Tâm Lý Học

Chương 5: C5: 5. Rối Loạn Nhân Cách Phản Xã Hội


Antisocial Personality Disorder – Rối Loạn Nhân Cách Phản Xã Hội

Đa số người Việt Nam đều cho rằng “thằng đó bị quỷ ám, bị ma nhập mới làm như vậy” nhưng thực sự là không phải, ranh giới giữa cái gọi là bình thường và khùng điên rất là mỏng manh. Đây là do nhiều người chưa được phổ cập về các chứng bệnh tâm lý, khiến họ luôn quy hết về cái bệnh “điên”.

Bệnh chứng Antisocial personality disorder hay còn gọi là socialpath, hoặc psychopath dịch ra theo Việt Nam mình là “Rối loạn nhân cách phản xã hội.” Nó thuộc dạng bệnh về nhân cách con người và là một trong những bệnh tâm lý mà các kẻ giết người hàng loạt (serial killers) thường hay mắc phải.

Dennis Lynn Rader

Dennis Lynn Rader là một kẻ giết người hàng loạt ở Mỹ được biết dưới biệt danh BTK Killer. “BTK” mang nghĩa Trói (bind), hành hạ (Torture) và giết (kill), nó cũng là chữ ký bỉ ổi của hắn ta. Sau mỗi lần thực hiện xong một vụ, hắn lại gửi một lá thư dài với đầy đủ các chi tiết hắn hành hạ nạn nhân ra sao, giết như thế nào đến cho cảnh sát và những tờ báo địa phương nơi xảy ra vụ sát hại. Và trong khoảng thời gian 30 năm, hắn đã sát hại tổng cộng mười người. Có thể thấy rất rõ ràng rằng Rader không hề có chút nhận thức về lương tri, coi thường và xâm hại đến quyền lợi của người khác. Và chính những điều này mà Rader được coi là mắc chứng bệnh Rối loại nhân cách phản xã hội (Antisocial Personality Disroder).

Henry Lee Lucas


Một trường hợp khác đó là Henry Lee Lucas. Hắn đã thừa nhận mình từng giết 360 người từ phụ nữ, trẻ em, người già, bằng các phương thức khác nhau như đâm , bắn, làm nghẹt thở… trong suốt 32 năm. Và 6 năm cuối cùng trong đế chế kinh khủng của mình, hắn bắt tay với Elwood Toole, kẻ đã tàn sát 50 người mà hắn cho là “không đáng để sống”. Và tất cả kết thúc khi Lucas thú nhận là đã giết và cắt khúc người vợ lẽ 15 tuổi của hắn đồng thời cũng là cháu của Toole. Tên máu lạnh này còn thú nhận rằng “Khi tôi vừa xong một vụ, tôi liền quên nó mất tiêu”. Toole cũng chẳng kém gì đồng bọn của mình, “Tôi nghĩ giết người giống hút một điếu thuộc vậy, tựa như một thói quen khác thôi.” Lucas và Toole đã được xác nhận là mắc chứng Rối loạn nhân cách phản xã hội.

Nhưng không phải những kẻ giết người máu lạnh nào cũng mắc chứng bệnh này. Một kẻ tội phạm, dù có ác độc đến đâu, thì cũng có những người thân thuộc, những người mà hắn yêu thương và trong bất cứ trường hợp nào, hắn cũng không thể xuống tay sát hại được. Và đó chính là điểm để phân biệt giữa một tên tội phạm máu lạnh và một kẻ tội phạm mắc chứng rối loạn nhân cách phản xã hội. Bởi kẻ mắc bệnh này không hề có một tí ti cảm xúc gì với những người mà hắn giết hại, dù đó là người thân nhất của hắn. Quan hệ máu mủ, gia đình, ruột rà không là gì với những kẻ này cả. Trong thế giới của hắn, chỉ có hắn là nhất.

Theo cuốn DSM-IV, bệnh rối loạn nhân cách phản xã hội thường bao gồm việc coi thường và xâm hại đến quyền lợi của người khác. Và dấu hiệu của bệnh này thường bắt đầu sớm ở thời thơ ấu, hoặc những giai đoạn đầu tuổi thiếu niên và tiếp tục cho đến khi trưởng thành. Bởi vì lừa dối và giả tạo là hai đặc điểm chính của bệnh này nên khi chuẩn đoán, sự liên kết giữa các nguồn thông tin về bệnh lý ở nơi điều trị và các nguồn thông tin lân cận từ các mối quan hệ xung quanh là đặc biệt Cần thiết.

