Ai nấy nháo nhác cả lên, mọi người ở phía Nam con phố đều tranh nhau trú vào các cửa hàng cửa hiệu ở ven đường. Con đường xuyên qua giữa chợ lập tức hiện ra nhưng ba mặt còn lại của ngã tư thì người dân vẫn tụ tập như rừng, không ai bỏ chạy cả.
Trước đây Trương Tiểu Biện thỉnh thoảng mới vào thành Linh Châu, chưa từng chứng kiến cảnh hành quyết tù nhân bao giờ. Hắn cứ tưởng sau khi nguwofi ta giã nát xương cốt châm lửa đốt là xong việc, nào ngờ thấy người ở phía Nam phố hốt hoảng giạt ra, ai nấy nem nép im hơi, ngướng mắt nhìn như đang chờ điều gì đó. Trương Tiểu Biện đoán biết, cuộc lăng trì hôm nay còn chưa kết thúc, đằng sau còn có một phen náo nhiệt nữa. Hắn không kìm được sự tò mò liền lại gần một gã công sai già hỏi han đầu đuôi.
Lão công sai nọ biết Trương Tiểu Biện là người được đích than Tuần phủ đại nhân đề bạt, sang định bụng kết giao, liền hạ giọng nói khẽ: “Trương bổ khoái không biết đấy thôi, mỗi khi thành Linh Châu chúng ta dựng pháp trường hành quyết, lúc cuối cùng thì không giống các vùng khác là thiêu hóa xác chết của phạm nhân, mà chỉ giã nát xương cốt, còn nội tạng và máu thịt thì xưa nay vẫn để cho bọn chó đói ở ngoài thành vào ăn. Ngài xem, khắp thành mây mù che khuất, nhất định là con chó Ngao thần ở Vạn Thi phần, Loạn Tăng lĩnh đang vào thành rồi, chỉ có kẻ nào không thiết sống mới dám gây ồn ào thôi”
Trương Tiểu Biện và Tôn ĐẠi Ma Tử nghe thấy thế thì ngẩn người ra, đồng thanh nói: “Thì ra là thế, chả trách đám đao phủ vắt tim gan phèo phổi lên trên mấy cái cột, hóa ra để đãi bọn chó ngoài thành!”
Lời tác giả: Xưa nay người chết đều được yên nghỉ dưới lòng đất, gỗ làm quan tài càng dày thì người chết càng được yên ổn, bằng không chuột bọ đục khoét, mưa nước thấm vòa thì sẽ khổ không để đâu cho hết. Đen dủi nhất là những người chết mới được chôn xong xuôi đã bị bọn chó ban đêm bạt nấm, húc vỡ quan tài rồi sâu xé ăn thịt.
Rất nhiều người nghèo không thể mua được quan tài, có được manh chiếu cói bó thây là tốt lắm rồi, những nhà kha khá một chút cũng chỉ có thể mua loại quan tài “chó húc” ba phân gỗ bách. Trong thời loạn, thiên tai địch họa liên mien, đại bộ phận dân chúng đều không có gì để ăn, bọn chó lang thang hang cùng ngõ hẻm lại càng nhiều. mỗi lần đánh trận xong, những con chó đói lại lao ra bãi chiến trường bới ăn thịt sĩ tốt ngà ngựa nghẽo tử thương, con nào con nấy béo núc và hung dữ dị thường. Chúng thường kết thành bầy, ẩn hiện trong những ngõ bãi hoang vu. Người dân nghèo chết vùi qua loa trong những cỗ quan tài mỏng đều bị bọn chó đói đào mộ ăn sạch, tình cảnh thê thảm không sao kể siết.
Vùng xung quanh Linh Châu nổ ra chiến sự liên mien, mỗi phen kịch liệt, xác người chết đầu một nơi mình một nẻo, ngổn ngang khắp lối. Thánh hiền thời xưa từng nói: “Thu niệm tử thi vô chủ, vùi vào đất, là hành vi của người có lòng nhân”. Nhưng nhân tình thế thái bây giờ đâu còn được như xưa, ai mà chịu đi nhặt xác chôn thây? Huống hồ, người chết quá nhiều càng không thể đem chôn kịp.
