lại báo mộng cho ta.”.


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.

 Bình luận