Một bệnh nhân được coi là mắc chứng bệnh “rối loạn nhân cách phản xã hội” phải từ 18t trở lên, và phải có một vài dấu hiệu đáng lo ngại về đạo đức, hành xử, và kiềm chế bản thân trước độ tuổi 15. Ví dụ về những dấu hiệu đó bao gồm hành vi hung hăng gây gổ với mọi người, hành hạ thú vật, hăm dọa người khác, đánh nhau, hoặc dùng vũ khí có thể gây thương tích nghiêm trọng cho người khác như súng, dao, ná, chai bể… Có hành động gây thưởng tổn cho người và động vật (về mặt thể xác) . Có hành vi trộm cắp và khống chế nạn nhân. Có hành vi bắt buộc người khác quan hệ với mình. Phá hoại Tài sản của dân chúng như phóng hoả gây thiệt hại lớn. Dùng những lời nói dối ngon ngọt để mang lợi về mình. Những dấu hiệu này phải được lặp đi lặp lại và xâm hại đến quyền lợi của người khác, tiếp tục cho đến khi trưởng thành.


Bệnh nhân với chứng bệnh này thường không thích ứng được với những Tiêu chuẩn chừng mực của xã hội hoặc có những hành động không tuân theo luật pháp. Thường lặp đi lặp lại những hành vi có thể bị bắt tù hoặc khởi tố (dù cho họ có bị bắt hay không) như phá hoại của công, sỉ nhục, phiền nhiễu đến người khác, làm những nghề bất hợp pháp. Thường xuyên nói dối, kiếm đồng minh. Làm việc không hề có kế hoạch, đa số là tuỳ theo tình huống mà đưa ra quyết định, không quan tâm đến hậu quả bản thân hoặc người khác gặp phải, vì những đặc điểm này mà bệnh nhân thường hay đổi công việc một cách bất thình lình, hoặc các mối quan hệ không tồn tại lâu được. Bạo hành đối với vợ/bạn gái, hoặc ngay cả con cái. Không Cần quan tâm đến sự an toàn của bản thân hay của người khác, cực kỳ vô trách nhiệm, hay gặp khó khăn về vấn đề Tài chính.

Tất cả những điểm đó khiến cho bệnh nhân của chứng bệnh này cực kỳ khó chữa. Ngay cả những người làm việc trong phòng khám tâm lý đều phải thừa nhận rằng, họ rất là xui hoặc đen đủi lắm khi phải tiếp nhận bệnh nhân với bệnh chứng này. Người mắc chứng bệnh rối loạn phản xã hội thường có vẻ ngoài mà theo người khác nhận xét là “có duyên”, “Hiền lành”, “đáng tin tưởng”, nhưng họ không hề biết rằng, vẻ ngoài đó chỉ là ngụy tạo để lấy thiện cảm của kẻ đó. Hắn thường dùng những lý do rất chi là có lý như, cuộc sống không công bằng, Anh ta biết rằng nó sẽ tới mà…để đổ tội cho nạn nhân vì “hắn/ả ngu ngốc để cho bị lừa, số của nó đáng bị như vậy”. Không bao giờ chấp nhận mình sai, hay có cảm xúc thông cảm, đồng tình hoặc hối lỗi với nạn nhân. Và những người mắc bệnh này đa số là Nam giới hơn là nữ giới.

Nguyên nhân là do đâu? Có một câu nói rất hay là “DNA là câu trả lời cho tất cả” đúng vậy, di truyền và môi trường là hai nhân tố chính tạo nên chứng bệnh này. Gia đình không hoà thuận, trẻ hay bị bạo hành gia đình có nguy cơ dễ bị mắc chứng rối loạn nhân cách phản xã hội khi trưởng thành. Nhưng nghiên cứu về việc nhận con nuôi cho thấy, dù trẻ có di truyền về chứng bệnh này nhưng môi trường sống của ba mẹ nuôi có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của bệnh Rối loạn nhân cách phản xã hội theo chiều hướng xấu đi hoặc tốt hơn.