Chỉ khi nào quan phủ ra tay ban ít tiền khao thưởng, người dân quanh vùng mới chịu đi thu nhặt xác chết đem vứt vào Vạn Thi phần. Cách sổng Nam thành Linh Châu vài dặm có một vùng núi hoang vu mênh mông. Nghe nói thời Xuân Thu- Chiến Quốc, nơi đây là một sơn cốc đúc kiếm, nhưng thời ấy đã quá xa xôi, tên vùng đất cổ không sao tra ra được nữa, cũng chẳng thấy lưu lại cổ vật hay di tích gì. Trong núi có một khe sâu, trước thời chiến loạn, đây là nơi người ta quăng thi thể bọn tù phạm bị chết trong ngục, lâu dần liền được gọi là Vạn Thi phần.
Mấy năm gần đây, số lượng người chết nhiều tới mức không còn chỗ chôn, quan phủ bèn chỉ địn Vạn Thi phần thành nơi chuyên chôn các thi thể vô thauwf nhận. Bất luận là chết vì thiên tai ôn dịch hay chết dưới đầu thương mũi kiếm, hễ là xác vô thừa nhận thì bất kể lai lịch ra sao cũng quăng vào hang hốc ở Vạn Thi phần. Cho tới giờ, không ai đếm xuể số tử thi ở đó, chie biết rằng, cả một vùng hang sâu núi thẳm toàn cỏ dại um tùm, xương phơi lởm chởm, cầy acso ẩn hiện, cô hồn yir tê, xưa nay không ai dám lảng vảng lại gần.
Bầy chó hoang hung tợn quanh vùng coi Vạn thi phần là kho lương thực của chúng. Hàng trăm hàng nghìn con chó hoang kéo bè kết đảng, tranh cướp các tử thi trong hang dẫn đến các cuộc tương tàn nội bộ, đống loại cắn xé lẫn nhau, một sống một chết. Những con bị cắn chết lập tức bị đồng bọn ăn sạch, trơ ra một đống xương trắng. Chính vì vậy, bầy chó hoang trong núi lúc nào cũng chỉ trên dưới vài trăm con, chưa trở thành đại họa cho người dân sống xung quanh.
Cho tới một năm nọ, không biết từ đâu, một con chó lớn lần đến. Nó cao to như con lừa, tiếng sủa như bò rống, thần uy lẫm liệt, mang phong thái của kẻ cầm đầu. Con chó đó hung ác vô cùng, thường cầm đầu bầy chó hoàng trong Vạn Thi phần, xông bừa vào làng để quật mộ. từ những xác chết trong quan tài cho đến gia súc trong thôn làng, thậm chí cả người sống đi lạc một mình, chúng cũng đều tấn công ăn thịt, them vào đó số lượng của chúng mỗi lúc một tăng, dần dần trở thành mói tai họa cho địa phương. Truyện “Tặc Miêu ”
Người dân thiếu hiểu biết đều nói, con chó này hết sức thần dị, không phải vật tầm thường ở nhân gian, chắc hản là Hạo Thiên Khuyển của Nhị Lang chân quân ở đền Quán Khẩu giáng trần, thế nên đều gọi nó là Thần ngai, không ai dám xúc phạm. Cũng không rõ quan Án sát sứ tiền nhiệm trăn trở kiểu gì nghĩ ra một cách gọi là ” Lấy giặc cướp đổi dân lương thiện”. tựa như quan viên đã đạt tới một thỏa thuận với bầy chó hoang, để đánh đổi việc chúng sẽ không tàn sát những người dân thường vô tội, cứ hễ trong thành hành quyết tù phạm, sau khi xử trị xong thì không cho phép người nhà liệm xác mà vứt trên mặt đất cho bầy chó ở vạn Thi phần vào xâu xé, uống máu gặm xương tùy thích.
Từ đó trở đi, chỉ cần thành Linh Châu dựng pháp trường thì con Thần Ngao linh cảm thấy ngay. Từ tận chốn thâm sơn cùng cốc cách đó mấy dặm, nó đã đánh hơi thấy mùi máu tanh cảu cuộc hành hình, liền dẫn đầu bầy chó hoang, gào rú xông vào thành. Lại nghe đâu, bọn chó hoang ăn nhiều thịt người sẽ có cô hồn oán quye bám theo, đi tới đâu thì chỗ ấy dậy lên từng đợt gió âm.