Có một điểm mà tôi cảm thấy kỳ lạ là đa số các Trang như Wikipedia , hay Y khoa nói rằng Nghiên cứu tiền sử gia đình cho thấy những người có rối loạn này thường có bố nghiện rượu và rối loạn nhân cách chống xã hội, mẹ có nhân cách kịch tính (histrionic) và rối loạn phân ly (histeria). Nhưng trong cuốn DSM-IV không hề nói đến yếu tố này. Theo những gì mà tôi đọc được thì gia đình có người mắc chứng bệnh này thì Nam giới đa phần mắc chứng Antisocial personality disorder và nữ giới thì có nguy cơ bị mắc chứng Somatization Disorder cao hơn (một bộ phận nào đó trên cơ thể không thể hoạt động Bình thường mà không có nguyên nhân rõ ràng). Hơn nữa, Nam giới và nữ giới đều có Khả năng mắc hai chứng này chứ không hề có chuyện phân biệt ra. Và chứng Rối loạn nhân cách phản xã hội này rất dễ bị nhầm lẫn với chứng nhân cách kịch tính là rối loạn phân ly mà không phải là do ba hoặc mẹ có hai chứng bệnh này mà di truyền xuống con thành chứng Antisocial. Một điểm đặc biệt là chứng antisocial personality disorder di truyền thế hệ đầu, tức là từ đời cha truyền xuống con mà không phải là từ tổ tiên. Nói một cách chi tiết hơn là nếu ông cố ông tổ mắc chứng bệnh này mà đời tiếp theo không ai bị di truyền thì Khả năng truyền xuống đời chắt đời chút rất thấp.

Giáo sư dạy tâm lý học cho tôi có kể về một trường hợp của một trẻ mà Trung tâm cô phụ trách chữa trị. Thằng bé mới 6t nhưng có thể thản nhiên nhân lúc cô phụ trách quay đi mà cầm cây bút đâm bạn bên cạnh, khiến tay cháu kia chảy máu đầm đìa rồi thản nhiên quay đi làm như không có chuyện gì mà tiếp tục Tô màu bức tranh của mình. Một lần khác, mẹ thằng bé đến Trung tâm để dự họp với một bên mắt bầm tím. Hỏi ra mới biết, đó là “món quà” thằng nhóc đó tặng cho bà. Với các biểu hiện như vậy, nếu không được uốn nắn cùng các liệu pháp tâm lý chữa trị, thì chắc chắn một điều là thằng bé đó sau này trưởng thành sẽ là mang chứng Rối loạn nhân cách phản xã hội.


Xét về mặt sinh học, những người mắc chứng bệnh này có hệ thần kinh giao cảm hoạt động rất ít, hoặc hầu như không hoạt động. Về hệ thần kinh giao cảm, nó là một phần chính trong hệ thần kinh tự trị, phụ trách về các phản xạ không điều kiện. Ví dụ như bạn ở nhà một mình giữa đêm, bỗng nhiên bạn nghe tiếng gì đó Lạch cạch nơi cửa, cơ thể bạn không thể tự chủ được mà cảm thấy sợ hãi, tay đổ mồ hôi, cả người trong tình trạng căng thẳng. Hệ thần kinh giao cảm chịu trách nhiệm cho những phản ứng vô điều kiện đó. Nhưng những bệnh nhân Antisocial lại hiếm, rất hiếm khi có những phản ứng sợ hãi này, nói cách khác là hầu như không có. Bởi vì thế nên họ mới bị coi là “mắc bệnh” và vô cảm, không hề có cảm xúc đồng tình hay thương hại như tôi đã nói trên.

Tuy nhiên khi nói về chứng antisocial ở những tên tội phạm giết người hàng loạt, DSM-IV liệt nó vào dạng Adult antisocial disorder, Cần được sự chú ý từ các Trung tâm nghiên cứu ( Other conditions that may be a focus clinical attention.) vì một phần là những tên giết người ấy không có những biểu hiện đáng lo ngại về đạo đức, hành vi lúc còn trẻ. Mà chỉ biểu hiện rõ ra và xâm phạm đến quyền lợi người khác lúc trưởng thành. Đó là điểm khác biệt giữa chứng Antisocial Disorder và Adult Antisocial Disorder, ngoài ra, trên mặt bằng chung, hai dạng này giống nhau.


Cre: hiroshimi.wordpress.com


Sử dụng phím mũi tên (hoặc A/D) để LÙI/SANG chương.

 Bình luận