Chính vì vậy, hầu hết nhwungx người hiểu rõ được lệ ấy vừa thấy giữ tầng không có quỷ khí ngút trời là biết cửa Nam đã mở để Thần Ngao tiến vào, họ liền vội vã nhường đường, nấp vào một bên quan sát. Quả nhiên, không bao lâu sau, trên con đường phái Nam một bầy chó đói khoảng mấy chục con lao đến, xúm xít xung quanh một con chó lớn, dữ tợn tột cùng.
Trương Tiểu Biện tuy mới lần đầu trông thấy con thần ngao những hắn đã khá thông hiểu bí quyết ” xem mèo đáon chó:, vừa nhìn thấy đã biết nó không bình thường. Sách Khuyên rkinh, phần “vạn vật thông tải” đã căn cứ vào hình dạng lớn nhỏ của loài chó mà phân thành ba loại lớn; to nhất gọi là “ngao”, cỡ bình thường gọi là “khuyển”, loại có thân hình bé mới gọi là “cẩu”. Mặc dù từ xưa đã có sự phân biệt rõ rang nhưng tới giờ người ta vẫn hay lẫn lộn giữa “khuyển” và “cẩu”.
Con chó dữ mà người dân vẫn gọi là Thần Ngao ấy to chẳng kém gì con lừa kéo cối say, trên mình có những đốm đỏ như vết máu, lúc nó chạy nhảy thì chẳng khác gì có một khối mây lửa bao bọc xung quanh, chỉ riêng điểm này thôi cũng có thể đoán được, nó không phải là chó ngao thực thụ mà chỉ là một con “khuyển” có thân hình to gần bằng con “ngao” mà thôi. Đây chính là chó của người Thát( Mông Cổ) từ thảo nguyên Mạc Bắc đến đây, gọi là “Thát tử khuyển”. Loại chó này có thể bắt sư tử, giết hổ dữ, truy sát chó sói, tính tình hết sức hung tợn, không rõ làm cách nào vùng Giang Nam lại có con vật thần dị này.
Trương Tiểu Biện không nghĩ tiếp nữa, hóng theo mọi người xem cảnh náo nhiệt. Chỉ thấy bầy chó sặc mùi xú uế ấy chẳng coi thiên hạ xung quanh vào đâu, cứ thế rùng rùng lao vào hình đài trong pháp trường. Cả bầy sói đói thấy máu tanh đầy bục lập tức dãi dớt chảy lòng thong quanh mõm, con nào con nấy thè cái lưới đỏ máu thở hồng hộc rồi đều nằm phục trước hình đài, vẫy đuôi, chẳng con nào dám qua mặt thủ lĩnh nhao lên gặm xương của hòa thượng Chuột. Truyện “Tặc Miêu ”
Con Ngao thần tuy thân thể to lớn nhưng hết sức nhanh nhẹn linh mẫn. Nó gầm lên một tiếng, lao vọt lên không như mọc thêm cánh, nhảy phóc lên bục cách đó mấy chục bước chân, rồi ngoạm một miếng thịt phơi trên cột gỗ, nhồm nhoàm nuốt vào bụng,cúi xuống liếm máu me. Tên tử tù béo mập bị tùng xẻo xong xuôi, trên bục gỗ be bét mỡ và máu tươi. Cái lưỡi con Thần ngao dễ phải dài cả thước, cứ thè một cái là liếm sạch một mảng lớn, soàn soạt trong miệng, tỏ vẻ rất sung sướng khiến cho bầy chó hoang ở dưới thòm thèm khong chịu nổi.
Đến lúc con Thần Ngao liếm đã đời, nó mới ngẩng đầu tru lên mấy tiếng như bò rống, rung chuyển cả trời đất. Ngay lập tức bầy chó đói dưới bục cũng cất tiếng tru theo như người ta tung hô khi tiếp nhận thánh chỉ. Chỉ chwof có thế, con thì bò trên đất liếm máu, con thì gầm ghè giằng nhau miếng thịt. Đàn chó đói ăn uống cao hứng, con nào con nấy nhe răng kêu gừ gừ, ánh amwts dữ tợn.
Bách tính và dám lính dõng đứng xem xung quanh đều cảm thấy kinh sợ nhưng không ai tỏ ra thương xót. Trong thời địa suy đồi này, lòng người không yên, càng có gió tanh mưa máu, họ càng thấy thú vị, thậm chí nhiều người còn lấy việc người khác gặp họa làm điều mừng. Chí có những người còn giữ được lương tri mới ngầm than thở: “Chẳng biết triều đình đã làm việc trái elx gì mà khiến người đời phải chịu tội tàn khốc đến thế? Xem ra thiên hạ đại loạn khó mà yên được, trước sau gì cũng có tai họa giáng xuống”
Không quá thời gian uống cạn một chén trà, máu thịt trên pháp trường, thậm chí cả xương cốt bị đao phủ giã nhỏ, cũng đều bị bầy chó hoang gặm liếm sạch sẽ, ngay cả cặn bã cũng không còn chút gì. Đàn chó vẫn quanh quẩn không rời, gườm gườm nhìn đám quân dân bốn phía.
Trương Tiểu Biện và Tôn Đại MA Tử đều đờ ra nhìn, chợt nghe lão công sai đứng cạnh kinh hãi bảo:”KHông xong rồi, bầy chó chưa ăn no, có lẽ phải… “lời nói chưa dút, chợt thấy con Thần Ngao trên pháp trường nhảy vọt lên, chồm đến vồ ngã Lưu Ngũ gia đang đứng lẫn trong đám người. Mọi người chưa kịp hiểu ra chuyện gì, con chó ác đã moi hết tim gan phèo phổi của lão. Bọn chó từ phía sau lao ra như tên bắn, trong tiếng tru gào điên cuồng, chúng vồ vào đám người đứng xem àm cắn xé.
Quân dân Linh Châu như ong vỡ tổ, ai nấy tìm đường chạy thục mạng, nhưng người này chen lấn người kia chẳng còn chỗ nào mà cướp đường. Chỉ thấy tứ phía máu thịt tơi bời, trong khoảng khắc đã có hơn trăm người phơi xác tại chỗ, số người bị thương do chen lấn, giẫm đạp thì không kể siết.
Mã đại nhân và Đề Đốc Đồ Hải ở trên lầu nhìn rõ mồn một. Ten Đồ Hỉa trông thấy thảm trạng máu thịt tơi bời như vậy, sợ run lên, vội ôm đầu chui xuống gầm bàn. Tuần ohur Mã đại nhân cũng là kẻ vững dạ, thâm tấm vón đã muốn phá bỏ lệ cũ từ lâu nhưng chưa tìm được dịp thuận tiện, nay thấy đã ương mầm thành đại họa, muốn hối hận cũng đã muộn, vội võ ấn quát lớn: “Phản rồi! Phản rồi! tả hữu đâu nghe lệnh ta! Hễ gặp chó hoang trong thành là giết hết”
Con Thần Ngao vừa cắn chết Lưu Ngũ gia trên pháp trường nuốt mấy miếng thịt tươi, thần trí càng thêm điên loạn dữ tợn. Dường như nó biết trên lầu góc phố có quan lại bản địa, liền tung mình đạp vào quân dân đang chen chúc, khom người cúi đầu lấy đà rồi vận hết sức tung mình lên không. Con ác khuyển quả là nhanh nhẹn tuyệt luân, chẳng khác nào hùm hổ mọc cánh, đến mấy trượng tường bao cũng có thể nhảy qua chứ sá gì hai tầng lầu. Từ trên không nó trợn cặp mắt đăm đăm nhìn Mã đại nhân rồi lao vào vồ.
Mã Thiên Tích thất kinh, vạn phần không tưởng tượng nổi con chó lại hành thích mệnh quan triều định, trong cơn kinh hãi không khỏi hoảng hồn thất sắc. May mà lão đẫ đề phòng từ trước, mấy chục tên thân binh tùy tùng giắt hỏa khí trên người liền lập tức giơ sung ra bắn. Cứ tưởng làn đạn như mưa ấy đến thần tiên cũng khó thoát, ai nấy đều chắc ngẩm sẽ bắn chết con Thần Ngao tại chỗ, nào ngờ con chó ấy nhanh nhẹn không gì bằng. Thấy hảo khí lợi hại, đang lơ lửng giữa không trung, nó liền dung sức hông bụng uốn mình một cái, đột nhiên vọt lên trên mấy trượng nữa, đạp vào ngói tầng hai làm ngói đổ xuống rào rào. Không dừng lại ở đó bao lâu, nó đạp mái vượt tường chạy thoát. KHói thuốc súng chưa kịp tan thì đã không thấy nó đâu nữa.
Thật đúng là: “Một khí cá trạch thoát câu; Mất tăm mất tích biết đầu mà tìm” muốn biết sự thể thế nào, xem hồi sau sẽ rõ.